Thực hiện: Joseph Đặng Chiến - Chiendang@gmail.com

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

ĐỀ NGHỊ “TƯ VẤN GIÁO LUẬT cho người đã ly thân hay ly dị”

ĐỀ NGHỊ “TƯ VẤN GIÁO LUẬT cho người đã ly thân hay ly dị”

Lm. Gioan Bùi Thái Sơn

Qua Tự Sắc “Chúa Giêsu thẩm phán nhân từ”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại: “Giám Mục, như vị Mục Tử tốt lành, có nghĩa vụ đi đến gặp gỡ những tín hữu đang cần một sự chăm sóc mục vụ đặc biệt… Giám Mục có nghĩa vụ phải theo đuổi với nhiệt tâm tông đồ những đôi bạn đã ly thân hay đã ly dị, mà vì hoàn cảnh cuộc sống có thể đã bỏ không còn thực hành đạo nữa. Vì thế, ngài cùng với các linh mục quản xứ chia sẻ nỗi ưu tư mục vụ đối với những người tín hữu đang trong hoàn cảnh khó khăn này ”. Đức Giáo Hoàng mong muốn mỗi giáo phận phổ biến một cẩm nang (vademecum) để trợ giúp các linh mục quản xứ và những vị có trách nhiệm mục vụ . Cẩm nang này hướng dẫn việc đồng hành và tư vấn cho những Kitô hữu đang gặp khủng hoảng trong đời sống gia đình; đồng thời, trong một vài trường hợp, có thể “thu thập những dữ kiện hữu ích” cho quá trình khiếu nại hôn nhân bất thành .

VAI TRÒ CỦA LƯƠNG TÂM TRONG NHỮNG QUYẾT ĐỊNH LUÂN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN GIA ĐÌNH

Theo sự phân tích và tổng hợp của linh mục James Martin, S.J, tông huấn Amoris Laetitia của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gồm 10 điểm chính, trong đó vai trò quan trọng của lương tâm đối với những quyết định luân lý được xếp vào điểm thứ hai. Lương tâm được minh nhiên đề cập đến ở các số 37, 42, 83, 222, 265, 279, 298, 300, 302, 303 và được gián tiếp liên hệ đến ở nhiều số khác trong tông huấn. Từ những đoạn qui chiếu ấy, chúng ta có thể tổng hợp giáo huấn của tông huấn về lương tâm thành những điểm chính yếu như sau:

HƯỚNG DẪN ĐỌC AMORIS LAETITIA

Trong Tông huấn trước đây, Evangelii Gaudium, Đức thánh cha Phanxicô đã viết sau hai ngàn năm, Chúa Giêsu, một lần nữa, lại trở nên người xa lạ đối với nhiều xứ sở, ngay cả các xứ Tây phương. Vì thế, “chúng ta cần phải thực tế và đừng nghĩ rằng các thính giả của chúng ta ngày nay hiểu toàn bộ nền hậu cảnh của những gì chúng ta đang nói, hoặc họ có khả năng liên hệ điều ta nói với tâm điểm của Phúc-âm, vốn là điều làm nên ý nghĩa, vẻ đẹp, và sự hấp dẫn của sứ điệp” (EG 34). 

CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI TRẺ BƯỚC VÀO ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN

GỢI Ý MỤC VỤ NĂM 2017 :

CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI TRẺ BƯỚC VÀO ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN

Đức Giáo hoàng và các Nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám mục khuyến nghị các cộng đoàn Kitô hữu, đặc biệt tại các giáo xứ và giáo phận: “Thực tại xã hội phức tạp và những thách đố mà ngày nay các gia đình đang phải đối diện đòi hỏi toàn thể cộng đoàn Kitô hữu dấn thân hơn nữa trong công việc chuẩn bị cho các đôi bạn sắp kết hôn” . “Tôi mời gọi các cộng đoàn Kitô hữu hãy nhận biết rằng việc đồng hành với những người đính hôn trong hành trình tình yêu của họ là một việc thiện ích cho chính họ” . Các đức Giám mục Việt Nam, cũng theo hướng mục vụ chung quan tâm đến gia đình, nhấn mạnh sự quan trọng của công tác chuẩn bị hôn nhân cho những người trẻ, đặc biệt trong năm 2017: “Kết hôn là một quyết định rất quan trọng, vì thế cần được chuẩn bị chu đáo hết sức có thể. Trong thực tế ngày nay, một số người trẻ chỉ quan tâm đến việc tổ chức lễ cưới thật lớn, mà không hiểu biết đầy đủ về trách nhiệm trong đời sống hôn nhân. Một số khác, vì vất vả với cuộc mưu sinh, ít có thời giờ để chuẩn bị kỹ lưỡng cho đời sống hôn nhân họ sắp bước vào. Vì thế, cần khuyến khích người trẻ tham dự những lớp chuẩn bị hôn nhân, đồng thời các giáo xứ phải tổ chức chương trình cho chu đáo” .

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

THÔNG ĐIỆP DEUS CARITAS EST (THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU)

ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

THÔNG ĐIỆP 

DEUS CARITAS EST

(THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU)

CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

VĂN PHÒNG THƯ KÝ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

THÁNG 2 NĂM 2006

MỤC LỤC

DẪN NHẬP

PHẦN THỨ NHẤT

Sự thống nhất của tình yêu trong sáng tạo và lịch sử cứu độ.

THÔNG ĐIỆP CARITAS IN VERITATE - BÁC ÁI TRONG CHÂN LÝ



THÔNG ĐIỆP CARITAS IN VERITATE - BÁC ÁI TRONG CHÂN LÝ

Bản dịch của UB. Giáo Lý Đức Tin và TT Mục Vụ TGP. Saigon

Thông điệp Caritas in Veritate, đề ngày 29 tháng Sáu và ban hành tại Vatican ngày 7 tháng Bảy.


Lời Đức Thánh Cha giới thiệu Thông điệp

Thông điệp mới của tôi “Bác Ái Trong Chân Lý”, vừa được công bố hôm qua (7.7.2009). Nhìn từ nền tảng, Thông điệp phát xuất từ một đoạn văn trong thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Êphêsô: “Sống trong chân lý và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô, vì Người là Đầu” (Eph 4,15). 

Do đó, tình yêu trong chân lý là động lực chính cho sự phát triển chính thực của mỗi người cũng như của toàn thể nhân loại. Chính vì thế, toàn bộ giáo huấn của Giáo Hội về xã hội xoay quanh nguyên lý “Bác Ái Trong Chân Lý”. Chỉ với tình yêu được lý trí và đức tin soi sáng, loài người mới có thể vươn tới những mục tiêu phát triển mang tính nhân bản và nhân hoá. Là nguyên lý nền tảng cho giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, tình yêu trong chân lý mang tính tiêu chuẩn cho mọi hành động luân lý của con người.

Thông Điệp “TÌNH YÊU TRONG CHÂN LÝ”

Thông Điệp 

“TÌNH YÊU TRONG CHÂN LÝ”

(Caritas in veritate)

của Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI

Phạm Hồng-Lam dịch từ bản tiếng Đức

- Các giám mục

- Các linh mục và phó tế

- Các nam nữ tu sĩ

- Các tín hữu Kitô

- Và tất cả những người thiện chí

Về sự phát triển con người toàn diện trong Tình yêu và Chân lí

Thông Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2011 của ĐTC Bênêđictô XVI




Thông Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2011 của ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ24/04/2011

“In resurrectione tua, Christe, coeli et terra laetentur! 

“Lạy Đức Kitô, trong sự phục sinh của Người, trời đất hãy vui mừng! “(Phụng Vụ Các Giờ Kinh).


Anh chị em ở Rôma và trên toàn thế giới thân mến, 

Buổi sáng Phục Sinh mang lại cho chúng ta một tin cũ nhưng luôn là tin mới: Đức Kitô đã sống lại! Dư âm của biến cố này, đã được phát ra từ Giêrusalem hai mươi thế kỷ trước, vẫn tiếp tục vang vọng trong Hội Thánh, trong tận đáy lòng những ai sống đức tin sống động của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, đức tin của bà Maria Mađalêna và những phụ nữ khác, những người đầu tiên phát hiện ra Ngôi mộ trống, và đức tin của thánh Phêrô cùng các Tông Đồ khác.

