Thực hiện: Joseph Đặng Chiến - Chiendang@gmail.com

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

ĐỀ NGHỊ “TƯ VẤN GIÁO LUẬT cho người đã ly thân hay ly dị”

ĐỀ NGHỊ “TƯ VẤN GIÁO LUẬT cho người đã ly thân hay ly dị”

Lm. Gioan Bùi Thái Sơn

Qua Tự Sắc “Chúa Giêsu thẩm phán nhân từ”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại: “Giám Mục, như vị Mục Tử tốt lành, có nghĩa vụ đi đến gặp gỡ những tín hữu đang cần một sự chăm sóc mục vụ đặc biệt… Giám Mục có nghĩa vụ phải theo đuổi với nhiệt tâm tông đồ những đôi bạn đã ly thân hay đã ly dị, mà vì hoàn cảnh cuộc sống có thể đã bỏ không còn thực hành đạo nữa. Vì thế, ngài cùng với các linh mục quản xứ chia sẻ nỗi ưu tư mục vụ đối với những người tín hữu đang trong hoàn cảnh khó khăn này ”. Đức Giáo Hoàng mong muốn mỗi giáo phận phổ biến một cẩm nang (vademecum) để trợ giúp các linh mục quản xứ và những vị có trách nhiệm mục vụ . Cẩm nang này hướng dẫn việc đồng hành và tư vấn cho những Kitô hữu đang gặp khủng hoảng trong đời sống gia đình; đồng thời, trong một vài trường hợp, có thể “thu thập những dữ kiện hữu ích” cho quá trình khiếu nại hôn nhân bất thành .

VAI TRÒ CỦA LƯƠNG TÂM TRONG NHỮNG QUYẾT ĐỊNH LUÂN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN GIA ĐÌNH

Theo sự phân tích và tổng hợp của linh mục James Martin, S.J, tông huấn Amoris Laetitia của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gồm 10 điểm chính, trong đó vai trò quan trọng của lương tâm đối với những quyết định luân lý được xếp vào điểm thứ hai. Lương tâm được minh nhiên đề cập đến ở các số 37, 42, 83, 222, 265, 279, 298, 300, 302, 303 và được gián tiếp liên hệ đến ở nhiều số khác trong tông huấn. Từ những đoạn qui chiếu ấy, chúng ta có thể tổng hợp giáo huấn của tông huấn về lương tâm thành những điểm chính yếu như sau:

HƯỚNG DẪN ĐỌC AMORIS LAETITIA

Trong Tông huấn trước đây, Evangelii Gaudium, Đức thánh cha Phanxicô đã viết sau hai ngàn năm, Chúa Giêsu, một lần nữa, lại trở nên người xa lạ đối với nhiều xứ sở, ngay cả các xứ Tây phương. Vì thế, “chúng ta cần phải thực tế và đừng nghĩ rằng các thính giả của chúng ta ngày nay hiểu toàn bộ nền hậu cảnh của những gì chúng ta đang nói, hoặc họ có khả năng liên hệ điều ta nói với tâm điểm của Phúc-âm, vốn là điều làm nên ý nghĩa, vẻ đẹp, và sự hấp dẫn của sứ điệp” (EG 34). 

CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI TRẺ BƯỚC VÀO ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN

GỢI Ý MỤC VỤ NĂM 2017 :

CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI TRẺ BƯỚC VÀO ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN

Đức Giáo hoàng và các Nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám mục khuyến nghị các cộng đoàn Kitô hữu, đặc biệt tại các giáo xứ và giáo phận: “Thực tại xã hội phức tạp và những thách đố mà ngày nay các gia đình đang phải đối diện đòi hỏi toàn thể cộng đoàn Kitô hữu dấn thân hơn nữa trong công việc chuẩn bị cho các đôi bạn sắp kết hôn” . “Tôi mời gọi các cộng đoàn Kitô hữu hãy nhận biết rằng việc đồng hành với những người đính hôn trong hành trình tình yêu của họ là một việc thiện ích cho chính họ” . Các đức Giám mục Việt Nam, cũng theo hướng mục vụ chung quan tâm đến gia đình, nhấn mạnh sự quan trọng của công tác chuẩn bị hôn nhân cho những người trẻ, đặc biệt trong năm 2017: “Kết hôn là một quyết định rất quan trọng, vì thế cần được chuẩn bị chu đáo hết sức có thể. Trong thực tế ngày nay, một số người trẻ chỉ quan tâm đến việc tổ chức lễ cưới thật lớn, mà không hiểu biết đầy đủ về trách nhiệm trong đời sống hôn nhân. Một số khác, vì vất vả với cuộc mưu sinh, ít có thời giờ để chuẩn bị kỹ lưỡng cho đời sống hôn nhân họ sắp bước vào. Vì thế, cần khuyến khích người trẻ tham dự những lớp chuẩn bị hôn nhân, đồng thời các giáo xứ phải tổ chức chương trình cho chu đáo” .

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

THÔNG ĐIỆP DEUS CARITAS EST (THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU)

ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

THÔNG ĐIỆP 

DEUS CARITAS EST

(THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU)

CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

VĂN PHÒNG THƯ KÝ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

THÁNG 2 NĂM 2006

MỤC LỤC

DẪN NHẬP

PHẦN THỨ NHẤT

Sự thống nhất của tình yêu trong sáng tạo và lịch sử cứu độ.

THÔNG ĐIỆP CARITAS IN VERITATE - BÁC ÁI TRONG CHÂN LÝ



THÔNG ĐIỆP CARITAS IN VERITATE - BÁC ÁI TRONG CHÂN LÝ

Bản dịch của UB. Giáo Lý Đức Tin và TT Mục Vụ TGP. Saigon

Thông điệp Caritas in Veritate, đề ngày 29 tháng Sáu và ban hành tại Vatican ngày 7 tháng Bảy.


Lời Đức Thánh Cha giới thiệu Thông điệp

Thông điệp mới của tôi “Bác Ái Trong Chân Lý”, vừa được công bố hôm qua (7.7.2009). Nhìn từ nền tảng, Thông điệp phát xuất từ một đoạn văn trong thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Êphêsô: “Sống trong chân lý và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô, vì Người là Đầu” (Eph 4,15). 

Do đó, tình yêu trong chân lý là động lực chính cho sự phát triển chính thực của mỗi người cũng như của toàn thể nhân loại. Chính vì thế, toàn bộ giáo huấn của Giáo Hội về xã hội xoay quanh nguyên lý “Bác Ái Trong Chân Lý”. Chỉ với tình yêu được lý trí và đức tin soi sáng, loài người mới có thể vươn tới những mục tiêu phát triển mang tính nhân bản và nhân hoá. Là nguyên lý nền tảng cho giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, tình yêu trong chân lý mang tính tiêu chuẩn cho mọi hành động luân lý của con người.

Thông Điệp “TÌNH YÊU TRONG CHÂN LÝ”

Thông Điệp 

“TÌNH YÊU TRONG CHÂN LÝ”

(Caritas in veritate)

của Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI

Phạm Hồng-Lam dịch từ bản tiếng Đức

- Các giám mục

- Các linh mục và phó tế

- Các nam nữ tu sĩ

- Các tín hữu Kitô

- Và tất cả những người thiện chí

Về sự phát triển con người toàn diện trong Tình yêu và Chân lí

Thông Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2011 của ĐTC Bênêđictô XVI




Thông Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2011 của ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ24/04/2011

“In resurrectione tua, Christe, coeli et terra laetentur! 

“Lạy Đức Kitô, trong sự phục sinh của Người, trời đất hãy vui mừng! “(Phụng Vụ Các Giờ Kinh).


Anh chị em ở Rôma và trên toàn thế giới thân mến, 

Buổi sáng Phục Sinh mang lại cho chúng ta một tin cũ nhưng luôn là tin mới: Đức Kitô đã sống lại! Dư âm của biến cố này, đã được phát ra từ Giêrusalem hai mươi thế kỷ trước, vẫn tiếp tục vang vọng trong Hội Thánh, trong tận đáy lòng những ai sống đức tin sống động của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, đức tin của bà Maria Mađalêna và những phụ nữ khác, những người đầu tiên phát hiện ra Ngôi mộ trống, và đức tin của thánh Phêrô cùng các Tông Đồ khác.

ĐỂ ĐỌC THÔNG ĐIỆP VERITATIS SPLENDOR



LTS: Vì nhu cầu học hỏi thông điệp Veritatis splendor, chúng tôi đã chuyển ngữ cuốn “Pour une lecture de Veritatis splendor” của cha Servais Th. Pinckaers, O.P., để phục vụ cho việc nghiên cứu học hỏi này. Đây là một thông điệp luân lý quan trọng của Giáo Hội, đề cập đến những canh tân thần học luân lý và nhất là để nói lên lập trường của Giáo Hội đối với một nền “luân lý mới” (thuyết tương xứng luân lý (proportionnalisme)) đang thành hình, đặc biệt phát triển mạnh từ những năm 50, liên quan đến những chuẩn mực phán đoán luân lý tính của một hành vi nhân linh. Lý thuyết luân lý mới này có ảnh hưởng rất lớn đối với não trạng khoa học kỹ thuật ngày nay, mà cha đẻ của nó là linh mục Dòng Tên, cha Peter Knauer. Sự ra đời của thông điệp như là một dấu chấm hết cho những do dự liên quan đến hệ thống luân lý mới này, vì nó không phản ánh lập trường luân lý của Giáo Hội và vì có lúc, nhiều người lầm tưởng nó đã được nhìn nhận như là học thuyết luân lý chính thức của Giáo Hội. Cha Pinckaers, tác giả của tập sách, người đã từng có nhiều bài viết phê phán lý thuyết luân lý mới này, đã chứng tỏ rất am hiểu từng đường đi nước bước của Thông điệp, có lẽ ngài là một trong những nhân vật chủ chốt đã soạn thảo thông điệp này. Đây là một Thông điệp rất khó và vì thế cần có thời gian đào sâu, suy nghĩ, nhưng nhất là cũng cần đến những giải thích của các thần học gia luân lý của Giáo Hội. Cuốn “Để đọc thông điệp Veritatis plendor” sẽ đáp ứng đòi hỏi này của những ai muốn tìm hiểu thông điệp Chân Lý Rạng Ngời.

