Vào tối Thứ Bảy (24/10), Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình đã kết thúc khi các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng biểu quyết từng đoạn văn trong văn kiện cuối cùng. Vào cuối phần biểu quyết thì bản văn được trình lên Đức Thánh Cha. Tất cả 94 điểm đã được tiếp nhận đòi hỏi 2/3 con số bầu chọn.
Dưới đây là bài diễn văn bế mạc của Đức Thánh Cha:
Trước hết tôi muốn cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã hướng dẫn diến tiến thượng hội đồng trong những tăm qua bởi Chúa Thánh Thần của Ngài, Đấng mà sự hỗ trợ của Ngài không bao giờ thiếu đối với Giáo Hội.
Lòng biết ơn chân thành của tôi dành cho Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng, Đức Giám Mục Fabio Fabene, Phó Tổng Thư Ký của Thượng Hội Đồng, và cùng với các vị, là Điều Hoạt Viên, Đức Hồng Y Peter Erdő, và Thư Ký Đặc Biệt, Đức Tổng Giám Mục Bruno Forte, và các Chủ Tịch Đại Biểu, các nhân viên soạn thảo, các cố vấn và các dịch giả, và tất cả những ai đã làm việc hết mình và bằng tất cả sự tận hiến cho Giáo Hội: những lời biết ơn sâu sắc nhất của tôi!
Cũng thế, tôi xin cám ơn tất cả anh em, các Nghị Phụ thân mến, các Đại Biểu Huynh Đệ, các Dự Thính Viên và các Thẩm Vấn Viên, các linh mục giáo xứ và gia đình, vì những lời cố vấn và sự tham gia đầy hoa trái của quý vị.
Tôi xin cám ơn các anh chị em nam nữ vô danh đã cống hiến cách đại lượng cho các công việc của Thượng Hội Đồng bằng việc làm âm thầm phía sau hậu trường.
Quý vị hãy biết chắc lằng những lời cầu nguyện của tôi, mà Thiên Chúa sẽ trả công cho tất cả quý vị bằng những nguồn ân sủng phong phú của Ngài!
Cũng như tôi theo dõi các công việc của Thượng Hội Đồng, tôi tự hỏi: Việc kết thúc Thượng Hội Đồng này dành cho Gia Đình sẽ mang lại ý nghĩa gì cho Giáo Hội?
Chắc chắn, Thượng Hội Đồng không phải là việc giải quyết tất cả mọi vấn đề cần phải giải quyết về gia đình, nhưng hơn thế là sự nỗ lực để suy xét các vấn đề dưới ánh sáng của Tin Mừng và truyền thống Giáo Hội và lịch sử hai ngàn năm, mang lại niềm vui của niềm hy vọng mà không rơi vào sự lặp lại dễ dãi điều đã rõ ràng và đã được đề cập đến.
Chắc chắn thượng hội đồng không phải là để tìm ra các giải pháp triệt để cho tất cả mọi khó khăn và mọi sự không chắc chắn đang thách đố và đe doạ gia đình, nhưng hơn thế là nhìn vào những khó khăn và sự không chắc chắn này dưới ánh sáng của Đức Tin, cẩn thận nghiên cứu chúng và đối diện với chúng cách không sợ hãi, không vùi đầu xuống đất.
Thượng hội đồng là về việc mời gọi mọi người trân trọng tầm quan trọng của thiết chế gia đình và hôn nhân giữa một người nam và người nữ, dựa trên sự hiệp nhất và sự bất khả phân ly, và nhìn nhận giá trị của nó như là nền tảng căn bản của xã hội và đời sống con người.
Thượng hội đồng là về việc lắng nghe và nhận biết những tiếng nói của các gia đình và các vị mục tử của Giáo Hội, những vị đã đến Rôma mang theo trên đôi vai của họ các gánh nặng và niềm hy vọng, những sự phong phú và thách đố của các gia đình trên khắp thế giới.
Thượng hội đồng là về việc thể hiện sức sống của Giáo Hội Công Giáo, vốn không sợ hãi để khuấy động lương tâm mù mịt hay làm vấy bẩn đôi bàn tay của mình bằng những cuộc thảo luận sống động và thẳng thắn về gia đình.
Thượng hội đồng là về việc nỗ lực để nhìn và giải thích các thực tại, các thực tại ngày nay, bằng đôi mắt của Thiên Chúa, cũng như là để thắp lên ngọn lửa niềm tin và thắp sáng tâm hồn con người trong thời gian đang bị đánh dấu bởi sự nản lòng, những khủng hoảng về xã hội, kinh tế và đạo đức, và sự tiêu cực gia tăng.
Thượng hội đồng là về việc làm chứng cho mọi người rằng, đối với Giáo Hội, Tin Mừng tiếp tục là nguồn sống động của sự mới mẻ vĩnh cửu, chống lại tất cả những ai muốn “nhồi sọ” giáo lý trong những hòn đá để ném vào những người khác.
