Thực hiện: Joseph Đặng Chiến - Chiendang@gmail.com

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Thông Điệp “TÌNH YÊU TRONG CHÂN LÝ”

Thông Điệp 

“TÌNH YÊU TRONG CHÂN LÝ”

(Caritas in veritate)

của Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI

Phạm Hồng-Lam dịch từ bản tiếng Đức

- Các giám mục

- Các linh mục và phó tế

- Các nam nữ tu sĩ

- Các tín hữu Kitô

- Và tất cả những người thiện chí

Về sự phát triển con người toàn diện trong Tình yêu và Chân lí

Nội dung :

1. Dẫn nhập (số 1-9)

2. Chương một (10-20): Sứ điệp của thông điệp Populorum progressio

3. Chương hai (21-33): Sự phát triển con người trong thời đại ngày nay

4. Chương ba (34-42): Tình huynh đệ, Phát triển kinh tế và Xã hội dân sự

5. Chương bốn (43-52): Phát triển các dân tộc, Quyền và bổn phận, Môi trường

6. Chương năm (53-67): Sự cộng tác của gia đình nhân loại

7. Chương sáu (68-77): Phát triển các dân tộc và Kĩ thuật

8. Kết (78-79)

DẪN NHẬP

1. Caritas in veritate – Tình yêu trong chân lí là điều mà đức Giêsu Kitô đã minh chứng qua cuộc sống trần thế, đặc biệt qua cái chết và phục sinh của Người; đó là động lực chính của sự phát triển đích thực cho mỗi người và cho toàn thể nhân loại. Tình yêu - «caritas» - là nguồn lực lạ lùng thúc đẩy con người can đảm và đại độ dấn thân cho hoà bình và công lí. Nó xuất phát từ Thiên Chúa, Đấng vừa là Tình yêu muôn thủa và cũng là Chân lí tuyệt đối. Mỗi người gặp được hạnh phúc của mình, khi chấp nhận chương trình mà Thiên Chúa đã đề ra cho mình để phát triển thành người: Trong chương trình đó họ gặp được chân lí đời mình, và một khi chấp nhận chân lí này, họ trở thành người tự do (x. Gi 8,22). Như vậy, việc bảo vệ, khiêm tốn và xác tín loan báo cũng như làm chứng cho chân lí bằng cuộc sống mình là những phương cách thể hiện đầy thách đố và không thể thay thế được của tình yêu, bởi chưng tình yêu này «vui mừng trước những gì là sự Thật» (1 Cor 13,6). Mọi người ai cũng cảm thấy có một lực nội tâm thúc đẩy mình yêu thương một cách chân thật: Tình yêu và sự thật không bao giờ tách khỏi con người, bởi vì chúng là ơn gọi mà Thiên Chúa đã đặt để trong tâm trí mỗi người. Đức Giêsu Kitô thanh tẩy và giải thoát chúng ta khỏi những bất cập đáng thương của kiếp người trong hành trình kiếm tìm tình yêu và chân lí. Và Người mạc khải cho chúng ta thấy đầy đủ sáng kiến cùa tình yêu và chương trình của một cuộc sống đích thực mà Thiên Chúa đã chuẩn bị sẵn cho ta. Tình yêu trong chân lí đã trở thành gương mặt của Người; và trong đức Kitô, tình yêu đó đã trở thành ơn gọi yêu thương tha nhân trong số phận chân thật của họ. Thật vậy, chính đức Kitô cũng là Chân lí (x. Gi 14,6).

2. Tình yêu là tâm điểm của học thuyết xã hội của Giáo hội. Mọi trách nhiệm và bổn phận được trình bày trong học thuyết này đều xuất phát từ tình yêu, vốn như đức Giêsu đã nói, là luật tóm tắt toàn bộ lề luật của Thiên Chúa (x. Mt 22, 36-40). Nhờ tình yêu, liên hệ giữa con người với Thiên Chúa và liên hệ giữa người với tha nhân có được một nội dung chân thực. Tình yêu không những là nguyên tắc của các liên hệ ở cấp vi mô như trong tình bạn, gia đình và các nhóm nhỏ, mà cả ở cấp vĩ mô như trong các tương giao kinh tế, xã hội và chính trị. Dựa trên Tin Mừng, Giáo hội coi tình yêu là tất cả, bởi vì như thánh Gioan đã dạy (x. Ga 4, 8.16) và như tôi đã nhắc lại trong thông điệp «Thiên Chúa là tình yêu» trước đây: Tất cả đều xuất phát từ tình yêu Thiên Chúa, tình yêu làm cho mọi sự có được hình hài và tất cả mọi loài đều nỗ lực hướng về tình yêu. Tình yêu là tặng phẩm lớn nhất mà Thiên Chúa đã trao ban cho con người; nó là lời hứa của Người và là niềm hi vọng của chúng ta.

Tôi biết, tình yêu đã và đang bị con người làm cho biến dạng khiến thành ra vô nghĩa. Và hậu quả là nó rơi vào nguy cơ bị hiểu lầm, bị đẩy ra khỏi đạo đức cuộc sống, bị ngăn cản bằng mọi cách không cho xuất hiện đúng với mặt thật của nó. Trong lãnh vực xã hội, luật pháp, văn hoá, chính trị và kinh tế, nghĩa là trong những quan hệ dễ xẩy ra nguy cơ trên đây nhất, tình yêu dễ bị coi là không quan trọng cho việc suy diễn và định hướng trách nhiệm đạo đức. Vì thế, không những cần phải nối tình yêu và chân lí trong công thức của thánh Phaolô đưa ra «sự thật trong tình yêu» (Êph 4, 15) lại với nhau, mà còn phải đảo ngược nó lại và bổ túc cho nhau thành «tình yêu trong sự thật». Sự thật phải được tìm, gặp và diễn tả ra trong nền tảng «kinh tế» của tình yêu; và ngược lại, tình yêu cũng phải được hiểu, chuẩn nhận và thực thi dưới ánh sáng chân lí. Bằng cách đó chúng ta không những phục vụ cho một tình yêu được chiếu sáng bởi chân lí, mà còn làm cho sự thật trở nên đáng cậy, bằng cách làm sáng tỏ tính xác thực và sức thuyết phục của nó ra trong cuộc sống xã hội hiện thực. Đây là điều quan trọng cần làm cho môi trường xã hội và văn hoá hiện nay, môi trường trong đó sự thật bị tương đối hoá, hay bị coi thường và phủ nhận.

3. Qua mối liên kết chặt chẽ với sự thật, tình yêu có thể được nhận diện như sự diễn tả chân thực của nhân tính và như là yếu tố quan trọng nền tảng trong liên hệ giữa người với người – và cả trong lãnh vực công nữa. Tình yêu chỉ tỏa sáng trong chân lí, và chỉ trong chân lí nó mới có thể được sống cách đáng cậy. Chân lí là ánh sáng cung cấp cho tình yêu í nghĩa và giá trị. Đó là ánh sáng của lí trí cũng như của đức tin, nhờ ánh sáng này trí hiểu đạt tới chân lí tự nhiên và siêu nhiên của tình yêu: nó hiểu được tình yêu có nghĩa là tự hiến, chấp nhận và cộng đoàn. Không có sự thật, tình yêu sẽ rơi vào tình cảm uỷ mị. Nó sẽ là chiếc thùng rỗng mà người ta có thể đổ đầy bằng bất cứ thứ gì họ muốn. Đấy là cái nguy cơ bất lường của tình yêu trong một nền văn hoá thiếu sự thật. Nó sẽ là nạn nhân của những tình cảm tình cờ và những quan niệm cá nhân, sẽ là một từ ngữ bị hiểu lầm và làm cho biến nghĩa đến trở thành ngược lại. Sự thật giải thoát tình yêu khỏi vòng chật hẹp của cảm xúc; xúc cảm làm tiêu tan nội dung xã hội và hợp lí của tình yêu. Sự thật cũng giải thoát tình yêu khỏi vòng chật hẹp của một tinh thần duy tín (Fideismus) thiếu hơi thở con người và vũ trụ. Trong sự thật, tình yêu phản chiếu lên chiều kích vừa cá nhân vừa công khai của niềm tin vào Thiên Chúa kinh thánh, Người vừa là «Agape» vừa là «Logos»: Bác ái và sự Thật, Tình yêu và Lời.

4. Vì tình yêu tràn đầy sự thật, nên con người có thể nhận ra các giá trị nơi gia sản phong phú của nó, chấp nhận và chia sẻ nó cho nhau. Bởi lẽ sự thật là «lời» (logos) và lời tạo ra «đối thoại» (diá-logos) nên sự thật tạo ra sự trao đổi và cộng đoàn. Vì sự thật kéo con người ra khỏi những quan điểm và cảm nhận chủ quan, nên nó giúp họ khả năng vượt thắng những định kiến văn hoá và lịch sử, để họ có thể găp được nhau qua việc nhận biết giá trị và bản chất của các sự vật. Sự thật khai mở trí hiểu con người và nối kết trí thông minh của họ lại vào trong Logos của tình yêu: Đó là thông điệp và chứng tá kitô giáo của tình yêu. Nếu chúng ta sống tình yêu trong chân lí trong môi trường xã hội và văn hoá mang chiều hướng tương đối hoá chân lí như hiện nay, chúng ta sẽ nhận ra rằng, việc chấp nhận các giá trị kitô giáo là một yếu tố không những có lợi mà còn không thể thiếu cho việc xây dựng một xã hội tốt và cho việc phát triển đích thực và toàn diện của con người. Một Kitô giáo đầy tình thương nhưng thiếu sự thật có thể bị lẫn lộn với một kho chứa tình cảm, những tình cảm này có lợi cho cuộc chung sống xã hội thật đấy, nhưng đó chỉ là những yếu tố phụ thuộc. Trong trường hợp này sẽ chẳng còn chỗ nào cho Thiên Chúa trong thế giới nữa. Thiếu sự thật, tình yêu sẽ bị đẩy vào lãnh vực của những tương giao hạn chế và riêng tư. Nó sẽ bị loại ra khỏi mọi chương trình và tiến trình xây dựng một đường lối phát triển con người với quy mô lớn, nghĩa là bị loại ra khỏi cuộc đối thoại giữa hiểu biết và thực hành.

5. Caritas là tình yêu con người lãnh nhận từ Thiên Chúa trao ban. Nó là «hồng ân» (cháris). Cội nguồn phát xuất của nó là tình yêu của Chúa Cha trao cho Chúa Con trong Thánh Thần. Nó là tình yêu của Chúa Con tuôn xuống cho chúng ta. Đó là tình yêu sáng tạo, nhờ đó mà chúng ta có mặt; đó là tình yêu cứu rỗi, nhờ đó mà chúng ta được tái sinh. Đó là tình yêu do đức Kitô mạc khải và hoàn thành (x. Ga 13, 1), «được đổ xuống trên tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần» (Rom 5, 5). Là kẻ lãnh nhận tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta có nhiệm vụ cưu mang tình yêu tha nhân, và chính mình được mời gọi trở thành dụng cụ hồng ân hầu mở rộng tình yêu Thiên Chúa và dệt nên tấm lưới tình yêu tha nhân.

Học thuyết xã hội của Giáo hội đặt nền trên lực năng động của tình yêu trao ban và lãnh nhận này. Nó là «caritas in veritate in re sociali»: Quảng bá chân lí tình yêu thiên chúa trong xã hội. Học thuyết này phục vụ tình yêu, nhưng phục vụ tình yêu trong chân lí. Chân lí là mẹ đỡ và là biểu hiện của sức mạnh giải phóng của tình yêu trong một lịch sử luôn chuyển biến đổi thay. Nó đồng thời là chân lí của đức tin và của lí trí, trong việc phân biệt cũng như tác động chung giữa hai lãnh vực nhận thức này. Chân lí này cần thiết cho công cuộc phát triển, cho hạnh phúc xã hội và cho việc tìm ra lời giải đúng đắn cho những vấn nạn kinh tế xã hội khó khăn đang đè nặng nhân loại. Nhưng điều cấp thiết hơn, là làm sao cho chân lí này được ưa chuộng và có sức thuyết phục. Thiếu chân lí, thiếu niềm tin và tình yêu vào những gì là sự thật, thì lương tâm và trách nhiệm xã hội cũng mất luôn: Hành động xã hội sẽ trở thành một trò chơi của những sở thích riêng tư và trở thành lí của kẻ mạnh, với hậu quả là xã hội bị phân thân, nhất là với một xã hội đang trên đường toàn cầu hoá đầy khó khăn như hiện nay.

6. „Caritas in veritate“ là nguyên tắc nền tảng của học thuyết xã hội công giáo, một nguyên tắc hình thành những chuẩn mực định hướng cho hành động đạo đức. Tôi muốn đặc biệt nêu ra ở đây hai khía cạnh rất cần thiết cho việc phát triển một xã hội đang trên đường toàn cầu hoá. Đó là Công lí và Công ích (hay Phúc lợi chung). Trước hết là Công lí. Ubi societas, ibi ius: Mỗi xã hội có một nền luật pháp riêng. Tình yêu vượt lên trên công lí, bởi lẽ yêu là trao tặng, là cho người khác cái «của mình». Nhưng chẳng bao giờ có bác ái nếu không có lực công lí thôi thúc tôi cho người khác những gì «của họ», nghĩa là những gì họ phải có để tồn tại và hành động. Tôi không thể «tặng» người khác cái của tôi, nếu trước hết không trả lại cho họ những gì là của họ. Khi tôi lấy tình bác ái đối xử với một ai, lúc đó là tôi thể hiện công bằng đối với họ. Công lí chẳng lạ lẫm gì với tình yêu; nó cũng chẳng phải chỉ là con đường thay thế hay song song với tình yêu: Công lí luôn đi liền với tình yêu [1], nó là một yếu tố nằm trong tình yêu. Công lí là bước đường đầu của tình yêu, hay nói như giáo chủ Phaolô VI, nó là «mức tối thiểu» [2], là một thành phần trọng yếu của thứ tình yêu «trong hành động và sự thật», như thánh Gioan đã kêu gọi (1 Ga 3,18). Một mặt, tình yêu đòi hỏi công lí, nghĩa là phải công nhận và coi trọng các quyền chính đáng của cá nhân và của các dân tộc. Nó thúc đẩy việc xây dựng một «thành phố của người» dựa theo pháp quyền và công lí. Mặt khác, tình yêu vượt trên công lí và hoàn thiện công lí trong cái lôgic của trao tặng và thứ tha [3]. «Thành Phố Của Người» không những được hỗ trợ bằng các tương giao đặt nền trên quyền và nhiệm vụ, nhưng hơn nữa và trước hết bằng các mối dây được đan bện bằng nhân ái, tương thuộc và miễn phí. Qua những liên hệ giữa người với người, bác ái cũng luôn mở ra cho thấy tình yêu của Thiên Chúa; nhờ tình yêu này mà mỗi hành động dấn thân cho công lí trong thế giới có được giá trị thần học và cứu rỗi.

7. Ngoài ra cũng cần phải coi trọng đặc biệt tính công ích. Yêu ai có nghĩa là quan tâm tới phúc lợi của người đó và cố gắng tạo phúc lợi cho họ. Bên cạnh phúc lợi cá nhân còn có phúc lợi liên quan tới nhiều người trong xã hội, gọi là «công ích» hay «phúc lợi chung». Đó là thứ phúc lợi của «chúng ta», của cả tập hợp xã hội chung bao gồm các phúc lợi cá nhân, gia đình và nhóm nhỏ [4]. Đây không phải là thứ phúc lợi mạnh ai nấy tìm cho riêng mình, nhưng là của chung cho những ai thuộc vào một cộng đồng xã hội, và chỉ khi ở trong một cộng đồng ta mới đạt được phúc lợi này một cách hiệu quả. Công lí và tình yêu đòi hỏi phải làm sao có được công ích. Dấn thân cho công ích một mặt có nghĩa là bảo vệ toàn bộ các định chế điều hoà cuộc sống xã hội về mặt pháp lí, dân sự, chính trị và văn hoá, mặt khác sử dụng các cơ cấu này để nhờ đó Polis (thành phố, nhà nước) hình thành. Tình yêu tha nhân sẽ trở nên hữu hiệu hơn, khi ta dấn thân cho một ích lợi chung, và ích lợi này đồng thời cũng phù hợp với các nhu cầu thiết thực của ta. Mỗi kitô hữu được mời gọi thực thi tình yêu này theo ơn gọi của họ và trong mức độ phù hợp với các khả năng tạo ảnh hưởng của họ trong Polis. Đó là con đường định chế - cũng gọi được là con đường chính trị - của bác ái; bác ái này cũng thích hợp và hữu hiệu không kém tình yêu ta trao cho người khác cách trực tiếp, bên ngoài vòng định chế của Polis. Dấn thân cho công ích vì động lực tình yêu mang giá trị cao hơn việc dấn thân do động lực trần tục hay chính trị. Cũng giống như mọi dấn thân khác cho công lí, dấn thân vì tình yêu là một chứng tá về tình yêu thiên chúa, chứng ta này tác động trong hiện tại nhưng đồng thời chuẩn bị cho ta phần phúc đời đời. Khi hành động của con người trần thế được khơi nguồn và hỗ trợ bởi tình yêu, hành động đó góp phần dựng xây nên Thành Phố Thiên Chúa trên địa cầu, đây là một mô hình chung sống tương lai mà lịch sử nhân loại vẫn đang hướng tới. Trong một xã hội đang trên đường toàn cầu hoá, công ích và việc dấn thân cho công ích chắc chắn phải hướng tới những chiều kích về một gia đình chung của nhân loại, nghĩa là về một cộng đồng các dân tộc và quốc gia chung [5], ngõ hầu nhờ đó mà Thành Phố Con Người có được hoà bình và hợp nhất, và đó sẽ là mô hình tiền dự cho Thành Phố Thiên Chúa vượt mọi biên cương sẽ tới.

8. Với thông điệp Populorum progressio ra đời năm 1967, vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Phaolô VI đã dùng hào quang chân lí và ánh sáng tình yêu của đức Kitô đề rọi chiếu lên một đề tài lớn, đó là đề tài phát triển các dân tộc. Ngài nhấn mạnh, việc loan báo đức Kitô là yếu tố phát triển đầu tiên và quan yếu nhất [6]; và ngài đòi hỏi chúng ta bước vào con đường phát triển với tất cả con tim và trí óc [7], nghĩa là với lửa tình yêu và trí huệ chân lí. Chính chân lí cội nguồn của tình yêu thiên chúa, vốn là một hồng ân do Thiên Chúa trao ban, đã mở toang cánh cửa cuộc đời ta khiến ta sẵn sàng trao nó đi tiếp; cũng nhờ chân lí cội nguồn này ta mới có hi vọng trở nên một «con người và một nhân loại toàn hảo» [8], mới có hi vọng vượt qua được những khó khăn chắc chắn gặp phải trên đường đời, để từ «những điều kiện sống ít nhân bản» đạt tới được «những điều kiện sống nhân bản hơn» [9].

Nhân dịp bốn mươi năm thông điệp Populorum progressio ra đời, tôi hân hạnh được lấy lại tư tưởng và đường hướng suy tư về phát triển con người toàn diện của vị tiền nhiệm lớn của tôi. Tôi sẽ cập nhật chúng để áp dụng cho hoàn cảnh hiện nay. Tiến trình cập nhật này đã khởi đi từ thông điệp Sollicitudo rei socialis, do giáo chủ Gioan Phaolô II đưa ra nhân dịp kỉ niệm hai mươi năm ra đời của Populorum progressio. Trước đó, chỉ Rerum novarum có được một kỉ niệm như thế mà thôi. Giờ đây, sau thêm hai mươi năm nữa trôi qua, tôi muốn nói lên xác tín của mình rằng, Populorum progressio là một thứ «Rerum novarum của thời đại chúng ta hiện nay», nó giúp chúng ta hiểu được những bước đi tiến về hợp nhất của nhân loại.

9. Tình yêu trong sự thật – caritas in veritate – là một thử thách lớn cho Giáo hội trong một thế giới đang trên đường toàn cầu hoá cách tiệm tiến và đều khắp. Con người và các dân tộc trong thế giới ngày nay sống tương thuộc vào nhau. Nhưng sự tương thuộc này thiếu mất tương giao đạo đức phù hợp của lương tâm và lí trí. Thiếu tương giao này, con người không thể có được một phát triển đúng đắn. Chỉ có một tình yêu được soi sáng bởi lí trí và đức tin mới giúp ta thành người hơn và đạt được những cùng đích phát triển mang giá trị nhân bản hơn. Nếu chỉ dựa vào tiến bộ kĩ thuật và những tính toán trong các quan hệ nhất định, chúng ta sẽ không có được sự phân chia của cải và tài nguyên, vốn là nền tảng cho một phát triển đích thực. Song chỉ với tiềm năng tình yêu, con người mới có thể lấy thiện để thắng ác (xem Rom 12,21), mới có thể chia sẻ của cải và tài nguyên cho nhau, mới có thể tự do đi tới với nhau theo tiếng lương tâm.

Giáo hội không đưa ra những giải pháp kĩ thuật [10] và hoàn toàn không muốn «xen vào chuyện nội bộ của nhà nước» [11]. Nhưng trong mọi thời và mọi hoàn cảnh, Giáo hội phải hoàn thành sứ mạnh chân lí, để giúp xã hội trở nên xứng hợp với con người, với nhân phẩm và ơn gọi của họ. Thiếu chân lí, cuộc sống con người sẽ rơi vào thực dụng và bi quan. Với quan điểm sống đó, họ không thể vươn lên được khỏi tầng thực hành, bởi lẽ chẳng ai còn màng gì tới những giá trị - và đôi khi ngay cả tới í nghĩa - được coi là chuẩn mực định giá và định hướng cho cuộc sống. Muốn trung thành với con người, phải trung thành với sự thật. Chỉ có sự thật mới bảo đảm cho tự do (xem Ga 8,32) và mới mở ra một phát triển toàn diện cho con người. Vì thế Giáo hội luôn đi tìm sự thật, không mệt mỏi loan truyền sự thật và sẵn sàng công nhận sự thật bất kể nó tới từ đâu. Sứ mạng chu toàn sự thật của Giáo hội là nhiệm vụ không thể thiếu được. Một trong những khía cạnh đặc biệt của sứ mạng loan truyền này là giáo huấn xã hội của Giáo hội: Nhiệm vụ của giáo huấn là phục vụ sự thật, sự thật giải thoát. Giáo hội luôn mở cửa đón nhận sự thật. Dù sự thật tới bất kể từ lãnh vực kiến thức nào, giáo huấn xã hội cũng đón nhận nó, ghép từng mảnh chân lí có được lại thành một thể thống nhất và giới thiệu nó cho con người và các dân tộc đang sống giữa một hoàn cảnh luôn đổi thay [12].

CHƯƠNG MỘT

SỨ ĐIỆP CỦA THÔNG ĐIỆP PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC (POPULORUM PROGRESSIO)

10. Việc đọc lại thông điệp Populorum progressio sau bốn mươi năm xuất hiện mời gọi chúng ta tiếp tục trung thành với sứ điệp tình yêu và chân lí của Thông điệp và hãy đặt nó trong nội dung giáo huấn của giáo chủ Phaolô VI cũng như đọc nó theo truyền thống giáo huấn xã hội của Giáo hội. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải cân nhắc tới những điều kiện phát triển xã hội hiện nay đã khác với ngày trước. Như vậy, nền tảng đúng đắn để hiểu Thông điệp là đức tin truyền thừa của các Tông đồ[i][13]; đó là gia sản vừa cũ vừa mới, không có nó Populorum progressio sẽ là một bản văn thiếu gốc rễ và những vấn nạn về phát triển được đề cập trong đó sẽ bị giản lược vào những dữ kiện thuần xã hội mà thôi.

11. Populorum progressio được phổ biến ngay sau khi kết thúc công đồng Vaticano II. Ngay trong những đoạn đầu của thông điệp cho thấy có sự liên hệ chặt chẽ với Công đồng [14]. Trong thông điệp Sollicitudo rei socialis viết nhân dịp kỉ niệm hai mươi năm Populorum progressio ra đời, giáo chủ Gioan Phaolô II đã ca ngợi mối liên hệ phong phú đó, đặc biệt là mối liên hệ với Hiến chế mục vụ Gaudium et spes (Niềm vui và Hi vọng) [15]. Ở đây, tôi cũng muốn nhắc lại tầm quan trọng của công đồng Vaticano II trên Thông điệp của giáo chủ Phaolô VI và trên toàn bộ giáo huấn của các giáo chủ kế tiếp liên quan tới vấn đề xã hội. Công đồng đào sâu điểm này: Vì Giáo hội có nhiệm vụ phục vụ Thiên Chúa, nên Giáo hội cũng phục vụ thế giới về mặt tình yêu và chân lí, đó cũng là một khắng định xưa nay thuộc chân lí đức tin của chúng ta. Xuất phát từ chính cái nhìn đó, giáo chủ Phaolô VI đã công bố cho chúng ta hai chân lí lớn. Chân lí thứ nhất: Khi rao truyền, cử hành bí tích thánh thể và hoạt động bác ái, toàn thể hiện hữu và hành động của Giáo hội đều nhắm tới việc cổ xuý cho một phát triển con người toàn diện. Giáo hội đóng một vai trò công cộng. Vai trò này không hạn hẹp trong việc cứu tế hay giáo dục mà thôi, nhưng sức mạnh đặc thù của nó toả ra trong việc thăng hoa con người và cổ xuý tình huynh đệ hoàn vũ, khi nó được phục vụ cho một thể chế tự do. Trong không ít trường hợp sự tự do này bị cản trở bởi những cấm đoán hay đàn áp bắt bớ, hoặc bị hạn chế, khi người ta chỉ cho phép Giáo hội thi hành công tác bác ái mà thôi. Chân lí thứ hai: sự phát triển đích thực của con người có liên hệ tới toàn diện nhân vị trong mọi chiều kích của nó [16]. Thiếu viễn ảnh về một cuộc sống đời đời, sự tiến bộ của con người trong thế giới sẽ thiếu hơi thở. Nếu tiến bộ này chỉ đóng khung trong lịch sử, nó sẽ có nguy cơ thúc đẩy con người chỉ nghĩ tới việc gia tăng của cải cho riêng mình. Như vậy, nhân loại sẽ mất đi can đảm sẵn sàng đón nhận những giá trị cao hơn, sẵn sàng đón nhận những sáng kiến vị tha lớn do tình bác ái phổ quát đòi hỏi. Con người không tự phát triển bằng chính nội lực mình, và phát triển cũng không đơn thuần do từ ngoài đến với họ. Suốt dọc dài lịch sử người ta thường cho rằng, chỉ cần có những định chế là quyền phát triển của nhân loại được bảo đảm. Tiếc rằng con người đã đặt quá nhiều niềm tin vào những định chế, làm như thể những định chế đó sẽ đương nhiên mang lại thoả mãn cho mình. Thực tế cho thấy, định chế không đủ, bởi lẽ cuộc phát triển toàn diện con người trước hết là một ơn gọi và vì thế nó đòi hỏi mọi người phải nhận lấy trách nhiệm trong tự do và liên đới. Ngoài ra, một phát triển như thế đòi hỏi phải có cái nhìn siêu việt về nhân vị, nó cần Thiên Chúa: Thiếu Thiên Chúa, phát triển hoặc sẽ bị cản trở hoặc sẽ bị hoàn toàn thả mặc vào trong tay con người. Cơ nguy ở đây là con người có thể rơi vào tự tin quá đỗi và như vậy cuối cùng sẽ tạo biến dạng khuôn mặt phát triển. Hơn nữa, chỉ qua gặp gỡ Thiên Chúa, ta mới không „nhìn kẻ khác thuần tuý mãi mãi là một kẻ khác“ [17], nhưng nhận ra khuôn mặt thiên chúa nơi họ, và nhờ đó mới thật sự khám phá ra kẻ khác và mới hun đúc cho mình có được một tình yêu chuyên „quan tâm tới và cho kẻ khác“ [18].

12. Mối liên kết giữa Populorum progressio với công đồng Vaticano II không có nghĩa là một gián đoạn giữa giáo huấn xã hội của giáo chủ Phaolô VI với giáo huấn của các vị tiền nhiệm của ngài, bởi lẽ Công đồng là một nỗ lực đào sâu giáo huấn này trong sự liên tục của cuộc sống Giáo hội [19]. Hiểu như thế thì một số phân biệt trừu tượng cấp thấp được diễn tả bằng những phạm trù mới lạ trong giáo huấn xã hội thời nay chỉ là những đóng góp thêm, chứ không phải để làm sáng tỏ cho các giáo huấn trước đây. Không có hai loại giáo huấn xã hội, tiền Công đồng và hậu Công đồng, khác biệt nhau, mà tất cả đều là một cây chung nhưng lại luôn sản sinh ra những hoa trái mới [20]. Ta có thể nhấn mạnh tới những đặc trưng của một thông điệp hay nét cá biệt giáo huấn của một giáo chủ nào đó, nhưng không bao giờ được phép bỏ qua mối liên kết trong toàn bộ giáo huấn của Giáo hội [21]. Liên kết ở đây không có nghĩa là đóng chặt trong một hệ thống, nhưng đúng hơn luôn trung thành với nguồn sáng nhận lãnh. Giáo huấn xã hội của Giáo hội luôn soi tỏ cho những vấn nạn mới mẻ, nhưng với một nguồn sáng bất biến [22]. Nguồn sáng vừa bảo đảm cho tính luôn mãi thời sự lẫn tính lịch sử của „gia sản“ tín lí này [23]; gia sản này, với những điểm đặc trưng của nó, là thành phần của một truyền thống luôn sống động của Giáo hội [24]. Giáo huấn xã hội của Giáo hội được xây dựng trên nền những gì các tông đồ truyền lại cho các giáo phụ và rồi được tiếp tục thâu nhận và đào sâu bởi các bậc thầy trong Giáo hội. Kết cuộc lại, giáo huấn này được khơi nguồn từ Con Người Mới, từ „Ađam Cuối Cùng“ đã trở thành „thần khí ban sự sống“ (1 Cor 15,45) và là nguồn xuất phát của thứ tình yêu „không bao giờ tắt“ (1 Cor 13,8). Giáo huấn được bảo chứng bởi các thánh và bởi tất cả những ai đã hi sinh mạng sống cho Chúa cứu thế Kitô trên lĩnh vực công lí và hoà bình. Giáo huấn xã hội phản ảnh nhiệm vụ tiên tri của các giáo chủ, các ngài hướng dẫn Giáo hội Chúa Kitô tiếp tục theo đường lối của các tông đồ và nhận ra đâu là những đòi hỏi mới của việc rao truyền trong mỗi thời đại. Từ những lí do đó, thông điệp Populorum progressio được viết ra trong dòng chảy truyền thừa chung đó vẫn còn hữu ích cho chúng ta ngày nay.

13. Ngoài mối liên hệ quan trọng với toàn bộ học thuyết xã hội của Giáo hội, thông điệp Populorum progressio còn liên hệ chặt chẽ với với toàn bộ giáo huấn của giáo chủ Phaolô VI, đặc biệt với lời dạy của ngài về các vấn đề xã hội. Những chỉ giáo của Thông điệp về đề tài xã hội rất quan trọng: Thông điệp nhấn mạnh đến vai trò tất yếu của Tin Mừng trong công cuộc xây dựng một xã hội dựa trên nền tảng tự do và công bình, và trong viễn tượng một nền văn minh được soi dẫn bởi tình yêu. Giáo chủ Phaolô VI thấy rằng, vấn đề xã hội đã trở thành một vấn đề của toàn cầu [25]. Và ngài cũng nhận ra có sự tương ứng nội tại giữa nỗi thao thúc hướng về một tập hợp chung của nhân loại và lí tưởng kitô giáo về một đại gia đình các dân tộc duy nhất gắn bó với nhau trong tình huynh đệ chung. Ngài gọi cùng đích phát triển đó của con người và của Giáo hội là trái tim của học thuyết xã hội công giáo, và đã trình bày tình yêu kitô giáo như là động lực chính vận hành sự phát triển đó. Với mong ước làm cho con người hôm nay thấy được tình yêu của đức Kitô, ngài thẳng thắn đề cập tới những vấn nạn đạo đức quan trọng, và đã không lùi bước trước những bất cập của nền văn hoá đương thời.