ĐỂ ĐỌC THÔNG ĐIỆP VERITATIS SPLENDOR



LTS: Vì nhu cầu học hỏi thông điệp Veritatis splendor, chúng tôi đã chuyển ngữ cuốn “Pour une lecture de Veritatis splendor” của cha Servais Th. Pinckaers, O.P., để phục vụ cho việc nghiên cứu học hỏi này. Đây là một thông điệp luân lý quan trọng của Giáo Hội, đề cập đến những canh tân thần học luân lý và nhất là để nói lên lập trường của Giáo Hội đối với một nền “luân lý mới” (thuyết tương xứng luân lý (proportionnalisme)) đang thành hình, đặc biệt phát triển mạnh từ những năm 50, liên quan đến những chuẩn mực phán đoán luân lý tính của một hành vi nhân linh. Lý thuyết luân lý mới này có ảnh hưởng rất lớn đối với não trạng khoa học kỹ thuật ngày nay, mà cha đẻ của nó là linh mục Dòng Tên, cha Peter Knauer. Sự ra đời của thông điệp như là một dấu chấm hết cho những do dự liên quan đến hệ thống luân lý mới này, vì nó không phản ánh lập trường luân lý của Giáo Hội và vì có lúc, nhiều người lầm tưởng nó đã được nhìn nhận như là học thuyết luân lý chính thức của Giáo Hội. Cha Pinckaers, tác giả của tập sách, người đã từng có nhiều bài viết phê phán lý thuyết luân lý mới này, đã chứng tỏ rất am hiểu từng đường đi nước bước của Thông điệp, có lẽ ngài là một trong những nhân vật chủ chốt đã soạn thảo thông điệp này. Đây là một Thông điệp rất khó và vì thế cần có thời gian đào sâu, suy nghĩ, nhưng nhất là cũng cần đến những giải thích của các thần học gia luân lý của Giáo Hội. Cuốn “Để đọc thông điệp Veritatis plendor” sẽ đáp ứng đòi hỏi này của những ai muốn tìm hiểu thông điệp Chân Lý Rạng Ngời.

Giới thiệu và tóm tắt Thông điệp “Lumen Fidei”


-

Như các phương tiện truyền thống đã nói, Thông điệp mang nhiều dấu ấn của Đức Bênêđictô XVI. Chẳng hạn, trong Thông điệp có nhiều tham chiếu lịch sử, bao gồm lịch sử Kitô giáo sơ thời, lịch sử Do Thái, lịch sử dân ngoại. Cũng có nhiều tham chiếu tư tưởng của các nhân vật lịch sử như Giáo phụ Giustinô Tử Đạo và Thánh Irênê, tư tưởng của các nhân vật trí thức gần đây như nhà tư tưởng Công giáo Romano Guardini, triết gia Do Thái Martin Buber, triết gia thuyết bất khả tri Ludwig Wittgenstein, và triết gia vô thần Friedrich Nietzsche.

Phần mở đầu giới thiệu ý tưởng “Ánh sáng đức tin” (Tiếng Latinh là “Lumen fidei”) và vai trò của nó trong đời sống chúng ta. Thông điệp bàn về sự không thỏa đáng của đức tin tiền Kitô giáo, đức tin của dân ngoại và sự hờ hững với đức tin trong thời đại chúng ta. Nó cũng nhấn mạnh đến nhu cầu tái khám phá vai trò mà ánh sáng của đức tin Kitô giáo có thể và phải đảm nhận trong đời sống và xã hội của chúng ta.