Giới thiệu và tóm tắt Thông điệp “Lumen Fidei”


-

Như các phương tiện truyền thống đã nói, Thông điệp mang nhiều dấu ấn của Đức Bênêđictô XVI. Chẳng hạn, trong Thông điệp có nhiều tham chiếu lịch sử, bao gồm lịch sử Kitô giáo sơ thời, lịch sử Do Thái, lịch sử dân ngoại. Cũng có nhiều tham chiếu tư tưởng của các nhân vật lịch sử như Giáo phụ Giustinô Tử Đạo và Thánh Irênê, tư tưởng của các nhân vật trí thức gần đây như nhà tư tưởng Công giáo Romano Guardini, triết gia Do Thái Martin Buber, triết gia thuyết bất khả tri Ludwig Wittgenstein, và triết gia vô thần Friedrich Nietzsche.

Phần mở đầu giới thiệu ý tưởng “Ánh sáng đức tin” (Tiếng Latinh là “Lumen fidei”) và vai trò của nó trong đời sống chúng ta. Thông điệp bàn về sự không thỏa đáng của đức tin tiền Kitô giáo, đức tin của dân ngoại và sự hờ hững với đức tin trong thời đại chúng ta. Nó cũng nhấn mạnh đến nhu cầu tái khám phá vai trò mà ánh sáng của đức tin Kitô giáo có thể và phải đảm nhận trong đời sống và xã hội của chúng ta.

Thông điệp Lumen Fidei (phần dẫn nhập)

THÔNG ĐIỆP LUMEN FIDEI

CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

GỞI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, PHÓ TẾ, CÁC TU SĨ

VÀ TOÀN THỂ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN

1. Ánh sáng đức tin : với từ ngữ này, truyền thống của Giáo hội đã ám chỉ ơn sủng lớn lao do Chúa Giêsu đem đến, ơn sủng đó được trình bày trong Tin mừng thánh Gioan: “Tôi là ánh sáng thế gian, để tất cả những ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12, 46). Thánh Phaolô cũng diễn đạt những từ ngữ này như sau : “Thiên Chúa đã phán : “Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm”, ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi” (2 Cor 4,6). Trong thế giới dân ngoại, bị đói khát ánh sáng, tín ngưỡng thờ thần Mặt trời đã được phát triển, Sol invictus, được khẩn cầu khi mặt trời mọc. Dẫu cho mặt trời có mọc lại mỗi ngày, người ta hiểu rất rõ rằng nó không có khả năng phát ra ánh sáng của nó trên toàn bộ cuộc sống con người. Thực vậy, mặt trời không chiếu sáng toàn bộ thực tại, tia sáng của nó không thể đạt đến tận bóng đêm của sự chết, là nơi con mắt nhân loại bị đóng lại đối với ánh sáng của mình. Thánh Gustino tử đạo khẳng định : “Người ta đã không bao giờ nhìn thấy một ai sẵn sàng chết cho niềm tin của mình vào mặt trời” [1] . Nhận thức được chân trời rộng lớn mà đức tin đã mở ra cho họ, những người kitô hữu đã cầu xin Đức Kitô mặt trời đích thực “những tia sáng đem lại sự sống” [2]. Chúa Giêsu nói với Matta, người đang khóc vì cái chết của em mình là Lazzarô : “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao? (Ga 11, 40). Ai tin, sẽ thấy; họ sẽ thấy với ánh sáng chiếu soi tất cả mọi nẽo đường, bởi vì ánh sáng cho chúng ta đến từ Chúa Giêsu Phục sinh, ngôi sao mai không bao giờ lặn. 

LUMEN FIDEI – ÁNH SÁNG ĐỨC TIN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ




LUMEN FIDEI – ÁNH SÁNG ĐỨC TIN

CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

GỬI CÁC GIÁM MỤC,

LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ,

CÁC TU SĨ

VÀ TOÀN THỂ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN

VỀ ĐỨC TIN


1. Ánh sáng đức tin (Lumen Fidei): với từ ngữ này, truyền thống của Giáo hội đã ám chỉ ơn sủng lớn lao do Chúa Giêsu đem đến, ơn sủng đó được trình bày trong Tin mừng thánh Gioan: “Tôi là ánh sáng thế gian, để tất cả những ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12,46). Thánh Phaolô cũng diễn đạt những từ ngữ này như sau : “Thiên Chúa đã phán : “Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm”, ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi” (2 Cr 4,6). Trong thế giới dân ngoại, bị đói khát ánh sáng, tín ngưỡng thờ thần Mặt trời đã được phát triển, Sol invictus, được khẩn cầu khi mặt trời mọc. Dẫu cho mặt trời có mọc lại mỗi ngày, người ta hiểu rất rõ rằng nó không có khả năng phát ra ánh sáng của nó trên toàn bộ cuộc sống con người. Thực vậy, mặt trời không chiếu sáng toàn bộ thực tại, tia sáng của nó không thể đạt đến tận bóng đêm của sự chết, là nơi con mắt nhân loại bị đóng lại đối với ánh sáng của mình. Thánh Justinô tử đạo khẳng định : “Người ta đã không bao giờ nhìn thấy một ai sẵn sàng chết cho niềm tin của mình vào mặt trời”.[1] Nhận thức được chân trời rộng lớn mà đức tin đã mở ra cho họ, những người kitô hữu đã cầu xin Đức Kitô mặt trời đích thực “những tia sáng đem lại sự sống”.[2] Chúa Giêsu nói với Matta, người đang khóc vì cái chết của em mình là Lazarô : “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao? (Ga 11,40). Ai tin, sẽ thấy; họ sẽ thấy với ánh sáng chiếu soi tất cả mọi nẽo đường, bởi vì ánh sáng cho chúng ta đến từ Chúa Giêsu Phục sinh, ngôi sao mai không bao giờ lặn. 

ĐỌC THÔNG ĐIỆP ÁNH SÁNG ĐỨC TIN (LUMEN FIDEI)

Ngay từ khi bắt đầu Năm Đức Tin, nhiều người đã dự đoán và mong chờ một thông điệp về Đức tin. Dự đoán ấy dường như không thành hiện thực khi Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI đưa ra quyết định từ nhiệm. Thế nhưng cuối cùng Đức giáo hoàng Phanxicô cũng chính thức ban hành thông điệp Lumen fidei vào ngày 29-6-2013, và ngài nói rõ: Đức Bênêđictô XVI “hầu như đã hoàn tất bản thảo đầu tiên” và “tôi thêm vào một ít đóng góp của mình” (số 7). Như thế, thông điệp này ghi dấu ấn của hai vị giáo hoàng, lại được công bố vào ngày kính trọng thể hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Chọn lựa ấy làm nổi bật sự liên tục và duy nhất trong giáo huấn của Hội Thánh, từ thời các Tông đồ đến ngày nay. Bài viết này không chỉ tóm lược nội dung nhưng mong muốn tìm hiểu diễn tiến tư tưởng của thông điệp.

THÔNG ĐIỆP LUMEN FIDEI – ÁNH SÁNG ĐỨC TIN



THÔNG ĐIỆP 

LUMEN FIDEI – ÁNH SÁNG ĐỨC TIN

CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

GỬI CÁC GIÁM MỤC, 

LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ,

CÁC TU SĨ

VÀ TOÀN THỂ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN

VỀ ĐỨC TIN

29.6.2013

(Bản dịch của UBGLĐT/HĐGMVN)


VATICAN. Thông điệp đầu tiên của ĐTC Phanxicô đã được công bố sáng ngày 5-7-2013 với tựa đề “Lumen Fidei” (Ánh sáng Đức Tin).

Thông điệp được công bố bằng 6 thứ tiếng : Ý, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bồ đào nha và được giới thiệu với giới báo chí trong cuộc họp báo tại phòng báo chí Tòa Thánh, do ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM, Đức TGM Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin và Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.

50 Năm Thông Điệp Ecclesiam Suam Của ĐTC Phaolô VI.

Nhân dịp kỷ niệm 50 ban hành thông điệp đầu tiên của đức thánh cha Phaolô VI (6/8/1964), trùng vào lúc chuẩn bị lễ tuyên phong chân phước của ngài (19/10/2014), chúng tôi xin giới thiệu nội dung của văn kiện này, được coi như “Hiến chương của cuộc đối thoại giữa Giáo hội và thế giới”, xoay quanh ba điểm: 1/ Bối cảnh. 2/ Nội dung. 3/ Nhận xét.