14. Với thông điệp Octogesima adveniens năm 1971, giáo chủ Phaolô VI đã bàn về í nghĩa của chính trị và về nguy cơ tác hại phẩm tính con người và đạo đức trong cuộc sống chính trị do những í hệ và viễn tượng không tưởng tạo ra. Ngài đã đề cập tới những lí chứng liên quan mật thiết với việc phát triển. Nhưng tiếc thay, các í thức hệ tiêu cực vẫn không ngừng triển nở. Giáo chủ Phaolô VI đã đặc biệt cảnh giác không nên đặt hết niềm tin vào í hệ kĩ thuật đang lan tràn [26]. Theo ngài, nếu đặt toàn bộ tiến trình phát triển vào trong tay kĩ thuật mà thôi, thì sẽ rất nguy hiểm, bởi lẽ phát triển đó sẽ thiếu phương hướng. Kĩ thuật, tự nó, hàm chứa nhiều mặt lẫn lộn. Một mặt, con người hôm nay có khuynh hướng trao phó tiến trình phát triển hoàn toàn cho kĩ thuật. Nhưng mặt khác, họ đồng thời lại thấy xuất hiện những í thức hệ phủ nhận đại trà sự hữu ích của phát triển, bởi vì các í hệ này xem sự phát triển đó hoàn toàn phản lại con người và cho rằng, nó dẫn đến tình trạng suy đồi chung. Như vậy, rốt cuộc người ta sẽ kết án không những cái đường hướng đôi khi sai và bất công mà người ta gán cho tiến bộ, mà còn kết án ngay cả chính những khám phá khoa học; những khám phá này, trái lại nếu biết sử dụng đúng, sẽ là một cơ hội phát triển cho tất cả mọi người. Còn nếu coi thế giới này chẳng tiến triển gì cả, thì đây lại là dấu chỉ thiếu tin tưởng vào con người và vào Thiên Chúa. Như vậy, ta sẽ rơi vào lầm lẫn lớn, khi coi thường khả năng giữ cân bằng phát triển của con người, hoặc cả khi cố tình không hiểu rằng, bản chất con người là luôn tìm cách vươn tới „cái nhiều hơn“. Tuyệt đối hoá sự tiến bộ kĩ thuật và tôn nó lên thành một í hệ, hay mơ tưởng trở về lại thủa ban đầu của loài người, đó là hai phương thức trái nghịch tìm cách tách rời tiến bộ ra khỏi việc đánh giá đạo đức và như vậy là ra khỏi trách nhiệm của chúng ta.

15. Hai tài liệu khác của giáo chủ Phaolô VI, tuy không trực tiếp liên quan tới học thuyết xã hội, cũng rất quan trọng cho việc mô tả đường hướng phát triển con người toàn diện do Giáo hội đề nghị. Đó là thông điệp Humanae vitae ngày 25.07.1968 và Evangelii nuntiandi ngày 08.12.1975. Vì thế, cũng nên đối chiếu với chúng khi đọc Populorum progressio.

Thông điệp Humanae vitae nhấn mạnh tới í nghĩa kép của tính dục, đó là í nghĩa kết hợp và truyền sinh, và vì thế nó đặt xã hội trên nền tảng một cặp vợ chồng nam nữ chấp nhận nhau trong khác biệt và bổ túc lẫn nhau, nghĩa là một đôi vợ chồng sẵn sàng chấp nhận và lưu truyền tiếp sự sống [27]. Đây không chỉ là một nền đạo đức cá nhân: Humanae vitae chỉ ra những nút thắt chặt chẽ nối liền luân lí sự sống với đạo đức xã hội, và vì thế nó mở ra một đề tài giáo huấn được hình thành từng bước qua nhiều tài liệu khác nhau, mà tài liệu cuối cùng là thông điệp Evangelium vitae của giáo chủ Gioan Phaolô II [28]. Giáo hội cương quyết nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa luân lí sự sống và đạo đức xã hội, bởi vì Giáo hội hiểu rằng, không thể có một xã hội „với những nền tảng vững chắc - công nhận các giá trị như nhân phẩm, công lí và hoà bình -, mà lại tự mâu thuẫn mình khi chấp nhận hay dung túng đủ mọi hình thức coi thường và gây thương tổn tới sự sống, nhất là sự sống của những người yếu đuối và bị đẩy ra lề xã hội“. [29]

Riêng tài liệu Evangelii nuntiandi thì lại có liên hệ rất mật thiết với phát triển, vì như giáo chủ Phaolô VI viết, „cuộc phúc âm hoá sẽ không toàn hảo, nếu nó không quan tâm tới hoàn cảnh trong đó có sự yêu sách lẫn nhau suốt trong giòng thời gian giữa Tin Mừng và cuộc sống cụ thể, cá nhân và cộng đoàn của mỗi con người“. [30] „Thật ra, giữa loan truyền phúc âm và hỗ trợ con người – phát triển và giải phóng – có những nối kết chặt chẽ“. [31] Bắt nguồn từ nhận thức đó, giáo phủ Phaolô VI đã làm nổi bật lên mối liên hệ giữa việc rao giảng đức Kitô với việc nâng cấp con người trong xã hội. Làm chứng cho tình yêu Chúa Kitô qua các công trình kiến tạo công lí, hoà bình và phát triển cũng thuộc vào việc rao giảng Tin Mừng, bởi vì đối với đức Kitô là Đấng yêu thương chúng ta, con người toàn thể mới quan trọng. Từ nền các giáo huấn quan trọng này đã hình thành nên khía cạnh truyền giáo [32] của học thuyết xã hội của Giáo hội và nó được xem như là thành phần cơ bản của vịêc rao truyền phúc âm [33]. Học thuyết xã hội của Giáo hội là rao truyền lời Chúa và làm chứng đức tin. Nó là dụng cụ và là chỗ không thể thiếu được để giáo dục đức tin.

16. Với Populorum progressio, giáo chủ Phaolô VI đặc biệt muốn nói với chúng ta rằng, tiến bộ, theo bản chất và cội nguồn của nó, là một ơn gọi: „Theo chương trình của Thiên Chúa, mỗi người được mời gọi phát triển mình; bởi lẽ toàn bộ cuộc sống là ơn gọi“. [34] Chính sự kiện này biện minh cho sự can thiệp của Giáo hội vào vấn đề phức tạp của phát triển. Nếu như vấn đề chỉ liên quan tới các khía cạnh thuần kĩ thuật của cuộc sống con người mà thôi, và nếu như con người chẳng quan tâm gì tới í nghĩa nhịp tiến của họ song hành với đồng loại mình trong giòng lịch sử, cũng như chẳng để í gì tới cùng đích cuộc hành trình của mình, thì Giáo hội chẳng có quyền nói gì về chuyện này. Cũng như giáo chủ Lêô XIII trước đây với tông thư Rerum novarum[35], giáo chủ Phaolô VI đã í thức nhiệm vụ của ngài qua việc đem ánh sáng phúc âm soi toả trên những vấn đề xã hội đương thời [36].

Phát triển là một ơn gọi. Điều này có nghĩa một mặt ta công nhận rằng, phát triển xuất phát từ một tiếng gọi siêu việt, và mặt khác hiểu rằng, phát triển không thể tự đặt ra cùng đích cho nó. Không phải không có lí do mà chữ „ơn gọi“ cũng xuất hiện ở một nơi khác trong Tông thư: „Như vậy, chỉ có loại nhân bản nào mở ra cho Tuyệt Đối thì đó mới là loại đúng đắn; nó mở ra cho Tuyệt Đối trong tâm tình biết ơn vì một ơn gọi, nhờ ơn gọi này mà cuộc sống con người có được một í nghĩa đích thực“ [37]. Quan điểm về phát triển này là trái tim của Populorum progressio và là động lực cho mọi suy tư của giáo chủ Phaolô VI về tự do, chân lí và tình yêu trong phát triển. Đó cũng là lí do chính cho thấy tại sao Thông điệp của ngài tới nay vẫn còn mang tính thời sự.

17. Ơn gọi là tiếng kêu mời đòi hỏi một đáp trả tự do và trách nhiệm. Việc phát triển toàn diện con người chỉ có được khi con người hay các dân tộc có được tự do trong trách nhiệm: Chẳng có một cơ cấu nào có thể bảo đảm cho sự phát triển này, nếu như cơ cấu đó gạt bỏ hoặc không đếm xỉa gì đến trách nhiệm của con người. Các „chủ nghĩa cứu rỗi“ giàu „hứa hẹn, nhưng chỉ là những tay phù thuật của một thế giới mơ tưởng“ [38] luôn đưa ra những đường lối phát triển chối bỏ chiều kích siêu việt, bởi họ vững tin rằng, họ đã nắm trong tay chiều kích đó. Sự xác tín vô cứ này đã biến thành nhược điểm, bởi nó đưa tới hậu quả chà đạp con người, biến con người thành phương tiện của phát triển, trong khi việc chấp nhận ơn gọi với lòng khiêm nhu trái lại giúp con người trở nên tự chủ thật sự, vì nó làm cho họ được tự do. Giáo chủ Phaolô VI thừa hiểu có những khó khăn và hoàn cảnh gây trở ngại cho phát triển, nhưng ngài cũng xác tín rằng „mỗi người, cho dù họ bị tác động bởi nhiều ảnh hưởng từ ngoài, vẫn là tác giả của thành công hay thất bại của mình“ [39]. Sự tự do này có liên quan tới công cuộc phát triển đã và đang đạt được, nhưng nó đồng thời cũng liên quan tới những hoàn cảnh kém phát triển vốn chẳng phải là kết quả của ngẫu nhiên hay của một tất yếu lịch sử, song tuỳ thuộc vào trách nhiệm con người. Do đó mà „các dân tộc nghèo đói“ kêu cầu „sự giúp đỡ khẩn cấp của các dân tộc sống trong dư đầy“ [40]. Đó cũng là ơn gọi, là lời mời của những con người tự do gởi tới những con người tự do để cùng mang lấy trách nhiệm chung. Giáo chủ Phaolô VI có một cảm quan sống động về tầm quan trọng của các cơ cấu kinh tế và các định chế, nhưng ngài đồng thời cũng cảm nhận rằng, các cơ cấu và định chế đó, tự bản chất, chỉ là dụng cụ của tự do con người. Một đường lối phát triển được xem là nhân bản, khi nó hoàn toàn đặt nền trên tự do; chỉ trong tương quan với tự do trong tinh thần trách nhiệm phát triển mới có thể nẩy nở đúng đắn.

18. Bên cạnh yêu sách Tự do, phát triển toàn diện con người – được hiểu như một ơn gọi – cũng đòi hỏi phải tôn trọng chân lí. Ơn gọi phát triển thúc đẩy con người phải „hành động thêm, nhận biết thêm, sở hữu thêm, để trở nên nhiều hơn“ [41]. Nhưng vấn đề đặt ra: „Để trở nên nhiều hơn“ có nghĩa là gì? Giáo chủ Phaolô VI đã trả lời câu hỏi này, khi ngài đề cập tới chỉ dấu cơ bản của một „phát triển đích thực“: Nó phải „bao trùm mọi mặt, phải quan tâm tới con người toàn diện và tới toàn thể nhân loại“ [42]. Giữa bao nhiêu quan niệm khác nhau về con người, mà ngày nay còn nhiều hơn so với thời của giáo chủ Phaolô VI, quan điểm của Giáo hội là luôn nhấn mạnh và biện minh cho vị trí đặc biệt của con người, cho giá trị bất khả nhượng và cho í nghĩa phát triển của họ. Lối quan niệm kitô giáo coi phát triển là một ơn gọi giúp ta theo dõi sự thăng tiến của mọi con người và của mỗi con người toàn thể. Giáo chủ Phaolô VI viết: „Điều quan tâm của chúng tôi là con người, từ con người cá thể, tới nhóm người cho đến toàn thể nhân loại“ [43]. Đức tin kitô giáo quan tâm tới phát triển, mà không đặt kì vọng vào đặc ân hoặc vị trí quyền hành và nhất là công trạng của kitô hữu, cho dù những thứ ấy trước kia đã có và cả ngày nay, ngoại trừ các giới hạn tự nhiên, cũng đang có [44]. Đúng hơn, đức tin đặt nền duy nhất nơi đức Kitô, là nguồn xuất phát của mọi ơn gọi đúng đắn về phát triển con người toàn diện. Tin Mừng là yếu tố nền tảng của phát triển, bởi lẽ trong đó đức Kitô „qua mặc khải về Chúa Cha và tình yêu của Người, đã cho con người biết rõ về chính họ“ [45]. Với lời chỉ dạy của đức Kitô, Giáo hội tìm hiểu dấu chỉ thời đại, cắt nghĩa chúng và đề nghị cho thế giới „cái đặc trưng nhất của mình, đó là một cái nhìn toàn diện về con người và về nhân loại“ [46]. Chính vì Thiên Chúa đã nói lên tiếng „Vâng“ lớn nhất với con người [47], nên con người không thể chối từ việc mở lòng mình ra cho ơn gọi linh thiêng, để thực hiện sự phát triển của chính mình. Chân lí của phát triển hệ tại nơi tính toàn diện: Sẽ không có một phát triển đúng nghĩa, nếu nó không quan tâm gì tới con người toàn vẹn và không quan tâm tới từng con người. Đó là thông điệp nòng cốt của Populorum progressio, thông điệp này đúng cho hôm nay và luôn mãi. Phát triển toàn vẹn con người trên bình diện tự nhiên là sự đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa Sáng Tạo [48]. Để hoàn thành phát triển này, đòi hỏi phải có một „nền nhân bản vượt lên trên đời này; nhân bản này ban tặng cho con người một sự thành toàn bao trùm: đó là cùng đích và là í nghĩa tối hậu của phát triển con người“ [49] Như vậy, ơn gọi kitô giáo về loại phát triển này có liên hệ tới cả bình diện tự nhiên lẫn siêu nhiên; vì thế: „Nếu đẩy Thiên Chúa ra lề, chúng ta sẽ dần mất đi khả năng nhận biết trật tự và cùng đích của tự nhiên, sẽ chẳng còn khả năng nhận ra cái ‚tốt’“[50].

19. Cuối cùng, quan niệm phát triển như là ơn gọi còn đòi hỏi phải coi tình yêu là tâm điểm của phát triển. Trong Populorum progressio, giáo chủ Phaolô VI nhận định, các nguyên nhân của kém phát triển trước hết không thuộc loại vật chất. Ngài yêu cầu chúng ta phải tìm chúng nơi các chiều kích khác của con người. Đặc biệt nơi chiều kích í muốn, í muốn này thường lơ là bổn phận đoàn kết. Thứ nữa nơi tư duy, đầu óc con người nhiều khi không biết phải định hướng í muốn mình cách đúng đắn. Vì vậy, phát triển cần phải được hướng dẫn bởi „những người hiền với khả năng suy tư sâu xa, họ luôn tìm kiếm một nền nhân bản mới hầu giúp con người hôm nay tìm gặp được chính mình“ [51]. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Kém phát triển còn có một nguyên nhân quan trọng hơn sự bất cập của tư duy: Đó là sự „vắng bóng tình huynh đệ giữa con người và giữa các dân tộc“ [52]. Con người có bao giờ tự mình vươn tới tình huynh đệ đó được không? Xã hội ngày càng toàn cầu hoá làm cho ta trở thành hàng xóm với nhau, nhưng không biến chúng ta thành anh chị em. Lí trí tự nó có khả năng hiểu được sự bình đẳng giữa người và người và nó có thể tạo ra một cuộc chung sống giữa các công dân, nhưng nó không thể tạo ra tình huynh đệ. Tình huynh đệ bắt nguồn từ một ơn gọi siêu việt do Chúa Cha, Đấng yêu thương chúng ta và, qua Chúa Con, Người dạy cho chúng ta biết thế nào là tình yêu anh chị em. Trong việc trình bày những bình diện khác nhau của tiến trình phát triển con người và sau khi đã đề cập tới đức tin, giáo chủ Phaolô VI đã đưa „sự liên kết trong tình yêu Chúa Kitô, Đấng đã mời gọi tất cả mọi người hãy như những người con tham dự vào sự sống của Thiên Chúa hằng hữu là Cha của mọi người “ [53] vào đỉnh điểm suy tư của ngài.

20. viễn ảnh do Populorum progressio mở ra vẫn luôn mang tầm quan trọng nền tảng. Nhờ chúng, sự dấn thân của chúng ta trong công cuộc phát triển có được xung lực và định hướng. Ngoài ra, Thông điệp lập đi lập lại nhu cầu cần phải có những cải tổ cấp bách[ii][54], và nó kêu gọi chúng ta phải can đảm gấp rút hành động để giải quyết những bất công to lớn trước mắt trong công cuộc phát triển các dân tộc. Sự cấp bách này cũng xuất phát từ tình yêu trong sự thật. Tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy ta gấp rút hành động „caritas Christi urget nos“ (2 Cor 5,14). Sự cấp bách không chỉ xuất phát từ tình hình thực tế. Nó cũng không chỉ là hệ quả của các biến cố và vấn nạn đang dồn dập xẩy tới. Nhưng nó còn là hành động giúp ta đạt được phần thưởng: hình thành nên một tình huynh đệ đích thực. Í nghĩa của cùng đích này đủ lớn để chúng ta quyết tâm hành động, dấn thân cụ thể vào công cuộc chuyển các tiến trình kinh tế và xã hội hiện nay trở thành những kết quả của con người thật sự.

[13] Xem Biển-đức XVI., Diễn văn khai mạc khoá 5 thượng hội đồng giám mục châu Mĩ la-tinh và vùng Karibik (13.05.2007): Insegnamenti III, I (2007), 854-870.

[14] Xem số 3-5: sđd., 258-260.

[15] Xem Gioan Phaolô II., Thông điệp Sollicitudo rei socialis (30.12.1987), 6-7: AAS 80 (1988), 517-519.

[16] Xem Phaolô VI., Thông điệp Populorum progressio, 14: sđđ., 264.

[17] Biển-đức XVI, Tông thư Deus caritas est (25. Dez. 2005), 18: AAS 98 (2006), 232

[18] Như trên, 6: sđd, 222

[19] Xem Biển-đức XVI., Diễn văn trước thành viên các thánh bộ tại Rôma trong buổi tiếp tân giáng sinh (22.12.2005): Insegnamenti I (2005), 1023-1032.

[20] Xem Gioan Phaolô II., Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 3: sđd, 515

[21] Như trên 1: sđd., 513-514.

[22] Như trên 3: sđd., 515.

[23] Xem Gioan Phaolô II., Thông điệp Laborem exercens (14. 09.1981), 3: AAS 74 (1981), 583-584.

[24] Như trên, Thông điệp Centesimus annus, 3: sđd., 794-796

[25] Xem Thông điệp Populorum progressio, 3: sđd., 258

[26] Như trên, 34: sđd., 274.

[27] Xem số 8-9: AAS 60 (1968), 485-487; Biển-đức XVI., Diễn văn trong Đại hội quốc tế của Đại học giáo chủ Lateran nhân kỉ niệm 40 năm tông thư Humanae vitae (10.05.2008): Insegnamenti IV, I (2008), 753-756.

[28] Xem Thông điệp Evangelium vitae (25.03.1995), số 93: AAS 87 (1995), 507-508.

[29] Như trên, 101: sđd., 516-518.

[30] Số 29: AAS 68 (1976), 25

[31] Như trên, 31: sđd., 26.

[32] Xem Gioan Phaolô II., Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 41: sđd., 570-572.

[33] Như trên, Thông điệp Centesimus annus, 5.54: sđd, 799.859-860.

[34] Số 15: sđd, 491.

[35] Như trên, 2: sđd., 258; Lêô XIII., Tông thư Rerum novarum (15.05.1891): Leonis XIII P.M. Acta, XI, Romae 1892, 97-144; Gioan Phaolô II., Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 8: sđd., 519-520; cùng tác giả, Thông điệp Centesimus annus, 5: sđd., 799.

[36] Xem Thông điệp Populorum progressio, 2.13: sđd., 258. 263-264.

[37] Như trên, 42: sđd., 278.

[38] Như trên, 11: sđd., 262; Gioan Phaolô II., Thông điệp Centesimus annus, 25: sđd., 822-824.

[39] Thông điệp Populorum progressio, 15: sđd., 265.

[40] Như trên, 3: sđd., 258.

[41] Như trên, 6: sđd., 260.

[42] Như trên, 14: sđd., 264.

[43] Như trên; xem Gioan Phaolô II., Thông điệp Centesimus annus, 53-62: sđd., 859-867; cùng tác giả, Tông thư Redemptor hominis (04.03.1979), 13-14: AAS 71 (1979), 282-286.

[44] Xem Phaolô VI., Thông điệp Populorum progressio, 12: sđd., 262-263.

[45] Công đồng Vaticano II, Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay Gaudium et spes, 22.

[46] Phaolô VI., Thông điệp Populorum progressio, 13: sđd, 263-264

[47] Xem Biển-đức XVI., Diễn văn trong Đại hội quốc gia lần thứ IV của giáo hội Italia (19.10.2006): Insegnamenti II, 2 (2006), 465-477.

[48] Xem Phaolô VI., Thông điệp Populorum progressio, 16: sđd, 265.

[49] Như trên.

[50] Biển-đức XVI., Diễn văn trước thanh thiếu niên ở Barangaroo East Darling Harbour (Sydney, 17.07.2008): L’ Osservatore Romano (tiếng Đức), năm thứ 38, số 30/31, tr. 10.

[51] Phaolô VI., Thông điệp Populorum progressio, 20: sđd., 267.

[52] Như trên 66: sđd., 289-290.

[53] Như trên, 21: sđd., 267-268

CHƯƠNG HAI

PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

21. Giáo chủ Phaolô VI có một cái nhìn phân biệt về phát triển. Ngài dùng khái niệm „phát triển“ như là mục tiêu các dân tộc hướng tới để trước hết vượt qua nghèo đói, bần cùng, tật bệnh địa phương và mù chữ. Trên bình diện kinh tế, phát triển như vậy có nghĩa là sự tham dự tích cực và đồng đẳng của các dân tộc vào tiến trình kinh tế toàn cầu. Về mặt xã hội, phát triển có nghĩa là tiến tới những xã hội có giáo dục và đoàn kết. Về mặt chính trị, đó là quá trình củng cố chế độ dân chủ, hầu bảo đảm cho tự do và hoà bình. Sau bao nhiêu năm âu lo quan sát những phát triển và khủng hoảng nối tiếp nhau, chúng ta giờ đây phải tự hỏi, mô hình phát triển của nhiều thập niên qua đã đáp ứng được những kì vọng của giáo chủ Phaolô VI tới mức nào? Và chúng ta thấy rằng, nỗi âu lo của Giáo hội là có cơ sở: Giáo hội âu lo con người hôm nay với lối suy nghĩ thuần kĩ thuật không đủ khả năng đề ra cho mình những mục tiêu thực tế và sử dụng đúng đắn những phương tiện sẵn có của họ. Lợi tức chỉ hữu ích, khi nó là phương tiện để đạt tới cứu cánh, và cứu cánh này phải là thứ đáng để vươn tới và nó phải được sử dụng cách có í nghĩa. Nếu chỉ nhắm chuyện kiếm lời bằng mọi cách kể cả cách bất chính, và kết quả của lợi tức đó không phục vụ cho công ích, thì sẽ có nguy cơ phá hoại tài sản và tạo ra nghèo đói. Mô hình phát triển kinh tế của giáo chủ Phaolô VI là làm sao tạo ra được một phát triển thực sự, bền vững và đưa đến lợi ích cho mọi người. Đúng, phát triển đã là một yếu tố tích cực; nó đã và đang giúp cho hàng tỉ người thoát khỏi cảnh bần cùng, và thời gian gần đây nó đã giúp cho nhiều quốc gia trở thành những đối tác hữu hiệu trong chính trị quốc tế. Nhưng cũng phải nhận rằng, phát triển kinh tế này đã và đang chất chứa nhiều dị dạng và vấn nạn bi thảm, mà cuộc khủng hoảng hiện tại càng cho thấy rõ thêm sự nổi cộm của chúng. Điều này khiến ta không thể chần chờ được nữa, mà phải hành động ngay để giải quyết những vấn nạn vốn luôn gắn liền với chính thân phận và bản chất con người. Những nguồn lực kĩ thuật đang được sử dụng, các tương quan quốc tế, những hậu quả xấu của một sinh hoạt tài chánh không thích hợp và mang tính đầu cơ đối với nền kinh tế hiện thực, những cuộc di dân thường được tạo ra nhưng rồi đã không được điều tiết cách đúng đắn, những khai thác vô tội vạ các nguồn tài nguyên thiên nhiên – tất cả những điều đó buộc chúng ta hôm nay phải nghĩ đến những biện pháp cần thiết để giải quyết chúng. Đây là những vấn nạn không những mới so với thời giáo chủ Phaolô VI, nhưng chúng còn có ảnh hưởng quyết định cho hạnh phúc hiện tại và tương lai của nhân loại. Các khía cạnh của khủng hoảng và các lối ra của nó cũng như bước đường phát triển trong tương lai càng ngày càng quyện lẫn vào nhau, tuỳ thuộc vào nhau, chúng đòi hỏi nhiều nỗ lực mới để có một đồng thuận chung và một tổng hợp nhân bản mới. Cuộc khủng hoảng kinh tế phức tạp và gia trọng hiện nay làm chúng ta âu lo. Nhưng chúng ta phải thực tế đón nhận những trọng trách mới trong tin tưởng và hi vọng, vì với những trọng trách này, chúng ta sẽ mở ra một thế giới với một nền văn hoá hoàn toàn mới gắn liền với sự tái khám phá ra các giá trị căn bản làm nền cho một tương lai sáng lạn hơn. Khủng hoảng buộc chúng ta phải đổi mới hướng đi của mình, đặt ra cho mình những luật lệ mới và tìm ra những lối dấn thân mới, hướng về những kinh nghiệm tích cực và loại bỏ đi những kinh nghiệm xấu. Như vậy, khủng hoảng là cơ hội để ta quyết định và lập chương trình mới. Và những khó khăn hiện tại do đó sẽ được chúng ta đối diện và giải quyết với thái độ tự tin, chứ không phải chỉ miễn cưỡng chấp nhận chúng.

22. Khung cảnh phát triển trong thời đại ngày nay mang tính đa tâm. Diễn viên và nguyên nhân của kém phát triển cũng như của phát triển không còn chỉ có một, công và tội cũng không chỉ có một. Sự kiện này lẽ ra thúc đẩy ta phải tự giải thoát ra khỏi những í thức hệ vốn hay đơn giản hoá thực tại một cách giả tạo. Nó còn nhắc nhở ta khách quan xét lại chiều kích con người trong vấn đề phát triển. Đường ranh giữa các nước giàu và nghèo không còn rõ ràng như thời thông điệp Populorum progressio; điểm này trước đây cũng đã được giáo chủ Gioan Phaolô II nói tới [55]. Nhìn chung, của cải thế giới có tăng, nhưng bất bình đẳng cũng mở rộng. Nhiều giai cấp xã hội nghèo nẩy sinh trong các nước giàu, và xã hội cũng xuất hiện thêm nhiều hình thức nghèo mới. Trong những vùng nghèo hơn, có những nhóm cực giàu tiêu pha phung phí nổi lên một cách không thể chấp nhận được giữa cảnh bần cùng bất nhân. “Tiếng thét của bất công”[56] không ngừng vang vọng. Không chỉ trong các nước giàu cũ và mới, mà chính trong các quốc gia nghèo, cũng dẫy đầy tham những và lối làm ăn bất chính nơi các đại biểu kinh tế và chính trị. Nhân quyền của người lao động không những bị vi phạm bởi một số đại công ty liên quốc gia, mà cả do những nhóm sản xuất nhỏ của địa phương. Nhiều giúp đỡ quốc tế rơi vào túi riêng, thường là vì lề lối làm việc vô trách nhiệm của các nước cho lẫn các nước nhận. Tình trạng này cũng xẩy ra trong lĩnh vực các nguyên nhân phát triển và kém phát triển về mặt phi vật chất hay vật chất. Có những hình thức quá lạm nơi các nước giàu về việc bảo vệ tri thức và sử dụng quyền sở hữu trí tuệ quá chặt, đặc biệt trong lĩnh vực i khoa. Đồng thời, nơi một số nước nghèo vẫn còn những mẫu mực văn hoá và hành xử xã hội làm cản trở tiến trình phát triển.

23. Ngày nay, có nhiều vùng trên trái đất đã đạt được những bước tiến, dù còn thất thường và chưa đồng bộ, và đã ngồi vào được chung bàn với các thế lực lớn để có thể nắm những vai trò quan trọng trong tương lai. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, chỉ tiến bộ về mặt kinh tế và kĩ thuật không thôi thì chưa đủ. Tiên vàn phát triển phải là thật và toàn diện. Thoát được ra khỏi vòng nghèo đói kinh tế tự nó là một bước tích cực, nhưng điều này vẫn chưa giải quyết được vấn nạn nhiêu khê về mặt thăng tiến con người. Không những các nước còn nghèo, mà cả những nước mới giàu lên hay những nước đã phát triển kinh tế từ lâu cũng chưa giải quyết được vấn đề thăng tiến con người. Ngoài ra, các nước nghèo không chỉ bị xâu xé bởi những hình thức bóc lột hiện hành, mà còn có thể bị xáo trộn bởi hậu quả của một phát triển bất quân bình và méo mó.

Sau khi hệ thống kinh tế và chính trị của các nước Đông Âu sụp đổ và các “khối thù nghịch” biến mất, lẽ ra đó là dịp để ta suy nghĩ lại toàn bộ vấn đề phát triển. Giáo chủ Gioan Phaolô II đã yêu cầu chuyện này vào năm 1987, khi ngài cho rằng, sự hiện diện của các “khối” là một trong những nguyên nhân chính tạo ra tình trạng kém phát triển [57], bởi lẽ chính trị đã chiếm hết tiền dành cho kinh tế và văn hoá và í thức hệ đã ngăn cản tự do. Năm 1991, sau những biến cố của năm 1989, ngài cũng yêu cầu phải hoạch định lại vấn đề phát triển sao cho phù hợp với tình trạng thế giới mới: Không những tái hoạch định cho phần đất Đông Âu, mà cả cho phương tây và cho những phần đất thế giới đang phát triển nữa [58]. Yêu cầu đó mới được thực hiện chỉ có một phần. Chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ này, và biết đâu nó sẽ giúp ta thắng vượt được những khủng hoảng kinh tế hiện hành.

24. Trước đây, do sự tiến triển của tiến trình xã hội hoá, chúng ta đã có thể nói, vấn đề xã hội đã trở thành một vấn đề chung cho toàn cầu. Tuy nhiên, thế giới thời giáo chủ Phaolô VI chưa lệ thuộc nhau như thời nay ta đang sống. Hoạt động kinh tế và sinh hoạt chính trị trước đây đa phần còn diễn ra trong cùng một vùng không gian và vì thế có thể dựa vào và tin tưởng lẫn nhau. Sinh hoạt sản xuất chủ yếu diễn ra trong biên giới quốc gia, và đầu tư tài chánh ra nước ngoài còn ở mức độ hạn hẹp. Vì thế chính quyền của nhiều quốc gia lúc đó còn có khả năng xác định được các ưu tiên kinh kế và còn vận dụng được các phương tiện sẵn có để có thể điều tiết được diễn tiến kinh tế của mình trong mức độ nào đó. Do đó “quyền lực nhà nước” [59] còn được Populorum progressio gán cho một vai trò chính yếu, nếu không nói là vai trò độc nhất.