Thông điệp Lumen Fidei (phần dẫn nhập)

THÔNG ĐIỆP LUMEN FIDEI

CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

GỞI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, PHÓ TẾ, CÁC TU SĨ

VÀ TOÀN THỂ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN

1. Ánh sáng đức tin : với từ ngữ này, truyền thống của Giáo hội đã ám chỉ ơn sủng lớn lao do Chúa Giêsu đem đến, ơn sủng đó được trình bày trong Tin mừng thánh Gioan: “Tôi là ánh sáng thế gian, để tất cả những ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12, 46). Thánh Phaolô cũng diễn đạt những từ ngữ này như sau : “Thiên Chúa đã phán : “Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm”, ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi” (2 Cor 4,6). Trong thế giới dân ngoại, bị đói khát ánh sáng, tín ngưỡng thờ thần Mặt trời đã được phát triển, Sol invictus, được khẩn cầu khi mặt trời mọc. Dẫu cho mặt trời có mọc lại mỗi ngày, người ta hiểu rất rõ rằng nó không có khả năng phát ra ánh sáng của nó trên toàn bộ cuộc sống con người. Thực vậy, mặt trời không chiếu sáng toàn bộ thực tại, tia sáng của nó không thể đạt đến tận bóng đêm của sự chết, là nơi con mắt nhân loại bị đóng lại đối với ánh sáng của mình. Thánh Gustino tử đạo khẳng định : “Người ta đã không bao giờ nhìn thấy một ai sẵn sàng chết cho niềm tin của mình vào mặt trời” [1] . Nhận thức được chân trời rộng lớn mà đức tin đã mở ra cho họ, những người kitô hữu đã cầu xin Đức Kitô mặt trời đích thực “những tia sáng đem lại sự sống” [2]. Chúa Giêsu nói với Matta, người đang khóc vì cái chết của em mình là Lazzarô : “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao? (Ga 11, 40). Ai tin, sẽ thấy; họ sẽ thấy với ánh sáng chiếu soi tất cả mọi nẽo đường, bởi vì ánh sáng cho chúng ta đến từ Chúa Giêsu Phục sinh, ngôi sao mai không bao giờ lặn. 

LUMEN FIDEI – ÁNH SÁNG ĐỨC TIN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ




LUMEN FIDEI – ÁNH SÁNG ĐỨC TIN

CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

GỬI CÁC GIÁM MỤC,

LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ,

CÁC TU SĨ

VÀ TOÀN THỂ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN

VỀ ĐỨC TIN


1. Ánh sáng đức tin (Lumen Fidei): với từ ngữ này, truyền thống của Giáo hội đã ám chỉ ơn sủng lớn lao do Chúa Giêsu đem đến, ơn sủng đó được trình bày trong Tin mừng thánh Gioan: “Tôi là ánh sáng thế gian, để tất cả những ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12,46). Thánh Phaolô cũng diễn đạt những từ ngữ này như sau : “Thiên Chúa đã phán : “Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm”, ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi” (2 Cr 4,6). Trong thế giới dân ngoại, bị đói khát ánh sáng, tín ngưỡng thờ thần Mặt trời đã được phát triển, Sol invictus, được khẩn cầu khi mặt trời mọc. Dẫu cho mặt trời có mọc lại mỗi ngày, người ta hiểu rất rõ rằng nó không có khả năng phát ra ánh sáng của nó trên toàn bộ cuộc sống con người. Thực vậy, mặt trời không chiếu sáng toàn bộ thực tại, tia sáng của nó không thể đạt đến tận bóng đêm của sự chết, là nơi con mắt nhân loại bị đóng lại đối với ánh sáng của mình. Thánh Justinô tử đạo khẳng định : “Người ta đã không bao giờ nhìn thấy một ai sẵn sàng chết cho niềm tin của mình vào mặt trời”.[1] Nhận thức được chân trời rộng lớn mà đức tin đã mở ra cho họ, những người kitô hữu đã cầu xin Đức Kitô mặt trời đích thực “những tia sáng đem lại sự sống”.[2] Chúa Giêsu nói với Matta, người đang khóc vì cái chết của em mình là Lazarô : “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao? (Ga 11,40). Ai tin, sẽ thấy; họ sẽ thấy với ánh sáng chiếu soi tất cả mọi nẽo đường, bởi vì ánh sáng cho chúng ta đến từ Chúa Giêsu Phục sinh, ngôi sao mai không bao giờ lặn.