I. Bối cảnh

Hồng y Giovanni Battista Montini, tổng giám mục Milano được bầu lên kế vị thánh Phêrô ngày 21/6/1963. Vị tân giáo hoàng, mang danh hiệu Phaolô VI, quyết định sẽ khai mạc khóa hai công đồng vào ngày 29/9/1963. Trong suốt một tháng đầu tiên (từ ngày 30/9 đến 31/10), các nghị phụ tranh luận lược đồ về Hội thánh, nhưng chưa đi đến bản văn chung kết. Khóa hai kết thúc ngày 4/12/1963. Trong thời gian tu chính bản văn để mang ra thảo luận vào khoá ba (từ ngày 14/9 đến 21/11/1964), đức Phaolô VI đã ban hành thông điệp Ecclesiam suam, một văn kiện không những trình bày hướng đi của triều đại giáo hoàng mới mà còn định hướng cho việc soạn thảo các văn kiện của công đồng. Nên nhớ là khi một tháng sau khi khai mạc công đồng, đứng trước con số 70 lược đồ sẽ được đem ra thảo luận, hồng y Montini đã yêu cầu rút gọn lại, và xếp đặt xoay quanh hai trục chính: Hội thánh đối nội và đối ngoại (Ecclesia ad intra / ad extra). Hướng đi ấy phần nào được phản ánh trong thông điệp mà chúng ta đang bàn. Thông điệp này sẽ trình bày Hội thánh trong tư thế đối thoại với Thiên Chúa và với nhân loại, tuy không bỏ qua cuộc đối thoại ở trong nội bộ của mình.

ĐỂ HIỂU THÔNG ĐIỆP VỀ MÔI SINH CỦA ĐỨC PHANXICÔ

Trong thông điệp đầu tiền tập trung vào vấn đề môi sinh, Laudato si’, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mỗi người hướng đến « một cuộc đối thoại mới về cách thức mà chúng ta xây dựng tương lai của hành tinh ».

Người nhận

Trong thông điệp này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với « mỗi người đang sống trên hành tinh này ». Ngài cũng đề nghị « đối thoại với mọi người về ngôi nhà chung của chúng ta » (số 3). Từ đó, ngài nhấn mạnh rằng mọi người phải cảm thấy có liên quan bởi vấn đề môi sinh đang chất vấn cách sống của chúng ta. Ngài cũng đối chiếu với thông điệp Pacem in terris của đức Gioan XXIII (1963) cũng được nói « với các tín hữu toàn cầu » và đồng thời cũng thêm « cũng như với tất cả những người thiện chí ». Đức Gioan XXIII đã viết rằng thế giới đang ở bên bờ của một cuộc khủng hoảng hạt nhân, đức Phanxicô nhắc lại như thế. Bằng việc tham chiếu này, ngài như muốn gợi ý rằng thế giới ngày nay đang bên bờ một thảm họa môi sinh và do đó thật cấp bách để hành động. Và theo hình ảnh của đức Gioan XXIII, vốn « không bằng lòng với việc loại bỏ chiến tranh, nhưng còn muốn chuyển đạt một đề nghị hòa bình », đức Phanxicô cũng muốn xúc tiến những đường hướng hành động.

TÓM LƯỢC THÔNG ĐIỆP “LAUDATO SÍ” CỦA ĐTC PHANXICÔ



TÓM LƯỢC THÔNG ĐIỆP “LAUDATO SÍ” CỦA ĐTC PHANXICÔ

("Chúc tụng Chúa" - "Chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta")

ký ngày 24/5/2015 – công bố ngày 18/62015

Bản văn này nhắm giúp đọc Thông điệp lần đầu tiên, giúp lãnh hội diễn tiến tổng quát và nhận ra những hướng đi căn bản của Thông điệp. Phần “Một cái nhìn tổng quát” trình bày tổng quan Thông Điệp, sau đó trình bày nội dung mỗi chương, nêu rõ mục tiêu và trích dẫn vài đoạn nòng cốt. Các con số ở trong ngoặc đơn là số đoạn của Thông Điệp.

THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’

THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’

CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

VỀ SỰ CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG

CỦA CHÚNG TA



1. “LAUDATO SI’, mi’ Signore” – “Chúc Tụng Chúa, lạy Thiên Chúa của con”. Trong những lời của bài ca tuyệt vời này, Thánh Phanxicô Assisi nhắc nhớ chúng ta rằng ngôi nhà chung của chúng ta giống như một người chị mà chúng ta đang chung phần sự sống và một người mẹ tuyệt vời là người mở cánh tay mình ra để ôm lấy chúng ta. “Chúc tụng Chúa, lạy Thiên Chúa của con, ngang qua người Chị của chúng con, Mẹ Trái Đất, là người duôi dưỡng và điều hành chúng con, và là người sản sinh ra nhiều hoa trái khác nhau với nhiều loại hoa muôn sắc và cỏ cây”.[1]

THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ SỰ CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA

MỤC LỤC

Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa [1-2]

Chúng ta không dửng dưng đối với điều gì của thế giới này [3- 6]

Được liên kết do cùng một mối quan tâm [7-9]

Thánh Phanxicô Assisi [10-12]

Lời kêu gọi của tôi [13-16]

Thông Ðiệp Sự Sống Con Người (Humanae Vitae) của Ðức Thánh Cha Phaolô VI

25 Tháng 7 Năm 1968
Thân gửi Chư Huynh đáng kính, các Vị Thượng Phụ,
các Vị Tổng Giám Mục, Giám Mục và các vị Giáo Quyền
tại những nơi giao hảo và hiệp thông với Tòa Thánh,
các Tu Sĩ, các Giáo Hữu thuộc thế giới Công Giáo
và toàn thể những Người Thiện Tâm Thiện Chí
Kính chào chư huynh khả kính và các con thân mến,
xin gửi đến tất cả phép lành Tòa thánh
Sự lưu truyền đời sống

Ngày 26/12: Thánh Stêphanô, Tử đạo tiên khởi



Thánh Stêphanô giữ một địa vị đặc biệt trong số 7 vị Phó tế đầu tiên của cộng đoàn Giêrusalem (Cv 6,5). Như sách Công Vụ diễn tả, ngài là một con người đầy hồng ân, sức lực và tràn đầy Thánh Linh.

Ngài đáng lý phải lo việc bác ái giữa cộng đoàn, nhưng lại bước vào những cuộc tranh luận với ban lãnh đạo của cộng đồng Do Thái giáo Hy hóa.

Cuộc tranh luận đưa đến tranh cãi và chấm dứt với việc ngài bị điệu đến Công nghị và bị kết án tử hình; theo phong tục Do Thái là hình phạt bị ném đá.

Stêphanô là mẫu gương của các Thánh Tử đạo Kitô giáo. Đường nét cái chết của thánh nhân cũng được vẽ theo khuôn cái chết của Chúa Kitô. Trước lúc chết ngài công bố Đức Giêsu, Đấng chịu đóng đinh, là Đấng Mêsia được nâng lên trong vinh quang của Thiên Chúa. Ngài thấy “Con Người” ngự bên hữu Thiên Chúa và đã làm chứng cho Chúa Giêsu bằng lời và bằng chính máu đào của mình.

Mừng lễ Thánh Stêphanô, xin Chúa vì công nghiệp của thánh nhân ban cho mỗi người Kitô hữu chúng ta biết sống và làm chứng cho Chúa bằng tình yêu trung tín, dám hy sinh từ bỏ. Đặc biệt luôn biết cầu nguyện cho những kẻ bách hại mình.

Ngày 27/12: Thánh Gioan, tông đồ thánh sử



Gioan là tông đồ yêu dấu, tông đồ tình yêu mà trong bữa tiệc ly đã dựa đầu vào lòng Chúa Giêsu. Mọi điều Ngài viết là tình yêu. Nhưng Ngài cũng là ngư phủ thô kệch hăng hái và bồng bột khi Chúa gọi làm môn đệ, đến nỗi Chúa Giêsu gọi là “con cái sấm sét” (Mc 3,7).

Gioan là ngư phủ ở Galilê, con của ông Giêbêđê và bà Salomê. Năm 20 tuổi, Ngài là môn đệ của thánh Gioan Tẩy Giả đang giảng dạy trong sa mạc. Ngài tìm kiếm sự hoàn thiện. Gioan Tẩy Giả đã thấy Chúa Thánh Thần xuống trên Chúa Kitô và loan báo cho mọi người rằng Người ở giữa họ, nhưng người ta không nhận biết Người. Ngày kia, Chúa Giêsu đi qua, Gioan Tẩy Giả chỉ cho Gioan và Anrê: “Đây là chiên Thiên Chúa”. Lập tức, hai ông đã theo Chúa Giêsu.

Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài, tử vì đạo



Sau khi thờ lạy Chúa Hài Ðồng, ba nhà hiền sĩ được báo mộng để trở về quê nhà bằng một con đường khác chứ không trở lại với Hêrôđê như đã dự định, đồng thời một thiên thần hiện ra trong giấc mơ và truyền cho thánh Giuse phải gấp rút mang Hài Nhi và Mẹ Người sang lánh nạn bên Ai Cập cho đến khi được báo lại, vì Hêrôđê đang tìm giết Hài Nhi.

Hêrôđê, một ông vua đa nghi và độc ác, khi biết là đã bị Ba Vua gạt, ông đã nổi giận và ra sắc chỉ giết hết các con trẻ sinh trong thành Bêlem và các vùng lân cận từ hai tuổi trở xuống.

Giáo Hội vẫn ca tụng các ngài như những vị tử vì đạo. Ngay từ thế kỷ VI, Giáo Hội mừng kính lễ này trong tuần Giáng Sinh, để tưởng nhớ các hài nhi đã chết thay cho Ðấng mà phụng vụ gọi là "Con Chiên vô tội". Các ngài được cứu chuộc trước hết và cái chết các ngài loan báo ơn cứu rỗi của chúng ta đến từ Hài Nhi Giêsu.