Ngày nay, nhà nước phải đối diện với một hoàn cảnh quốc tế mới, trong đó có sự giao lưu kinh tế, thương mại và tài chánh toàn cầu với đà chu chuyển ngày càng tăng của tư bản tài chính và các phương tiện sản xuất vật chất lẫn phi vật chất. Hoàn cảnh này đã hạn chế chủ quyền quốc gia và làm thay đổi quyền lực chính trị của nhà nước.

Ngày nay - một phần cũng do bài học khủng hoảng kinh tế hiện thời buộc chính quyền phải trực tiếp điều chỉnh lại những lầm lỗi và đường lối kinh tế sai lầm – ta có quyền hi vọng vào một sự xác định mới và thực tế hơn về vai trò và quyền lực quốc gia. Cả hai yếu tố này phải được suy nghĩ và đánh giá lại một cách khôn ngoan, để nhờ đó, cho dù giờ đây phải vận dụng quyền hành một cách mới, nhà nước có thể đối đầu được với các thách đố của thế giới hiện tại. Với một vai trò hài hoà hơn của quyền lực nhà nước, người ta hi vọng các tổ chức xã hội dân sự sẽ hình thành nên được những hình thức tham gia chính trị quốc gia và quốc tế mạnh mẽ hơn. Hi vọng với chiều hướng này, các công dân sẽ quan tâm và hăng hái tham gia hơn vào việc chính sự (res publica).

25. Nhìn từ mặt xã hội, các tổ chức bảo trợ và chăm sóc xã hội đã có từ thời giáo chủ Phaolô VI nơi một số quốc gia hẳn sẽ gặp khó khăn – có thể trong tương lai sẽ khó khăn hơn – trong hoạt động nhằm kiến tạo công bằng xã hội thật sự, vì phải đối diện với một khung cảnh kinh tế đã hoàn toàn đổi khác. Thị trường toàn cầu hoá đặc biệt thôi thúc các nước giàu chuyển các nhà máy hay công ti của họ sang những vùng có giá thành sản xuất rẻ, với mục đích hạ giá thành sản phẩm để gia tăng sức mua, nhờ đó đẩy mạnh lượng tiêu thụ và tăng gia mức phát triển cho thị trường nội địa của họ. Hậu quả là thị trường tạo ra những hình thái cạnh tranh mới. Bằng đủ loại phương tiện, chẳng hạn như giảm thuế hay chuyển dời lao động, một số quốc gia tìm cách lôi kéo các trung tâm sản xuất ngoại quốc vào nước mình. Những diễn tiến này khiến người ta hạn chế mạng lưới an sinh xã hội để tìm cách mở rộng lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Quyền lợi của người lao động, các nhân quyền căn bản cũng như những thành quả liên đới đã đạt được trong các nhà nước phúc lợi truyền thống do đó bị đe doạ trầm trọng. Các hệ thống an sinh xã hội của những nước nghèo hoặc đang phát triển, ngay cả của những nước đã phát triển từ lâu, có nguy cơ mất đi khả năng hoàn thành nhiệm vụ của chúng. Các chi phí xã hội có thể bị gạch hẳn ra khỏi dự chi ngân sách quốc gia; không ít khi việc chiết giảm ngân sách này cũng là do đề nghị của các định chế tài chánh quốc tế. Và người dân vì vậy bị đẩy vào những nguy cơ vừa cũ vừa mới mà không làm gì được. Nỗi bất lực này lại còn tăng vì không có được sự bảo vệ của những tổ chức hữu hiệu của người lao động. Toàn bộ các biến đổi kinh tế và xã hội đó tạo ra những khó khăn lớn cho các công đoàn trong việc thi hành nhiệm vụ, là vì ngay chính các chính quyền nhiều khi cũng vì cái lợi kinh tế mà hạn chế tự do của công đoàn hoặc giới hạn khả năng đàm phán của họ. Như vậy, các mạng lưới liên đới truyền thống ngày nay lại phải đối đầu với thêm nhiều trở ngại mới ngày càng tăng. Ngày nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần quan tâm hơn nữa trong việc thành lập các tổ chức bảo vệ người lao động đã được đề nghị bởi Rerum novarum [60] và các thông điệp xã hội sau đó. Cần phải đáp ứng tính thế cách tức thời và với viễn kiến, bằng cách tạo ra những hình thái tổ chức sinh hoạt chung mới không chỉ ở cấp địa phương mà còn cả ở cấp quốc tế.

Việc di chuyển công ăn việc làm, diễn ra do tiến trình tái phối trí lao động lớn rộng, là một hiện tượng quan trọng và không phải là không mang lại hiệu quả tích cực. Nó tạo nên những tải sản mới và thúc đẩy sự tương tác giữa các văn hoá khác nhau. Nhưng khi bất ổn về điều kiện làm việc do hậu quả của sự di dời và điều tiết lao động trở nên mạnh mẽ, thì nhiều hình thái bất ổn tâm lí sẽ xuất hiện; người ta sẽ gặp khó khăn trong việc đặt kế hoạch cho cuộc sống riêng tư, kể cả việc lập gia đình. Hậu quả: không những các nguồn lực xã hội bị phí phạm, mà con người cũng bị tha hoá. Nếu so sánh điều này với những gì đã xẩy ra trong quá khứ nơi các xã hội kĩ nghệ, ta sẽ thấy là vấn đề thất nghiệp ngày nay kéo theo những khía cạnh mới về sự vô nghĩa của kinh tế, và cuộc khủng hoảng hiện tại càng làm cho tình trạng này thêm bi đát. Một khi bị thất nghiệp lâu dài hay bị lệ thuộc quá lâu vào sự giúp đỡ của cá nhân hoặc tập thể, con người sẽ mất đi tự do, hết sáng kiến, và liên hệ gia đình cũng như xã hội của họ cũng mất luôn; những cái mất đó sẽ kéo theo các đau khổ gia trọng về mặt tâm lí và tinh thần. Tôi muốn nhắc nhở tất cả những ai, đặc biệt các nhà cầm quyền, có trách nhiệm tái tạo trật tự kinh tế và xã hội thế giới, rằng con người là lực lượng tư bản đầu tiên cần phải bảo vệ và sử dụng, chính con người toàn diện “là tác giả, tâm điểm và là cùng đích của mọi kinh tế” [61].

26. Về mặt văn hoá, sự khác biệt so với thời giáo chủ Phaolô VI còn rõ nét hơn. Trước đây, các nền văn hoá xem ra còn có những nét đặc thù riêng và còn ít nguy cơ bị đồng dạng hoá. Ngày nay, khả năng giao tiếp giữa các nền văn hoá ngày càng tăng, mở ra không gian và viễn tượng mới cho đối thoại liên văn hoá. Cuộc đối thoại này, để có được kết quả tốt, đòi hỏi các đối tác trước hết phải í thức sâu xa căn cước riêng của văn hoá mình. Nhưng ở đây chúng ta đừng quên rằng, việc trao đổi văn hoá ngày càng bị thương mại hoá hàm chứa một nguy cơ kép: Thứ nhất là thái độ nhắm mắt cóp nhặt văn hoá: Người ta đơn giản xếp các văn hoá bên cạnh nhau, đại để coi chúng ngang hàng với nhau và có thể hoán chuyển cho nhau. Điều này dẫn tới một sự tương đối hoá chẳng giúp gì nhiều cho cuộc đối thoại văn hoá đích thật. Trên bình diện xã hội, sự tương đối hoá văn hoá tạo ra cảnh sống biệt lập bên nhau của nhiều nhóm văn hoá khác nhau, và như vậy chẳng có được sự hội nhập thật sự. Cơ nguy ngược lại thứ hai nằm nơi sự cào bằng văn hoá và nơi việc thống nhất hoá thái cử và lối sống. Các quốc gia đánh mất í nghĩa sâu xa của văn hoá mình và các dân tộc đánh mất đi những truyền thống riêng tư, nghĩa là đánh mất đi nền tảng quy chiếu các giá trị cuộc sống [62]. Cóp nhặt văn hoá và cào bằng văn hoá đưa tới hậu quả là văn hoá bị tách ra khỏi bản chất tự nhiên của con người. Như vậy, các văn hoá không còn gặp được kích thước của chúng trong một thế giới siêu việt [63], và vì thế con người rốt cuộc chỉ còn được xem như là một hiện tượng văn hoá. Một khi điều này xảy ra, nhân loại sẽ rơi vào những nguy cơ bị sai khiến và lạm dụng mới.

27. Trong nhiều quốc gia nghèo, nạn thiếu lương thực làm cho cuộc sống trở nên vô cùng bất an, và tình cảnh này có nguy cơ ngày càng gay gắt thêm: Nạn đói không ngừng cuốn đi vô số nạn nhân, trong số đó không biết bao nhiêu là “Ladarô” đã – trái với lòng mong ước của giáo chủ Phaolô VI [64] - không được ngồi chung bàn với người giàu có. Cho kẻ đói ăn (xem Mat 25,35.37.42) là một mệnh lệnh đạo đức đối với Giáo hội hoàn vũ; Giáo hội phải đáp ứng lời dạy về liên đới và chia sẻ của vị sáng lập ra mình là đức Giêsu Kitô. Hơn nữa, để có thể giữ được hoà bình và ổn định địa cầu, thế giới toàn cầu hoá ngày nay đã đưa việc loại trừ nạn đói lên thành một tiêu đích phải đạt cho kì được. Đói không hẳn là vì thiếu thốn vật chất, mà đúng hơn, vì thiếu các nguồn tài nguyên xã hội, trong đó nguồn quan trọng nhất mang tính định chế. Nghĩa là thiếu những định chế kinh tế có khả năng bảo đảm nguồn nước và thực phẩm cũng như cấp thời giải quyết những nhu cầu căn bản xẩy ra do các cuộc khủng hoảng lương thực thực phẩm thực sự – những khủng hoảng do thiên tai hoặc do hành động vô trách nhiệm chính trị của quốc gia hay quốc tế tạo ra. Vấn đề bất an trên lãnh vực lương thực thực phẩm phải được giải quyết bằng một viễn tượng lâu dài, bằng cách loại trừ các nguyên nhân cơ cấu của nó và tài trợ cho việc phát triển canh nông trong các nước nghèo. Điều này có thể thực hiện qua đầu tư vào cơ cấu hạ tầng nông nghiệp, vào các hệ thống tưới tiêu, chuyên chở, tổ chức thị trường, giáo dục và phổ biến các kĩ thuật nông nghiệp phù hợp – nghĩa là qua các đầu tư thích hợp vừa đáp ứng cấp thời vừa mang tính bền vững lâu dài, để giúp kẻ thụ hưởng sử dụng cách tốt nhất các nguồn tài nguyên nhân sự, thiên nhiên và kinh tế xã hội sẵn có tại địa phương. Khi thực hiện những điều đó, phải để cho cộng đồng địa phương tham gia trong việc chọn lựa đất đai và cùng quyết định về việc sử dụng. Từ cái nhìn này, tốt nhất là làm sao kết hợp được các kĩ thuật sản xuất nông nghiệp truyền thống sẵn có và những gì tân tiến ngoại nhập, với điều kiện là những kĩ thuật tân tiến phải phù hợp, không hại cho môi sinh và được đa số nhóm dân thụ hưởng nhận ra sự ích lợi của chúng. Đồng thời cũng không nên sao nhãng việc cải cách nông nghiệp trong các nước đang phát triển. Quyền được có thực phẩm và nước uống đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn tới việc sở hữu những quyền khác, khởi đầu trước hết với quyền sống căn bản. Vì thế, thế giới cần có một í thức liên đới sâu rộng nhằm công nhận việc sở hữu lương thực và nguồn nước là quyền căn bản của mọi người, không phân biệt ai mà cũng chẳng miệt thị dân tộc nào [65]. Ngoài ra cũng cần phải xác định rõ rằng, con đường liên đới với các nước nghèo cũng có thể là một kế hoạch nhằm giải quyết cơn khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Điều này các nhà chính trị và những kẻ trách nhiệm của các định chế quốc tế mới đây cũng đã hiểu ra. Khi các nước giàu liên đới đưa ra những chương trình hỗ trợ tài chánh cho các nước nghèo về mặt kinh tế, để dân chúng các nước này thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng và phát triển, lúc đó các nước nghèo không những đạt được những phát triển thật sự, mà còn qua đó giúp cho các nước giàu giữ vững được khả năng sản xuất, để họ tránh khỏi nguy cơ bị cuốn vào cuộc khủng hoảng.

28. Một trong những khía cạnh đặc trưng nhất của cuộc phát triển ngày nay là tầm quan trọng của đề tài bảo vệ sự sống, đề tài này không thể nào tách khỏi chuyện phát triển các dân tộc được. Đây là một khía cạnh mà thời gian qua càng ngày mang tầm í nghĩa lớn. Và nó đòi buộc chúng ta phải nối vấn đề chấp nhận sự sống, đặc biệt ở những nơi bị cản trở bằng nhiều cách, vào với các khái niệm nghèo đói [66] và kém phát triển.

Không những tình trạng nghèo đói tạo ra mức tử trẻ em cao nơi một số vùng đất thế giới, mà ở một số vùng khác nhiều chính quyền vẫn còn áp dụng chính sách hạn chế dân số; họ không những cho dùng các biện pháp tránh thai mà còn ra lệnh phá thai. Trong các nước kinh tế phát triển hơn, có nhiều đạo luật chống lại sự sống đã ảnh hưởng quyết định trên thói quen và thực tế đời sống; những đạo luật này góp phần tạo nên một tâm thức chống lại việc sinh sản; và người ta thường tìm cách xuất cảng nếp nghĩ này sang các nước khác, vì cho đó là một tiến bộ văn hoá.

Một vài tổ chức phi chính phủ tích cực cộng tác vào việc phổ biến việc phá thai và đôi khi hỗ trợ cho các nước nghèo trong chủ trương triệt sản, ngay cả trên các phụ nữ chẳng hiểu gì về tầm quan trọng của sự việc. Ngoài ra, ta còn có lí do để nghi ngờ đôi khi chính viện trợ phát triển được nối vào những chính sách i tế cụ thể, trong đó đương nhiên bao gồm việc hạn chế sinh đẻ. Càng âu lo hơn nữa là những đạo luật mở đường cho việc trợ tử, được đưa ra dưới áp lực yêu sách của nhiều nhóm quốc gia và quốc tế.

Chấp nhận sự sống là tâm điểm của sự phát triển đích thực. Khi một xã hội khước từ hay đàn áp sự sống, xã hội ấy rốt cuộc sẽ không còn có được những động năng và nguồn lực cần thiết để dấn thân cho hạnh phúc thật của con người. Khi cá nhân và xã hội không còn nhìn ra í nghĩa của việc chấp nhận sự sống, thì những hình thức chấp nhận khác có lợi cho cuộc sống xã hội cũng mất [67]. Việc chấp nhận sự sống tăng cường các lực đạo đức và làm cho con người có khả năng tương trợ lẫn nhau. Khi các dân tộc giàu chấp nhận sự sống, họ có thể hiểu hơn về nhu cầu của của các dân tộc nghèo, họ có thể tránh được chuyện phí phạm các nguồn lực kinh tế và trí tuệ cho việc thoả mãn nhu cầu ích kỉ của dân mình và, thay vào đó, hỗ trợ cho các công tác có lợi cho một sản xuất lành mạnh và liên đới về mặt đạo đức, trong sự kính trọng quyền sống nền tảng của mọi dân tộc, mọi con người.

29. Còn một khía cạnh nữa của cuộc sống hôm nay gắn liền với phát triển: khước từ quyền tự do tôn giáo. Ở đây, tôi không những muốn nói tới các cuộc đấu tranh và xung đột mang lí do tôn giáo, dù rằng nhiều khi tôn giáo ở đây cũng chỉ là tấm bình phong cho những nguyên do khác như lòng tham quyền lực và của cải. Đúng là ngày nay vẫn thường có những cuộc chém giết nhân danh Thiên Chúa, như vị tiền nhiệm của tôi là Gioan Phaolô II và cả chính tôi đã nhiều lần công khai nói ra và phản đối [68]. Mọi thứ vũ lực đều kìm hãm phát triển và cản ngăn các dân tộc đạt tới hạnh phúc viên mãn hơn về mặt kinh tế xã hội và tri thức. Đặc biệt là chủ trương khủng bố xuất phát từ khuynh hướng bảo căn [69]; nó đưa tới đau khổ, phá hoại và chết chóc, chận đứng cuộc đối thoại giữa các quốc gia và lấy đi tiền của lẽ ra được dùng cho mục tiêu dân sự và hoà bình. Nhưng phải nói thêm, việc thực thi quyền tự do tôn giáo trên một vài bình diện không những bị cản trở bởi thái độ quá khích tôn giáo, nó còn bị nhiều quốc gia cản trở bằng cách chính quyền hỗ trợ cho vô thần thực hành hoặc cho việc vô tình với tôn giáo. Làm như thế là họ đi ngược lại các nhu cần phát triển của các dân tộc, vì họ lấy đi các gia sản tinh thần và nhân bản khỏi những dân tộc đó. Thiên Chúa là vị cầm cân nẩy mực cho sự phán triển đúng đắn của con người, bởi lẽ Thiên Chúa dựng nên họ theo hình ảnh của Người, khiến họ có được một phẩm giá siêu việt và Người không ngừng thúc đẩy họ luôn phải trở nên „nhiều hơn, người hơn“. Con người không phải là một nguyên tử lạc lỏng trong một vũ trụ tình cờ [70], nhưng là một tạo vật của Thiên Chúa, được nhận từ Người một linh hồn bất tử và được Người yêu thương từ đời đời. Nếu con người chỉ là kết quả của ngẫu nhiên hoặc tất yếu hay nếu họ phải đóng khung hướng vọng của mình vào chân trời hạn hẹp của hoàn cảnh sống mà thôi, nếu tất cả chỉ là lịch sử và văn hoá và con người có một bản tính không cho phép họ vươn lên một cuộc sống siêu nhiên, thì lúc đó ta có thể nói được rằng có tăng trưởng hoặc tiến hoá, nhưng chẳng có phát triển. Khi nhà nước hỗ trợ cho những hình thức vô thần thực hành, tuyên truyền hoặc ép buộc người dân theo vô thần, lúc đó họ lấy đi khỏi người dân nguồn lực đạo đức và tinh thần cần thiết cho sự phát triển con người toàn diện, và như vậy họ ngăn cản người dân trong việc hăng hái dấn thân bác ái để đáp trả lại tình yêu thiên chúa [71]. Cũng có trường hợp các nước đã và đang phát triển kinh tế, qua khuôn khổ các trao đổi chính trị, văn hoá và thương mại, đã xuất cảng sang các nước chưa phát triển cái quan niệm bất xứng kia về con người và số phần của họ. Đó là cái hại do tình trạng „quá phát triển“ [72] gây ra cho sự phát triển đích thực, khi phát triển này phải đeo theo nó gánh nặng „chậm tiến đạo đức“ [73]

30. Trong chiều hướng đó, đề tài phát triển con người toàn diện còn có thêm một chiều kích bao quát hơn: Liên hệ giao thoa giữa các yếu tố đa dạng của nó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng kết hợp các bình diện khác nhau của kiến thức con người hầu có thể tạo nên được một phát triển đích thực cho các dân tộc. Người ta thường cho rằng, phát triển cũng như những biện pháp kinh tế xã hội tương ứng chỉ là kết quả của một hành động chung. Tuy nhiên, hành động chung này phải được điều hướng, là vì „mọi hành động xã hội đều bắt nguồn từ một học thuyết“ [74]. Như vậy, vì sự phức tạp của vấn đề, cần phải có sự phối hợp chung của nhiều khoa học khác nhau thông qua một nỗ lực mang tính liên ngành có tổ chức. Tình yêu không loại trừ kiến thức; ngược lại, nó còn đòi hỏi, hỗ trợ và tạo sống động cho kiến thức từ bên trong. Kiến thức không bao giờ là sản phẩm của một mình trí tuệ. Kiến thức có thể bị giản lược thành như một tính toán hay một thí nghiệm. Nhưng, nếu muốn trở nên minh triết để có thể định hướng con người theo ánh sáng của các nguyên tắc nền tảng và của các cùng đích con người, kiến thức phải được ướp với „muối“ tình yêu. Hành động sẽ thành mù quáng nếu không có kiến thức, và kiến thức sẽ vô sinh (steril) nếu không có tình yêu. Là vì „kẻ yêu thương thực sự (thì) sáng suốt trong việc khám phá các nguyên nhân của bần cùng, trong việc tìm ra các phương tiện để vượt thắng và tiêu diệt chúng“ [75]. Đứng trước những hiện tượng phải giải quyết, tình yêu trong sự thật đặc biệt đòi hỏi phải có một nhận thức và thấu hiểu trong í thức và trong sự tôn trọng thẩm quyền đặc thù của mỗi bình diện kiến thức. Tình yêu không phải là thứ phụ thêm, hay là cái đuôi gắn vào thành quả đạt được của các ngành khác nhau, nhưng nó là yếu tố có mặt ngay từ đầu trong tương quan đối thoại với các thành quả đó. Các yêu sách của tình yêu không mâu thuẫn với yêu sách của lí trí. Kiến thức mà thôi thì không đủ, và các kết luận của khoa học không thôi cũng không thể chỉ ra con đường đưa đến phát triển con người toàn diện. Muốn có được phát triển toàn diện, tình yêu trong sự thật luôn đòi buộc con người phải có cái nhìn vượt lên cao hơn [76]. Nhưng ‚vượt lên cao hơn’ không bao giờ có nghĩa là nhắm mắt trước những kết luận của lí trí hay chống lại các thành quả của nó. Trí khôn và tình yêu không đơn giản đứng song hành bên nhau: Có thứ tình yêu giàu trí tuệ, mà cũng có thứ trí tuệ tràn đầy tình yêu.

31. Điều đó có nghĩa là những đánh giá đạo đức phải được tiến hành song song với sự nghiên cứu khoa học, cả hai trộn lẫn với nhau trong một tổng thể liên ngành hài hoà vừa thống nhất vừa khác biệt và cả hai phải được đổ đầy sức sống bởi tình yêu. Giáo huấn xã hội của Giáo hội mang „một chiều kích liên ngành quan trọng“ [77], do đó nó có thể đóng vai trò vô cùng hữu hiệu trong công tác trên. Nó cho phép đức tin, thần học, siêu hình học và các khoa học tìm được chỗ đứng của chúng trong công tác chung phục vụ con người. Ở đây, giáo huấn xã hội công giáo đặc biệt thể hiện được chiều kích mang tính minh triết của nó. Giáo chủ Phaolô VI đã nhận ra rằng, kém phát triển và nhiều tình trạng tương tự khác cũng phát sinh từ nguyên do thiếu khôn ngoan, thiếu suy tư và thiếu đầu óc có khả năng nghĩ ra được một tổng hợp hướng đạo [78]. Muốn đạt được tổng hợp này, cần phải có „một nhận thức rõ ràng về lãnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và tinh thần“ [79], Việc cường điệu phân chia tri thức ra thành nhiều lãnh vực chuyên môn [80], việc các khoa học nhân văn tẩy chay siêu hình học [81], những khó khăn đối thoại giữa các khoa học và thần học, tất cả những thứ đó không những cản ngăn sự phát triển của tri thức, mà còn làm hại bước tiến của các dân tộc, bởi vì như thế cái nhìn về hạnh phúc toàn diện của con người, một hạnh phúc vốn mang nhiều chiều kích khác nhau, trở nên méo mó. Chúng ta phải „mở rộng khái niệm lí trí và mở rộng việc sử dụng lí trí“ [82], để có thể cân nhắc được hết các cấu tố của vấn đề phát triển cũng như của lời giải cho các vấn nạn kinh tế xã hội.

32. Vấn đề phát triển các dân tộc ngày nay mang nhiều sắc thái mới, đòi hỏi chúng ta trong nhiều trường hợp phải tìm ra những giải pháp mới. Chúng phải được tìm kiếm trong nỗ lực tôn trọng định luật riêng của từng thực tế và dưới ánh sáng cái nhìn toàn diện của con người – một cái nhìn phản chiếu các khía cạnh khác nhau của con người, như chúng được thấy qua lăng kính tình yêu. Có vậy, ta mới khám phá ra những tương đồng đặc thù và những khả thể giải quyết cụ thể, mà không bỏ sót bất cứ một thành tố nền tảng nào của cuộc sống con người.

Phẩm giá con người và các yêu sách công lí đòi buộc – đặc biệt là ngày hôm nay – các quyết định kinh tế không được làm tăng sự chênh lệch giàu nghèo một cách quá lạm và vô lí về mặt đạo đức [83] và phải đưa lên hàng ưu tiên việc tạo công ăn việc làm cho mọi người và giúp họ giữ được việc làm đó. Mà đó cũng là điều „lí trí kinh tế“ đòi hỏi. Việc gia tăng có hệ thống sự bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội trong một quốc gia và giữa các dân tộc trong nhiều quốc gia cũng như sự tăng trưởng ào ạt nạn bần cùng tương đối trong xã hội không những có cơ nguy phá vỡ đoàn kết xã hội, mà còn đe doạ nền dân chủ. Chúng cũng mang lại kết quả tiêu cực cả cho bình diện kinh tế: dần dần xói mòn đi „tư bản xã hội“ cũng như phá vỡ mất toàn bộ tương giao vô cùng cần thiết cho sự chung sống của người dân, những tương giao được đặt nền trên niềm tin, lòng cậy và trên sự tôn trọng luật lệ.

Ngoài ra, khoa kinh tế còn cho chúng ta hay, một tình trạng bất an mang tính cơ cấu sẽ đưa tới những lối hành xử gây đình trệ cho sản xuất và tạo lãng phí tài nguyên nhân sự, khi người làm công thay vì phát huy sáng kiến trong công việc thì lại thả mặc theo vận hành của máy móc. Cả ở điểm này nữa cũng có sự tương ứng giữa khoa kinh tế và sự đánh giá đạo đức. Thiệt hại kinh tế cũng là thiệt hại nhân sự, và những rối loạn kinh tế cũng luôn luôn kéo theo cái giá phải trả về nhân sự.

Hơn nữa, phải nhớ rằng, việc giản lược các văn hoá xuống hàng kĩ thuật, cho dù đó chỉ có tính cách giai đoạn để tăng lợi nhuận, về lâu về dài sẽ ngăn cản tiến trình phong phú hoá hỗ tương giữa các văn hoá và làm mất đi động cơ hợp tác. Điều quan trọng là cần phải phân biệt đâu là những toan tính kinh tế hay xã hội ngắn hạn và đâu là những mục tiêu dài hạn. Giảm thiểu mức độ bảo hộ lao động về mặt luật pháp hay từ chối chia phần lợi nhuận cho công nhân với lí do để nhà nước có thể cạnh tranh tốt hơn với quốc tế sẽ cản trở công cuộc phát triển đường dài của đất nước. Vì thế, phải tính cho thật kĩ hậu quả của những chính sách kinh tế có chiều hướng ngắn hạn, có khi vô cùng ngắn hạn hiện nay. Về điểm này, đòi hỏi chúng ta phải „có một tư duy mới và rốt ráo về í nghĩa và mục tiêu của kinh tế“ [84] cũng như phải rà soát lại thật kĩ và với viễn kiến mô hình phát triển hiện nay, hầu điều chỉnh những sai sót và dị dạng của nó. Đây cũng là một yêu sách phải giải quyết vì sức khoẻ môi sinh của địa cầu; và nhất là đó cũng là một bài toán cấp thiết phải giải đáp xuất phát từ cuộc khủng hoảng văn hoá và đạo đức của con người mà từ lâu nay ta đã thấy được triệu chứng của nó xuất hiện trên mọi miền thế giới.

33. Thông điệp Populorum progressio đã qua hơn bốn mươi năm rồi. Nhưng chủ đề nền tảng của nó – vấn đề phát triển - trước sau vẫn là một bài toán chưa có lời giải. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay đang làm cho bài toán thêm gia trọng và càng lúc càng đòi buộc ta phải gấp rút giải quyết. Trong lúc một số vùng thế giới đã thoát ra được sự bần cùng, đã đạt được những tăng trưởng kinh tế to lớn và có thể nhập vào dòng sản xuất của thế giới, thì những vùng khác lại đang phải chịu đựng một tình trạng bần cùng ngang hàng hoặc còn tệ hơn thời của giáo chủ Phaolô VI. Một số nguyên nhân của tình trạng đó rõ ràng đã được nói tới trong Populorum progressio, chẳng hạn như việc các nước giàu đặt ra mức thuế quan quá cao khiến cho sản phẩm của các nước nghèo không chen chân vào được thị trường của nước giàu. Trái lại, các nguyên do khác, những thứ chỉ được Thông điệp đề cập sơ qua, giờ đây lại nổi cộm lên. Cụ thể là việc đánh giá tiến trình giải thực, một tiến trình đang diễn ra mạnh mẽ dưới thời giáo chủ Phaolô VI. Giáo chủ Phaolô VI ước mong có được một tiến trình độc lập diễn ra trong hoà bình và tự do. Sau hơn bốn mươi năm, chúng ta phải thú nhận rằng, tiến trình đó quả là một bước đi đầy khó khăn, phần vì sự xuất hiện các hình thái thực dân và lệ thuộc mới vào các nước bá quyền cũ và mới, phần vì hành vi vô trách nhiệm gia trọng của tầng lớp lãnh đạo trong chính các nước mới dành độc lập.

Cái mới chủ yếu nhất ngày nay là sự bùng vỡ mối liên thuộc giữa các quốc gia, biểu hiện dưới cái tên „toàn cầu hoá“. Giáo chủ Phaolô VI thời đó đã phần nào nhìn ra, nhưng đã không mường tượng được mức độ phát triển vũ bão của nó. Xuất phát từ các quốc gia phát triển kinh tế, tiến trình này, đúng theo bản chất của nó, đã kéo theo mọi nền kinh tế vào cuộc. Toàn cầu hoá quả là một cơ may lớn và là lực đẩy chính kéo một số vùng thoát ra khỏi nghèo đói. Nhưng nếu không được dẫn dắt bởi tình yêu trong chân lí, lực đẩy đó có thể sẽ tạo ra thiệt hại vô lường với nguy cơ làm phân rẽ gia đình nhân loại. Vì thế, tình yêu và sự thật đặt chúng ta trước một cuộc dấn thân hoàn toàn mới với đầy sáng tạo, cuộc dấn thân chắc chắn sẽ bao quát nhưng phức tạp. Điều này đòi hỏi chúng ta phải mở rộng lí trí, để có thể nhận ra và điều hướng những động năng mới và lạ lùng kia, bằng cách đổ hồn „văn hoá tình yêu“ cho chúng, nền văn hoà mà Thiên Chúa đã đặt sẵn những hạt giống nơi mỗi dân tộc và văn hoá của họ.

__________________________________

[i][54] Các số 3.29.32: sđd., 258.272-273.

[ii][55] Xem Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 28: sđd., 548-550.

[iii][56] Phaolô VI., Thông điệp Populorum progressio, 9: sđd., 261-262.

[iv][57] Xem Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 20: sđd., 536-537.

[v][58] Xem Thông điệp Centesimus annus, 22-29: sđd., 819-830.

[vi][59] Xem số 23.33: sđd., 268-269.273-274.

[vii][60] Xem sđd., 135

[viii][61] Công đồng Vaticano II, Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay Gaudium et spes, 63

[ix][62] Xem Gioan Phaolô II., Thông điệp Centesimus annus, 24: sđd., 821-822.