Thượng hội đồng cũng là về việc vạch trần những tâm hồn khép kín mà thường ẩn núp ngay cả phía sau những giáo huấn của Giáo Hội hay những ý định tốt lành, để ngồi lại trên ngai toà của Mô-sê và phán quyết, đôi khi với tình trạng kẻ cả và nông cạn, những trường hợp khó khăn và những gia đình bị tổn thương.
Thượng hội đồng là về việc làm rõ ràng rằng Giáo Hội là một Giáo Hội của người có tinh thần nghèo khó và của các tội nhân tìm kiếm sự tha thứ, chứ không chỉ người công chính và người thánh thiện, nhưng hơn thế là những người công chính và thánh thiện rõ ràng khi họ thấy chính bản thân họ là các tội nhân.
Thượng hội đồng là về việc mở ra những chân trời rộng hơn, vượt trên những lý thuyết mang tính âm mưu và những quan điểm mù quáng, để bảo vệ và làm lan rộng sự tự do của con cái Thiên Chúa, để truyền tải vẻ đẹp của Sự Mới Mẻ Kitô Giáo, đồng thời ghi khắc vào trong một ngôn ngữ vốn cổ hủ hay đơn thuần là không thể hiểu nổi.
Trong suốt Thượng Hội Đồng này, nhiều ý kiến khác nhau đã được thể hiện cách tự do – và đôi khi, thật không may thay, không theo những cách thế hoàn toàn mang ý tốt lành – chắc chắn dẫn đến một cuộc đối thoại phong phú và sống động; những ý tưởng này mang lại một hình ảnh sống động về một Giáo Hội vốn không chỉ đơn giản là “đóng dấu”, nhưng là cuốn hút từ các nguồn của nguồn nước đức tin sống động của Giáo Hội để làm tươi mới lại những tâm hồn đã bị héo khô. (1).
Và – tách ra khỏi các vấn đề giáo lý đã được Huấn Quyền Giáo Hội xác định rõ ràng – chúng ta cũng đã thấy rằng điều dường như là bình thuờng đối với một giám mục ở một lục địa, thì bị coi là xa lạ và gây vấp phạm nhất cho một giám mục ở châu lục khác; điều được coi là một sự phá vỡ quyền trong một xã hội là luật rõ ràng và không thể phá vỡ ở một châu lục khác; điều mà đối với một số nơi là tự do lương tâm thì đối với những nơi khác chỉ là một mớ hỗn độn. Các nền văn hoá thực ra khá đa dạng, và một nguyên tắc phổ quát cần hải được hội nhập văn hoá, nếu nguyên tắc ấy cần phải được tôn trọng và áp dụng. (2) Thượng Hội Đồng năm 1985, đã cử hành hai mươi năm kết thúc của Công Đồng Vatican II, đã nói về sự hội nhập văn hoá như là “sự chuyển đổi gần gũi các giá trị văn hoá đúng đắn ngang qua sự hỗ tương của nó trong Kitô Giáo, và bén rễ Kitô Giáo vào trong các nền văn hoá nhân loại khác nhau”. (3) Sự hội nhập văn khoá không làm suy yếu các giá trị chân thực, nhưng làm tỏ ra sức mạnh và sự đúng đắn thực sự của nó, khi chúng được áp dụng mà không có sự thay đổi; thực ra chúng đang âm thầm và dần dần biến đổi các nền văn hoá khác nhau. (4).
Chúng ta đã thấy, cũng như bằng sự phong phú về sự đa dạng của chúng ta, rằng cùng một thách đố đang đặt ra trước mắt chúng ta: thách đố về việc loan báo Tin Mừng cho người nam nữ thời đại hôm nay, và việc bảo vệ gia đình khỏi những tên sát nhân mang tính ý thức hệ và chủ nghĩa cá nhân.
Và không có sự sa vào mối nguy của chủ thuyết tương đối hay của việc lăng mạ người khác, chúng ta tìm kiếm để ôm lấy, cách đầy tràn và can đảm, sự tốt lành và lòng thương xót của Thiên Chúa là Đấng trổi vượt trên mọi tính toán con người của chúng ta và chỉ muốn “tất cả đều được cứu thoát” (x. 1 Tm 2:4). Bằng cách này chúng ta mong muốn kinh nghiệm Thượng Hội Đồng này trong bối cảnh của Năm Thánh Thương Xót Ngoại Thường mà Giáo Hội được mời gọi để cử hành.
Anh Em Thân Mến,
Kinh nghiệm Thượng Hội Đồng cũng làm cho chúng ta nhận biết tốt hơn rằng những người bảo vệ giáo lý thực sự không phải là những người tính toán đến từng câu chữ, mà là tinh thần của giáo lý; không phải là những ý tưởng mà là con người; không phải là công thức mà là sự nhưng không của tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Điều này cũng không có gì phải tách ra khỏi tầm quan trọng khỏi công thức, lề luật và các giới răn thánh, mà hơn thế là vôn vinh sự cao cả của Thiên Chúa chân thật, Đấng không đối xử với chúng ta theo công đức của chúng ta hay thậm chí theo công việc của chúng ta mà chỉ theo sự đại lượng vô biên của Lòng Thương Xót của Ngài (x. Rm 3:21-30: Tv 129; Lc 11:37-54). Kinh nghiệm này phải liên hệ đến sự vượt thắng những cơn cám dỗ khôn nguôi của người anh cả (x. Lc 15:25-32) và những người lao động ích kỷ (x. Mt 20:1-16). Thực ra, kinh nghiệm này có nghĩa là đề cao hơn nữa các lề luật và giới răn được làm ra vì con người chứ không phải là ngược lại (x. Mc 2:27).