Ngày 02/01: Thánh Basiliô cả và Thánh Grêgôriô Nazian, giám mục, tiến sĩ Hội thánh



Thánh Basiliô cả (329–379)
Thánh Grêgôriô Nazian (325–390)
Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh

Trong ngày lễ kính thánh Basiliô và thánh Grêgôriô hôm nay, Giáo Hội ca ngợi một đức tính sáng ngời mà các ngài đã nêu gương cho chúng ta. Ðó là tình bạn nghĩa thiết. Cả hai sinh tại Cappadoce, thuộc gia đình quý phái, cùng học với nhau tại Athènes, cùng trở về quê hương và sống bên nhau dưới mái tu viện, mặc dù tính tình khá khác biệt nhau: Basiliô có óc chỉ huy và ưa tổ chức, trái lại Grêgôriô thích chiêm niệm và là một thi sĩ.

Ngày 13/01: Thánh Hilariô, giám mục tiến sĩ Hội Thánh



Thánh Hilariô chào đời tại Poa-tu (Poitou). Ngài là con một nhà quí tộc làm nghị viên và được giáo dục đầy đủ. Các môn học mà thánh nhân ưa thích là văn chương, thi ca, nhất là triết lý. Việc học tập của Ngài luôn được đào sâu cho tới cùng là Thiên Chúa, Ngài nhận định rằng: hạnh phúc thật của con người không phải bị những thú vui đời này, dù chúng thanh cao đến mấy đi nữa. Trái lại hạnh phúc là được sống cho chân lý ở một cuộc sống khác với cuộc sống tạm trên trần gian này. Ngài nói:
- “Tôi khóc lên vì vui sướng mỗi khi nghĩ đến thân xác này chỉ được tiền định để phải chết đi”.

Nhưng làm thế nào mà thánh nhân đã gặp được chân lý, gặp được Thiên Chúa mà các triết gia và các tôn giáo thường nói tới một cách mù mờ? Chính thánh nhân kể lại cuộc khám phá của mình:
- “Từ môi trường ngoại giáo, Chúa đã dẫn đưa tôi tới nguồn sáng chân thực. Giữa bao nhiêu hệ thống triết lý và tư tưởng khác nhau, tôi vẫn ưu tư tìm đến Chúa bằng con đường ngay thật, chắc chắn hữu thể thần linh vĩnh cửu phải là đơn thuần và độc nhất, không có gì là không bắt nguồn tự Ngài, vạn vật đều phải thờ phượng Ngài”.

Ngày 17/01: Thánh Antôn viện phụ, lễ nhớ



THÁNH ANTÔN
VIỆN PHỤ

1. Đôi dòng tiểu sử.

Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng lễ kính thánh Antôn. Thánh Antôn hôm nay Giáo Hội mừng kính không phải là thánh Antôn Padua quen thuộc mà mọi người chúng ta kính mến. Antôn thành Padua hoặc Antôn thành Lisboa, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1195 và qua đời ngày 13 tháng 6 năm 1231, là một linh mục Công giáo người Bồ Đào Nha và là tu sĩ Dòng Phanxicô. Còn thánh Antôn chúng ta mừng kính hôm nay được gọi là thánh Antôn viện phụ sinh tại Cosma bên AiCập vào khoảng năm 250 và qua đời vào ngày 17/1/356.

Nhìn lại cuộc đời của Ngài, chúng ta phải nhận là Ngài có nhiều may mắn. Cha mẹ Ngài là người giầu có, quí phái. Ngài và cô em gái luôn được sống trong sự bao bọc ấm cúng của gia đình.

Ngày 24/01: Thánh Phanxicô Salêsiô



Ngày 24 tháng 1
Thánh Phanxicô Salêsiô

Thánh Phanxicô sinh ngày 21 tháng Tám năm 1567 tại lâu đài Salêsiô ở Savoy, nước Pháp. Gia đình giàu có của Phanxicô đã lo liệu cho ngài ăn học thành tài. Năm lên 24 tuổi, Phanxicô Salêsiô đỗ Tiến sĩ luật. Sau đó, ngài trở về Savoy và làm việc hết sức cần mẫn. Dường như Phanxicô Salêsiô chẳng màng chi đến những địa vị quan trọng hay đời sống xã hội gì. Trong tâm hồn, ngài nghe thấy tiếng gọi “hãy trở về” như một lời vang vọng nào đó bên tai. Hình như đó là lời Thiên Chúa đang mời gọi ngài hãy trở nên một linh mục. Cuối cùng, Phanxicô Salêsiô đã cố gắng trình bày tình trạng chiến đấu nội tâm của mình cho gia đình biết. Nhưng thân phụ ngài rất đỗi thất vọng. Ông muốn Phanxicô của ông trở thành một vĩ nhân của thế giới. Ảnh hưởng của gia đình hẳn đã làm cho Phanxicô Salêsiô có thể thực hiện được mục tiêu này, nhưng thay vào đó, Phanxicô Salêsiô đã trở nên một linh mục ngày 18 tháng Mười Hai năm 1593.

Ngày 25/01: Thánh Phaolô tông đồ trở lại



Thánh Phaolô tông đồ, vị tông đồ cột trụ của Giáo hội sơ khai và vẫn còn là tông đồ nòng cốt của Giáo hội cho đến cùng. Tuy nhiên, Ngài là vị tông đồ không thuộc nhóm mười hai. Trái lại, Ngài còn có một quá khứ bách hại đạo Chúa nữa. Bởi đó càng nhớ ơn Ngài bao nhiêu, chúng ta càng thấy biến cố xoay đổi vị tông đồ cả quan trọng bấy nhiêu. Trước khi nghe chính Ngài kể lại cuộc trở lại của mình. Chúng ta tìm hiểu vắn tắt quá khứ chống đạo của Ngài.

Phaolô có tên Do thái là Saulê, sinh ra tại Tarsô (Cv 22,3) cha mẹ gốc Do thái thuộc chi họ Benjamin (Rm 11,1; Ph 3,5). Bởi đó Ngài nói được cả hai thứ tiếng Hy lạp và Aram (Cv 21,40.26,14) Ngài lên Giêrusalem theo đuổi việc học hành với thầy Gamaliel (Cv 22,3) và trở thành người biệt phái nghiêm nhặt (Cv 23,6. Lc 15,9. Gl 1,13. Ph 3,5). Do đó khi thấy một nhóm tôn giáo mới xuất hiện, Saulê đã nhiệt thành tìm cách ngăn chặn. Nhiệt tâm ấy đã dẫn tới việc đổ máu Stêphanô, trong ấy Saulê không chỉ chứng kiến mà dường như giữ phần chủ chốt (Cv 1,58). Nhiệt tâm còn thúc đẩy Ngài đi xa hơn nữa trên đường đi Damas tìm bắt người công giáo và trên con đường này Ngài đã được cải hóa. Câu chuyện được Luca kể lại trong sách Công vụ 9,1-23 hoặc chính vị tông đồ cũng đã kể lại, để biện minh trước mặt người Do thái (Cv 22,1-21) hay trước mặt Festô và Agrippa (Cv 26,1-23). Chúng ta hãy nghe chính vị tông đồ nói về cuộc trở lại của mình:

Ngày 24/01- Thánh Phanxicô Salêsiô Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh



Ngày 24 tháng Giêng

Thánh Phanxicô Salêsiô

Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh

1. Đôi dòng tiểu sử

Thánh Phanxicô ra đời tại biệt thự Sales danh tiếng vùng Savoie nước Pháp ngày 21/8/1567. Thân phụ Ngài là ông Phanxicô Nouvelles, một lãnh chúa và thân mẫu ngài là bà Phanxicô Sion, miền Sales. Cả hai là những tín hữu khôn ngoan, nhân đức, hết lòng chăm sóc cho con và giáo dục chúng nên người. Nhờ được sống trong bầu khí đạo đức đày tình yêu thương như thế mà cậu Phanxicô sớm tỏ ra là một thiếu niên ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành. Phanxicô còn được thấm nhuần tinh thần Tin Mừng ngay từ nhỏ nên đã sớm trở nên một đứa trẻ đạo đức, thánh thiện và bác ái.

BÀI DIỄN VĂN CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI VỚI CÁC NHÀ GIÁO DỤC CÔNG GIÁO

“Tự do không phải là chọn thoái thủ, nhưng là chọn hoà nhập”

Kính thưa các Hồng y,

Anh em Giám mục thân mến,

Thưa các vị Giáo sư ưu tú, các Thầy Cô giáo và các nhà Giáo dục,

“Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo tin mừng” (Rm 10, 15- 17). Với những lời của tiên tri Isaia được Thánh Phaolô trích dẫn, tôi nồng nhiệt chào thăm mỗi người trong quý vị- những người mang sự khôn ngoan minh triết- và qua quý vị, đến ban giám hiệu, sinh viên và gia đình của những học viện mà qúy vị đại diện. Tôi rất sung sướng được gặp gỡ qúy vị và chia sẻ với qúy vị một vài suy nghĩ liên quan đến bản chất và căn tính của nền giáo dục Công giáo. Tôi đặc biệt cảm ơn Cha David O’Connell, là Chủ tịch và Viện trưởng Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ. Tôi hết sức cảm kích trước những lời chào đón tốt đẹp của cha. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của tôi đến toàn thể cộng đồng- các phân khoa, ban giám hiệu và sinh viên- của Đại học này.

Diễn từ của ĐTC Bênêđictô XVI dành cho thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh

Sáng ngày 23 tháng 4 năm 2009, ĐTC đã tiếp kiến 30 đại diện của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinhn khi họ vừa hoàn tất buổi họp thường niên về “Linh Hứng và Sự Thật trong Thánh Kinh”. Chủ tích Ủy Ban là ĐHY William Joseph Levada, Bộ Trưởng Thánh Bộ Tín Lý (Giáo Lý) Đức Tin. Dưới đây là bản dịch bài diễn từ của ĐTC nguyên văn Tiếng Ý.