[x][63] Xem như trên, Tông thư Veritatis splendor (06/08/1993), 33.46.51: AAS 85 (1993), 1160.1169-1171.1174-1175; cùng tác giả, Diễn văn trước Đại hội đồng liên hiệp quốc nhân dịp 50 năm thành lập (05.10.1995); 3: Insegnamenti XVIII, 2 (1995), 732-733.

[xi][64] Xem Thông điệp Populorum progressio, 47: sđd., 280-281; Gioan Phaolô II., Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 42: sđd., 572-574.

[xii][65] Xem Biển-đức XVI., Sứ điệp Ngày lương thực thế giới 2007: AAS 99 (2007), 933-935.

[xiii][66] Xem Gioan Phaolô II., Thông điệp Evangelium vitae, 18.59.63.64: sđd., 419-421.467-468.472-475.

[xiv][67] Xem Biển-đức XVI., Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới 2007, 5: Insegnamenti, II, 2 (2006), 778.

[xv][68] Xem Gioan Phaolô II., Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới 2002, 4-7.12-15: AAS 94 (2002), 134-136.138-140; cùng tác giả, Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới 2004, 8: AAS 96 (2004), 119; cùng tác giả, Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới 2005, 4: AAS 97 (2005), 177-178; Biển-đức XVI., Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới 2006, 9-10: AAS 98 (2006), 60-61; cùng tác giả, Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới 2007, 5.14: sđd., 778.782-783.

[xvi][69] Xem Gioan Phaolô II., Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới 2002, 6: sđd., 135; Biển-đức XVI., Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới 2006, 9-10: sđd., 60-61.

[xvii][70] Xem Biển-đức XVI., Bài giảng trong thánh lễ ở „Islinger Feld“ tại Regensburg (12.09.2006): Insegnamenti II, 2 (2006), 252-256.

[xviii][71] Xem cùng tác giả, Tông thư Deus caritas est, 1: sđd., 217-218.

[xix][72] Gioan Phaolô II., Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 28: sđd., 548-550.

[xx][73] Phaolô VI., Thông điệp Populorum progressio, 19: sđd., 266-267.

[xxi][74] Như trên, 39: sđd., 276-277.

[xxii][75] Như trên, 75: sđd., 293-294.

[xxiii][76] Xem Biển-đức XVI., Tông thư Deus caritas est, 28: sđd., 238-240.

[xxiv][77] Gioan Phaolô II., Thông điệp Centesimus annus, 59: sđd., 864.

[xxv][78] Xem Thông điệp Populorum progressio, 40.85: sđd., 277.298-299.

[xxvi][79] Như trên, 13: sđd., 263-264.

[xxvii][80] Xem Gioan Phaolô II., Tông thư Fides et ratio (14.09.1998), 85: AAS 91 (1999), 72-73.

[xxviii][81] Xem như trên, 83: sđd., 70-71.

[xxix][82] Biển-đức XVI., Bài thuyết trình ở đại học Regensburg (12.09.2006): Insegnamenti II, 2 (2006), 265.

[xxx][83] Xem Phaolô VI., Thông điệp Populorum progressio, 33, sđd., 273-274.

[xxxi][84] Gioan Phaolô II., Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới 2000, 15: AAS 92 (2000), 366

CHƯƠNG BA

TÌNH HUYNH ĐỆ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ

34. Tình yêu trong sự thật đặt con người trước kinh nghiệm ngỡ ngàng của quà tặng. Trong đời người, tính cách trao tặng nhưng không diễn ra dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên điểm này thường không được nhận ra, là bởi thói quen của ta hay nhìn sự việc bằng con mắt thuần tuý hiệu năng và thực dụng. Con người được tạo ra để trao tặng. Việc trao tặng nói lên chiều kích siêu việt và thể hiện chiều kích đó của họ. Đôi khi con người tân tiến ngày nay xác tín một cách lầm lẫn rằng, chính họ là mới là tác giả của họ, của cuộc sống họ và của xã hội. Sự cao ngạo này là hậu quả của cái nhìn ích kỉ tự đóng kín nơi mình và nó có liên quan – nói theo ngôn ngữ đức tin – tới tội nguyên tổ. Giáo hội khôn ngoan luôn đề nghị rằng, cũng cần phải để í đến các tội nguyên tổ khi cắt nghĩa các thực tại xã hội và khi xây dựng xã hội: „Vì không nhận ra con người là một thực thể bị thương tích và dễ chiều theo sự dữ, nên xẩy ra nhiều lỗi lầm gia trọng trong các lãnh vực giáo dục, chính trị, hành động xã hội và đạo đức“ [85]. Kinh tế cũng là một lĩnh vực xưa nay phản ảnh nhiều hậu quả tai hại của tội lỗi. Điều này chúng ta cũng nhận thấy rõ ngay trong thời đại đang sống. Cái xác tín cho rằng, chỉ mình là đủ chẳng cần nhờ ai khác, và tự mình có thể giải quyết được sự dữ có mặt trong lịch sử, đã cám dỗ con người chạy tìm hạnh phúc và cứu độ trong các hình thái nội tại của dư đầy vật chất và của việc dấn thân xã hội. Thêm nữa, việc nhất nhất cho rằng, kinh tế phải được độc lập và đứng ngoài mọi „ảnh hưởng“ đạo đức đã đẩy con người đi tới việc lạm dụng dụng cụ kinh tế và đưa nó đến chỗ phá hoại. Về lâu về dài, những xác tín đó sẽ dẫn tới những hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị bóp chết tự do của cá nhân và của các nhóm xã hội, và chính vì vậy mà các hệ thống này không thể có khả năng mang lại công lí như đã hứa. Bằng cách đó, người ta lột mất hi vọng kitô giáo ra khỏi lịch sử [86], điều này tôi đã viết trong tông thư Spe salvi trước đây. Hi vọng kitô giáo là một tiềm năng sức mạnh giúp cho sự phát triển toàn diện của con người và nó chỉ có được trong tự do và công lí. Hi vọng động viên lí trí và giúp cho lí trí sức mạnh để hướng dẫn í chí [87]. Hi vọng đã có sẵn trong đức tin và nó được chính đức tin đánh thức dậy. Tình yêu trong sự thật được nuôi dưỡng từ hi vọng và đồng thời nhờ hi vọng mà ta nhận ra được nó. Vì chưng hi vọng là một quà tặng hoàn toàn nhưng không của Thiên Chúa, nên nó đi vào cuộc đời ta như một cái gì nhưng không, nó vượt lên trên mọi quy luật công lí. Tự bản chất, quà tặng vượt trên mọi công trạng, và qui luật của nó là sự dư đầy. Nó xuất hiện trong tâm ta như dấu chỉ hiện hữu của Thiên Chúa trong ta và như sự chờ đợi của Người nơi ta. Thánh An-tịnh (Augustinus) dạy: Sự thật, cũng là một quà tặng như tình yêu, lớn hơn ta [88]. Cả sự thật về chính chúng ta và về sự nhận thức của chúng ta cũng là một món quà ta „nhận được“ từ trời cao. Lí do là vì trong mỗi diễn tiến nhận thức, sự thật không được chúng ta tạo ra, nhưng nó luôn được chúng ta khám phá ra, hay nói khác đi, được chúng ta đón nhận vào. Sự thật, cũng như tình yêu, không tới từ „tư duy và í muốn, nhưng nó gần như toả chụp xuống trên con người“ [89].

Vì tình yêu trong sự thật là một món quà ai cũng nhận được, nên nó là một sức mạnh xây dựng cộng đoàn, nó kết hợp con người lại với nhau vượt trên mọi biên cương và rào cản. Chính chúng ta có thể tạo ra được một cộng đoàn con người. Nhưng chỉ với sức mình mà thôi, chúng ta chẳng bao giờ có thể tạo nên một cộng đoàn hoàn toàn đượm tình huynh đệ và thắng vượt mọi ngăn cách, nghĩa là tạo nên một cộng đoàn hoàn vũ thật sự. Một kết hợp nhân loại thật sự huynh đệ và vượt qua mọi ngăn cách chỉ hình thành qua Lời mời gọi của Thiên Chúa Tình Yêu. Khi bàn về câu hỏi quyết định này, một mặt chúng ta phải xác định rõ rằng, lô-gíc của quà tặng không loại trừ công lí hay lô-gíc đó là cái gì từ ngoài được thêm vào sau cho công lí, và mặt khác, để có được một bộ mặt thật sự người, cuộc phát triển kinh tế, xã hội và chính trị phải có chỗ cho tình huynh đệ, nghĩa là phải tuân theo nguyên tắc bất vụ lợi.

35. Khi con người còn tin tưởng nhau thì thị trường là định chế kinh tế tạo sự gặp gỡ giữa những con người làm kinh tế, họ tương giao với nhau bằng một khế ước và trao đổi hàng hoá và dịch vụ với nhau hầu thoả mãn nhu cầu và mong ước của họ. Thị trường chịu sự chi phối của cái gọi là công lí cân bằng, đó là các nguyên tắc quy định những trao đổi giữa các chủ thể đồng cân nhau. Nhưng học thuyết xã hội của Giáo hội thì lại không ngừng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công lí phân phối và công lí xã hội cho chính nền kinh tế thị trường, không phải chỉ vì nền kinh tế này bị ràng buộc trong màng lưới của một môi trường xã hội và chính trị lớn hơn, mà cũng còn là vì mạng lưới tương giao, trong đó diễn ra những hoạt động của kinh tế thị trường. Thật vậy, nếu thị trường được thả mặc cho nguyên tắc ngang giá của các hàng hoá trao đổi, thì nó sẽ không đủ khả năng tạo liên kết xã hội, một sự liên kết rất cần thiết cho việc vận hành của kinh tế thị trường. Nếu thiếu những lối hành xử dựa trên niềm tin tưởng và đoàn kết lẫn nhau, thị trường hẳn sẽ không thể hoàn thành vai trò kinh tế của nó. Hiện nay chúng ta đã mất niềm tin tưởng lẫn nhau này, và đây là một mất mát trầm trọng.

Giáo chủ Phaolô VI trong thông điệp Populorum progressio đã nhấn mạnh cách đúng đắn rằng, lối hành xử công bằng phổ cập hiện nay có lợi cho chính nền kinh tế, bởi vì các nước giàu là những kẻ đầu tiên hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của các nước nghèo mang lại [90]. Qua đó, với những trợ giúp của các nước, những chệch hướng được kịp thời điều chỉnh. Người nghèo không được coi là một „gánh nặng“ [91], nhưng họ là một tài nguyên, dù ta nhìn họ với con mắt thuần tuý kinh tế. Ở đây, phải bác bỏ ngay quan điểm sai trái cho rằng, từ cơ cấu của nó, nền kinh tế thị trường cần có một tỉ lệ nghèo đói và chậm tiến nào đó thì nó mới phát huy được hết tác dụng. Vì lợi ích của mình, thị trường hỗ trợ cho việc giải phóng con người. Nhưng thị trường tự nó không thể đạt được mục tiêu này, vì đây là mục tiêu vượt ra ngoài khả năng của nó. Vì thế, thị trường phải cần tới lực đạo đức của những chủ thể khác có khả năng tạo ra được sự giải phóng đó.

36. Đời sống kinh tế không thể giải quyết được mọi vấn đề xã hội bằng cách quảng bá thật rộng rãi lối tư duy thương mại. Tư duy này cần phải hướng về mục tiêu công ích. Đây cũng là mục tiêu mà cộng đoàn chính trị nhất thiết phải hướng đến. Vì thế, cần hiểu rằng, xã hội sẽ bị xáo trộn trầm trọng, nếu có sự tách rời giữa kinh tế và chính trị. Hai lĩnh vực này liên quan với nhau, chứ không như người ta tưởng, là kinh tế có nhiệm vụ làm ra của cải, còn chính trị có nhiệm vụ kiến tạo công bằng qua các biện pháp phân phối của cải.

Từ xưa nay, Giáo hội không bao giờ cho rằng, làm kinh tế là phản lại xã hội. Tự thân thị trường không phải là chỗ để người giàu hiếp đáp kẻ nghèo, và nó cũng không được phép hướng vào mục tiêu đó. Xã hội chẳng cần phải lo tự bảo vệ mình trước thị trường, như thể sự phát triển của thị trường đương nhiên sẽ phá hoại các tương giao đích thực giữa người và người. Đúng là thị trường có thể hướng về đàng xấu, lí do không phải tự bản chất nó là xấu, nhưng vì nó có thể bị lèo lái bởi một í thức hệ nào đó. Không được quên rằng, chẳng có thứ thị trường nào nguyên chất cả. Khung cảnh văn hoá địa phương ảnh hưởng trên dạng hình và hướng đi của mỗi thị trường. Vì là phương tiện, nên kinh tế và tài chánh có thể bị lạm dụng, nếu như người trách nhiệm chỉ hành động theo lợi ích riêng. Như vậy, những phương tiện tự thân chúng là tốt có thể trở thành những phương tiện mang lại điều hại. Tuy nhiên, đấy là do hệ quả của lí trí vẫn đục con người, chứ không phải do tự thân các phương tiện. Vì vậy, chúng ta phải kêu gọi tới lương tâm đạo đức cũng như trách nhiệm cá nhân và xã hội của con người, chứ chẳng phải kêu gào phương tiện.

Học thuyết xã hội của Giáo hội cho rằng, con người có thể tương giao trong tình huynh đệ và tương trợ đoàn kết với nhau cả trong lòng kinh tế thị trường, chứ không chỉ ngoài hay „sau“ lĩnh vực đó. Kinh tế tự nó chẳng vô đạo, bất nhân hay phản xã hội gì cả. Kinh tế là hành vi con người, và vì nó mang tính người, nên nó phải được cơ cấu hoá và định chế hoá theo những khía cạnh đạo đức.

Trước mắt chúng ta là cả một thử thách lớn. Thử thách tạo ra do các vấn nạn của phát triển trong thời toàn cầu hoá, và thử thách này đã trở nên gia trọng do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay: Trong các quan hệ làm ăn kinh tế, chúng ta không được để cho suy nghĩ và hành động mình lơ là trước các nguyên tắc đạo đức truyền thống như trong sáng, thành thật và trách nhiệm, mà còn hơn nữa phải đổ tình huynh đệ vào đó bằng cách biết cho đi một cách nhưng không với tinh thần quà tặng. Đó là một yêu sách cho con người hôm nay, mà cũng là yêu sách cho chính tư duy kinh tế. Và đó đồng thời cũng là một yêu sách của tình yêu và sự thật.

37. Học thuyết xã hội của Giáo hội luôn luôn khẳng định, công lí phải hiện diện trong mọi công đoạn của sinh hoạt kinh tế, là vì sinh hoạt này luôn gắn liền với con người và với nhu cầu của họ. Từ khâu tìm tài nguyên, xuất vốn, sản xuất, tiêu thụ cho đến mọi giai đoạn khác, tất cả nhất nhất đều dẫn tới hệ quả đạo đức. Do vậy, mọi quyết định kinh tế đều hàm chứa một hậu quả đạo đức. Điểm này các khoa học xã hội và nền kinh tế ngày nay cũng đều xác nhận. Có lẽ trước đây người ta nghĩ rằng, kinh tế chỉ có nhiệm vụ tạo ra của cải, còn việc phân phối là nhiệm vụ của chính trị. Ngày nay, khó mà nghĩ được như thế, bởi vì sinh hoạt kinh tế đã vượt ra ngoài các biên cương quốc gia, trong khi quyền uy của các chính phủ thì vẫn chỉ hạn chế trong một vùng địa phương. Vì vậy, các quy luật đạo đức phải được tuân giữ ngay từ đầu khi tiến trình kinh tế đang khởi sự, chứ không phải đợi cho đến khi đã bắt đầu hay đã xong. Hơn nữa, cần phải tạo không gian cho những sinh hoạt kinh tế, trong đó người làm kinh tế tuy hành động của họ không nhắm vào lợi nhuận thuần tuý nhưng vẫn muốn tiếp tục tạo ra được những giá trị kinh tế. Nhiều hình thái kinh tế, hoặc do tôn giáo hay không do tôn giáo chủ xướng, cho thấy điểm trên đây là điều chắc chắn có thể thực hiện được.

Trong thời đại toàn cầu hóa, nhiều mô thức cạnh tranh làm cho nền kinh tế bị tổn thương, và những mô thức này bị chi phối bởi các nền văn hoá rất khác nhau. Từ đó sinh ra nhiều cung cách kinh doanh làm ăn, nhưng điểm chung của chúng là hướng về công lí cân bằng. Đời sống kinh tế hẳn cần có những giao kèo khế ước để quy định việc trao đổi giữa các giá trị tương ứng. Cũng cần có những luật lệ và guồng máy chính trị để phân phối, và ngoài ra cần có những công trình mang tinh thần trao tặng. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, lô-gíc của việc trao đổi hàng hoá theo khế ước đồng thuận giữa hai đối tác xem ra nắm ưu thế. Nhưng thực tế cho thấy, trực tiếp hay gián tiếp, nền kinh tế cũng cần tới hai loại hình kia, đó là lô-gíc chính trị và lô-gíc trao tặng bất vụ lợi.

38. Vị tiền nhiệm của tôi Gio-an Phao-lô II cũng đã nhắc tới vấn nạn đó trong thông điệp Centesimus annus, khi ngài nói tới sự cần thiết của một hệ thống với ba chủ thể: thị trường, nhà nước và xã hội dân sự [92]. Ngài nhìn thấy xã hội dân sự là nơi thích hợp nhất cho một nền kinh tế trao tặng và huynh đệ, nhưng điều đó không có nghĩa là ngài loại trừ huynh đệ và trao tặng ra khỏi hai chủ thể kia. Ngày nay chúng ta có thể nói, đời sống kinh tế phải được hiểu là một thực tại đa chiều: Trong mọi chiều đó, nhiều hay ít và dưới những dạng thái cá biệt, không thiếu khía cạnh huynh đệ. Trong thời toàn cầu hoá, sinh hoạt kinh tế không thể chối từ việc trao tặng nhưng không. Việc trao tặng này quảng bá và nuôi sống tinh thần đoàn kết lẫn í thức trách nhiệm hướng tới công bằng và công ích nơi các đối tác và chủ thể khác nhau của kinh tế. Đây rốt cuộc là một hình thái Dân chủ kinh tế cụ thể và sâu xa. Đoàn kết trước hết có nghĩa là mọi người đều cảm thấy có trách nhiệm đối với nhau [93], và vì thế không thể phó mặc chuyện đoàn kết cho nhà nước được. Trước đây, có thể người ta nghĩ, mình phải lo cho có công lí trước đã, rồi sau đó mới chế thêm chút vô vụ lợi vào. Nhưng ngày nay phải công nhận rằng, nếu không có tinh thần bất vụ lợi thì cũng không thể có được công lí. Vì thế, cần phải có một thị trường, trong đó các công ti có thể tự do hướng theo những mục tiêu kinh doanh khác nhau và trong cùng những điều kiện như nhau. Bên cạnh những xí nghiệp tư nhân và các loại công ti quốc doanh khác nhau hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận, cũng nên có chỗ hoạt động cho những tổ chức sản xuất với những mục tiêu hỗ tương và xã hội. Sự gặp gỡ giữa các loại hình kinh doanh này trên thị trường hi vọng sẽ làm nẩy sinh những cách thức kinh doanh hỗn hợp, từ đó dần tạo cho nền kinh tế có bộ mặt văn minh. Trong trường hợp này, tình yêu trong chân lí có nghĩa là cung cấp thêm cho thị trường những hình thái kinh doanh, dù vẫn tiếp tục với lợi nhuận, nhưng với những tiêu đích vượt ra khỏi vòng tư lợi.

39. Trong thông điệp Populorum progressio giáo chủ Phao-lô VI cổ xuý cho việc hình thành một nền kinh tế thị trường, trong đó có khuynh hướng dần mở ra không gian hoạt động cho mọi dân tộc, chứ không riêng gì các nước giàu sẵn phương tiện và khả năng. Ngài đòi hỏi phải làm sao tạo cho được một thế giới có bộ mặt nhân bản hơn cho tất cả mọi người, một thế giới „trong đó tất cả mọi người có thể cho và nhận, và tiến bộ của người này không là vật cản cho sự phát triển của người khác“ [94]. Như vậy là ngài đã kéo những yêu sách và mục tiêu của tông thư Rerum novarum lên bình diện hoàn vũ. Rerum novarum xuất hiện trong thời cách mạng kĩ nghệ và là câu trả lời cho cuộc cách mạng đó. Tông thư này nói tới nhu cầu can thiệp của nhà nước (mang vai trò) phân phối để tiếp tục giữ cho xã hội có được trật tự. Quả thật đấy là một tư tưởng khá tiến bộ trong thời đó. Nhưng ngày nay, trước tiến trình mở cửa của thị trường và của các nhóm xã hội, cái nhìn đó không những bị đặt lại vấn đề mà còn tỏ ra bất cập và không thể đáp ứng cho một nền kinh tế hoàn toàn nhân bản. Những gì học thuyết xã hội của Giáo hội, xuất phát từ cái nhìn về con người và xã hội, trước đây luôn chủ trương thì vẫn cần thiết cho ngày hôm nay với những biến chuyển mạnh do tiến trình toàn cầu hoá tạo nên.

Nếu lô-gíc thị trường và lô-gíc nhà nước cùng nắm tay nhau để giữ độc quyền trên phạm vi ảnh hưởng của mình, thì về lâu về dài sự đoàn kết giữa những người dân, sự chia sẻ và tham gia của họ cũng như việc hành động bất vụ lợi sẽ biến mất. Đoàn kết, tham gia, chia sẻ, trao tặng là những gì khác với lô-gíc của nguyên tắc trao đổi thông thường vốn đặt trên căn bản „Cho để được lại“. Chúng cũng khác với lối hành xử công do luật pháp quốc gia đặt ra: „Cho vì nghĩa vụ“. Để vượt thắng chậm tiến, cần phải hành động để không những cải tiến việc trao đổi hàng hoá và hệ thống trợ cấp xã hội, mà nhất là để dần dà mở ra không gian cho những sinh hoạt kinh tế toàn cầu mang tính cộng đồng và bất vụ lợi. Tinh thần xã hội sẽ rã tan, nếu thị trường và nhà nước cùng nhau tay trong tay khư khư nắm giữ độc quyền. Những hình thái kinh tế đoàn kết mọc lên từ đất màu xã hội dân sự và không chỉ đóng khung trong đám đất này mà thôi, trái lại, sẽ tạo ra đoàn kết. Không có loại thị trường nào cho việc trao tặng bất vụ lợi, và luật pháp cũng không tạo ra được tinh thần bất vụ lợi. Tuy nhiên, cả thị trường lẫn nhà nước đều cần những con người sẵn sàng hi sinh cho kẻ khác.

40. Những động năng kinh tế quốc tế hiện nay, với những biến dạng và bất cập của chúng, đòi hỏi phải thay đổi tận căn quan niệm của chúng ta về công ti. Các loại hình kinh doanh cũ đang đi vào chấm dứt. Và ta sẽ thấy những loại hình kinh doanh mới đầy triển vọng rồi sẽ mọc lên. Một trong những nguy cơ lớn nhất là các công ti hầu như chỉ trách nhiệm với những nhà đầu tư mà thôi, và vì thế, rốt cuộc chúng dần mất í nghĩa đối với xã hội. Trước đà mở rộng của các công ti và sự gia tăng nhu cầu vốn, càng ngày càng có ít công ti lệ thuộc vào một doanh nhân nhất định, doanh nhân này lại cảm thấy mình có trách nhiệm cho hoạt động và thành quả lâu dài – chứ không chỉ trong giai đoạn – của công ti mình, và càng ngày càng hiếm công ti chịu ở lại lâu dài trong một vùng nào đó. Ngoài ra, việc di dời địa bàn sản xuất có thể làm cho nhà kinh doanh vì quyền lợi của các cổ đông – những người này giờ đây không bị trói buộc vào một nơi nhất định và vì thế rất dễ dàng chuyển dịch - mà đâm ra giảm đi í thức trách nhiệm của mình đối với công nhân, các hãng xưởng cung cấp, những người tiêu thụ, với môi trường và với quần thể xã hội lớn hơn. Ngày nay thị trường tư bản quốc tế quả thật đang cung cấp cho ta một không gian hoạt động rộng lớn. Nhưng đối lại, các công ti đồng thời cũng ngày càng í thức hơn rằng, mình phải có một „trách nhiệm xã hội“. Cho dù không phải tất cả những í niệm đạo đức hiện đang được bàn cãi liên quan đến trách nhiệm xã hội của công ti đều hợp với quan điểm học thuyết xã hội của Giáo hội, nhưng nhìn chung, ta thấy một í thức mới đang mở ra nơi giới lãnh đạo kinh doanh, là họ không thể chỉ quan tâm tới quyền lợi của người góp vốn mà thôi, mà còn phải lưu í đến những thành phần khác có liên hệ tới đời sống công ti, đó là các công nhân, khách hàng, hãng xưởng cung cấp phụ phẩm và dân chúng trong vùng. Trong những năm qua, chúng ta nhận thấy sự xuất hiện của một thành phần quản trị gia có tinh thần đại đồng, họ thường chỉ biết vâng lời chỉ thị của các chủ vốn là những kẻ quyết định đồng lương của họ, mà chủ vốn ở đây thường là những quỹ vô danh. Nhưng ngày nay cũng có nhiều quản trị gia có tầm nhìn xa nên càng ngày càng hiểu ra sự liên hệ sâu xa giữa công ti của họ và vùng hay những vùng nơi họ đặt bản doanh. Giáo chủ Phao-lô VI mời gọi chúng ta thật tình thử nghĩ xem, nếu vì lợi nhuận cá nhân mà người ta mang tư bản ra khỏi quốc gia mình, thì quốc gia đó sẽ bị thiệt hại như thế nào [95]. Giáo chủ Gio-an Phao-lô II nhận thấy, bên cạnh í nghĩa kinh tế, một cuộc đầu tư bao giờ cũng mang í nghĩa đạo đức [96]. Đấy là điều đúng cho cả ngày hôm nay. Điều này cần phải được nhấn mạnh, cho dù thị trường hiện nay đã được cởi trói và lối tư duy tân tiến nặng kĩ thuật có thể khiến cho con người hôm nay coi đầu tư là một diễn tiến thuần kĩ thuật, chứ không hẳn là một hành vi nhân sinh và đạo đức. Dĩ nhiên không thể chối cãi rằng, nhiều khi một nguồn vốn đầu tư ra ngoại quốc lại mang về nhiều điều tốt hơn là đầu tư tại quê hương. Tuy nhiên, phải quan tâm tới những đòi hỏi công bằng, chẳng hạn phải xem coi nguồn vốn đó xuất phát do đâu và đâu là những thiệt hại cho dân chúng địa phương, nếu vốn đó không được đầu tư vào chính nơi xuất phát của vốn [97]. Phải tránh việc dùng các nguồn vốn vào chuyện đầu cơ, cũng như tránh để sa vào cám dỗ nhắm chuyện ăn sổi, mà bỏ ra ngoài cái lợi về lâu về dài của công ti, cái lợi của đầu tư cho kinh tế thực tiễn và những cái lợi có thể có được cho các xứ kém phát triển nếu như ta biết dùng đầu tư của mình vào các nước đó. Cũng không thể chối cãi rằng, việc chuyển đầu tư ra ngoại quốc, nếu nó đi kèm với một phương án huấn luyện nhân sự tại chỗ, có thể mang lại lợi ích cho người dân bản xứ. Khắp nơi đâu cũng cần công ăn việc làm và kiến thức kĩ thuật. Nhưng không được phép di chuyển đầu tư chỉ vì nhắm tới những đút lót nào đó của chính quyền sở tại hay để bóc lột nhân công bản xứ, mà không màng tới việc tạo ra nơi đó những hệ thống sản xuất và phúc lợi cần thiết làm nền cho một phát triển lâu dài.

41. Trong khung cảnh này, cần phải nhắc nhở rằng, công việc kinh doanh mang nhiều í nghĩa và càng ngày chúng ta cần phải quan tâm hơn về điều đó. Cuộc thống trị lâu dài của cặp Thị trường – Nhà nước đã khiến chúng ta chỉ quen nghĩ tới hình ảnh một bên là doanh nhân theo kiểu tư bản và một bên là những người lãnh đạo các công ti quốc doanh nhà nước. Thật ra cần phải có một cái nhìn phân biệt về công việc kinh doanh. Điểm này xuất phát từ hệ luận của một lô nguyên do phi kinh tế. Trước khi là một nghiệp vụ, công việc kinh doanh mang một í nghĩa con người [98]. Nó là thành phần của bất cứ một công việc nào, nếu nó được nhìn như một „thao tác người“ (actus personae) [99]; vì thế cần giúp cho mỗi người lao động có được cơ hội và khả năng thực hiện phần đóng góp riêng tư của họ, để chính họ „nghĩ được rằng họ đang làm việc trong lãnh vực riêng của mình“ [100]. Không phải là chuyện tình cờ khi giáo chủ Phao-lô VI dạy: „Mỗi người, khi làm việc, là họ đang sáng tạo“ [101]. Chính vì để thoả mãn các đòi hỏi và phẩm giá người lao động cũng như các nhu cầu của xã hội nên mới nẩy sinh ra nhiều loại doanh nghiệp, chứ không phải chỉ có độc nhất hai loại „tư doanh“ và „quốc doanh“ mà thôi. Mỗi loại đòi hỏi và thực hiện một khả năng kinh doanh đặc biệt. Để tiến tới một nền kinh tế trong tương lai gần có thể phục vụ công ích quốc gia và hoàn vũ, cần phải quan tâm tới í nghĩa bao quát đó của hoạt động kinh doanh. Cái nhìn bao quát đó hỗ trợ cho việc trao đổi cũng như việc ảnh hưởng lên nhau giữa các loại hoạt động kinh doanh bằng cách hoán chuyển cho nhau khả năng vươn từ mục tiêu lợi nhuận sang hướng công ích và ngược lại, chuyển từ lãnh vực công sang lãnh vực xã hội dân sự, chuyển từ những vùng kinh tế phát triển sang những nước chậm phát triển.

Cả „quyền uy chính trị“ cũng có nhiều nghĩa. Ta không được quên điều này trên bước đường kiến tạo một nền kinh tế - sản xuất nhằm phục vụ con người và có tinh thần trách nhiệm xã hội. Trên khắp thế giới người ta cố gắng phân biệt và cưu mang các loại hoạt động kinh tế như thế nào, thì các loại uy quyền chính trị tác động trên nhiều cấp độ khác nhau cũng phải được xem xét phân biệt và cưu mang như thế. Việc toàn cầu hoá kinh tế hiện nay không loại trừ vai trò của các quốc gia. Trái lại nó thúc đẩy các chính quyền phải cộng tác với nhau chặt chẽ hơn. Minh triết và khôn ngoan dạy ta đừng vội hô hào việc xoá bỏ nhà nước. Trước nhu cầu giải quyết cơn khủng hoảng hiện nay, ta thấy vai trò của nhà nước lớn lên thay vì nhỏ lại, vì nó đang dành lại nhiều quyền hạn trước đây đã mất. Cũng có những quốc gia, trong đó cuộc phát triển trước sau vẫn tuỳ thuộc vào việc xây dựng thành công hoặc tái xây dựng lại chính quyền. Như vậy, khi giúp giải quyết những vấn đề kinh tế hiện nay, các trợ giúp quốc tế nên được thực hiện trong khung cảnh một kế hoạch đoàn kết, hầu giúp cho các quốc gia kém may mắn này có được những hệ thống hiến pháp, luật pháp và hành chánh vững mạnh. Bên cạnh trợ giúp kinh tế, cần có sự hỗ trợ để giúp cho nhà nước pháp quyền có được những bảo đảm tự thân, có được một hệ thống công quyền hữu hiệu, áp dụng một chế độ nhà tù biết tôn trọng nhân quyền và có được những định chế thật sự dân chủ. Nhà nước không bắt buộc phải đặt trọng tâm đồng một lúc trên mọi lĩnh vực: Giúp đỡ để kiện toàn hệ thống hiến pháp non yếu có thể là phương cách tuyệt hảo thúc đẩy các lĩnh vực khác như văn hoá, xã hội, vùng địa dư hay tôn giáo phát triển song song. Việc nối kết uy quyền chính trị ở cấp địa phương, nối kết uy quyền chính trị của xã hội dân sự cấp quốc gia và quốc tế, nối kết uy quyền chính trị của cộng đồng siêu quốc gia và hoàn vũ cũng là một trong những con đường chính để có thể xoay chiều tiến trình toàn cầu hoá kinh tế. Nối kết đó cũng là cách cản ngăn không để cho tiến trình này phá vỡ mất những nền tảng của dân chủ.