Theo đó, sự cần thiết của sự hoán cải của con người, các công việc và những nỗ lực mang lấy một ý nghĩa sâu sắc hơn, chứ không phải như cái giá của ơn cứu chuộc được được Đức Kitô dành ban cho chúng ta cách nhưng không trên thập giá, mà như là một sự đáp trả trước Đấng đã yêu thương chúng ta trước và cứu chúng ta bằng cái giá của máu vô tội của Ngài, mặc dù tất cả chúng ta đều là tội nhân (x. Rm 5:6).
Nhiệm vụ đầu tiên của Giáo Hội không phải là đưa ra những kết án hay những vạ tuyệt thông, mà là loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa, mời gọi hoán cải, và dẫn tất cả mọi người nam nữ đến với ơn cứu độ trong Thiên Chúa (x. Ga 12:44-50).
Chân Phúc Phaolô VI đã diễn tả điều này cách rõ ràng: “Chúng ta có thể hình dung rằng mỗi một tội lỗi của chúng ta, những nỗ lực của chúng ta để quay lưng lại với Thiên Chúa, làm thắp lên trong Ngài một ngọn lửa của tình yêu, một lòng khao khát mang chúng ta trở về với chính Ngài và với kế hoạch cứu độ của Ngài...Thiên Chúa, nơi Đức Kitô, tỏ chính Ngài cho chúng ta là vô cùng thiện hảo....Thiên Chúa là thiện hảo. Không chỉ ở nơi chính Ngài; Thiên Chúa còn – chúng ta hãy nói trong nước mắt – tốt lành với chúng ta. Ngài đã yêu thương chúng ta, Ngài tìm kiếm chúng ta, Ngài nghĩ về chúng ta, Ngài biết chúng ta, Ngài chạm đến tâm hồn chúng ta và Ngài đợi chờ chúng ta. Ngài sẽ – có thể nói – hân hoan vào ngày mà chúng ta trở về và nói: ‘Lạy Thiên Chúa, trong sự tốt lành của Ngài, xin tha thứ cho con. Do đó sự hoán cải của chúng ta trở thành niềm vui của Thiên Chúa”. (5)
Thánh Gioan Phaolô II cũng cho thấy rằng: “Giáo Hội sống một đời sống đúng đắn khi Giáo Hội tuyên xưng và loan báo lòng thương xót...và khi Giáo Hội đưa người dân trở về gần gũi với nguồn mạch thương xót của Đấng Cứu Chuộc, mà Giáo Hội là người được uỷ thác và phân phát”. (6)
Cũng thế, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng nói: “Lòng thương xót thực ra là hạt nhân trung tâm của thông điệp Tin mừng; đó chính là danh xưng rất thân quen của Thiên Chúa...Chớ gì tất cả mọi điều Giáo Hội nói và thực hiện làm tỏ lộ lòng thương xót Thiên Chúa dành cho con người. Khi Giáo Hội phải gợi nhắc đến một chân lý không được nhận biết, hoặc một sự thiện hảo bị phản bội, thì Giáo Hội luôn luôn làm thế khi được thôi thúc bởi tình yêu thương xót, để con người có thể có được sự sống và sống dồi dào (x. Ga 10:10)”. (7)
Dưới ánh sáng của tất cả những điều này, và tâm tình tạ ơn dành cho thời khắc ân sủng này mà Giáo Hội đang kinh nghiệm trong việc thảo luận về gia đình, chúng ta cảm thấy được làm cho nhau nên phong phú. Nhiều người trong chúng ta đã cảm thấy sự hoạt động của Chúa Thánh Thần Đấng vốn là vai chính và người hướng dẫn của Thượng Hội Đồng. Đối với tất cả chúng ta, từ “gia đình” có một sự vang vọng mới, quá nhiều đến nỗi tự bản thân từ này đã gợi lên sự phong phú của ơn gọi gia đình và tầm quan trọng của các công việc của Thượng Hội Đồng. (8)
Thực ra, đối với Giáo Hội khi kết thúc Thượng Hội Đồng có nghĩa là trở về với “hành trình cùng nhau” của chúng ta trong việc mang đến cho mọi nơi trên thế giới, đến mọi giáo phận, đến mọi cộng đồng và mọi hoàn cảnh, ánh sáng của Tin Mừng, cái ôm của Giáo Hội và sự hỗ trợ của lòng thương xót của Thiên Chúa!
Xin cám ơn anh chị em!
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)