DIỄN VĂN CỦA ĐỨC THÁNH CHA BENEDETTO XVI DỊP VIẾNG THĂM HỘI ĐƯỜNG DO THÁI TẠI ROMA



Tôi cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta một ân huệ quý giá đó là hòa bình trên toàn thế giới, nhất là tại Thánh Địa. “Xin hãy gởi hòa bình của Chúa đến trên vùng Đất Thánh này, trên vùng Trung Đông, trên trọn vẹn gia đình nhân loại; xin hãy khuấy động con tim của tất cả những ai đang kêu cầu Danh Chúa, để họ khiêm tốn bước đi trên nẻo đường của công bình và thương xót” 

"Việc Chúa làm cho họ vĩ đại thay!
Việc Chúa làm cho ta ôi vĩ đại
Ta thấy mình chan chứa một niềm vui" (Tv 126, 2-3)
[Thánh Vịnh được hát lúc khai mạc buổi họp mặt]

BÀI DIỄN VĂN CỦA ĐỨC THÁNH CHA BENEDETTO XVI TRƯỚC CÁC THÀNH VIÊN CỦA PHÁI ĐOÀN NGOẠI GIAO

Ước chi ánh sáng và sức mạnh của Đức Giêsu giúp chúng ta biết tôn trọng ‘môi trường con người’, trong sự hiểu biết rằng như thế thì môi trường sinh thái tự nhiên cũng được hưởng lợi, bởi lẽ tự nhiên là một quyển sách duy nhất và bất khả phân chia. Theo cách này, chúng ta sẽ có thể xây dựng hòa bình, cho hôm nay và cho các thế hệ tương lai. Tôi gởi đến tất cả mọi người lời cầu chúc một năm mới hạnh phúc. 

Diễn văn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong cuộc viếng thăm Đại học Công giáo Thánh Tâm (Sacro Cuore) “Agostino Gemelli” dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Phân khoa ngành Y và Giải phẫu

Kính thưa các Đức hồng y,

Anh Em thân mến trong hàng Giám mục và Linh mục,

Kính thưa Ông Chủ tịch Hạ viện và Quý vị Bộ trưởng,

Kính thưa Ông Viện trưởng,

Các cấp Chính quyền thân kính,

Các Nhân viên Y tế và Đại học,

Các Sinh viên và Bệnh nhân thân mến,

Thật là niềm vui mừng đặc biệt cho tôi, vì được gặp quý vị hôm nay để mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Phân khoa ngành Y và Giải phẫu của Đại học Đa khoa “Agostino Gemelli”. Tôi cám ơn vị Chủ tịch Học viện Toniolo, Đức hồng y Angelo Scola và ông Viện trưởng, giáo sư Franco Anelli, về các lời tốt đẹp thân thương quý vị dành cho tôi. Tôi xin chào thăm ông Gianfranco Fini, Chủ tịch Hạ viện, các vị Bộ trưởng, quý ông Lorenzo Ornaghi và Renato Balduzzi, rất nhiều khách quý, các cấp Chính quyền, cũng như quý vị giáo sư, bác sĩ, các nhân viên và các sinh viên của Đại học Đa khoa ngành Y và Giải phẫu của Đại học Công giáo.

Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI gửi Bà Chủ tịch Giáo sư Mary Ann Glendon và các Tham dự viên Khóa họp Đại hội lần thứ XVIII của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học xã hội từ ngày 27-4 đến ngày 1-5-2012

Chủ đề Đại hội:

“Đòi hỏi phổ quát về Sự Thanh bình trong Trật tự.

Thông điệp Pacem in Terris, 50 năm sau” 

(The Global Quest for Tranquillitatis Ordinis.

Pacem in terris, Fifty Years Later)

Kính gửi Giáo sư Mary Ann Glendon, Chủ tịch Hàn lâm viện Khoa học xã hội,

Tôi vui mừng chào thăm Bà Giáo Sư và tất cả những người quy tụ về Roma để tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học xã hội. 

Diễn văn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI với các Tân giám mục thuộc các xứ truyền giáo đang tham dự Khóa học do Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc tổ chức tại Castel Gandolfo (Roma), ngày 7-9-2012

Anh em thân mến,

Tôi vui mừng gặp gỡ anh em đến Roma để tham dự khóa huấn luyện cho các giám mục mới được bổ nhiệm, do Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc tổ chức. Tôi chân thành chào thăm Đức hồng y Bộ trưởng Fernando Filoni, và tôi cám ơn ngài vì những lời nói thật cao đẹp mà ngài đã dành cho tôi, nhân danh cả anh em nữa. Tôi chào thăm Đức cha Savio Hàn Đại Huy, Thư ký, và Đức ông Protase Rugambwa, Phụ tá Thư ký của Bộ này; tôi cám ơn các ngài và tất cả những người đã đóng góp vào việc làm cho khóa học được thành công.

“Trong Công Cuộc ‘Tân Phúc Âm Hóa’, Các Giám Mục Phải là Những Chứng Nhân Đầu Tiên…”

Sáng ngày 20-9-2012, Đức Thánh Cha gặp gỡ 120 vị Giám Mục, được thụ phong trong khoảng 12 tháng gần đây, đang tham dự khóa bồi dưỡng do Bộ Giám Mục và Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tổ chức tại Rô-ma. Trong diễn từ gởi đến các vị mục tử này, Đức Thánh Cha nhiều lần nhắc đến công cuộc “Tân Phúc Âm hóa” (the New Evangelization) trong thế giới hôm nay, là công trình chung của toàn thể cộng đồng Dân Chúa, toàn thể Giáo Hội, chứ không phải là việc dành riêng cho một vài vị hữu trách. Tất cả mọi tín hữu đều phải cảm biết trách nhiệm của mình trong công cuộc này, và nơi đó “các Giám Mục phải là những chứng nhân đầu tiên…”. Dưới đây là bản văn Việt-ngữ được chuyển dịch từ phiên bản Ý-ngữ diễn từ của ĐGH Benedict XVI cho các tân Giám Mục tham dự cuộc họp ngày 20/09/2012.

Cho Các Giám Mục Nam Phi (Châu Phi)

Bài Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Phanxico

Cho Các Giám Mục Nam Phi (Châu Phi)

Dịp Viếng Thăm Mộ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông Đồ - "Ad Limina"

Thứ sáu, ngày 25-04-2014

Anh Em Giám Mục thân mến,

Tôi xin chào đón Anh Em thật nồng nhiệt khi Anh Em đang hành hương Viếng Mộ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô theo giáo luật (Visita ad limina ad sedem Sanctorum Apostolorum Petri et Pauli), trong đó Anh Em đến để cầu nguyện tại Mộ Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, và để suy tư với Tôi về niềm vui và những thách đố của Giáo Hội tại Botswana, South Africa và Swaziland. Sự hiện diện của Anh Em bày tỏ tình hiệp nhất với Người Kế Vị Thánh Phêrô, và là dịp thuận tiện để làm sống động lại trong đức tin và trong tác vụ của Anh Em khi chăm sóc Đoàn Chiên của Dân Thiên Chúa. Tôi cám ơn Đức Hồng Y Napier vì các lời chào thăm nồng nhiệt, nói lên với Tôi, nhân danh tất cả những người Công Giáo trong các Giáo Phận của Anh Em - các Linh Mục, Tu Sĩ và Tín Hữu Giáo Dân. Tôi bảo đảm là qua Anh Em Tôi bày tỏ tình mến thương của Tôi và tình liên đới của Tôi trong lời cầu nguyện.

Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô Tại Hội Nghị Quốc Tế Về Sự Khích Lệ Của Thông Điệp Evangelii Gaudium Đối Với Một Nền Kinh Tế Luôn “Bao Gồm Tất Cả“

(Casina Pi-ô IV, thứ Bảy ngày 12 tháng 07 năm 2014)

Tôi xin cám ơn Đức Hồng Y chủ tịch hội nghị này về những lời của Ngài. Và tôi cũng cám ơn tất cả quý vị vì đã thể hiện sự hiệp thông với tôi qua lời mời và công việc. Điều mà quý vị đang thực hiện, đó là điều rất quan trọng: suy tư về thực tế, nhưng cũng suy nghĩ một cách anh dũng, suy nghĩ một cách thông minh. Quý vị đã làm việc trong sự gan dạ và thông minh. Và đó là một sứ vụ. Một người trong quý vị đã thông báo cho tôi biết về ba dạng thức của khuynh hướng đơn giản hóa sự vật với quan điểm cho rằng, tổng thể là phép cộng đơn thuần của từng thành tố. Tôi nghĩ rằng, trong khoảnh khắc này, chúng ta đã đạt tới được cao điểm của khuynh hướng đơn giản hóa sự vật thuộc về nhân loại học. Điều xảy ra với con người cũng là điều xảy ra với trái nho khi nó biến rành rượu mạnh: nó được tiến hành thông qua một thiết bị chưng cất. Nó không còn là trái nho nữa, nó là một cái gì đó khác: có lẽ có ích hơn, có giá trị cao hơn, nhưng không còn là nho nữa!