42. Thỉnh thoảng đây đó người ta nhìn toàn cầu hoá như một cái gì mang tính định mệnh. Họ xem như thể biến cố này được tạo ra bởi những sức mạnh vô danh và bởi những cơ cấu vượt ngoài sự kiểm soát của í chí con người [102]. Ở đây cần nhớ rằng, toàn cầu hoá đúng là một tiến trình kinh tế xã hội, nhưng đó không phải là chiều kích duy nhất. Đàng sau tiến trình rất dễ nhận ra đó là một nhân loại đang càng ngày càng liên thuộc vào nhau. Nhân loại này bao gồm các cá nhân và dân tộc, họ tất cả có thể hưởng lợi và có thể lợi dụng tiến trình đó để phát triển[103], bởi vì cá nhân lẫn tập thể đều phải mang lấy trách nhiệm riêng của mình. Việc xoá bỏ các biên giới không chỉ là chuyện vật chất, nhưng cũng là một vấn đề văn hoá, nếu xét theo những lí do và hệ quả của nó. Nếu hiểu toàn cầu hoá là định mệnh, ta sẽ không có được các yếu tố để đánh giá và sẽ không xác định được hướng đi của nó. Toàn cầu hoá là một thực tại con người với đàng sau nó là bao nhiêu khuynh hướng văn hoá khác nhau, nên cần phải nghiên cứu xem xét cẩn thận. Sự thật của tiến trình toàn cầu hoá và yếu tố đạo đức nền tảng của nó nằm sẵn trong sự hợp nhất của gia đình nhân loại và trong tính hướng thiện của nó. Vì thế, phải không ngừng nỗ lực để sao cho tiến trình hội nhập toàn cầu hướng tiến về phía nhân vị và cộng đồng cũng như hướng tới một nền văn hoá mở ra với siêu việt.

Mặc dầu có một vài chiều hướng bất cập xuất phát từ cơ cấu - những chiều hướng ta không thể chối cãi mà cũng không nên tuyệt đối hoá chúng, „toàn cầu hoá tự căn bản không tốt mà cũng chẳng xấu. Xấu hay tốt là tuỳ theo cách con người vận dụng nó» [104]. Chúng ta không được trở thành nạn nhân, mà phải là chủ nhân, bằng cách dùng lí trí để vận dụng nó và lấy yêu thương lẫn sự thật làm đuốc soi cho hành động mình. Nhắm mắt chống lại là thái độ không phải. Phản ứng theo tiên kiến này rốt cuộc làm cho chúng ta không nhận ra được mặt tích cực của toàn cầu hoá, và như vậy có nguy cơ để mất đi cơ hội lớn với những khả thể phát triển trong đó. Một tiến trình toàn cầu hoá được thực thi với kế hoạch đúng đắn sẽ là một cơ hội tái phân phối của cải thế giới lớn như chưa từng có. Nhưng nếu tiến trình này không được vận dụng cách tốt đẹp, thì nó có thể lại làm gia tăng nghèo đói và bất công cũng như sẽ đưa tới một khủng hoảng cho toàn thế giới. Cần phải hàn gắn những thiếu sót của tiến trình, những thiếu sót đào sâu hố chia rẽ giữa các dân tộc và ngay trong một dân tộc, và đừng để việc phân phối của cải trở thành một phân phối đói nghèo hay làm gia tăng đói nghèo, như lối hành xử bất cập hiện nay có nguy cơ dẫn đến. Có một thời gian dài người ta đã nghĩ, các dân tộc nghèo phải ở lại một thời gian trong giai đoạn chậm tiến và nên hài lòng với việc đưa tay ra nhận viện trợ tình thương của các dân tộc đã phát triển. Trong thông điệp Populorum progressio giáo chủ Phao-lô VI đã chống lại não trạng suy nghĩ đó. Ngày nay, tiềm năng các khả thể vật chất nhằm giúp cho các dân tộc này thoát khỏi nạn nghèo đói quả lớn hơn xưa, nhưng những tiềm năng đó hầu hết lại rơi vào tay các dân tộc đã phát triển, thông qua tiến trình tự do hoá việc chu chuyển tài chánh và lao động do họ chủ trương. Như vậy, đừng dùng những dự án ích kỉ và bảo hộ mậu dịch hay dùng lợi ích cá nhân để ngăn chặn sự gia tăng phúc lợi thế giới. Muốn giải quyết khủng hoảng hiệu quả, cần phải để cho các nước đang phát triển và mới phát triển cùng ngồi vào chung bàn. Những thay đổi của toàn cầu hoá sẽ tạo ra nhiều khó khăn và nguy cơ lớn. Để thắng vượt chúng, cần phải có một tấm lòng nhân bản và đạo đức; tấm lòng này sẽ đưa chính toàn cầu hoá ra khỏi vực thẳm để tiến lên hướng nhân bản liên đới. Tiếc rằng nó thường bị khoả lấp hoặc chèn ép bởi những lối nhìn văn hoá-đạo đức thấm đượm tinh thần cá nhân chủ nghĩa và thực dụng. Toàn cầu hoá là một hiện tượng đa tầng và mang nhiều chức năng, cần phải tìm hiểu nó trong những khác biệt và nơi tổng hợp mọi chiều kích - kể cả chiều kích thần học. Điều này sẽ cho phép chúng ta định hướng cuộc toàn cầu hóa nhân loại và sống nó trong tinh thần tương giao, cộng đoàn và chia sẻ.

_________________________________

[85] Sách Giáo lí của Giáo hội công giáo, Số 407, xem Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Centesimus annus, 25: sđd, 822-824.

[86] Xem số 17: AAS 99 (2007), 1000.

[87] Xem như trên, 23: sđd, 1004-1005.

[88] Thánh An-tịnh bàn thấu đáo giáo lí này trong cuộc đối thoại về í chí tự do (De libero arbitrio II 3,8ff). Ngài nói về một „í nghĩa nội tại“ hiện diện trong tâm hồn con người. Í nghĩa này bao gồm nơi một hành vi được tạo nên không do những chức năng thông thường của lí trí; một hành vi không phản hồi và đồng thời mang tính bản năng, qua đó lí trí, do í thức được tình trạng chóng qua và dễ sai lầm của mình, chấp nhận có sự hiện hữu của một cái gì đời đời, tuyệt đối đúng và tuyệt đối chắc chắn. Thánh An-tịnh đôi khi gọi cái chân lí nội tại đó là Thiên Chúa (Bekenntnisse X, 24,35; Bekenntnisse VII, 18,24; XI, 2,4).

[89] Biển-đức XVI, Tông thư Deus caritas est, 3: sđd, 219.

[90] Xem số 49: sđd, 281.

[91] Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Centesimus annus, 28: sđd, 827-828.

[92] Xem số 35, sđd, 836-838.

[93] Xem Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 38: sđd, 565-566.

[94] Số 44, sđd, 279.

[95] Xem như trên, 24: sđd, 269

[96] Xem Thông điệp Centesimus annus, 36: sđd, 838-840

[97] Xem Phao-lô VI, Thông điệp Populorum progressio, 24: sđd, 269.

[98] Xem Gioa-an Phaolô II, Thông điệp Centesimus annus, 32: ntd, 832-833; Phao-lô VI, Thông điệp Populorum progressio, 25: ntd, 269-270.

[99] Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Laborem erxercens, 24: ntd, 637-638.

[100] Như trên, 15: ntd, 616-618.

[101] Thông điệp Populorum progressio, 27: ntd, 271.

[102] Xem Bộ giáo lí đức tin, Huấn thị về tự do kitô giáo và giải phóng, Libertatis conscientia (22.03.1986), 74: AAS 79 (1987), 587.

[103] Xem Gio-an Phao-lô II, Bài phỏng vấn của nhật báo „La Croix“ ngày 20 tháng 8 năm 1997.

[104] Gio-an Phao-lô II, Diễn văn trước Viện giáo chủ về khoa học xã hội (27.04.2001); Insegnamenti, XXIV, I (2001), 800.

CHƯƠNG BỐN

PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC, QUYỀN VÀ BỔN PHẬN, MÔI TRƯỜNG

43. „Tình liên đới nhân loại không những đem lại lợi ích cho chúng ta, mà nó còn là một bổn phận“ [105]. Nhiều người ngày nay tự cho rằng, họ chẳng mắc nợ ai ngoài chính họ. Họ bảo, chỉ cần quyền hành, do đó trong họ thường thiếu mất í thức trách nhiệm về sự phát triển toàn diện của chính mình và của những người khác. Vì vậy, điều quan trọng là cần làm sao để họ hiểu được rằng, quyền giả thiết bổn phận, nếu thiếu bổn phận, quyền sẽ trở thành chuyên quyền [106]. Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến một nghịch lí khó chịu. Trong khi người ta một mặt đòi cho mình những quyền giả định mang tính độc đoán và hưởng thụ, với cớ rằng, những quyền này đã được cơ cấu nhà nước công nhận và hỗ trợ, thì mặt khác, người ta lại chối bỏ và vi phạm những quyền căn bản nơi một số lớn nhân loại [107]. Có một liên hệ dễ nhận ra giữa một bên là đòi quyền được sống trong dư đầy, hay nói thẳng ra, được tự do phạm pháp và ăn chơi phung phí nơi các xã hội giàu với một bên là sự thiếu thốn của ăn, nước uống, học vấn hoặc chăm sóc i tế cơ bản nơi những vùng kém phát triển trên thế giới cũng như những vùng ngoại ô của các đô thị lớn. Gốc rễ của liên hệ đó là, khi các quyền cá nhân không còn được đóng khung trong các bổn phận tạo í nghĩa nữa, thì chúng sẽ trở nên thác loạn và không ngừng đưa ra những đòi hỏi vô giới hạn và vượt mọi tiêu chuẩn. Quá lạm quyền đưa tới việc buông thả bổn phận. Bổn phận giới hạn quyền, bởi vì nó đưa quyền vào khung nhân học và đạo đức mà quyền vốn dĩ là một thành phần trong đó, và nhờ khung này, quyền không trở thành chuyên quyền. Như vậy, bổn phận củng cố, bảo vệ và thăng tiến các quyền trong công tác phục vụ điều thiện của chúng. Ngược lại, nếu nền tảng các quyền của con người chỉ là kết quả của các nghị quyết buổi họp, thì chúng có thể bị sửa đổi bất cứ lúc nào, và như vậy, í thức coi trọng và tuân giữ quyền nơi người dân sẽ giảm. Các chính phủ và tổ chức quốc tế, vì vậy, có thể phớt lờ tính khách quan và „bất khả xâm phạm“ của quyền. Một khi điều này xẩy ra, công cuộc phát triển thật sự của các dân tộc sẽ lâm nguy [108]. Kiểu suy nghĩ và hành động đó sẽ làm giảm uy tín của các cơ quan quốc tế, đặc biệt dưới con mắt các dân tộc đang cần phát triển nhất. Các dân tộc này đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm giúp họ, phải là những „kĩ sư xây dựng“ [109] cho số phận của họ, nghĩa là chính họ, họ cũng nhận lấy phần trách nhiệm của mình. Việc chia sẻ những bổn phận qua lại có sức huy động mạnh hơn là chỉ đòi hỏi quyền suông.

44. Quan niệm về quyền và bổn phận trong phát triển cũng phải quan tâm đến các vấn đề liên quan tới việc phát triển dân số. Đây là một khía cạnh rất quan trọng của sự phát triển đích thực, vì nó liên hệ tới các giá trị bất khả nhượng của sự sống và của gia đình [110]. Thật sai lầm khi coi sự gia tăng dân số là nguyên do chính của kém phát triển – dù nhìn dưới khía cạnh kinh tế . Cứ nhìn vào việc giảm số tử vong sơ sinh và tăng tuổi thọ trung bình trong các xã hội mới phát triển kinh tế và vào những dấu hiệu khủng hoảng nơi một số xã hội đang sút giảm trầm trọng về sinh số thì đủ rõ. Giáo hội, vốn ưu tư tha thiết với sự phát triển đích thực của con người, khuyên họ hãy tôn trọng tối đa các giá trị con người và những giá trị trong quan hệ tình dục: Chúng ta không thể hạ tình dục xuống thành một thứ hành vi lạc thú hay giải trí thuần tuý, cũng như không thể biến việc giáo dục sinh lí thành ra một thứ hướng dẫn kĩ thuật, với quan tâm duy nhất là để tránh lây nhiễm bệnh hay để tránh „nguy cơ“ truyền sinh. Làm như thế là khinh thường và làm nghèo đi í nghĩa sâu xa của tình dục, một khía cạnh cuộc sống mà lẽ ra mỗi người và cả xã hội phải công nhận và đón nhận trong trách nhiệm. Trách nhiệm cũng không cho phép ta coi tình dục chỉ là nguồn khoái cảm, như đã phản ảnh trong các biện pháp chính trị áp đặt trên kế hoạch hoá gia đình. Trong cả hai trường hợp, con người đều đứng trước những quan điểm vật chất và các phương cách thực hiện chính trị của chúng, và rốt cuộc họ phải đau khổ chịu đựng bạo lực dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy, để chống lại trong lĩnh vực này, chúng ta phải đặt trách nhiệm của gia đình ưu tiên [111] lên trên nhà nước và các biện pháp thuần tuý chính trị của nó, cũng như phải giúp cho các bậc cha mẹ có được một giáo dục thích hợp.

Hết lòng ủng hộ sự sống một cách có trách nhiệm về mặt đạo đức cũng là làm giàu cho xã hội và kinh tế. Cũng nhờ lượng dân đông và năng lực của họ mà những quốc gia lớn đã thoát ra được cảnh nghèo túng. Ngược lại, một số quốc gia trước đây giàu có nay đang rơi vào bất an – cũng có những trường hợp đã suy tàn – chỉ vì số sinh giảm, đây chính là một vấn nạn hệ trọng sinh tử của các xã hội giàu có hiện nay. Khi số sinh giảm, đôi khi làm cho dân số quốc gia xuống dưới mức độ tỉ lệ cho phép, hệ thống trợ cấp xã hội sẽ gặp khủng hoảng. Giảm sinh khiến chi phí tăng, hạn chế sự lưu hồi tiết kiệm và hậu quả là khan hiếm vốn đầu tư; nó làm giảm lượng lao động chuyên môn, làm cạn kiệt đi nguồn dự trữ „đầu óc“ cần thiết cho nhu cầu phát triển quốc gia. Ngoài ra, gia đình ít người, lắm khi quá ít người, sẽ tạo ra tình trạng khan hiếm quan hệ xã hội và không bảo đảm được những hình thái liên đới hữu hiệu. Hệ quả của các tình trạng này là triệu chứng giảm niềm tin vào tương lai và mỏi mệt về phương diện đạo đức. Vì thế, về mặt xã hội, và ngay cả mặt kinh tế, cần làm sao cho các thế hệ trẻ thấy được nét đẹp của gia đình và của hôn nhân cũng như thấy được rằng, hai định chế đó phù hợp với những nhu cầu thâm sâu nhất của tâm hồn và phẩm giá con người. Trong viễn tượng đó, các quốc gia được mời gọi đưa ra những biện pháp chính trị nhằm bảo vệ và hỗ trợ vị trí trung tâm của định chế gia đình dựa trên hôn nhân nam nữ, vốn là tế bào sự sống và căn bản của xã hội [112], bằng cách vừa quan tâm tới những vấn đề kinh tế và tài chánh vừa tôn trọng bản chất quan hệ của nó.

45. Việc đáp ứng những yêu sách đạo đức thâm sâu nhất của con người cũng đưa tới những ảnh hưởng quan trọng và tốt đẹp trên bình diện kinh tế. Để vận hành đúng đắn, kinh tế cần có đạo đức; không phải loại đạo đức nào bất kì, mà là thứ đạo đức thân thiện với con người. Ngày nay, người ta nói nhiều về đạo đức trong lãnh vực kinh tế, tài chánh và xí nghiệp. Những trung tâm nghiên cứu và những khoá huấn luyện đạo đức kinh doanh đã được mở ra. Trong thế giới các quốc gia tiền tiến đã có hệ thống cấp chứng chỉ đạo đức doanh nghiệp, tiếp theo sau sự có mặt của phong trào đòi các xí nghiệp phải có đạo đức xã hội. Các ngân hàng đưa ra những cái gọi là tài khoản và quỹ đầu tư „đạo đức“. Một „nền tài chánh đạo đức“ đã được thiết lập, đặc biệt nhờ vào việc cho vay những món tiền nhỏ, và thông dụng hơn, nhờ vào chương trình cấp vốn nhỏ. Các chiều hướng phát triển này quả đáng khen và cần được nâng đỡ. Một số vùng chậm tiến hơn trên thế giới cũng đã nhìn ra những ảnh hưởng tích cực của các chương trình trên. Tuy nhiên, cũng cần phải đặt ra một tiêu chuẩn phân biệt rõ ràng, là vì xem ra đã có sự bào mòn í nghĩa của tính từ „đạo đức“, ai ai cũng dùng nó, mà í nghĩa thì lại mông lung. Người ta có thể đi tới chỗ dùng từ ngữ này để làm bình phong cho những quyết định và nghị quyết đi ngược lại công lí và hạnh phúc thật sự của con người.

Quả thật, có nhiều điều được đánh giá tuỳ theo hệ thống đạo đức mà người ta quy chiếu. Ở điểm này, học thuyết xã hội của Giáo hội có một đóng góp đặc biệt. Học thuyết này coi con người được Thiên Chúa dựng nên theo „hình ảnh“ Người (St 1,27); từ căn bản này, con người có được một phẩm giá bất khả xâm phạm và những chuẩn mực đạo đức tự nhiên cũng có được giá trị siêu việt. Một nền đạo đức kinh tế không dựa trên hai cột trụ đó chắc chắn sẽ có nguy cơ biến chất đạo đức và sẽ bị biến thành phương tiện; nói đúng hơn, nó sẽ có cơ nguy trở thành phương tiện phục vụ nền kinh tế tài chánh đang có, chứ không phải là nhân tố giúp sửa chữa những thiếu sót của chúng. Và trong muôn một, nó rốt cuộc sẽ tìm cách biện minh cho việc tài trợ những chương trình và dự án phản đạo đức. Hơn nữa, cũng đừng lạm dụng từ „đạo đức“ trong chiều hướng í thức hệ, nghĩa là xem hễ sáng kiến nào không có cái đuôi „đạo đức“ thì bị đánh giá ngay là thiếu đạo đức. Không những phải cố gắng làm sao – và đây là điểm tối quan trọng! - để hình thành nên được những khu vực „đạo đức“ và những lãnh vực kinh tế hay tài chánh „đạo đức“, mà phải sao cho toàn nền kinh tế và toàn hệ thống tài chánh có được tính đạo đức, và không những đạo đức vì nhãn hiệu bên ngoài, mà còn vì tôn trọng những đòi hỏi từ nền tảng bản chất của nó. Về điểm này, giáo huấn xã hội mới nhất của Giáo hội đã nhắc nhở rất rõ là, toàn bộ nền kinh tế với mọi nhánh cành của nó đều chỉ là một phần lãnh vực hoạt động muôn vẻ của con người [113].

46. Khi nhìn vào các lãnh vực hàm chứa mối liên hệ giữa kinh doanh và đạo đức cũng như nhìn vào sự phát triển đang diễn ra của hệ thống sản xuất, chúng ta thấy hình như việc phân biệt thông thường hiện nay giữa hai loại công ti vụ lợi và bất vụ lợi hoàn toàn không còn hợp với tình trạng hiện nay nữa hoặc chúng không thể là khuôn mẫu hữu hiệu cho những phát triển tương lai. Trong mấy chục năm qua, đã nẩy sinh thêm một lãnh vực kinh doanh lớn bên cạnh hai loại hình kinh doanh cố hữu. Đó là những công ti truyền thống, nhưng họ đã kí những hợp đồng tài trợ cho các quốc gia kém phát triển. Đó là những nhóm công ti sẵn sàng chia phần lợi nhuận cho các nhu cầu công ích xã hội. Đó là những tổ chức đa dạng đại diện cho cái gọi là nền kinh tế công và kinh tế cộng đồng. Đây không những là một „lãnh vực thứ ba“, nhưng là một thực tại lớn, bao quát, bao gồm trong nó vừa yếu tố tư lẫn công; các công ti này tuy vẫn theo đuổi lợi nhuận, nhưng biết sử dụng nó như phương tiện phục vụ cho những mục tiêu nhân bản và xã hội. Dù các công ti xí nghiệp này không chia tặng lợi nhuận của họ, cũng như họ vẫn là những tổ chức mang hình thái kinh doanh cố hữu, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là chỗ họ biết dùng lợi nhuận như một thứ phương tiện để nhân bản hoá thị trường và xã hội. Mong rằng loại hình kinh doanh này được mọi nước trên thế giới hưởng ứng và cho chúng được hưởng những quy chế luật phát và thuế khoá thuận lợi. Loại hình kinh doanh mới này, một mặt không tạo khó khăn hay bất lợi nào cho các công ti xí nghiệp đang có, mặt khác cho thấy sự lớn dậy của í thức chia sẻ trách nhiệm nơi tầng lớp lãnh đạo kinh tế. Nhưng không chỉ có vậy mà thôi. Chính hình thái đa dạng của định chế kinh doanh sẽ tạo nên một thị trường nhân bản và cạnh tranh năng động hơn.

47. Việc gia tăng các loại hình kinh doanh khác nhau, đặc biệt các loại có khả năng í thức và dùng lợi nhuận của mình như một phương tiện để nhân bản hoá thị trường và xã hội, cũng cần phải được khuyến khích thành lập trong các quốc gia bị hạn chế hoặc bị đẩy ra khỏi vòng chảy của kinh tế thế giới. Trong các nước này, rất cần phải đẩy mạnh các kế hoạch dựa trên nguyên tắc bổ trợ, được hoạch định và quản lí tốt, nhằm củng cố các quyền lợi, đồng thời cũng luôn phải đảm nhận những nhiệm vụ tương ứng. Phải đưa nhân vị lên hàng ưu tiên trong các chương trình phát triển, vì nhân vị là chủ thể đầu tiên phải tự mang trách nhiệm phát triển. Mục tiêu chính của các chương trình này là cải thiện hoàn cảnh sống của những con người cụ thể trong một vùng, để giúp họ có thể hoàn thành được nhiệm vụ mà, trong điều kiện sống khó khăn hiện tại, họ không thể chu toàn được. Nỗi âu lo chẳng bao giờ là một cái gì trừu tượng. Để có thể thích ứng với những hoàn cảnh riêng biệt, các chương trình phát triển phải uyển chuyển; và phải làm sao để cho các đối tác nhận giúp đỡ cùng trách nhiệm trong việc hoạch định và để họ khoác vai diễn viên chính trong tiến trình thực hiện. Cũng cần phải áp dụng những tiêu chuẩn hỗ trợ và kiểm soát - kể cả kiểm soát kết quả - từng chặng theo tiến độ thực hiện, bởi lẽ chẳng có một thứ công thức nào hoàn hảo cho mọi thứ mọi nơi cả. Các chương trình phát triển có hữu hiệu và thành công hay không, phần nhiều tuỳ thuộc vào cung cách can thiệp cụ thể. “Vì các dân tộc là chủ các chương trình thăng tiến của chính mình, nên họ phải ưu tiên nhận lấy gánh nặng và trách nhiệm của chương trình. Tuy nhiên họ sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ, nếu họ bị cô lập” [114]. Lời cảnh cáo này của giáo chủ Phao-lô VI vẫn còn giá trị cho ngày nay trước bước tiến của tiến trình củng cố hội nhập thế giới. Động năng liên kết tự nó chẳng phải là một cái gì mang tính cơ giới. Các giải pháp phải được xây dựng trên nền tảng đánh giá chính xác cuộc sống của các dân tộc và của các con người cụ thể. Bên cạnh các chương trình lớn, cần có những kế hoạch nhỏ và nhất là phải làm sao động viên được toàn lực xã hội dân sự, vừa cả các pháp nhân lẫn những con người cụ thể.

Việc hợp tác quốc tế cần những người sẵn sàng liên đới bằng sự tương kính và có mặt của họ, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của họ cho tiến trình phát triển kinh tế và con người. Dưới nhãn quan này, các tổ chức quốc tế phải tự đặt vấn đề về mức độ hữu hiệu thực sự của mình trước những bộ máy bàn giấy không hiếm khi rất cồng kềnh và tốn kém của họ. Nhiều khi đối tượng giúp đỡ bị biến thành phương tiện của người giúp đỡ và người nghèo được dùng làm cớ cho những cỗ máy bàn giấy tốn kém tìm cách cắt xén phần lớn nguồn tài trợ của các dự án phát triển. Vì thế, mong sao các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ hoạt động một cách trong sáng, bằng cách bạch hoá danh sách người đóng góp, nội dung dự án và phần chi thật sự cho dự án, cũng như bạch hoá những chi tiêu của chính tổ chức mình.

48. Ngày nay, đề tài phát triển luôn gắn liền với trách nhiệm; những trách nhiệm này hình thành từ mối liên hệ giữa con người đối với môi sinh. Môi sinh được Thiên Chúa trao ban cho mọi người. Việc sử dụng nó đặt ra cho chúng ta trách nhiệm đối với người nghèo, với các thế hệ tương lai và với cả nhân loại. Nếu vạn vật, mà trước hết là con người, được coi là hoa trái của tình cờ hay của một tiến hoá định mệnh, thì í thức trách nhiệm nơi lương tâm con người sẽ yếu đi. Kẻ tin vào Thiên Chúa, trái lại, nhận ra trong thiên nhiên công trình tạo dựng huyền diệu của Người. Công trình này con người được phép sử dụng để thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của họ, nhưng phải trong tinh thần trách nhiệm và biết giữ cho thiên nhiên cân đối hài hoà. Nếu thiếu cái nhìn này, con người hoặc sẽ coi thiên nhiên là bất khả xâm phạm hoặc trái lại sẽ khai thác cạn kiệt nó. Cả hai thái độ đều không phản ảnh quan điểm kitô giáo coi thiên nhiên là hoa trái của Tạo Hoá.

Thiên nhiên nói lên một kế hoạch tình yêu và sự thật. Thiên nhiên có trước chúng ta và nó được Thiên Chúa trao ban cho chúng ta làm không gian sống. Nó nói cho chúng ta biết về đấng Tạo Hoá (xem Rom 1,20) và về tình yêu của Người đối với con người. Thiên nhiên được tạo tác với mục đích là sẽ “quy tụ” lại trong đức Kitô vào ngày sau hết (xem Eph 1,9-10; Col 1,19-20). Cả thiên nhiên như vậy cũng là một “ơn gọi” [115]. Nó không phải là «một đống đồ phế thải vương vãi tình cờ” [116] để ta sử dụng, nhưng là món qùa của Tạo Hoá. Tạo Hoá ban cho nó những trật tự nội tại, để con người rút ra từ đó những định hướng cần thiết “hầu canh tác và chăm sóc nó” (St 2,15). Nhưng cũng phải nhấn mạnh điểm này: Nếu coi thiên nhiên trọng hơn con người thì đấy là một quan điểm phản phát triển đích thực. Quan điểm này sẽ dẫn đến những thái độ tân ngoại giáo hay một thứ thuyết phiếm thần mới: Một thiên nhiên được hiểu với í nghĩa thuần tuý tự nhiên không thể mang đến cứu rỗi cho con người được. Trái lại, cũng phải bác bỏ quan điểm ngược lại: Cố gắng tìm cách kĩ thuật hoá toàn bộ thiên nhiên. Lí do là vì môi trường thiên nhiên không phải chỉ là vật chất, để chúng ta có thể uốn nặn tuỳ í, song đó là công trình huyền diệu của Tạo Hoá. Công trình này mang sẵn trong nó một “hệ thống văn phạm” ấn định mục tiêu và các tiêu chuẩn cho việc sử dụng một cách khôn ngoan, chứ không thể độc đoán và bừa bãi. Nhiều thiệt hại cho công cuộc phát triển ngày nay xuất phát từ những nhận định sai trái đó. Căn nguyên của bạo lực đối với môi sinh phát khởi từ quan điểm muốn giản lược thiên nhiên xuống thành một mớ sự kiện đơn giản; quan điểm này cũng là đầu mối cho những hành vi bất kính đối với bản chất tự nhiên của con người. Con người không chỉ thuần vật chất, mà còn cả tinh thần, do đó nó mang nhiều í nghĩa cũng như nhiều mục tiêu siêu việt để hướng tới, và nó cũng mang một đặc tính mẫu mực cho thiên nhiên. Con người diễn dịch và kiến tạo môi trường thiên nhiên nhờ văn hoá mình; văn hoá, về phần mình, lại được xác định bởi sự tự do có trách nhiệm và tôn trọng các quy luật luân lí. Các kế hoạch phát triển con người toàn diện, do đó, không thể không đoái tới các thế hệ tương lai; chúng phải được hoạch định dựa trên tình liên đới và công bằng liên thế hệ, nghĩa là phải cùng lúc quan tâm tới nhiều lãnh vực khác nhau như kinh tế, luật pháp, môi sinh, chính trị và văn hoá [117].

49. Ngày nay, vấn đề năng lượng cũng phải được quan tâm xứng đáng như những câu hỏi liên quan tới việc chăm sóc và bảo vệ môi sinh. Việc thu mua các nguồn năng lượng không tái chế được do một số nước, một số tổ chức và công ti có ảnh hưởng lớn chủ trương được xem là một ngăn trở trầm trọng cho việc phát triển các quốc gia nghèo. Các quốc gia này không có phương tiện kinh tế để khai thác được những nguồn năng lượng không tái chế mà họ đang có, cũng không có khả năng tài chánh để tìm kiếm những nguồn mới thay thế. Việc thu mua các nguồn năng lượng tự nhiên, mà đa phần diễn ra trong các nước nghèo, dẫn tới việc bóc lột và những xung đột thường xuyên giữa các quốc gia và trong chính các quốc gia. Những xung đột đó thường diễn ra trên đất các quốc gia nghèo với bao nhiêu hậu quả thảm khốc: chết chóc, phá hoại và rồi quốc gia khánh kiệt. Cộng đồng quốc tế phải làm sao cùng với các quốc gia nạn nhân nghèo tìm cho ra những con đường định chế để ngăn chận việc bóc lột những nguồn tài nguyên không tái chế này và để cùng nhau hoạch định tương lai chung.

Cả trên trận tuyến này cũng cấp thiết phải có một mối liên đới mới về mặt đạo đức, đặc biệt trong quan hệ giữa các nước đang phát triển và những nước tân tiến [118]. Các nước tân tiến về mặt kĩ thuật có thể và phải giảm bớt mức tiêu thụ năng nượng của họ, một phần bởi vì nền sản xuất của họ sẽ không bị ảnh hưởng gì nhiều, và mặt khác vì người dân trong các nước này có í thức nhạy cảm hơn về vấn đề môi sinh. Ngoài ra, còn phải thêm là ngày nay người ta có thể gia tăng hiệu xuất của năng lượng và đồng thời có nhiều khả năng tìm ra những nguồn năng lượng thay thế mới. Tuy nhiên, cũng cần phải có kế hoạch mới phân chia nguồn năng lượng trên thế giới, để cho các nước tay không cũng có được phần. Không thể để cho số phận của họ bị định đoạt bởi lí của kẻ mạnh hay của những kẻ nhanh chân đến trước xí phần. Đấy là những vấn đề quan trọng. Để giải quyết chúng một cách hiệu quả, đòi hỏi mọi người phải í thức về những hậu quả có thể đổ trên đầu các thế hệ mai sau, đặc biệt trên đầu nhiều người trẻ trong các nước nghèo, là những người “đòi hỏi phải được đóng góp phần mình vào công cuộc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn” [119].

50. Trách nhiệm này mang tính toàn cầu, bởi vì nó không những đụng đến năng lượng, nhưng đến cả toàn tạo dựng, mà chúng ta không thể phá hoại luôn phần của các thế hệ ngày mai. Tạo Hoá dựng nên con người có khả năng xử sự với thiên nhiên một cách trách nhiệm, để bảo vệ, sử dụng và cả canh tác nó bằng những phương pháp kĩ thuật tân tiến, hầu có thể đón nhận và nuôi sống nhân loại địa cầu cách xứng đáng. Địa cầu có đủ chỗ cho mọi người: Nó cung cấp đủ tài nguyên cho toàn gia đình nhân loại, hầu họ có thể sống xứng đáng nhờ vào chính thiên nhiên là quà tặng của Thiên Chúa cho con cái Người, nhờ vào lao động và óc sáng kiến của họ. Tuy nhiên, chúng ta cần nhắc nhở về cái trách nhiệm rất quan yếu là, phải để lại cho các thế hệ tương lai một trái đất với tình trạng tốt đẹp, để họ cũng có thể có được một cuộc sống xứng đáng trên đó và tiếp tục canh tác nó cách dồi dào. Điều này bao hàm việc “phải có bổn phận cùng nhau lựa chọn với í thức trách nhiệm con đường nào phải đi, để làm sao tăng cường được mối ràng buộc giữa người và môi sinh; mối dây này sẽ là tấm gương phản ảnh tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa – Người là nguồn gốc xuất phát của chúng ta mà cũng là cùng đích mà chúng ta đang trên đường tiến về” [120]. Mong sao cộng đồng quốc tế và các chính quyền đừng để cho môi sinh bị sử dụng bào mòn tai hại. Các giới chức thẩm quyền cũng cần phải nỗ lực bạch hoá các chi phí kinh tế và xã hội trong việc sử dụng các tài nguyên môi sinh chung và cố gắng chia đều chi phí đó cho những người hưởng thụ, chứ đừng bắt các thế hệ tương lai phải chịu gánh nặng đó. Việc bảo vệ môi sinh, bảo vệ các nguồn tài nguyên và khí hậu đòi hỏi phải có một hành động chung của các thẩm quyền trách nhiệm trên bình diện quốc tế; họ cần phải sẵn sàng chung tay làm việc với các vùng nghèo nhất của địa cầu trong chân thành, đoàn kết, trách nhiệm và vị luật [121]. Một trong những công tác quan trọng nhất của kinh tế chính là việc sử dụng hữu hiệu tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chứ không phải phung phí chúng; mà cũng cần phải nhớ là chữ “hữu hiệu” ở đây không phải là một từ mang giá trị trung tính.

51. Cách thức con người xử sự với môi sinh sẽ ảnh hưởng lên cách thức họ đối xử với chính họ, và ngược lại. Điều này buộc xã hội hôm nay phải nghiêm túc xét lại lối sống của họ, một lối sống mà trên nhiều vùng trái đất hiện nay có khuynh hướng chạy theo khoái lạc và tiêu thụ, trong khi chẳng màng gì tới những thiệt hại nẩy sinh từ lối sống đó [122]. Cần phải có một chuyển hướng tinh thần thực sự, để chúng ta có thể chấp nhận những lối sống mới, “trong đó việc tìm kiếm chân thiện mĩ và kiếm tìm mối liên hệ cộng đoàn đồng tiến với những người khác sẽ là những yếu tố chỉ đạo cho việc tiêu thụ, tiết kiệm và đầu tư” [123]. Mỗi mất mát trong mối liên đới công dân và tình huynh đệ sẽ tạo ra thương tích cho môi sinh, cũng như ngược lại, mỗi thương tích đối với môi sinh lại tạo nên bất ổn cho các quan hệ xã hội. Đặc biệt trong thời đại chúng ta thiên nhiên bị hoà nhập vào trong động năng của các giòng chảy xã hội và văn hoá, đến nỗi nó gần như không còn là một thông số độc lập nữa. Tình trạng sa mạc hoá và bần cùng hoá nơi một số vùng nông nghiệp cũng là kết quả của sự nghèo nàn hoá dân cư ở đó và của sự chậm tiến. Giúp cho dân cư nơi các vùng đó phát triển về mặt văn hoá và kinh tế cũng là biện pháp bảo vệ thiên nhiên. Ngoài ra, biết bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên đã bị tàn phá bởi chiến tranh! Hoà bình dân tộc và giữa các dân tộc cho phép ta bảo vệ thiên nhiên được nhiều hơn. Việc thu mua các tài nguyên, đặc biệt tài nguyên nước, có thể đưa tới những xung đột trầm trọng giữa dân chúng trong vùng. Thiên nhiên và hạnh phúc của các xã hội liên quan sẽ được bảo vệ tốt hơn, nếu có một thoả thuận hài hoà về việc sử dụng tài nguyên.

Giáo hội mang một trách nhiệm về tạo dựng và cũng phải nói lên công khai trách nhiệm đó của mình. Và khi Giáo hội làm điều đó thì không phải chỉ bảo vệ đất, nước và không khí là những thứ quà tặng của Tạo Hoá cho mọi người. Trước hết Giáo hội phải bảo vệ con người khỏi cuộc tự hủy của họ. Phải có một thứ gì đó như là khoa “môi sinh học” về con người. Thật ra, sự phá hoại thiên nhiên có liên hệ mật thiết với văn hoá là chất tạo khuôn sống chung cho con người. Khi “môi sinh con người” [124] được xã hội coi trọng, lúc đó môi sinh thiên nhiên cũng được hưởng lợi. Vì các đức hạnh của con người dính kết với nhau, nên, nếu một đức hạnh bị suy yếu, thì nó sẽ kéo theo sự suy yếu của toàn thể các đức hạnh khác. Hệ thống môi sinh cũng vậy, nó phải được đặt nền trên việc tuân giữ một chương trình bao gồm việc chung sống lành mạnh trong xã hội và cách xử sự tốt đẹp với thiên nhiên.

Để bảo vệ môi sinh, những biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế không thôi thì không đủ, cả việc hướng dẫn thích hợp cũng chưa đủ. Đó chỉ là những trợ cụ. Vấn đề quyết định là lối hành xử đạo đức của xã hội. Một khi quyền sống và việc chết tự nhiên không được coi trọng, một khi việc thụ thai, mang thai và sinh nở được thực hiện bằng lối nhân tạo, một khi phôi thai bị hi sinh cho việc nghiên cứu, thì rốt cuộc khái niệm Môi sinh con người và khái niệm cùng song hành với nó là Môi sinh thiên nhiên cũng sẽ biến mất khỏi í thức chung của xã hội. Quả là chuyện mâu thuẫn, khi ta đòi hỏi các thế hệ trẻ phải coi trọng môi sinh thiên nhiên, trong lúc giáo dục và luật pháp chẳng giúp họ tự coi trọng chính họ. Cuốn sách thiên nhiên là một và không thể tách chia, không thể tách chia cả về mặt môi trường lẫn sự sống hay các lãnh vực tính dục, hôn nhân, gia đình, quan hệ xã hội, tắt lại là sự phát triển toàn diện của con người. Bổn phận của chúng ta đối với môi trường gắn liền với bổn phận đối với con người tự thân và trong tương quan với những người khác. Không thể vừa đòi hỏi người này phải có trách nhiệm trong lúc lại áp chế kẻ khác. Đó là một nghịch lí nghiêm trọng trong tâm thức và thực hành của con người thời nay. Nó hạ thấp con người, phá vỡ thiên nhiên và làm chấn thương xã hội.

52. Chúng ta không thể tạo ra sự thật và thứ tình yêu chứa đựng sự thật, mà chỉ có thể đón nhận chúng. Tác giả cuối cùng của chúng không phải là con người, mà là Thiên Chúa, chính Người là sự Thật và Tình yêu. Nguyên tắc này rất cần cho xã hội và phát triển, bởi vì cả hai không thể là sản phẩm của con người. Ơn gọi phát triển của con người và các dân tộc, cũng vậy, không chỉ là một quyết định do con người, nhưng là một kế hoạch đã định sẵn. Kế hoạch này có trước chúng ta, và mọi người chúng ta phải tự nguyện chấp nhận nó như một bổn phận phải theo. Tình yêu và sự thật là những gì đi trước chúng ta và làm nên chúng ta, chúng sẽ chỉ cho ta thấy đâu là thiện hảo và đâu là hạnh phúc. Như vậy, nó sẽ chỉ cho ta con đường đi tới phát triển đích thực.

________________

[i][105] Phao-lô VI, Thông điệp Populorum progressio, 17: sđd, 265-266.

[ii][106] Xem Gio-an Phao-lô II, Thông điệp ngày hoà bình thế giới 2003, 13: sđd, 781-782.

[iii][107] Xem như trên

[iv][108] Xem Biển-đức XVI, Thông điệp ngày hoà bình thế giới 2007, 13: sđd, 781-782.

[v][109] Phao-lô VI, Thông điệp Populorum progressio, 65: sđd, 289.

[vi][110] Xem trên, 36-37: sđd, 275-276.

[vii][111] Xem như trên, 37: sđd, 275-276.

[viii][112] Xem Công đồng Vatican II, Sắc lệnh về tông đồ giáo dân Apostolicam actuositatem, 11.

[ix][113] Xem Phao-lô VI, Thông điệp Populorum progressio, 14: sđd, 264. Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Centesimus annus, 32: sđd, 832-833.

[x][114] Xem Phao-lô VI, Thông điệp Populorum progressio, 14: sđd, 264; Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Centesimus annus, 32: sđd, 832-833.

[xi][115] Phao-lô, Thông điệp Populorum progressio, 77: sđd, 295.

[xii][116] Heraklit ở Ephesus (khoảng 535-475 trước công nguyên). Mảng 22B124, trong: H. Diehls – W. Kranz, Die Fragmente der Vorsokratiker, Weidmann, Berlin, 1952(6)

[xiii][117] Xem Hội đồng Giáo chủ về Công lí và Hoà bình, Toát yếu về học thuyết xã hội công giáo, số 451-487.

[xiv][118] Xem Gio-an Phao-lô II, Thông điệp ngày thế giới hoà bình 1990, 10: AAS 82 (1990), 152-153.

[xv][119] Phao-lô VI, Thông điệp Populorum progressio, 65: sđd, 289.

[xvi][120] Biển-đức XVI, Thông điệp ngày hoà bình thế giới 2008, 7: AAS 100 (2008), 41.

[xvii][121] Xem Biển-đức XVI, Diễn văn trước các thành viên Liên hiệp quốc (18.04.2008); Insegnamenti IV, I (2008), 618-626.

[xviii][122] Xem Gio-an Phao-lô II, Thông điệp ngày hoà bình thế giới 1990, 13: sđd, 154-155.

[xix][123] Cùng tác giả, Thông điệp Centesimus annus, 36: sđd, 838-840.

[xx][124] Như trên, 38: sđd, 840-841; Biển-đức XVI, Thông điệp ngày hoà bình thế giới 2007, 8: sđd, 779.

CHƯƠNG NĂM

SỰ HỢP TÁC CỦA GIA ĐÌNH NHÂN LOẠI

53. Cô đơn là một trong những cái nghèo thê thảm nhất mà con người có thể kinh nghiệm được. Quan sát kĩ thì các cảnh nghèo khác, kể cả nghèo vật chất, cũng bắt nguồn từ cô lập, không được yêu hoặc gặp khó khăn trong yêu thương. Các cảnh nghèo thường bắt nguồn từ việc khước từ tình yêu thiên chúa, từ việc con người tự đóng kín nơi mình cách thảm hại, vì cho rằng, chỉ có mình là đủ, hoặc nghĩ rằng, mình chỉ là một “khách lạ” xuất hiện hoàn toàn tình cờ, vô nghĩa và chóng qua trong vũ trụ này. Con người bị vong thân, khi nó sống một mình hay bị tách khỏi thực tế, khi nó không chịu nghĩ về và chấp nhận một nền tảng cho đời mình [125]. Cả nhân loại sẽ bị vong thân, khi họ chỉ biết tuân theo các chương trình, í thức hệ và những mộng tưởng sai lầm của họ [126]. Ngày nay xem ra nhân loại có quan hệ tương tác với nhau nhiều hơn xưa: Sự gần gũi phải làm sao đưa con người đi tới một cộng đồng thực sự. Công cuộc phát triển các dân tộc tuỳ thuộc trước hết vào việc mọi người cùng nhận ra rằng, mình thuộc vào một đại gia đình duy nhất, cùng hợp tác với nhau trong một cộng đoàn thật sự, và cộng đoàn này được hình thành từ những chủ thể không phải chỉ sống bên cạnh nhau mà thôi [127].

Giáo chủ Phao-lô VI cho hay, “thế giới bị bệnh, vì nó thiếu tư tưởng” [128]. Câu nói này cho thấy một nhận định, đặc biệt một ước mong: Cần phải có một đà tư duy mới, để mới hiểu được rõ hơn thân phận lệ thuộc của mình vào một gia đình chung. Những tương tác qua lại giữa các dân tộc trên địa cầu bắt chúng ta phải có đà tư duy ấy, để sự hội nhập nhân loại được thực hiện trong liên đới [129] chứ không phải bằng dồn nén. Một tư duy như thế buộc chúng ta đồng thời phải có một cái nhìn đào sâu phê phán về phạm trù quan hệ. Đây là một công tác không thể thực hiện được bởi riêng các nhà khoa học xã hội; nó đòi hỏi cả kiến thức từ các lãnh vực như siêu hình học và thần học, để mới thấu tỏ được phẩm giá siêu việt của con người.

Là một tạo vật của Thiên Trí, con người hoàn thiện bản thân mình qua những quan hệ giữa người và người. Càng sống thực với quan hệ đó, bản chất riêng tư của họ càng trở nên chín chắn. Con người không thể hoàn thiện bằng cách tự tách ra một mình, nhưng bằng cách lập quan hệ với nhau và với Thiên Chúa. Í nghĩa của các quan hệ đó như vậy quả là nền tảng. Điểm này cũng đúng cho các dân tộc. Ta có thể lấy hình ảnh quan hệ của con người trên đây áp dụng cho sự phát triển của các dân tộc. Về điểm này, mạc khải kitô giáo sẽ giúp cho lí trí sáng kiến và định hướng. Theo mạc khải kitô giáo, nhân vị không bị biến tan đi trong cộng đoàn, khả năng tự quyết độc lập của nó không bị tiêu huỷ, như vẫn xẩy ra trong nhiều loại thể chế độc tài. Trái lại, theo lối nghĩ kitô giáo, cộng đoàn tiếp tục công nhận nhân vị, là vì quan hệ giữa cá nhân và cộng đoàn là quan hệ giữa một toàn thể với một toàn thể [130]. Gia đình không bao giờ nuốt trửng những thành viên tạo nên gia đình đó. Chính Giáo hội cũng không xoá tan đi những “tạo vật mới” (xem Ga 6,15; 2 Co 5,17) được tháp nhập vào mình qua bí tích rửa tội, nhưng trái lại vẫn đề cao từng cá nhân. Thì cũng vậy, việc thống hợp trong gia đình nhân loại sẽ không làm tan biến đi những con người, dân tộc và các nên văn hoá, nhưng trái lại sẽ giúp họ thông suốt với nhau hơn và nối kết họ chặt chẽ hơn trong sự đa dạng có quyền có của họ.

54. Đề tài phát triển các dân tộc cũng trùng hợp với việc đưa toàn thể con người và dân tộc vào trong cộng đoàn của một gia đình nhân loại, một gia đình được liên kết hình thành trên nền các giá trị căn bản của hoà bình và công lí. Để hiểu quan điểm này, cứ nhìn vào hình ảnh ba ngôi Thiên Chúa. Ba ngôi trong một Thiên Chúa độc nhất, vì thế ba ngôi chỉ là quan hệ thuần tuý. Giữa ba ngôi vị có sự trong sáng hỗ tương toàn diện và có mối liên kết trọn vẹn, vì ba ngôi là một hợp nhất và duy nhất tuyệt đối. Thiên Chúa cũng muốn đón nhận chúng ta vào thực tại cộng đoàn này: “để họ nên một, như chúng ta nên một” (Gio 17,22). Giáo hội là chỉ dấu và dụng cụ của sự hợp nhất đó [131]. Cả những tương quan giữa người và người trong dòng lịch sử cũng có thể nhận được toàn là điều lợi từ mẫu hình thiên linh đó. Đặc biệt nhờ ánh sáng mạc khải nơi mầu nhiệm Ba Ngôi chúng ta hiểu được rằng, một sự mở ra đích thực không có nghĩa là bị tung vãi đi mất, nhưng lại là một thẩm thấu vào chiều sâu. Điều này cũng thấy được qua kinh nghiệm chung của con người về tình yêu và sự thật. Cũng như bí tích tình yêu nối hai người thành “một xương thịt” (St 2,24; Mat 19,5; Eph 5,31) và làm cho họ trở thành một kết hợp duy nhất trong quan hệ thế nào, thì sự thật cũng bằng cách đó nối những gì thuộc lí trí lại với nhau và giúp chúng tư duy trong hoà hợp, bằng cách thu hút chúng vào trong mình và kết hợp chúng lại.

55. Mạc khải kitô giáo về sự hiệp nhất nhân loại đòi hỏi một lối giải thích siêu hình về con người, con người này mang một yếu tố nền tảng, đó là khả năng lập quan hệ. Các nền văn hoá và tôn giáo khác cũng dạy về tình huynh đệ và hoà bình, và như vậy cũng đặt vấn đề phát triển con người toàn diện lên vị trí quan trọng. Tuy nhiên cũng có những thái độ tôn giáo và văn hoá không chấp nhận trọn vẹn nguyên tắc tình yêu và sự thật, nên rốt cuộc chúng kìm hãm hoặc ngay cả ngăn cản sự phát triển đích thực của con người. Thế giới ngày nay đang sống trong cơn lốc của một vài nền văn hoá nhuốm màu tôn giáo chủ trương không nối kết con người lại thành cộng đoàn, nhưng cô lập họ và thúc đẩy họ mỗi người tìm lấy hạnh phúc riêng cho mình, bằng cách giới hạn hạnh phúc này vào trong việc thoả mãn những khát vọng tâm lí. Có những lối sống tôn giáo của một số nhóm hay của một số cá nhân và chủ trương cào bằng tôn giáo cũng có thể là những yếu tố gây phân tán hay tạo nhụt chí dấn thân. Một tác động tiêu cực có thể có của tiến trình toàn cầu hoá là khuynh hướng tiếp tay cho chủ trương cào bằng tôn giáo [132], qua đó nuôi sống những thứ “tôn giáo” thay vì giúp con người gặp gỡ nhau thì lại khiến họ bị tha hoá và xa rời thực thế. Đồng thời cũng còn có những gia sản văn hoá và tôn giáo khoá chặt con người trong những giai cấp xã hội, giam hãm họ trong tin tưởng ma thuật, khinh miệt nhân phẩm và bắt con người phục luỵ các mãnh lực huyền bí. Trong những trường hợp này, chắc chắn sẽ có những nguy hại cho sự phát triển nhân bản đích thật, vì ở đó tình yêu và sự thật khó mà chen chân và ảnh hưởng được.

Nếu một đàng cần tôn giáo và văn hoá của nhiều dân tộc khác nhau cho việc phát triển, thì đàng khác cũng cần phải phân biệt đúng đắn những văn hoá và tôn giáo đó. Tự do tôn giáo không có nghĩa là dửng dưng với tôn giáo và cũng không có nghĩa là mọi tôn giáo đều như nhau [133]. Sự phân biệt về mặt đóng góp của các nền văn hoá và tôn giáo trong việc xây dựng cộng đồng xã hội và trong việc phục vụ lợi ích chung là điều cần thiết, đặc biệt cho những nhà nắm quyền chính trị. Phân biệt đó phải dựa trên yếu tố tình yêu và sự thật. Vì đây là điểm liên hệ quyết định cho sự phát triển con người và các dân tộc, phân biệt đó cần phải để í đến hai yếu tố: khả năng giải phóng con người và khả năng dẫn con người bước vào một cộng đoàn hoàn vũ thực sự. “Con người toàn diện và tất thảy mọi người” cũng là tiêu chuẩn để đánh giá các văn hoá và các tôn giáo. Kitô giáo, đạo của “Thiên Chúa có khuôn mặt người” [134], chính là tôn giáo mang trong mình tiêu chuẩn đó.

56. Kitô giáo và các tôn giáo khác chỉ có thể đóng góp phần mình vào phát triển, khi Thiên Chúa cũng có chỗ đứng trong lãnh vực công và Người có một vai trò đặc biệt trên bình diện văn hoá, xã hội, kinh tế và nhất là chính trị. Học thuyết xã hội công giáo hình thành là để đòi hỏi “quy chế quyền công dân” [135] của đạo Kitô. Phủ nhận quyền công khai tuyên xưng tôn giáo của cá nhân hoặc tập thể hay quyền được giảng dạy công khai về các chân lí đức tin sẽ dẫn tới những hậu quả tiêu cực cho sự phát triển chân thực. Chủ trương loại tôn giáo ra khỏi lãnh vực công cũng như chủ trương bảo căn tôn giáo sẽ ngăn cản việc gặp gỡ giữa con người và việc cộng tác của họ cho tiến bộ nhân loại. Chúng lấy đi nhiệt huyết trong cuộc sống công cộng và làm cho bộ mặt chính trị ra hung hãn và khó được chấp nhận. Nhân quyền có nguy cơ bị chà đạp, vì nền tảng siêu việt của chúng đã bị lấy mất hoặc vì tự do cá nhân không còn được công nhận. Dưới chế độ bảo căn hay thế tục hoá sẽ không thể có được cuộc đối thoại hữu hiệu và không có được sự hợp tác lành mạnh giữa lí trí và niềm tin tôn giáo. Lí trí luôn cần được thanh tẩy bởi đức tin; và điều này cũng đúng cho lí trí chính trị, lí trí này không được phép coi mình là toàn năng. Về phần mình, tôn giáo cũng luôn cần được lí trí thanh tẩy, để có thể tỏ hiện được khuôn mặt người đích thực của nó. Gạt bỏ cuộc đối thoại giữa lí trí và đức tin, việc phát triển nhân loại sẽ phải trả giá nặng nề.

57. Cuộc đối thoại tốt đẹp giữa đức tin và lí trí chắc chắn sẽ làm cho tình bác ái thêm hữu hiệu và tạo khung cảnh phù hợp cho sự hợp tác huynh đệ giữa kẻ tin và người vô tín có cùng một mục đích dấn thân và hỗ trợ cho hoà bình và công lí nhân loại. Hiến chế Vui Mừng và Hi Vọng viết: “Người tin và kẻ không tin dường như đồng quan điểm là mọi vật trên địa cầu phải được hướng về con người như là trung tâm và tột đỉnh của chúng” [136]. Đối với kẻ tin, thế giới không phải là sản phẩm của tình cờ hay tất yếu, nhưng nó là kết quả một kế hoạch của Thiên Chúa. Vì thế, kẻ tin có bổn phận phải cố gắng kết hợp với những người thiện chí khác - tín đồ của các tôn giáo khác hay những người không tin -, để cho kế hoạch của Thiên Chúa được hiện thực trong thế giới này: trở nên một gia đình cùng chung sống trong sự quan phòng của đấng Tạo Hoá. Dấu chỉ đặc trưng của tình yêu và tiêu chuẩn định hướng cho hợp tác huynh đệ giữa người tin và kẻ không tin chắc chắn phải là nguyên tắc bổ trợ (còn gọi là phụ đới) [137], là nguyên tắc thể hiện sự tự do bất khả nhượng của con người. Nguyên tắc phụ đới trước hết là một sự trợ giúp cho con người thông qua sự độc lập của các nhóm và hội đoàn trung gian. Khi con người và những chủ thể xã hội tự sức mình không thể hoàn thành được vai trò, thì họ sẽ nhận được trợ giúp đó, và giúp đỡ này luôn hướng tới giải phóng con người, bởi vì nó thúc đẩy sự tự do và sự tham gia qua việc đảm nhận trách nhiệm. Nguyên tắc bổ trợ tôn trọng phẩm giá con người, coi con người là một chủ thể luôn có khả năng trao tặng một cái gì cho kẻ khác. Vì nguyên tắc bổ trợ công nhận tính hỗ tương là bản chất thẳm sâu nhất của con người, nên nó là phương tiện hữu hiệu nhất chống lại mọi thứ hệ thống xã hội nặng tính gia trưởng. Nó vừa có thể giải thích được cấu trúc đa dạng của các hệ cấp xã hội và vì thế nói lên sự đa dạng của các chủ thể, lại vừa giải thích được sự xếp đặt của chúng. Như vậy, đó là một nguyên tắc đặc biệt thích hợp cho việc điều hướng toàn cầu hoá và hướng toàn cầu hoá phục vụ cho sự phát triển con người đích thực. Để tránh rơi vào nguy cơ độc quyền sức mạnh cấp hoàn vũ, việc điều hướng toàn cầu hoá phải mang tính bổ trợ, nghĩa là phải đi từ nhiều cấp và từ nhiều lãnh vực khác nhau. Toàn cầu hoá hẳn đòi hỏi phải có một thẩm quyền, bởi vì đây là một công ích cần có sự hợp tác hoàn vũ; nhưng một thẩm quyền như thế phải được tổ chức theo lối bổ trợ và đa cực [138], thì mới thực sự hữu hiệu và không làm thương tổn tự do.

58. Nguyên tắc bổ trợ phải đi được đi liền với nguyên tắc liên đới và ngược lại. Là vì nếu thiếu liên đới, bổ trợ sẽ rơi vào chủ nghĩa cục bộ xã hội; trái lại, nếu liên đới mà thiếu bổ trợ thì nó sẽ rơi vào một hệ thống xã hội khống chế và áp bức kẻ cần giúp đỡ. Quy luật thông thường này cũng phải được cân nhắc trong những viện trợ phát triển trên bình diện quốc tế. Những viện trợ này có thể khiến cho dân tộc nhận giúp đỡ trở thành lệ thuộc nước viện trợ, dù đó không phải là hậu í ban đầu của nước viện trợ; chúng cũng có thể làm gia tăng tình trạng độc tài và bóc lột ngay trong nước nhận viện trợ. Để cho viện trợ trở nên đúng nghĩa, kẻ cho không được có hậu í xấu. Họ phải làm sao có được sự cộng tác không những của chính quyền sở tại, mà cả của các nhà làm kinh tế, văn hoá và giáo hội địa phương. Các chương trình viện trợ phải ngày càng chú tâm nhiều hơn tới yếu tố bổ sung và tham gia từ dưới. Rõ ràng trong các nước nhận viện trợ nhân sự là nguồn tài nguyên lớn hơn cả: Đó là nguồn vốn đích thực phải tăng gia, để những quốc gia nghèo nhất bảo đảm được tương lai độc lập thật sự cho họ. Cũng phải nhớ là, trên lãnh vực kinh tế, sự trợ giúp chính yếu mà các quốc gia kém phát triển cần là làm sao giúp cho hàng hoá sản phẩm của họ từng bước đi vào được các thị trường thế giới, và như vậy họ có được cơ may tham dự trọn vẹn vào đời sống kinh tế quốc tế. Trong quá khứ người ta thường lợi dụng sự giúp đỡ để biến quốc gia nhận viện trợ thành thị trường phụ tiêu thụ sản phẩm của mình. Nhưng dân chúng tại các nước này thường ít có nhu cầu thực sự về những sản phẩm đó. Vì vậy, điều thiết yếu là làm sao giúp cho các nước này hoàn thiện sản phẩm của họ để đáp ứng nhu cầu của chính họ. Một số nước lo sợ hậu quả cạnh tranh khi nhập hàng hoá – thường là sản phẩm nông nghiệp – của các nước nghèo vào. Nhưng họ phải hiểu rằng, đối với các nước nghèo, bán được sản phẩm hàng hoá của mình ra ngoài là cơ may sống còn của quốc gia họ. Một nền thương mại công bằng và quân bình trên địa hạt nông phẩm có thể mang lợi cho mọi phía, cả phía cung lẫn phía cầu. Vì lí do đó, không những cần làm sao đưa sản phẩm vào thị trường, mà còn phải đặt ra những luật lệ bán buôn quốc tế nhằm hỗ trợ cho những sản phẩm đó, và cần phải có những chương trình tài trợ để giúp tăng năng xuất nông nghiệp nơi các nước nghèo.

59. Hợp tác phát triển không chỉ có chiều kích kinh tế mà thôi; nó phải là cơ hội tốt cho những gặp gỡ văn hoá và con người. Nếu những tác nhân hợp tác trong các nước tiền tiến kinh tế không quan tâm gì tới những giá trị văn hoá của mình và của người cũng như những giá trị làm nên bản sắc con người, điều này vẫn xẩy ra, thì họ không thể có được một cuộc đối thoại đi vào chiều sâu với người dân trong các nước nghèo. Mặt khác, nếu người dân các nước nghèo dửng dưng và không biết phân biệt trước những đề nghị văn hoá, thì họ sẽ thiếu trách nhiệm cho tương lai phát triển của họ [139]. Các xã hội tiên tiến về mặt kĩ thuật đừng nghĩ rằng, mình cũng tiến bộ hơn hẳn về mặt văn hoá, mà chính họ lâu lâu cũng phải biết tái khám phá ra những đức tính đã một lần giúp họ thăng hoa trong quá trình lịch sử. Những xã hội đang phát triển cần phải trung thành với những truyền thống nhân bản thực sự của họ, đừng nhắm mắt nhận bừa những gì do toàn cầu hoá mang đến trong cơn lốc văn minh kĩ thuật. Trong mọi nền văn hoá đều có những tương đồng đạo đức cá biệt và đa dạng, chúng là nét biểu hiện của cùng một bản tính con người do đấng Tạo Hoá muốn dựng nên và chúng được minh triết đạo đức của nhân loại gọi là Luật tự nhiên [140]. Luật luân lí phổ quát này là nền tảng vững chắc cho mọi cuộc đối thoại văn hoá, tôn giáo và chính trị và nó làm cho tính đa nguyên muôn dạng của các nền văn hoá khác biệt không tan biến đi trên bước hành trình chung tìm về Chân, Thiện và Thiên Chúa. Sự đồng thuận nơi luật đã được ghi khắc trong tim này, do đó, là điều kiện cho mọi hợp tác xã hội đứng đắn. Trong mọi nền văn hoá đều có những điểm đen cần phải thoát ra và những bóng tối phải tránh. Đức tin kitô giáo, một đức tin đã định hình trong nhiều văn hoá và đã thăng hoa chúng, có thể giúp các nền văn hoá lớn lên trong liên đới và cộng đoàn hoàn vũ, đồng thời mang lại lợi ích cho chúng trên con đường phát triển chung.