Diễn văn của ĐTC Phan-xi-cô trước Tổ Chức Lương Nông Thế Giới (FAO)

Kính thưa ngài chủ tịch,

kính thưa quý ông và quý bà,

Ngày hôm nay, tại Hội Nghị Quốc Tế Lần Thứ Hai Về Lương Thực này, tôi xin hướng về quý vị với tất cả sự kính trọng và trân quý. Tôi xin cám ơn ngài, thưa ngài chủ tịch, về cuộc tiếp đón nồng ấm và những lời nồng nhiệt mà ngài đã dành cho tôi. Tôi xin nhiệt liệt kính chào ngài tổng thư ký của FAO – giáo sư José Graziano da Silva, cũng như bà tổng thư ký của tổ chức y tế thế giới –tiến sĩ Margaret Chan; và tôi rất vui mừng về quyết định của quý vị trong việc quy tụ các đại diện của các chính phủ, của các tổ chức quốc tế, của các tổ chức xã hội dân sự, từ thế giới kinh tế nông nghiệp và từ các lãnh vực riêng, đến tham dự cuộc hội nghị này để khảo cứu những hình thức chung về việc can thiệp có thể đối với sự an toàn lương thực cũng như những thay đổi cần thiết của những chiến lược hiện tại. Sự thống nhất hoàn toàn trong những dự định và những công việc, nhưng trước hết là của tinh thần huynh đệ, có thể trở nên quan trọng nhất đối với những giải pháp thích đáng. Như quý vị đã biết, Giáo hội không ngừng nỗ lực cho tất cả những gì mà chúng có quan hệ đến sức khỏe, cả về tinh thần lẫn vật chất của con người, mà trước hết là với những người bị đẩy ra bên lề cũng như những người bị ruồng rẫy, hầu ân cần và đem đến sự kính trọng cho những con người ấy, để sự an toàn cũng như phẩm giá của họ có thể được bảo đảm.

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô cho các người tham gia Hành Trình Tân Dự Tòng

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô

Cho các người tham gia

Hành Trình Tân Dự Tòng

Đại Thính Đường Phaolô VI,

thứ Sáu ngày 06-03-2015

Anh chị em thân mến,

Xin chúc một ngày thật tốt đẹp tới tất cả anh chị em, xin cám ơn và xin cám ơn rất nhiều, vì anh chị em đã đến tham gia buổi gặp gỡ này.

Nhiệm vụ của Đức Giáo hoàng, là nhiệm vụ của Phêrô, đó là làm kiên vững anh em trong đức tin. Như thế cũng như anh chị em đã muốn, qua cử chỉ này xin Người Kế Vị Thánh Phêrô, làm kiên vững ơn gọi của anh chị em, nâng đỡ sứ vụ của anh chị em, xin Ngài chúc lành cho đặc sủng của anh chị em. Và hôm nay Tôi làm kiên vững ơn gọi của anh chị em, nâng đỡ sứ vụ của anh chị em và chúc lành cho đặc sủng của anh chị em. Tôi làm điều này không phải vì Ông (chỉ ông Kiko) đã trả tiền cho Tôi, không! Tôi làm điều này bởi vì Tôi muốn làm. Anh chị em sẽ ra đi Nhân Danh Đức Kitô để mang Tin Mừng của Ngài: Đức Kitô đi trước anh chị em, Đức Kitô đồng hành với anh chị em, Đức Kitô mang tới hoàn thành ơn cứu rỗi mà anh chị em là người đem theo!

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Phong trào "Comunione e Liberazione"

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô

Cho Phong trào "Comunione e Liberazione"

[Hiệp Thông và Giải Phóng]

Piazza San Pietro, Vaticano

[Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican]

Thứ Bảy, ngày 07-03-2015

Anh chị em thân mến,

Chúc anh chị em một ngày tốt đẹp!

Tôi xin có lời chào thăm tất cả anh chị em và xin cám ơn anh chị em vì tâm tình quý mến nồng nhiệt của anh chị em! Tôi xin ngỏ lời chào chân thành tới các Đức Hồng Y và các Đức Giám Mục. Tôi xin chào Cha Julián Carrón, Chủ Tịch của Huynh Đoàn của anh chị em, và xin cám ơn Ngài vì những lời nói mà Ngài đã nói với Tôi nhân danh tất cả anh chị em; Tôi cũng xin cám ơn Cha, thưa Cha Julián, vì bức thư tốt đẹp mà Cha đã gửi cho tất cả, mời họ đến đây. Xin cám ơn Cha thật nhiều!

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trước các tham dự viên của Đại Hội do Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa tổ chức ngày 07.02.2015

Anh chị em thân mến!

Cha rất vui khi được đón tiếp anh chị em nhân dịp ngày bế mạc đại hội của anh chị em, mà trong đại hội này, anh chị em đã thảo luận với sự phân tích và nghiên cứu về đề tài „Nền văn hóa nữ giới: sự bình đẳng và khác biệt“. Cha cũng xin cám ơn Đức Hồng Y Ravasi về những lời mà Ngài đã nhân danh tất cả anh chị em để hướng về Cha. Cha muốn bày tỏ niềm biết ơn đặc biệt của Cha đối với những chị em nữ giới đang hiện diện tại đây, cũng như đối với những người – và Cha biết rằng, rất nhiều – mà họ đã tham gia bằng những cách thức khác nhau hầu chuẩn bị và sắp xếp công việc này.

Bài diễn văn chào mừng của ĐTC Phan-xi-cô dành cho các tín hữu Armenia tại Đền Thờ Thánh Phê-rô ngày 12.04.2015

Anh chị em thấn mến,

Trong nhiều dịp khác nhau, Cha đã xác định thời gian này như là thời chiến tranh, như là cuộc thế chiến thứ ba „theo từng mảng nhỏ“, mà trong đó, hằng ngày chúng ta phải chứng kiến những tội ác khủng khiếp, những cuộc tàn sát đẫm máu và những hành động hủy hoại điên cuồng. Thật tiếc rằng, ngay cả trong thời đại hôm nay, chúng ta cũng đang phải nghe thấy những tiếng kêu bị dập tắt và bị phớt lờ của nhiều người anh chị em không được bảo vệ của chúng ta, mà họ đã bị sát hại một cách công khai và bạo tàn, bị chặt đầu, bị đóng đinh vào Thập Giá, bị thiêu sống, hay bị ép buộc phải rời bỏ quê hương đất nước, chỉ vì Đức Tin của họ vào Chúa Ki-tô hay vì nguồn gốc chủng tộc của họ.

Bài diễn văn của ĐTC Phan-xi-cô trong nghi thức chào đón tại phi trường quốc tế Mariscal Surcre, Quito, Ecuador

Kính thưa ngài tổng thống, kính thưa các vị đại diện của chính phủ, thưa anh em trong hàng Giám mục thân mến, kính thưa quý ông quý bà và các bạn thân mến,

Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã tạo điều kiện cho tôi để tôi được trở lại Mỹ châu La-tinh, và giờ đây, được hiện diện tại đây cùng quý vị trong đấy nước Ecuador tươi đẹp này. Với niềm vui và niềm biết ơn, tôi được trải qua một cuộc đón tiếp nồng hậu mà quý vị đã dành cho tôi. Đó là một ví dụ to lớn về niềm hiếu khách, nó mô tả một cách rất rõ ràng về những con người thuộc đất nước đáng quý trọng này.

Bài diễn văn được soạn sẵn của ĐTC Phan-xi-cô dành cho buổi gặp gỡ tại khu tiền sảnh của Nhà Thờ Chính Tòa Quito: Ước chi mỗi người đều mang theo bên mình những nhu cầu của người khác!

Anh chị em thân mến,

Cha đến Quito với tư cách là người lữ hành để chia sẻ với anh chị em về niềm vui trong việc loan báo Tin Mừng. Khi Cha rời Vatican, Cha đã đến để chào kính bức ảnh của Thánh Mariana de Jésus, vị Thánh bảo vệ con đường bắt đầu từ Đền Thờ Thánh Phê-rô, tức con đường mà Đức Giáo Hoàng thường đi tới đi lui. Cha đã trao phó cho Thánh Nữ hoa trái của chuyến công du này, và Cha đã cầu xin với Thánh Nữ rằng, xin cho tất cả chúng ta được biết học theo gương tốt lành của Thánh Nữ. Sự hy sinh và những nhân đức anh hùng của Thánh Nữ đã được diễn tả thông qua một bông hoa huệ. Nhưng bức tượng ở đền thờ Thánh Phê-rô lại mô tả Thánh Nữ bằng cả một đóa hoa, vì cùng với bông huệ của mình, Thánh Nữ đã mang vào trong con tim của Giáo hội, đã mang đến trước mặt Thiên Chúa những đóa hoa của tất cả anh chị em và của toàn thể dân tộc Ecuador. 

Bài diễn văn của ĐTC Phan-xi-cô trong cuộc gặp gỡ các đại diện chính quyền dân sự tại nhà thờ Thánh Pha-xi-cô, Quito, Ecuador, thứ Ba ngày mồng 07.07.2015: Tình Yêu luôn hướng tới mối tương quan

Kính thưa quý vị,

Thật vui mừng cho tôi vì được cùng ở đây với quý vị - những quý ông và quý bà đại diện cho đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước, cũng như đang làm cho quốc gia này được tiến bộ.

Ngay trước khi tôi bước vào ngôi Thánh Đường này, ngài Alcade đã trao cho tôi những chiếc chìa khóa của thành phố. Vì thế tôi có thể quả quyết rằng, tôi đang ở trong nhà của mình tại đây, trong nhà thờ Thánh Phan-xi-cô của Quito. Bằng chứng về niềm tin tưởng và mối thiện cảm của quý vị trong việc mở những cánh cửa ra cho tôi, đã trao cho tôi cơ hội để vạch ra cho quý vị những chìa khóa dành cho đời sống chung của cư dân, mà đời sống ấy phát xuất từ đời sống gia đình.