60. Trên con đường tìm giải đáp cho cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, viện trợ phát triển cho các nước nghèo phải được coi là một phương tiện đúng tạo ra của cải cho hết mọi người. Có dự án trợ giúp nào khác có thể mang lại tăng trưởng – ngay cả cho kinh tế thế giới – bằng việc hỗ trợ các dân tộc đang bắt đầu hay đã tiến lên đôi chút trên bước đường phát triển kinh tế? Như vậy, các nước tiên tiến kinh tế cần bằng mọi cách nâng cao chỉ số phần trăm tiền viện trợ phát triển trích từ tổng thu nhập quốc gia của mình, ở đây họ dĩ nhiên cũng phải tuân giữ những cam kết mà họ đã chấp nhận trước cộng đồng quốc tế. Họ có thể thực hiện điều này bằng cách duyệt lại chính sách an sinh và liên đới xã hội của nước mình, bằng cách áp dụng nguyên tắc bổ trợ và tạo cơ hội cho các tư nhân và xã hội dân sự tham gia vào những hệ thống an sinh đã đạt được mức hội nhập cao. Bằng cách đó, họ có thể vừa cải thiện chế độ an sinh xã hội vừa tiết kiệm được tiền – kể cả qua thanh toán nạn phung phí và lạm dụng lương bổng - dành cho công tác liên đới quốc tế. Một hệ thống liên đới xã hội có sự tham gia rộng lớn và tổ chức thông suốt hơn, ít nặng tính bàn giấy hơn, hi vọng sẽ tập trung được những nguồn lực tiềm tàng hiện nay vào công cuộc xây dựng đoàn kết các dân tộc.

Một nguồn tiền viện trợ phát triển khác cũng có thể tập trung được bằng việc sử dụng hiệu quả cái gọi là nguyên tắc bổ trợ về thuế khoá, nguyên tắc này cho phép người dân tự quyết định mục đích chi tiêu trên một phần số thuế mà họ đóng cho nhà nước. Nếu tránh được những phân tán cục bộ, thì cách đó có thể sẽ tạo nên những hình thái liên đới xã hội xuất phát từ người dân, cách này dĩ nhiên cũng đánh thức dậy nơi họ tinh thần liên đới cho công tác phát triển.

61. Tình liên đới rộng rãi hơn trên bình diện quốc tế được thể hiện đặc biệt qua việc tiếp tục trợ giúp – dù trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế - để mở rộng giáo dục ra cho thật nhiều người. Giáo dục tự nó cũng là điều kiện cơ bản giúp cho hợp tác quốc tế được hữu hiệu. Khái niệm „giáo dục“ không đóng khung trong học vấn trường lớp và dạy nghề mà thôi, cả hai đều là nền tảng quan trọng cho phát triển, nhưng bao gồm toàn bộ huấn luyện con người. Về điểm này, cần phải nhấn mạnh tới một khía cạnh gai góc: Khi giáo dục, ta phải biết con người là gì và đâu là bản tính của nó. Việc khắng định bản tính con người chỉ là tương đối sẽ tạo ra nhiều vấn nạn gia trọng cho giáo dục, đặc biệt giáo dục đạo đức, vì í nghĩa của quan niệm đó sẽ ảnh hưởng lên tầm phổ quát. Một khi chủ trương tương đối đó thắng thế, mọi sự sẽ trở nên nghèo đi. Và điều này sẽ đưa đến những hậu quả tiêu cực, kể cả làm cho việc trợ giúp các dân tộc túng khổ mất đi hiệu năng. Các dân tộc này không những cần các phương tiện kinh tế và kĩ thuật, mà cả những khả thể và phương tiện sư phạm giúp cho họ hoàn thiện bản thân.

Một thí dụ cho thấy tầm quan trọng của vấn đề là hiện tượng du lịch quốc tế [141], vốn có thể là một yếu tố quan yếu cho việc phát triển kinh tế và văn hoá, nhưng cũng có thể là dịp bóc lột và tạo sa đoạ luân lí. Tình trạng thế giới hiện nay cho ta nhiều cơ hội tuyệt hảo, vì các khía cạnh kinh tế của phát triển, nghĩa là những giao lưu tiền bạc và bước đầu của những kinh nghiệm kinh doanh quan trọng tại chỗ, có thể nối liền với các khía cạnh văn hoá, mà trước hết là giáo dục. Trong nhiều trường hợp, cơ hội trên đã diễn ra. Nhưng cũng không thiếu trường hợp trong đó du lịch quốc tế đã là một biến cố phản giáo dục cho người du lịch lẫn dân chúng địa phương. Dân chúng địa phương thường phải đứng trứơc những lối hành xử vô luân hay đồi bại, như trường hợp gọi là du lịch tình dục, mà nhiều người đã là nạn nhân, kể cả các em thiếu niên. Thật đau lòng là điều này xẩy ra thường với sự đồng í của chính quyền địa phương, với sự im tiếng của các chính quyền của du khách và với sự toa rập của rất nhiều cơ quan du lịch. Cả khi những trường hợp xấu kia không xẩy ra, du lịch quốc tế cũng không hiếm khi nặng tính tiêu thụ và ăn chơi hoang phí, nó được các quốc gia du khách tổ chức như những cuộc chạy trốn, hoàn toàn bất lợi cho những gặp gỡ thật sự giữa các văn hoá và giữa người với người. Vì thế, cần phải nghĩ tới một cách du lịch khác có khả năng tạo gặp gỡ quen biết, mà vẫn giữ được mục tiêu nghỉ ngơi và giải trí. Lối du lịch này – có được cũng là nhờ sự liên kết chặt chẽ kinh nghiệm của sự hợp tác quốc tế và thuận lợi cho phát triển – cần phải được khuyến khích.

62. Một khía cạnh khác cũng cần được quan tâm về phương diện phát triển con người toàn diện là hiện tượng di dân. Hiện tượng này gây chấn động, vì số lượng người di dân đông đảo, vì nó tạo ra những vấn nạn xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá và tôn giáo, vì nó tạo ra những thách đố to lớn cho các quốc gia và cho các cộng đồng quốc tế. Có thể nói, chúng ta đang đứng trước một hiện tượng xã hội mang tính thời đại, đòi hỏi phải có một chính sách mạnh và viễn kiến của sự hợp tác quốc tế, hầu có thể giải quyết nó một cách thích ứng. Chính sách này phải được xuất phát từ sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia gốc và các quốc gia nhận cư. Nó phải được căn cứ theo các yêu cầu quốc tế, để tạo hài hoà cho các trật tự pháp lí khác nhau, hầu vừa bảo vệ người di dân và gia đình họ vừa bảo vệ chính quốc gia tiếp cư. Không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được các vấn nạn di dân ngày nay. Chúng ta tất cả đều là nhân chứng của gánh nặng và khổ đau, của mất mát và hi vọng xuất phát từ các giòng người di dân. Rõ ràng việc điều hướng hiện tượng di dân quả không đơn giản. Nhưng dù có những khó khăn trong vấn đề hội nhập, người di dân, với sức lao động của họ, là một đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của nước nhận cư, và hơn nữa, qua số tiền gởi về quê hương, họ góp phần vào việc phát triển quốc gia họ. Không thể coi những người thợ mới này như hàng hoá hay đơn thuần là sức lao động. Họ không thể bị đối xử như một yếu tố sản xuất nào đó. Mỗi người di dân là một nhân vị. Là nhân vị, họ có những quyền bất khả nhượng, đòi hỏi phải được tôn trọng bởi tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh [142].

63. Khi bàn về vấn đề phát triển, người ta buộc phải nhấn mạnh tới mối liên hệ trực tiếp giữa nghèo và thất nghiệp. Trong nhiều trường hợp, nghèo là vì thiếu tôn trọng “phẩm giá” của lao động con người: Một đàng người nghèo bị mất đi một số cơ may (thất nghiệp, trả lương thấp); đàng khác, “các quyền xuất phát từ lao động, nhất là quyền được trả lương tương xứng và quyền an ninh của người lao động và gia đình họ, đã bị tước mất” [143]. Vì thế, nhân dịp ngày lễ lao động 01.05.2000, vị tiền nhiệm đáng nhớ của tôi là Gio-an Phao-lô II đã đưa ra lời kêu gọi về một “liên minh toàn thế giới cổ vũ cho lao động xứng đáng” [144]; làm thế là ngài đã hỗ trợ cho chiến lược của Tổ chức Lao động Quốc tế. Bằng cách đó, ngài đã yểm trợ mạnh mẽ về mặt đạo đức cho mục tiêu mà các gia đình trong mọi quốc gia trên thế giới vẫn mong ước đạt tới. Chữ “phẩm giá” dùng cho lao động ở đây có nghĩa gì? Nó có nghĩa là một công việc nói lên phẩm giá căn cơ của mỗi một người nam người nữ trong mọi xã hội: một công việc do mình tự do chọn lựa, nó cho phép những người lao động, nam lẫn nữ, dự phần hữu hiệu vào việc phát triển xã hội của họ đang sống; một công việc mà nhờ có nó người lao động được tôn trọng mà không bị kì thị; một công việc giúp thoả mãn các nhu cầu gia đình và giúp cho con cái được đi học, chứ không buộc phải đi làm như cha mẹ chúng; một công việc cho phép những người lao động tự do kết thành nghiệp đoàn để nói lên tiếng nói phải được quan tâm của họ; một công việc tạo không gian đủ lớn cho họ để họ tìm lại được cội nguồn cá nhân, gia đình và tinh thần của họ; một công việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động lúc về hưu.

64. Khi suy nghĩ về đề tài lao động, cũng cần nhắc tới một nhu cầu khẩn thiết là các tổ chức công đoàn của người lao động, vốn được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Giáo hội, phải mở ra cho những viễn tượng mới xuất hiện trong lãnh vực lao động. Ngoài việc giải quyết những vấn nạn vốn có của mình, các tổ chức công đoàn hãy quan tâm tới những vấn đề mới của xã hội chúng ta. Tôi muốn nói tới, chẳng hạn, toàn bộ những vấn đề mà các nhà khoa học xã hội đã nhìn ra qua mối xung đột giữa người lao động và người tiêu thụ. Dù không nhất thiết phải ủng hộ lập luận có một tiến trình chuyển đổi thành công từ vai trò căn bản của người lao động sang vai trò chính yếu của người tiêu thụ, thì xem ra đây cũng là một lãnh vực đáng để các tổ chức công đoàn phát huy kinh nghiệm mới. Khung cảnh toàn cầu của lao động hiện nay cũng đòi hỏi các tổ chức công đoàn quốc gia, ngoài việc bảo vệ quyền lợi cho thành viên mình, phải nhìn rộng ra những người không phải là thành viên và đặc biệt là các công nhân lao động trong các quốc gia đang phát triển, nơi các quyền xã hội thường bị vi phạm. Bảo vệ những đối tượng này, kể cả bằng cách đưa ra những sáng kiến phù hợp cho quốc gia nơi mình cư ngụ, cho phép các tổ chức công đoàn nêu bật lên những lí do đạo đức và văn hoá đích thực, mà họ đã có được - trong một khung cảnh xã hội và lao động khác - để trở thành một yếu tố quyết định cho việc phát triển tại quốc gia họ. Giáo huấn truyền thống của Giáo hội về nhu cầu phải phân biệt vai trò và nhiệm vụ giữa tổ chức công đoàn và chính trị luôn vẫn có giá trị. Việc phân biệt này cho phép các tổ chức công đoàn tìm ra được lãnh vực sinh hoạt phù hợp nhất cho họ trong xã hội dân sự, để bảo vệ và thăng tiến thế giới lao động, đặc biệt nói lên những âu lo ít được xã hội để í của những người lao động ngoài tổ chức đang bị bóc lột.

65. Ngoài ra, cũng cần phải cải tiến cơ cấu và quy chế hoạt động của định chế tài chánh. Ta thấy, thời gian qua, định chế này đã gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới thế nào. Có cải tiến, thì nó mới lại trở nên một dụng cụ tạo tài sản và thúc đẩy phát triển hữu hiệu hơn. Toàn bộ nền kinh tế và nền tài chánh – chứ không phải chỉ một vài lãnh vực của chúng – phải được sử dụng như các công cụ song hành với những tiêu chuẩn đạo đức. Có như thế chúng mới tạo ra được những tiền đề thích hợp cho việc phát triển con người và các dân tộc. Cần và trong nhiều trường hợp phải nhất thiết đưa ra những sáng kiến tài chánh mang nặng tính chất nhân bản. Tuy nhiên, ta cũng không được quên rằng, hệ thống tài chánh nói chung phải có mục đích nâng đỡ phát triển đích thực. Nhất là không được quan niệm rằng, í hướng làm điều tốt cũng còn phải tuỳ thuộc vào khả năng sản xuất của cải thật sự. Các nhà tài chánh phải biết tái khám phá ra nền tảng đạo đức của công việc họ làm, để đừng lạm dụng những dụng cụ tân tiến cho việc lừa gạt những người tiết kiệm. Không bao giờ được tách í hướng ngay thẳng và sự minh bạch ra khỏi việc tìm kiếm lợi nhuận. Nếu tình yêu có trí khôn, thì nó cũng có thể tìm ra những phương tiện giúp cho việc kinh doanh có được tầm nhìn xa và công bằng, như những kinh nghiệm trên địa hạt hợp tác xã tín dụng đã cho thấy.

Cần phải đào sâu và hỗ trợ những kinh nghiệm tích cực cũng như kêu gọi trách nhiệm riêng của những người kí thác tiết kiệm cả trong việc điều hoà lãnh vực chống đầu cơ tai tiếng và bảo vệ những chủ thể yếu kém lẫn trong việc tìm kiếm những hình thái tài chính mới nhằm hỗ trợ cho các dự án phát triển. Cả kinh nghiệm của hệ thống tài chính vi mô, một hệ thống có gốc rễ từ suy tư và hành động của các nhà nhân bản tư sản - ở đây tôi nghĩ đặc biệt tới việc hình thành những cơ sở cầm đồ -, cần phải được khuyếch trương mạnh hơn, đặc biệt trong thời điểm này, là thời điểm trong đó khủng hoảng tài chánh có thể trở nên thảm khốc. Đây là lúc mà nhiều thành phần bất hạnh trong dân chúng cần phải được bảo vệ, để họ tránh rơi vào tay những kẻ cho vay nặng lãi hoặc tránh khỏi rơi vào vô vọng. Phải chỉ cho những chủ thể bất hạnh biết cách chống lại kẻ cho vay nặng lại. Cũng cần chỉ cho các dân tộc nghèo biết cách sử dụng những khoản tiểu tín dụng. Có như thế mới kìm hãm được các mánh lới bóc lột trong hai địa hạt này. Vì trong các nước giàu cũng có những hình thái nghèo mới, nên phương thức tiểu tín dụng có thể cũng là cách giúp tìm ra được những sáng kiến hay lãnh vực mới, giúp cho các thành phần xã hội yếu kém tránh khỏi nghèo túng thêm.

66. Mạng lưới liên kết toàn cầu đã làm nảy sinh ra một sức mạnh chính trị mới, đó là sức mạnh của giới tiêu thụ và các hội đoàn của họ. Đây là một hiện tượng cần tìm hiểu, vì nó hàm chứa những yếu tố tích cực cần phải được hỗ trợ, cũng như có những quá lạm cần phải tránh. Điểm tích cực là con người hiểu ra rằng, mua bán không chỉ là một hành vi kinh tế mà thôi, song cũng luôn là một hành vi đạo đức. Vì thế, người tiêu thụ có trách nhiệm xã hội rõ ràng song song với trách nhiệm xã hội của giới kinh doanh. Cần phải liên tục giáo dục cho giới tiêu thụ về vai trò thường ngày vẫn làm của họ [145], để họ có thể thực thi vai trò đó dựa theo các nguyên tắc đạo đức, mà vẫn không coi thường hành vi mua bán kinh tế. Chính trong những thời điểm khó khăn hôm nay, trong đó sức mua có thể giảm sút và sự tiêu dùng có thể phải hạn chế, ta cần nghĩ tới những con đường khác trong lãnh vực mua sắm, chẳng hạn tới các hợp tác xã mua sắm cũng như các hợp tác xã tiêu thụ, đó là những mô thức hình thành từ thế kỉ 19 do sáng kiến của các kitô hữu. Hơn nữa, cần phải nâng đỡ những hình thức tiếp thị mới cho các sản phẩm từ các vùng đất thế giới bị áp bức, để bảo đảm cho người lao động sản xuất các nơi đó có được đồng lương xứng đáng. Muốn thế, thì thị trường phải thật sự minh bạch, những người sản xuất phải không những có được đồng lương cao, mà còn nhận được một nền giáo dục, những kiến thức nghề nghiệp và những phương tiện kĩ thuật tốt hơn, và rốt cuộc, với những kinh nghiệm kinh tế đó, họ có thể tự đo đóng góp vào việc phát triển mà không phải tuân theo một í thức hệ đảng phái nào. Nếu chính người tiêu thụ không bị lợi dụng bởi các hội đoàn không thực sự đại diện cho họ, thì vai trò hữu hiệu của họ sẽ là một yếu tố góp phần dân chủ hoá nền kinh tế.

67. Trước sự tương thuộc thế giới ngày càng tăng cũng như trước ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, cả Liên hiệp quốc lẫn các tổ chức kinh tế và tài chánh quốc tế cần phải được cải tổ lại, để nhờ đó quan niệm về một đại gia đình các dân tộc hi vọng có được hình dáng cụ thể và thực hữu. Cũng cần phải gấp rút tìm ra những hình thức mới cho việc áp dụng nguyên tắc trách nhiệm bảo vệ [146] và cho tiếng nói của các quốc gia nghèo có được trọng lượng trong các quyết định quốc tế chung. Cần có một trật tự chính trị, luật pháp và xã hội hỗ trợ việc hợp tác quốc tế và hướng nó vào công cuộc phát triển liên đới giữa mọi dân tộc. Cần khẩn cấp hình thành nên một thẩm quyền chính trị thế giới có thực chất, cơ chế mà vị tiền nhiệm của tôi là chân phước Gio-an XXIII đã nói tới, để điều hướng kinh tế thế giới, để giúp chỉnh đốn lại nền kinh tế các nước bị khủng hoảng kinh tế, để kịp thời chận đứng hậu quả khủng hoảng và không để nó mở rộng thêm bất bình đẳng giữa các dân tộc, để thực hiện được một kế hoạch giảm vũ trang toàn bộ và thích ứng, để nuôi dưỡng an ninh và hoà bình thế giới, để gìn giữ môi sinh và điều phối các làn sóng di dân. Thẩm quyền này phải tuân phục luật pháp, phải tuân giữ triệt để các nguyên tắc phụ đới và liên đới và phải nhắm tới thực hiện công ích [147] cũng như phải phục vụ thật sự cho việc phát triển con người toàn diện, một phát triển được khơi nguồn từ các giá trị của tình yêu và sự thật. Ngoài ra, thẩm quyền này phải được mọi nước chấp nhận, phải có quyền hành thực sự, hầu bảo đảm an ninh, gìn giữ công lí và bảo đảm sự tôn trọng luật pháp cho mọi thành viên148]. Dĩ nhiên thẩm quyền đó phải có khả năng buộc các thành viên tuân giữ các quyết định cũng như các biện pháp do các nghị hội đưa ra. Nếu thiếu điều này, thì dù có đạt được tiến triển trên nhiều lãnh vực khác nhau, luật quốc tế sẽ có cơ nguy bị lèo lái bởi cán cân quyền lực của những kẻ mạnh. Sự phát triển toàn diện các dân tộc và sự hợp tác quốc tế đòi hỏi phải thiết lập cấp độ trật tự quốc tế cao hơn mang tính cách bổ trợ để điều hướng toàn cầu hoá149]; và cuối cùng, chúng đòi hỏi phải thực hiện cho được một trật tự xã hội phù hợp với trật tự đạo đức cũng như thực hiện cho được sự liên kết giữa bình diện đạo đức và xã hội, giữa chính trị với các bình diện kinh tế và dân sự, tất cả những liên kết này đã được nói tới trong các điều lệ của Liên hiệp quốc.

______________________

[125] Xem Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Centesimus annus, 41, sđd, 843-845

[126] Xem như trên.

[127] Xem Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Evangelium vitae, 20: sđd, 422-424.

[128] Thông điệp Populorum progressio, 85: sđd, 298-299.

[129] Xem Gio-an Phao-lô II, Thông điệp ngày hoà bình thế giới 1989, 3: AAS 90 (1989), 150; cùng tác giả, Diễn văn trước các thành viên của hội „Centesimus annus“ (09.05.1998), 2: Insegnamenti XXI, I (1998), 873-874: cùng tác giả, Diễn văn gặp gỡ các thẩm quyền ngoại giao ở Wiener Hofburg (20.06.1998), 8: Insegnamenti XXI, I (1998), 1435-1436; cùng tác giả, Thông điệp gởi Viện trưởng đại học công giáo Sacro Cuore nhân ngày đại học (05.05.2000), 6: Insegnamenti XXIII, I (2000), 759-760.

[130] Theo Tôma ở Aquino: „ratio partis contrariatur rationi personae“, trong: III Sent. d. 5,3,2; và “Homo non ordinatur ad communitatem politicam secundum se totum et secundum omnia sua”, trong: Summa Theologiae I-II, q. 21, a. 4, ad 3.

[131] Xem Công đồng Vaticano II, Hiến chế Lumen gentium, 1.

[132] Xem Gio-an Phao-lô II, Diễn văn trước cuộc họp công khai của Viện giáo chủ về thần học và Viện giáo chủ thánh Tôma Aquino (08.11.2001), 3: Insegnamenti XXIV, 2 (2001), 676-677.

[133] Xem Bộ tín lí, Tuyên bố về tính cách độc nhất và ơn cứu độ phổ quát nơi đức Giê-su Kitô và của Giáo hội Dominus Jesu (06.08.2000), 22: AAS 92 (2000), 763-764; cùng tác giả, Những ghi chú mang tính giáo huấn về một vài câu hỏi liên quan tới thái độ và cách hành xử của kitô hữu trong đời sống chính trị (24.11.2002), 8: AAS 96 (2004), 369-370.

[134] Xem Biển-đức XVI, Tông thư Spe salvi, 31: sđd, 1010; cùng tác giả, Diễn văn trước nghị hội toàn quốc của giáo hội Í (19.10.2006), sđd, 465-477.

[135] Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Centesimus annus, 5: sđd, 798-800; xem Biển-đức XVI, Diễn văn trước nghị hội toàn quốc của giáo hội Í (19.10.2006), sđd, 471.

[136] Số 12.

[137] Xem Pi-ô XI, Tông thư Quadragesimo anno (15.05.1931), AAS 23 (1931), 203; Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Centesimus annus, 48: sđd, 852-854; Sách giáo lí của Giáo hội công giáo, số 1883.

[138] Xem Gio-an XXIII, Thông điệp Pacem in terris: sđd, 274.

[139] Xem Phao-lô VI, Thông điệp Populorum progressio, 10.41; sđd, 262.277.278.

[140] Xem Biển-đức XVI, Diễn văn trước các thành viên Uỷ ban thần học (05.10.2007): Insegnamenti, III, 2 (2007), 418-421; cùng tác giả, Diễn văn trước cử toạ của nghị hội quốc tế về „Luật tự nhiên“ do Đại học giáo chủ Lateran tổ chức ngày 12.02.2007: Insegnamenti, III, I (2007), 209-212.

[141] Xem Biển-đức XVI, Diễn văn trước các giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Thái-lan dịp ad limita (16.05.2006): Insegnamenti, VI, I (2008), 798-801.

[142] Xem Hội đồng giáo chủ về Mục vụ cho người di dân và kẻ lữ hành, Huấn thị Erga migrantes caritas Christi (03.05.2004): AAS 96 (2004), 762-822.

[143] Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Laborem exercens, 8: sđd, 594-598.

[144] Diễn văn kết thúc thánh lễ nhân dịp ngày lao động (01.05.2000): Insegnamenti XXIII, I (2000), 720.

[145] Xem Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Centesimus annus, 36: sđd, 838-840.

[146] Xem Biển-đức XVI, Diễn văn trứơc đại hội đồng Liên hiện quốc (18.04.08): sđd, 618-626.

[147] Xem Gio-an XXIII, Thông điệp Pacem in terris: sđd, 293; Hội đồng giáo chủ về Công lí và Hoà bình, Sách toát yếu về giáo huấn xã hội công giáo, Số 441.

[148] Xem Công đồng Vaticano II, Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay Gaudium et spes, 82.

[149] Xem Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 43: sđd, 574-575.

CHƯƠNG SÁU

PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC VÀ KỸ THUẬT

68. Phát triển các dân tộc có liên hệ mật thiết với phát triển từng con người toàn diện. Bản chất con người là luôn tiến tới trên đường phát triển chính mình. Đây không phải là một phát triển mang tính máy móc tự nhiên, bởi mỗi người chúng ta đều biết, con người vốn có khả năng quyết định cho mình một cách tự do và trách nhiệm. Đây cũng không phải là một phát triển tuỳ tiện, là vì tất cả mọi người đều biết, chúng ta là một quà tặng chứ không phải là sản phẩm của chính chúng ta. Từ nguồn cội, chính hữu thể của ta và giới hạn của nó xác định mức độ tự do ở trong ta. Không ai tự hình thành cho mình một í thức riêng, nhưng mọi người đều xây dựng cái “tôi” (Ich) của mình dựa trên nền tảng của một “nhân tính” (Selbst) đã được Tạo Hoá ban sẵn. Chúng ta chẳng có quyền gì trên người khác và cả trên chính mình. Sự phát triển con người sẽ trở nên méo mó, nếu họ tự mãn, coi mình là tác giả của chính mình. Cũng vậy, sự phát triển các dân tộc cũng sẽ lệch đường, nếu nhân loại nghĩ rằng, họ có thể tự tạo ra họ bằng “phép lạ” kĩ thuật. Sự phát triển kinh tế cũng không ra ngoài con đường đó; bởi hoàn toàn tin rằng, các “phép lạ” của thế giới tài chánh có thể thúc đẩy tăng trưởng một nền kinh tế giả tạo và nặng tính tiêu thụ, nên phát triển kinh tế đã cho ta thấy thực chất ảo và nguy hại của nó. Trước nỗi kiêu căng quá lạm đó, chúng ta phải tăng cường tình yêu của ta cho một thứ tự do nhiều nhân tính hơn, tự do này biết chấp nhận nguồn gốc thiện hảo đã có trước, chứ không độc đoán tự tung tự tác. Do đó con người phải tĩnh trí lại, để nhận biết những quy tắc nền tảng của luật luân lí tự nhiên, thứ luật mà Thiên Chúa đã ghi khắc nơi tâm họ.

69. Ngày nay, vấn đề phát triển đi liền với tiến bộ kĩ thuật và với những áp dụng ngoạn mục của nó trong lãnh vực sinh học. Cần nhấn mạnh rằng, kĩ thuật là một thực tại mang tính nhân văn sâu xa, nó gắn liền với sự độc lập và tự do con người. Kĩ thuật là dấu chỉ và minh chứng cho sự chiến thắng của tinh thần trên vật chất. “Được thoát khỏi thân phận nô lệ thế giới sự vật, tinh thần con người có thể ngửng cao đầu để chiêm ngưỡng và thờ lạy Tạo Hoá” [150]. Kĩ thuật cho phép ta làm chủ vật chất, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm công sức, cải thiện các điều kiện sống. Nó phù hợp với ơn gọi đúng nghĩa của lao động con người: Kĩ thuật được coi là công trình của tinh thần; qua kĩ thuật, con người nhận ra chính mình và kiện toàn thân phận người của mình. Kĩ thuật là khía cạnh khách quan của lao động con người [151]; nguồn gốc và quyền hiện hữu của nó nằm nơi yếu tố chủ quan: con người lao động. Vì thế kĩ thuật không bao giờ chỉ là kĩ thuật. Nó cho ta thấy con người và nỗ lực phát triển của họ; nó nói lên tình trạng căng thẳng của tinh thần con người trên hành trình từng bước chế ngự một số lệ thuộc vật chất nào đó. Vì vậy, kĩ thuật có nhiệm vụ “canh tác và bảo vệ địa cầu” (xem Xh 2,15) - một nhiệm vụ được Thiên Chúa giao cho con người – và phải hướng tới việc thắt chặt mối liên kết giữa con người và môi sinh, nó phải là tấm gương phản chiếu tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa.

70. Một khi con người chỉ biết quan tâm tới câu hỏi “thế nào”, mà chẳng màng chi tới câu hỏi “tại sao” – chính cái “tại sao” này lại là động lực thúc đẩy con người hành động -, thì phát triển kĩ thuật có thể đưa họ tới chỗ nghĩ rằng, họ chỉ cần kĩ thuật là đủ, chẳng cần gì ngoài khác. Đó là lí do khiến khuôn mặt kĩ thuật trở nên hàm hồ. Từ một sản phẩm của trí óc con người và được xem như là dụng cụ của tự do nhân vị, kĩ thuật được tôn lên thành như yếu tố của tự do tuyệt đối, tự do này chẳng còn muốn nhìn nhận những giới hạn vốn có trong nó nữa. Tiến trình toàn cầu hoá xem ra có thể dùng kĩ thuật để thay thế các í thức hệ [152]. Chính kĩ thuật như vậy đã trở thành một quyền lực í hệ đẩy nhân loại vào tình trạng tự khép kín nơi mình, và họ chẳng còn thoát ra được nữa, để mà gặp gỡ hữu thể và sự thật. Trong hoàn cảnh này, xem ra chúng ta tự giới hạn hoàn cảnh sống mình vào trong một chân trời văn hoá thuần kĩ thuật, để rồi chúng ta nhận diện, đánh giá và xác định mọi chuyện dựa theo chân trời đó, mà không còn nhận ra được nữa cái í nghĩa vốn không thể do chính chúng ta tạo ra được. Con người ngày nay bị ảnh hưởng nặng bởi lối nghĩ duy kĩ thuật này, khiến họ đánh đồng sự Thật cũng là Cái do chính họ có thể tạo ra. Tuy nhiên, nếu tính hiệu năng và ích dụng là tiêu chuẩn duy nhất của chân lí, thì đương nhiên sẽ không còn phát triển. Là vì sự phát triển đích thực trước hết không hệ tại nơi việc “làm”. Chìa khoá của phát triển là một đầu óc có khả năng suy nghĩ thấu đáo kĩ thuật và nắm bắt được được í nghĩa nhân văn sâu xa của hành động con người trong khung cảnh í nghĩa toàn diện của hiện hữu nhân sinh. Cả cho dù khi hành động con người được điều khiển bởi các vệ tinh hay bởi các nút bấm điện tử từ xa, thì hành động của họ vẫn luôn mang tính người, vẫn là một biểu lộ của tự do trong trách nhiệm. Con người bị kĩ thuật cuốn hút, bởi vì kĩ thuật giúp họ phá vỡ được những hạn chế thể lí và mở rộng chân trời cho họ. Nhưng tự do con người chỉ thật sự đúng nghĩa, khi nó biết đáp trả lại sự cuốn hút kĩ thuật bằng những quyết định vốn là hoa trái của trách nhiệm đạo đức. Vì thế, phải cấp thiết dạy cho con người về trách nhiệm đạo đức trong việc sử dụng kĩ thuật. Chúng ta phải thoát ra khỏi cơn mê kĩ thuật để tìm lại í nghĩa đích thực của tự do, không phải thứ tự do hoàn toàn độc lập, nhưng là thứ biết đáp trả lại lời mời gọi của hữu thể, khởi đầu với chính hữu thể chúng ta.