Bài diễn văn của ĐTC Phan-xi-cô trong cuộc gặp gỡ dân cư của khu ổ chuột Banado Norte tại Asunción, Paraguay, sáng Chúa Nhật 12.07.2015

Anh chị em thân mến, xin chúc anh chị em một ngày tốt đẹp!

Với niềm vui lớn lao, Cha thực hiện chuyến viếng thăm anh chị em vào sáng hôm nay. Cha không thể lưu lại tại Paraguay mà không đến với anh chị em, không lưu lại trên khu đất này của anh chị em! Trong Giáo Xứ được dâng hiến cho Thánh Gia này, chúng ta đã gặp gỡ nhau. Cha phải thừa nhận với anh chị em rằng, từ khi Cha nghĩ tới chuyến thăm này và khi Cha đặt chân đến đây, Cha đã nhớ tới Thánh Gia. Điều đó giúp ngắm nhìn những khuôn mặt của anh chị em, con cái anh chị em, những bậc ông bà của anh chị em; để lắng nghe những câu chuyện của anh chị em và tất cả những gì đã làm cho anh chị em lưu lại nơi đây, tất cả những cuộc chiến mà chúng dẫn dắt anh chị em, để có một cuộc sống xứng đáng, để có được một mái nhà. Tất cả những gì anh chị em làm để đối chọi với những tai ương thời tiết, với những trận lụt lội vào cuối tuần vừa rồi, tất cả đều nhằm tưởng nhớ tới gia đình nhỏ bé tại Bê-lem. Đó là một cuộc chiến mà nó đã không cướp mất đi được khỏi anh chị em những nụ cười, niềm vui và niềm hy vọng. Một sự bắt đầu công việc mà nó đã không lấy mất đi tình liên đới, nhưng trái lại, còn thúc đẩy tình liên đới ấy, và làm cho nó lớn lên.

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trong lễ nghi chào đón tại sân bay Havanna, Cu-ba

Trọng kính ngài chủ tịch;

Kính thưa quý vị đại diện của đời sống công cộng,

thưa anh em trong hàng Giám Mục thân mến,

thưa quý ông và quý bà:

Tôi xin hết lòng cám ơn ngài chủ tịch vì sự đón tiếp của ngài cũng như về những lời chân thành mà với chúng, ngài đã nồng nhiệt hướng về tôi, nhân danh chính phủ và nhân danh toàn thể dân tộc Cu-ba. Lời chào của tôi cũng xin được hướng đến các vị đại diện của đời sống công cộng, và hướng đến các thành viên của ngoại giao đoàn mà họ đang hiện diện tại đây một cách đầy niềm nở.

Bài diễn văn của ĐTC Phan-xi-cô trong cuộc gặp gỡ giới trẻ tại trung tâm Padre Félix Varela, Havanna, Cuba, ngày 20.09.2015

Các bạn trẻ thân mến!

Thật là một niềm vui lớn lao khi có thể được ở bên cạnh các con, ngay tại đây, trong trung tâm văn hóa này. Đây là trung tâm có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lịch sử Cu-ba. Cha tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho Cha có được cơ hội để thực hiện cuộc gặp gỡ này với rất nhiều bạn trẻ, mà với công việc, với sự nghiên cứu học tập cũng như với sự tự đào luyện của mình, họ đang ước mơ về một ngày mai của Cu-ba, và trong thực tế, họ cũng đã làm cho giấc mơ đó được trở nên hiện thực rồi. 

Toàn văn bài diễn thuyết của ĐTC Phanxicô trước Quốc Hội Hoa Kỳ

“Kính thưa Phó Tổng thống,

Chủ tịch Hạ viện,

và Quý vị đại biểu danh dự của Quốc hội

Kính thưa quý vị,

Tôi hết lòng biết ơn vì lời mời được đến phát biểu tại phiên họp lần này của Quốc Hội ngay “tại vùng đất của tự do và là ngôi nhà của người can đảm”. Tôi rất hân hạnh suy nghĩ rằng lý do cho lời mời này đó là vì tôi cũng là một người con của lục địa to lớn này, để từ đó tất cả chúng ta đã nhận lãnh quá nhiều điều và hướng về đó chúng ta cùng chung chia một trách nhiệm chung.

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trước chính phủ Hoa Kỳ tại tòa Bạch Ốc, Washington, D.C, thứ Tư ngày 23.09.2015

Kính thưa ngài tổng thống,

Tôi xin hết lòng cám ơn ngài vì những lời chào mừng nồng nhiệt mà ngài đã dành cho tôi nhân danh tất cả mọi người Hoa Kỳ nam cũng như nữ. Với tư cách là con trai của một gia đình kiều cư, tôi rất vui mừng khi được làm khách tại quốc gia này mà phần lớn nó được kiến tạo nên từ những gia đình ấy. Tôi vui mừng về những ngày gặp gỡ và đối thoại này, mà chắc chắn trong những ngày đó, tôi sẽ đón nhận và chia sẽ rất nhiều niềm hy vọng và rất nhiều những ước mơ của người Hoa Kỳ.

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trong cuộc gặp gỡ những người vô gia cư tại trung tâm Caritas Washington, Hoa Kỳ ngày 24.09.2015

Anh chị em thân mến,

Lời đầu tiên mà Cha muốn nói với anh chị em, chính là lời „cám ơn“. Xin cám ơn anh chị em vì đã đón tiếp Cha. Và xin cám ơn anh chị em về những cố gắng mà anh chị em đã thực hiện để cuộc gặp gỡ này có thể diễn ra.

Ở đây Cha nghĩ tới một người mà Cha rất yêu mến, nghĩ tới một Đấng mà Ngài đã và đang rất quan trọng đối với cuộc đời của Cha. Đấng ấy chính là một sự hỗ trợ và là một nguồn cảm hứng. Cha luôn hướng về Ngài mỗi khi Cha gặp hoàn cảnh khó khăn. Anh chị em hãy cho phép Cha nghĩ về Thánh Giu-se. Các khuôn mặt của anh chị em đã nhắc Cha nhớ tới Ngài.

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha trước các nhân viên làm việc tại trụ sở Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc ngày 25.09.2015

Các bạn thân mến,

Tôi rất vui mừng vì, nhân chuyến viếng thăm của mình tại trụ sở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tôi được đến chào thăm những người nam cũng như những người nữ, mà với nhiều cách thế, đang là xương sống của tổ chức này. Tôi xin cám ơn quý vị về sự đón tiếp này, và tôi xin hết lòng cám ơn về tất cả những gì mà quý vị đã thực hiện để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của tôi. Tôi cũng muốn xin với quý vị là hãy chuyển lời chào thăm của tôi tới các thành viên trong gia đình của quý vị, cũng như tới các đồng nghiệp của quý vị, mà hôm nay họ đã không thể hiện diện tại đây cùng chúng ta.

Lời chào của ĐTC Phan-xi-cô trước Ban Tổ Chức, trước các tình nguyện viên và các thiện nguyện viên của Đại Hội Quốc Tế lần thứ 8 về Gia Đình, tại sân bay quốc tế Philadelphia, Hoa Kỳ ngày 27.09.2015

Kính thưa ngài phó tổng thống,

kính thưa quý vị đại diện của đời sống công cộng,

thưa anh em trong hàng Giám Mục thân mến,

thưa quý bạn,

Sự lưu lại của tôi bên quý vị không được lâu. Tuy nhiên, đối với tôi, đó là những ngày đại hồng ân, và vì thế tôi sẽ cầu nguyện cho quý vị. Quý vị nên biết rằng, tôi từ giã quý vị với một tấm lòng tràn đầy niềm biết ơn và hy vọng.

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trong buổi gặp gỡ liên tôn tại Ground Zero, New York, Hoa Kỳ, tối ngày 25.09.2015

Các bạn thân mến,

Nhiều cảm giác khác nhau đang trào dâng trong tôi khi tôi đang đứng tại Ground Zero này, nơi tính mạng của hàng ngàn người đã bị lấy đi trong một hành vi hủy hoại vô nghĩa. Sự tang thương đã trở nên cụ thể và rõ rệt ngay tại đây. Nước mà chúng ta đang nhìn thấy nó chảy trong những ngôi mộ trống, nhắc chúng ta nhớ tới tất cả những người sống đã thiệt mạng vì những kẻ nghĩ rằng, hủy hoại và đạp đổ chính là con đường duy nhất để giải quyết các xung đột. Đó là tiếng kêu không lời của những người đã phải bỏ mạng vì một tâm tính chỉ biết tới bạo lực, hận thù và báo oán – của một tâm tính chỉ có thể gây nên sự buồn phiền, đau khổ, đổ vỡ và nước mắt.

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trước các học sinh trong một trường học tại Harlem, New York, Hoa Kỳ ngày 25.09.2015

Các em nhỏ thân mến,

Cha rất vui mừng vì hôm nay được hiện diện tại đây bên các con, được cùng đến đây với đại gia đình này. Cha đang nhìn thấy các giáo viên, các bậc cha mẹ và những người thân thuộc của các con. Cha xin cám ơn các con thật nhiều vì đã đón tiếp Cha. Cha đặc biệt xin lỗi các giáo viên của các con về việc Cha đã „lấy cắp“ một ít phút của giờ học.