71. Lối nghĩ lệch lạc thuần kĩ thuật khởi đầu từ lãnh vực nhân văn, ngày nay ta thấy nó xuất hiện qua những hiện tượng kĩ thuật hoá cả vấn đề phát triển lẫn hoà bình. Việc phát triển các dân tộc ngày nay thường được coi là một vấn đề thuần kĩ thuật, như chỉ cần làm sao tài trợ cho đúng, phải mở rộng thị trường, phải giảm thuế quan, tăng đầu tư, phải cải tổ định chế... Tất cả những thứ đó đều vô cùng quan trọng, nhưng thử hỏi, tại sao những quyết định thuần kĩ thuật kia cho đến nay vẫn không mang lại kết quả khả quan. Phải tìm ra những lí do sâu hơn. Phát triển không bao giờ được bảo đảm hoàn toàn bởi những lực tự động và vô hồn – dù đó là lực của thị trường hay lực của chính trị quốc tế. Nó không thể có được, nếu không có những con người ngay chính, nếu không có những chính trị gia và chuyên viên kinh tế biết đáp lại tiếng gọi của công ích với tất cả lương tâm mình. Cần phải có cả sự chuẩn bị nghề nghiệp lẫn í thức đạo đức. Một khi kĩ thuật được tuyệt đối hoá, người ta sẽ lẫn lộn giữa mục tiêu và phương tiện; tiêu chuẩn hành động duy nhất của nhà kinh doanh lúc đó sẽ là tìm lợi nhuận tối đa; của nhà chính trị sẽ là củng cố quyền lực; của nhà khoa học sẽ là kết quả của những khám phá của họ. Nếu tình trạng đó xẩy ra, mạng lưới quan hệ kinh tế, tài chánh và chính trị sẽ tiếp tục tạo ra những khó hiểu, khó chịu và bất công; các làn sóng kiến thức kĩ thuật chuyên môn sẽ gia tăng, nhưng chỉ có lợi cho những người sở hữu chúng, còn tình trạng thật sự của đại đa số các dân tộc, vốn sống bên ngoài và dưới bóng những làn sóng đó, vẫn không thay đổi và vẫn không có được cơ may thăng tiến.

72. Cả hoà bình cũng không có cơ thành sự, khi nó được quan niệm như một sản phẩm kĩ thuật, nghĩa là như kết quả của những hiệp ước giữa các chính quyền hay kết quả của các sáng kiến viện trợ kinh tế hữu hiệu. Muốn xây dựng hoà bình, cần có những liên lạc ngoại giao không ngưng nghỉ, cần những trao đổi kinh tế và kĩ thuật, những gặp gỡ văn hoá, cần có những thoả thuận về í hướng chung cũng như về việc tuân thủ những cam kết chung, hầu giảm thiểu những đe doạ chiến tranh và tiêu diệt các mầm mống khủng bố. Đúng, tất cả những điều trên cần phải có. Nhưng, nếu muốn cho những nỗ lực này có được hiệu quả lâu dài, chúng phải được đặt nền trên các giá trị cắm rễ nơi chân lí cuộc sống. Điều này có nghĩa là phải biết lắng nghe tiếng kêu của các dân tộc trong cuộc để hiểu ra đúng đắn nguyện vọng của họ. Ở điểm này, chúng ta phải luôn đứng chung chiến tuyến với nỗ lực âm thầm của biết bao nhiêu người vẫn hằng dấn thân cho những gặp gỡ và cho sự phát triển trên nền tảng yêu thương và thông cảm giữa các dân tộc. Trong số những người đó có các kitô hữu. Họ cùng chung tay vào công tác lớn: đem đến cho phát triển và hoà bình một í nghĩa hoàn toàn mang tính người.

73. Phát triển kĩ thuật gắn liền với việc gia tăng các hệ thống truyền thông xã hội. Nói đến cuộc sống gia đình nhân loại ngày nay mà không nói đến các phương tiện truyền thông thì đó là chuyện xem ra không tưởng. Dù xấu hay tốt, các phương tiện này đã toả trùm lên mọi ngóc ngách của đời sống thế giới. Quả là phi lí cho những ai còn tin rằng, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông vốn trung lập và vì vậy họ đòi cho chúng được độc lập không bị chi phối bởi nền đạo đức liên quan tới con người. Những lối nhìn quá nhấn mạnh tính chất thuần kĩ thuật của truyền thông này cho thấy chúng quả thực phục vụ cho một tính toán kinh tế với mục tiêu chế ngự thị trường và với í hướng làm sao phải có được những thông số văn hoá nhằm phục vụ cho những quyền lực í hệ và chính trị. Vì tầm ảnh hưởng quan trọng quyết định của những lối nhìn đó trong việc làm thay đổi nhận thức của con người về chính họ và về thực tại, nên chúng ta phải suy tư cho thật kĩ về ảnh hưởng của chúng, đặc biệt trên bình diện văn hoá – đạo đức của toàn cầu hoá và trên bình diện liên đới phát triển giữa các dân tộc. Để có được một lối ứng xử đúng đắn phù hợp với toàn cầu hoá và phát triển, chúng ta phải đi tìm í nghĩa và mục đích của truyền thông trên căn bản nhân học. Điều này, như vậy, có nghĩa là truyền thông có thể trở thành một cơ hội nhân bản hoá, không phải chỉ vì ta có thêm nhiều phương tiện truyền thông hơn nhờ vào phát triển kĩ thuật, mà nhất là vì truyền thông được tổ chức và hướng dẫn bởi một nguồn sáng phản chiếu lên được í nghĩa phổ quát của con người và công ích. Các phương tiện truyền thông xã hội có thể làm gia tăng lượng trao đổi và nối kết các tư tưởng. Nhưng không phải vì thế mà chúng tạo thuận lợi cho tự do hay chúng giúp cho hết thảy mọi người có được phát triển và dân chủ. Muốn có được các mục tiêu này, truyền thông phải hướng tới việc hỗ trợ và thăng tiến phẩm giá con người và của các dân tộc, nó phải mặc lấy hồn tình yêu, khoác vào tình huynh đệ tự nhiên lẫn siêu nhiên cũng như phải sẵn sàng phục vụ sự thật và cái đẹp. Trong nhân loại, thật ra tự do luôn liên kết cách nội tại với những giá trị trên đây. Các phương tiện truyền thông có thể góp phần quan trọng trong việc thắt chặt tình cộng đoàn của gia đình nhân loại và tăng gia vốn đạo đức trong các xã hội, nếu như chúng trở thành dụng cụ thúc đẩy mọi ngưởi tham gia vào việc kiếm tìm những gì là công chính.

74. Trong trận chiến văn hoá giành chiếm địa vị thống trị giữa kĩ thuật và trách nhiệm đạo đức của con người ngày nay, Đạo đức sinh học là trận địa quan trọng và quyết định nhất. Chính nơi đây diễn ra cuộc thách đố dữ dội về khả năng phát triển con người toàn diện. Đây là một lãnh vực vô cùng tế nhị và quyết định, trong đó hiện lên câu hỏi hết sức bi thiết, là liệu con người là tác giả của chính nó hay nó phải lệ thuộc Thiên Chúa. Các khám phá khoa học trên địa hạt này và các khả năng can thiệp kĩ thuật đã tiến xa đến nỗi khiến ta phải đứng trước sự chọn lựa giữa hai lập luận hợp lí: giữa một bên là lí trí biết mở ra cho siêu việt và bên kia là lí trí tự khép kín trong niềm hãnh tiến của nó. Tình trạng bắt ta phải chọn một trong hai. Tuy nhiên, lập luận đứng về phía hành động kĩ thuật rõ ràng là phi lí, bởi lẽ nó đưa tới việc phủ nhận hoàn toàn mọi í nghĩa và giá trị. Khi chối từ Siêu Việt, thì ta lại gặp khó khăn trong tư duy, là làm sao hiện hữu lại có thể nẩy sinh từ hư vô và làm sao trí tuệ lại hình thành được từ ngẫu nhiên [153]. Trước những vấn nạn bi thiết đó, chỉ có sự hợp tác giữa lí trí và đức tin mới có thể giúp chúng ta. Nếu lí trí bị trói chặt bởi hành động thuần kĩ thuật và nó không nhận được hỗ trợ của đức tin, lí trí đó sẽ rơi vào ảo tưởng sức mạnh toàn năng của nó. Ngược lại, đức tin mà thiếu lí trí sẽ dẫn tới cơ nguy làm con người xa lạc thực tế cuộc sống [154].

75. Giáo chủ Phao-lô VI cũng đã nhận ra tầm ảnh hưởng hoàn vũ của vấn nạn xã hội đó và đã nhắc nhở ta [155]. Nếu bước theo ngài trên con đường này, ta sẽ phải công nhận rằng, vấn nạn xã hội đó ngày nay đã trở thành một vấn nạn nhân học cách triệt để. Sự sống đã được các kĩ thuật sinh học ngày càng trao vào tay con người, nhưng không với mục đích tìm hiểu nó, mà là để thao túng nó. Nền văn hoá rất nặng tính khoa học ngày nay tin rằng, nó đã biết hết mọi bí ẩn, vì đã nắm được trong tay nguồn cội sự sống. Từ đó người ta hỗ trợ và tiến hành việc thụ thai ống nghiệm, nghiên cứu phôi, tìm cách nhân bản vô tính và phối giống con người. Đây là điểm nói lên tham vọng thống trị của kĩ thuật mạnh mẽ nhất. Trong nền văn hoá này, lương tâm chỉ còn là nơi đón nhận thông tri về khả năng của kĩ thuật. Nhưng ta không thể coi thường những viễn ảnh nguy hiểm cho tương lai con người và những dụng cụ quyền năng mới phục vụ cho “văn hoá sự chết” này. Bên cạnh nạn phá thai bi thảm và lớn rộng hiện nay, có thể trong tương lai – hiện đã được gieo mầm trong âm thầm rồi – sẽ có thêm kế hoạch ưu sinh một cách có hệ thống. Ngược lại, người ta cũng đã dọn sẵn lối đi cho việc an tử; điểm này cũng không kém nói lên tham vọng thống trị sự sống, sự sống mà trong một số điều kiện nào đó người ta cho là không còn đáng sống nữa, không còn đáng để sống lâu hơn nữa. Đằng sau những viễn ảnh đó là quan điểm phủ nhận phẩm giá con người. Những thực hành trên đây ngày càng tăng cường cho quan điểm coi sự sống con người chỉ có tính cách vật chất và máy móc. Ai có thể đo lường được những hậu quả tiêu cực của một não trạng như thế? Ai còn có thể ngạc nhiên về sự dửng dưng trước cảnh thoái hoá của con người, khi dửng dưng này cho thấy ngay cả thái độ của chúng ta trước những gì là người và những gì không phải là người? Người ta ngạc nhiên trước sự thanh lọc độc đoán về những gì ngày nay được cho là đáng tôn trọng. Nhiều người sẵn sàng la toáng lên về những khuyện không đâu, trong khi xem ra lại dung thứ cho những bất công ghê gớm. Trong khi người nghèo tiếp tục gõ cửa nhà giàu, thì thế giới giàu lại có chiều hướng như điếc trước những tiếng gõ ấy, vì lương tâm họ không còn khả năng nhận ra những gì là người. Thiên Chúa bạch hoá con người ra cho con người; việc hợp tác chung giữa lí trí và đức tin sẽ giúp con người nhận ra điều thiện hảo, nếu như họ muốn thấy điều đó; luật tự nhiên, trong đó bừng chiếu lên lí trí sáng tạo, sẽ cho ta thấy sự lớn lao của con người, nhưng đồng thời cũng cho thấy nỗi khốn cùng của họ, nếu như họ không chấp nhận tiếng gọi của chân lí đạo đức.

76. Một trong những khía cạnh của tinh thần duy kĩ đương đại là khuynh hướng nhìn những vấn đề và cảm xúc của đời sống nội tâm chỉ bằng qua lăng kính tâm lí và, thời thượng hơn, giản lược chúng vào các phản ứng của não bộ. Như vậy, nội tâm con người chẳng còn gì nữa cả, và í thức về tính bản thể của tâm hồn (Seele) con người với những chiều kích sâu xa của nó, những chiều kích biết nhìn ra những gì linh thánh, dần dần sẽ mất đi. Câu hỏi về phát triển cũng gắn liền với quan niệm của chúng ta về tâm hồn, vì cái Tôi của chúng ta thường được giản lược vào tâm thần (Psyche) và sức khoẻ tâm hồn lại bị lẫn lộn với sự thoải mái tình cảm. Nguyên nhân của những giản lược đó là do ta không thấu hiểu đời sống tâm linh. Sự mù mờ này khiến ta không muốn chấp nhận sự kiện là, việc phát triển con người và các dân tộc cũng tuỳ thuộc vào việc giải quyết những vấn đề thuộc tâm linh. Ngoài ra, phát triển không chỉ có mặt vật chất mà thôi, mà còn cả mặt tinh thần và tâm linh nữa, vì con người là một “tổng hợp vừa hồn vừa xác” [156], được sinh ra từ tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa và được hướng tới sự sống vĩnh cửu. Con người phát triển, khi nó lớn lên trong tinh thần, khi tâm hồn nó biết nhận ra chính mình và các chân lí mà Thiên Chúa đã cấy mầm trong tâm hồn nó, khi nó biết trò chuyện với chính mình và với Thiên Chúa. Xa rời Thiên Chúa, con người sẽ trở nên không yên và bệnh hoạn. Tình trạng tha hoá xã hội và tâm lí cũng như bao nhiêu chứng tâm bệnh trong các xã hội giàu cũng có nguyên nhân từ tâm linh. Một xã hội phát triển về vật chất, nhưng lại bóp nghẹt tâm hồn, xã hội đó tự nó không có được phát triển đúng nghĩa. Những hình thái nô lệ nghiện ngập mới cũng như nỗi vô vọng mà nhiều người đang rơi vào, có thể giải thích chủ yếu do nguyên nhân tâm linh, chứ không chỉ do căn nguyên xã hội và tâm lí. Sự trống vắng do cơ thể và tâm thần để lại cho tâm hồn sau bao nhiêu biện pháp chữa trị chán chê đã tạo nên nỗi đau nơi con người. Sẽ không có được phát triển toàn hảo mà cũng chẳng có được công ích phổ quát, nếu con người gồm cả hồn lẫn xác không có được sự thoải mái tâm linh và đạo đức.

77. Sự thống trị của kĩ thuật có khuynh hướng làm cho con người mất đi khả năng nhận ra những gì không thể giải thích được bằng thuần vật chất. Trong khi đó tất cả mọi người lại cảm nhận được bao nhiêu là khía cạnh vô vật chất và tinh thần nơi cuộc sống họ. Nhận thức không phải chỉ là một hành vi vật chất, bởi lẽ cái được nhận biết vẫn luôn ẩn dấu một thứ gì đó vượt trên bình diện thực nghiệm. Mỗi nhận thức, dù đơn giản nhất, mãi là một phép lạ nhỏ, là vì nó không bao giờ có thể giải thích trọn vẹn được bằng những dụng cụ vật chất mà ta dùng. Mỗi sự thật luôn hàm chứa một nội dung lớn hơn điều chúng ta vẫn mong đợi. Tình yêu mà ta nhận được luôn chứa đựng một yếu tố nào đó làm ta ngạc nhiên. Chúng ta mãi mãi phải biết ngỡ ngàng trước những phép lạ đó. Tâm hồn con người nhận ra một cái gì đó “nhiều hơn, dư thêm” trong mỗi nhận thức và trong mỗi hành vi thương yêu; cái “nhiều hơn” này giống i như một món quà ta nhận được, nó như một nỗi cao cả nâng hồn ta lên cao. Sự phát triển con người và các dân tộc cũng ở một độ cao như thế, nếu như ta biết quan tâm tới chiều kích tinh thần phải có của nó, có như thế phát triển mới có nội dung đích thật. Phát triển đòi hỏi phải có đôi mắt mới và một trái tim mới có khả năng thấy được những gì vượt tầm nhìn vật chất của ta, và thấy được cái “nhiều hơn” trong phát triển mà kĩ thuật không thể mang lại được. Trên con đường này ta mới có thể tiếp tục cuộc hành trình phát triển toàn diện con người, một cuộc hành trình được hướng dẫn bởi động lực tình yêu và chân lí.

KẾT LUẬN

78. Không có Thiên Chúa, con người sẽ không biết họ đang đi về đâu và ngay cả họ là ai. Đứng trước những vấn nạn to lớn của phát triển các dân tộc có thể khiến chúng ta đi tới chỗ gần như ngã lòng và buông xuôi, lời đức Giê-su Kitô có sức mạnh nâng đỡ ta, khi Người nhắc nhở: “Không có Thầy các con không làm gì được” (Gi 15,5); Người khuyến khích ta: “Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Đối diện với bao nhiêu công việc phải chu toàn, chúng ta tin rằng, Thiên Chúa luôn hiện diện bên cạnh những ai hiệp nhất dưới danh Người và cùng hành động cho công lí. Trong Populorum progressio, giáo chủ Phao-lô VI nhắc nhở chúng ta, con người không thể tự tiến hành được phát triển, bởi vì họ không thể tự tạo ra một nền nhân bản đích thực. Chỉ khi chúng ta nghĩ rằng, chúng ta, từng cá nhân và từng cộng đoàn, được mời gọi làm con cái Thiên Chúa để cùng tham gia vào một đại gia đình thiên chúa, lúc đó chúng ta mới có thể có được một tư duy mới và những năng lực mới để phục vụ cho một nền nhân bản toàn diện đích thực. Năng lực mới phục vụ phát triển, như vậy, phải là nền nhân bản kitô giáo [157], một nền nhân bản làm sống dậy tình yêu và luôn đặt mình dưới sự hướng dẫn của chân lí, bằng cách đón nhận vào mình tình yêu và chân lí như là những quà tặng luôn mãi của Thiên Chúa. Có sẵn sàng chấp nhận Thiên Chúa, chúng ta mới chấp nhận anh chị em và chấp nhận một cuộc sống được hiểu như một nhiệm vụ liên đới và tươi vui. Ngược lại, ngăn trở lớn nhất của công cuộc phát triển ngày nay là việc cấm cửa của í thức hệ đối với Thiên Chúa và sự dửng dưng đối với Người của chủ trương vô thần, đã dửng dưng với Thiên Chúa thì rồi cũng chẳng màng gì tới các giá trị con người. Chủ nghĩa nhân bản loại trừ Thiên Chúa là một chủ nghĩa phi nhân. Chỉ có thứ nhân bản mở ra cho Tuyệt Đối mới có thể giúp ta cổ võ và đạt được được những hình thức sống xã hội và dân sự - trên bình diện cơ cấu, tổ chức, văn hoá, đạo đức -, bằng cách nó giữ ta khỏi rơi vào tình trạng nô lệ cho những cái mốt, những cái thời thượng. Í thức về tình yêu bất diệt của Thiên Chúa sẽ nâng đỡ ta trên con đường dấn thân đầy khó khăn và cao cả cho công lí và phát triển các dân tộc; tình yêu này sẽ đưa ta vượt qua những thành công và thất bại trong nỗ lực kiên trì thực hiện những trật tự công chính cho chuyện nhân sinh. Tình yêu thiêu chúa gọi mời ta hãy bước ra khỏi những gì hữu hạn và chóng qua. Nó giúp ta can đảm tiếp tục tiến tới trên con đường kiếm tìm hạnh phúc cho mọi người, cho dù cuộc kiếm tìm sẽ dài lâu và dù kết quả đạt được – đối với chúng ta và các nhà chính trị, kinh tế - quá ít ỏi, không được như mong muốn [158]. Thiên Chúa sẽ giúp ta nghị lực để chiến đấu và để chấp nhận đau khổ vì tình yêu cho công ích, bởi vì Người là Tất cả, là Hi vọng lớn nhất của chúng ta.

79. Phát triển cần tới các kitô hữu biết dâng những người nghèo lên cho Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện. Đó là những kitô hữu hiểu rằng, tình yêu đong đầy sự thật, caritas in veritate, thứ tình yêu vốn là nguồn xuất phát của sự phát triển chân thực, là một quà tặng của Thiên Chúa ban cho, chứ không phải là sản phẩm do chính chúng ta tạo ra. Vì thế, chúng ta không những phải biết phản ứng cách í thức ngay cả trong những chuyện vô cùng khó khăn và phức tạp, mà nhất là còn phải biết bám vào tình yêu của Người. Phát triển bao gồm sự chú tâm tới đời sống thiêng liêng, nghiêm chỉnh quan tâm tới những kinh nghiệm phó thác nơi Thiên Chúa, những kinh nghiệm sống tình huynh đệ thiêng liêng với đức Kitô, tin tưởng vào sự quan phòng và lòng nhân ái của Thiên Chúa, tới tình yêu và thứ tha, quên mình, chấp nhận tha nhân, tới công lí và hoà bình. Bắt buộc phải có tất cả những thứ đó mới mong biến “trái tim sỏi đá” thành “trái tim thịt“ (Ez 36,26), có như thế cuộc sống trần thế mới mang tính “thần linh” và như vậy mới xứng với phẩm giá con người hơn. Tất cả những thứ đó đều thuộc con người, vì con người là chủ thể của cuộc sống họ; mọi thứ đó đồng thời cũng thuộc Thiên Chúa, vì Người là nguyên lí và cùng đích của mọi sự có giá trị và dẫn tới cứu rỗi: “Thế giới, sự sống, sự chết, hiện tại và tương lai: tất cả đều là của anh chị em; nhưng anh chị em lại thuộc đức Kitô, và đức Kitô thuộc Thiên Chúa” (1 Cor 3, 22-23). Khao khát sâu xa nhất của người theo Chúa là toàn thể gia đình nhân loại có thể gọi Thiên Chúa là “Cha chúng con!”. Cùng với Con của Cha, tất cả mọi người có thể học cầu nguyện cùng Cha và biết dùng lời kinh đức Kitô dạy để cầu khẩn Cha và có thể tôn vinh Cha, nếu như họ biết sống theo í Cha, và rồi xin Cha cho chúng con lương thực hàng ngày, cũng như xin Cha cho chúng con thấu hiểu và bao dung với những kẻ có lỗi với chúng con, xin đừng để chúng con bị thử thách quá nặng và hãy cứu chúng con khỏi mọi sự dữ (xe, Mt 6,9-13).

Để kết thúc năm thánh Phao-lô, tôi muốn dùng lời của ngài trong thư gởi tín hữu rô-ma để nói lên mong ước này: “Đức mến của anh em chớ nên giả hình. Hãy gớm ghét điều ác và bám chặt lấy điều lành! Hãy sống với nhau trong tình huynh đệ và kính trọng nhau trong đối xử” (12,9-10). Xin trinh nữ Maria, Đấng được giáo chủ Phao-lô VI tuyên bố là Mẹ của Giáo hội và được dân chúa tôn vinh là Gương công lí và Nữ vương hoà bình, hãy chở che và, qua lời cầu bầu hiển linh của Mẹ, giúp cho chúng con có được sức mạnh, hi vọng và niềm vui cần có, để chúng con tiếp tục quảng đại dấn thân cho nhiệm vụ “phát triển con người toàn diện và phát triển hết mọi người” [159].

Ban hành tại Rô-ma, nhà thờ thánh Phê-rô, ngày 29 tháng sáu, ngày lễ hai thánh Phê-rô và Phao-lô, năm 2009, là năm thứ năm nhiệm kỳ giáo chủ của tôi.

Giáo chủ Biển-đức XVI

Phạm Hồng-Lam dịch từ bản tiếng Đức

Tháng 11.2009

[150] Xem Bộ tín lí, Huấn thị về một số vấn đề liên quan tới đạo đức sinh học Dignitas personae (08.09.2008): AAS 100 (2008), 858-887.

[151] Xem Thông điệp Populorum progressio, 3: sđd, 258.

[152] Công đồng Vaticano II, Hiến chế Gaudium et spes, 14

[153] Xem Biển-đức, Diễn văn trong đại hội quốc gia lần thứ IV của giáo hội í-đại-lợi (19.10.2006): sđd, 465-477; cùng tác giả, Bài giảng thánh lễ ở „islinger Feld“ tại Regensburg (12.09.2006): sđd, 252-256..

[154] Xem Bộ tín lí, Huấn dụ về một số vấn đề thụôc đạo đức sinh học Dignitas personae (08.09.2008): AAS 100 (2008), 858-887.

[155] Xem Thông điệp Populorum progressio, 3: sđd, 258.

[156] Công đồng Vaticano II, Hiến chế Giáo hội trong thế giới ngày nay Gaudium et spes, 14.

KẾT LUẬN

78. Không có Thiên Chúa, con người sẽ không biết họ đang đi về đâu và ngay cả họ là ai. Đứng trước những vấn nạn to lớn của phát triển các dân tộc có thể khiến chúng ta đi tới chỗ gần như ngã lòng và buông xuôi, lời đức Giê-su Kitô có sức mạnh nâng đỡ ta, khi Người nhắc nhở: “Không có Thầy các con không làm gì được” (Gi 15,5); Người khuyến khích ta: “Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Đối diện với bao nhiêu công việc phải chu toàn, chúng ta tin rằng, Thiên Chúa luôn hiện diện bên cạnh những ai hiệp nhất dưới danh Người và cùng hành động cho công lí. Trong Populorum progressio, giáo chủ Phao-lô VI nhắc nhở chúng ta, con người không thể tự tiến hành được phát triển, bởi vì họ không thể tự tạo ra một nền nhân bản đích thực. Chỉ khi chúng ta nghĩ rằng, chúng ta, từng cá nhân và từng cộng đoàn, được mời gọi làm con cái Thiên Chúa để cùng tham gia vào một đại gia đình thiên chúa, lúc đó chúng ta mới có thể có được một tư duy mới và những năng lực mới để phục vụ cho một nền nhân bản toàn diện đích thực. Năng lực mới phục vụ phát triển, như vậy, phải là nền nhân bản kitô giáo [157], một nền nhân bản làm sống dậy tình yêu và luôn đặt mình dưới sự hướng dẫn của chân lí, bằng cách đón nhận vào mình tình yêu và chân lí như là những quà tặng luôn mãi của Thiên Chúa. Có sẵn sàng chấp nhận Thiên Chúa, chúng ta mới chấp nhận anh chị em và chấp nhận một cuộc sống được hiểu như một nhiệm vụ liên đới và tươi vui. Ngược lại, ngăn trở lớn nhất của công cuộc phát triển ngày nay là việc cấm cửa của í thức hệ đối với Thiên Chúa và sự dửng dưng đối với Người của chủ trương vô thần, đã dửng dưng với Thiên Chúa thì rồi cũng chẳng màng gì tới các giá trị con người. Chủ nghĩa nhân bản loại trừ Thiên Chúa là một chủ nghĩa phi nhân. Chỉ có thứ nhân bản mở ra cho Tuyệt Đối mới có thể giúp ta cổ võ và đạt được được những hình thức sống xã hội và dân sự - trên bình diện cơ cấu, tổ chức, văn hoá, đạo đức -, bằng cách nó giữ ta khỏi rơi vào tình trạng nô lệ cho những cái mốt, những cái thời thượng. Í thức về tình yêu bất diệt của Thiên Chúa sẽ nâng đỡ ta trên con đường dấn thân đầy khó khăn và cao cả cho công lí và phát triển các dân tộc; tình yêu này sẽ đưa ta vượt qua những thành công và thất bại trong nỗ lực kiên trì thực hiện những trật tự công chính cho chuyện nhân sinh. Tình yêu thiêu chúa gọi mời ta hãy bước ra khỏi những gì hữu hạn và chóng qua. Nó giúp ta can đảm tiếp tục tiến tới trên con đường kiếm tìm hạnh phúc cho mọi người, cho dù cuộc kiếm tìm sẽ dài lâu và dù kết quả đạt được – đối với chúng ta và các nhà chính trị, kinh tế - quá ít ỏi, không được như mong muốn [158]. Thiên Chúa sẽ giúp ta nghị lực để chiến đấu và để chấp nhận đau khổ vì tình yêu cho công ích, bởi vì Người là Tất cả, là Hi vọng lớn nhất của chúng ta.

79. Phát triển cần tới các kitô hữu biết dâng những người nghèo lên cho Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện. Đó là những kitô hữu hiểu rằng, tình yêu đong đầy sự thật, caritas in veritate, thứ tình yêu vốn là nguồn xuất phát của sự phát triển chân thực, là một quà tặng của Thiên Chúa ban cho, chứ không phải là sản phẩm do chính chúng ta tạo ra. Vì thế, chúng ta không những phải biết phản ứng cách í thức ngay cả trong những chuyện vô cùng khó khăn và phức tạp, mà nhất là còn phải biết bám vào tình yêu của Người. Phát triển bao gồm sự chú tâm tới đời sống thiêng liêng, nghiêm chỉnh quan tâm tới những kinh nghiệm phó thác nơi Thiên Chúa, những kinh nghiệm sống tình huynh đệ thiêng liêng với đức Kitô, tin tưởng vào sự quan phòng và lòng nhân ái của Thiên Chúa, tới tình yêu và thứ tha, quên mình, chấp nhận tha nhân, tới công lí và hoà bình. Bắt buộc phải có tất cả những thứ đó mới mong biến “trái tim sỏi đá” thành “trái tim thịt“ (Ez 36,26), có như thế cuộc sống trần thế mới mang tính “thần linh” và như vậy mới xứng với phẩm giá con người hơn. Tất cả những thứ đó đều thuộc con người, vì con người là chủ thể của cuộc sống họ; mọi thứ đó đồng thời cũng thuộc Thiên Chúa, vì Người là nguyên lí và cùng đích của mọi sự có giá trị và dẫn tới cứu rỗi: “Thế giới, sự sống, sự chết, hiện tại và tương lai: tất cả đều là của anh chị em; nhưng anh chị em lại thuộc đức Kitô, và đức Kitô thuộc Thiên Chúa” (1 Cor 3, 22-23). Khao khát sâu xa nhất của người theo Chúa là toàn thể gia đình nhân loại có thể gọi Thiên Chúa là “Cha chúng con!”. Cùng với Con của Cha, tất cả mọi người có thể học cầu nguyện cùng Cha và biết dùng lời kinh đức Kitô dạy để cầu khẩn Cha và có thể tôn vinh Cha, nếu như họ biết sống theo í Cha, và rồi xin Cha cho chúng con lương thực hàng ngày, cũng như xin Cha cho chúng con thấu hiểu và bao dung với những kẻ có lỗi với chúng con, xin đừng để chúng con bị thử thách quá nặng và hãy cứu chúng con khỏi mọi sự dữ (xe, Mt 6,9-13).

Để kết thúc năm thánh Phao-lô, tôi muốn dùng lời của ngài trong thư gởi tín hữu rô-ma để nói lên mong ước này: “Đức mến của anh em chớ nên giả hình. Hãy gớm ghét điều ác và bám chặt lấy điều lành! Hãy sống với nhau trong tình huynh đệ và kính trọng nhau trong đối xử” (12,9-10). Xin trinh nữ Maria, Đấng được giáo chủ Phao-lô VI tuyên bố là Mẹ của Giáo hội và được dân chúa tôn vinh là Gương công lí và Nữ vương hoà bình, hãy chở che và, qua lời cầu bầu hiển linh của Mẹ, giúp cho chúng con có được sức mạnh, hi vọng và niềm vui cần có, để chúng con tiếp tục quảng đại dấn thân cho nhiệm vụ “phát triển con người toàn diện và phát triển hết mọi người” [159].

Ban hành tại Rô-ma, nhà thờ thánh Phê-rô, ngày 29 tháng sáu, ngày lễ hai thánh Phê-rô và Phao-lô, năm 2009, là năm thứ năm nhiệm kỳ giáo chủ của tôi.

Giáo chủ Biển-đức XVI

Phạm Hồng-Lam dịch từ bản tiếng Đức

Tháng 11.2009

[157] Xem số 42: sđd, 278.

[158] Xem Biển-đức XVI, Tông thư Spe salvi, 35: sđd, 1013-1014.

[159] Phao-lô VI, Thông điệp Populorum progressio, 42: sđd, 278