Người ta kể cho Cha biết rằng, một trong những điều rất tuyệt vời trong trường học của các con đó là việc có một số học sinh trong các con đến đây từ nhiều nơi khác, và thậm chí từ nhiều quốc gia khác. Đó là điều tuyệt vời biết chừng nào! Mặc dầu Cha cũng biết rằng, không phải lúc nào cũng dễ dàng trong việc thay đổi nơi ở cũng như trong việc tìm thấy một quê hương mới, tìm thấy những người hàng xóm láng giềng và những người bạn mới. Đó không phải là một con đường đơn giản. Khi bắt đầu, bao giờ cũng rất vất vả, đúng không? Người ta thường phải học một ngôn ngữ mới, phải đặt mình vào trong một nền văn hóa mới, một khí hậu mới. Biết bao nhiêu là điều người ta phải học, không phải chỉ là những bài tập ở nhà!

Diễn văn của ĐTC Phan-xi-cô trước các tù nhân tại trại giam Curran-Fromhold, Philadelphia, Hoa Kỳ ngày 27.09.2015

Anh chị em thân mến,

Xin cám ơn anh chị em vì đã đón tiếp Cha, đã tạo cho Cha cơ hội được ở đây với anh chị em cũng như được chia sẻ với anh chị em về khoảnh khắc cuộc sống này của anh chị em. Đó là một khoảnh khắc khó khăn và đầy căng thẳng. Đó là một khoảnh khắc, mà – như Cha biết – rất đớn đau, không chỉ đối với anh chị em, nhưng cũng còn đối với các gia đình của anh chị em, và đối với toàn xã hội nữa. Vì nếu một xã hội, một gia đình mà không có khả năng trong việc đồng cảm với nỗi đau của con cái mình, mà không đón nhận nỗi đớn đau ấy một cách nghiêm túc, nhưng lại làm quen với nó, và giả định về nó như là một cái gì đó bình thường, và như là một cái gì đó được mong đợi, thì đó là một xã hội bị kết án để trở thành tù nhân của chính mình, một tù nhân của tất cả những gì làm cho xã hội ấy đau khổ. Cha đến đây với tư cách là một mục tử, nhưng trước hết, với tư cách là người anh em để chia sẻ hoàn cảnh của anh chị em và đồng hóa mình với anh chị em; Cha đến đây để chúng ta cùng cầu nguyện chung với nhau, và để mang tất cả những gì gây đau khổ cho chúng ta, cũng như mang tất cả những gì đang khích lệ chúng ta đến trước tôn nhan Thiên Chúa chúng ta, và để có thể đón nhận sức mạnh phục sinh từ Ngài.

ĐGH Phanxicô - Bài Diễn Văn Trong Đêm Canh Thức Cầu Nguyện Thượng Hội Đồng Về Gia Đình

Các Gia Đình Thân Mến,

Xin chào buổi tối! Đâu là điều tốt lành khi thắp một ngọn nến sáng giữa bóng tối? Không còn cách nào tốt hơn để xua tan bóng tối sao? Liệu bóng tối có bị khuất phục không?

Ở một vài thời điểm trong cuộc sống – cuộc sống này quá đầy rẫy những nguồn lực tuyệt vời – những câu hỏi như thế cần phải được đặt ra. Khi cuộc sống cho thấy khó khăn và đòi hỏi, chúng ta có thể bị cám dỗ để lùi lại, để ngoảnh mặt đi và rút lui, có lẽ là nhân danh sự thận trọng và chủ nghĩa thực tế, và do đó thoái thác trách nhiệm để làm phần việc của mình tốt nhất mà chúng ta có thể.

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trong cuộc gặp gỡ các gia đình tại Nhà Thờ Chính Tòa Santiago, Cu-ba, thứ Ba ngày 22.09.2015

Anh Chị em thân mến!

Chúng ta đang „ở trong gia đình“! Và khi người ta ở trong gia đình, thì người ta sẽ cảm thấy mình như đang ở nhà. Cha cám ơn anh chị em, hỡi các gia đình Cu-ba thân yêu. Ngươi Cu-ba thân mến, Cha xin cám ơn anh chị em, vì trong tất cả những ngày này, anh chị em đã làm cho Cha có cảm giác rằng, Cha đang ở „trong gia đình“, và làm cho Cha có cảm giác rằng, Cha đang ở nhà! Xin cám ơn tất cả anh chị em về điều đó! Cuộc gặp gỡ với anh chị em giống như là một „chấm nhỏ trên chữ i“. Việc khép lại chuyến viếng thăm của Cha với cuộc gặp gỡ này chính là một lý do để tạ ơn Thiên Chúa: tạ ơn Ngài vì những „hơi ấm“ mà chúng tỏa ra trên những người hiểu được chúng để nồng nhiệt chào đón chúng, để nồng nhiệt lãnh nhận chúng, và qua đó, tạo cho bất cứ ai đó cảm giác rằng họ đang ở nhà. Xin cám ơn tất cả mọi người dân Cu-ba.

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trong buổi khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục thường kỳ lần thứ XIV về Gia Đình

Trọng kính các Đức Thượng Phụ,

kính thưa các Đức Hồng Y, các Đức Tổng Giám Mục và Giám Mục,

thưa anh chị em thân mến,

Giáo hội ngày nay tiếp nhận một cuộc đối thoại mà chính Giáo hội đã bắt đầu với cuộc triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường về gia đình – và chắc chắn còn sớm hơn rất nhiều -, để cùng cân nhắc về bản văn của Văn Kiện Làm Việc, và để suy xét về một văn bản được soạn thảo ra dựa vào Văn Kiện Đúc Kết Thượng Hội Đồng Giám Mục (Relatio Synodi – của Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường lần thứ XIII), cũng như dựa vào những câu trả lời của các Hội Đồng Giám Mục và của những cơ qua có thẩm quyền. Như chúng ta đều đã biết, Thượng Hội Đồng Giám Mục chính là một con đường chung trong tinh thần tập thể tính và hội nghị tính mà chúng ta sẽ đi lên, bằng cách là chúng ta can đảm duy trì sự tự do ngôn luận, chăm sóc niềm hăng say mục vụ và huấn giáo, cũng như duy trì sự khôn ngoan và chân thành, và ở đây, luôn đặt lợi ích của Giáo hội, của các gia đình và đặt quy luật tối thượng »suprema lex« (xc. Can. 1752), là ơn cứu độ của các tâm hồn »salus animarum«, lên trên hết. 

ĐGH Phanxicô - Bài Diễn Văn Kết Thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục Về Gia Đình 2015

Vào tối Thứ Bảy (24/10), Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình đã kết thúc khi các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng biểu quyết từng đoạn văn trong văn kiện cuối cùng. Vào cuối phần biểu quyết thì bản văn được trình lên Đức Thánh Cha. Tất cả 94 điểm đã được tiếp nhận đòi hỏi 2/3 con số bầu chọn. 

Dưới đây là bài diễn văn bế mạc của Đức Thánh Cha:

Thưa Quý Thượng Phụ, Hồng Y và Giám Mục, Anh Chị Em Thân Mến,

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trước Lưỡng Viện Hoa Kỳ

Trọng kính Ngài phó tổng thống,

kính thưa Ngài phát ngôn viên,

kính thưa quý thành viên Lưỡng Viện,

thưa các bạn thân mến,

Tôi vô cùng biết ơn trước lời mời của quý vị để đến nói chuyện trước trụ sở chung của Lưỡng Viện trong „đất nước của những con người tự do, và tại quê hương của những con người can đảm“. Lý do đối với lời mời ấy – theo tôi nghĩ – hệ tại ở chỗ, tôi cũng là một người con của châu lục rộng lớn này, mà từ đó chúng ta đã tiếp nhận rất nhiều, và chúng ta đang mang một trách nhiệm chung đối với châu lục này.

ĐGH Phanxicô - Diễn Văn Trước Các Giám Mục Chaldea

Thưa Đức Thượng Phụ,

Anh Em Giám Mục Thân Mến,

Tôi xin chào đón anh em bằng niềm vui và tôi cám ơn Đức Thượng Phụ Louis Raphael I Sako vì những lời rất tốt lành của Ngài. Tôi mượn dịp này để, ngang qua anh em, đến với những người tín hữu và tất cả những người đang cư ngụ trong những vùng đất đáng mến của Iraq và Syria trong thời khắc đặc biệt rối rem và nhạy cảm này, với một thông điệp của sự an ủi và tình liên đới Kitô Giáo. Với thời gian sắp tới của Năm Thánh Thương Xót, xin lòng thương xót của Thiên Chúa xoa dịu các vết thương của chiến tranh đang ảnh hưởng đến tâm hồn của các cộng đoàn, để không một ai cảm thấy bị nản lòng trong thời gian này khi mà sự bùng nổ của bạo lực dường như nhận chìm những lời cầu nguyện tận đáy tâm hồn của chúng ta cho hoà bình.

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trong buổi bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới thường kỳ lần thứ XIV

Trọng kính các Đức Thượng Phụ, các Đức Hồng Y và các Đức Giám Mục;

Thưa anh chị em thân mến:

Trước hết, tôi muốn tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã dẫn dắt con đường Thượng Hội Đồng Giám Mục của chúng ta trong năm nay thông qua Chúa Thánh Thần, Đấng không ngừng trao ban cho Giáo hội sự hỗ trợ của Ngài.

Với tất cả tấm lòng, tôi thực sự cám ơn Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, cám ơn Đức Cha Fabio Fabene, phó thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, và cùng với các Ngài, tôi xin cám ơn Đức Hồng Y Peter Erdö, phúc trình viên, cũng như cám ơn Đức Cha Bruno Forte, thư ký đặc biệt, và cám ơn các vị chủ tịch của các phái đoàn, các vị thư ký, các tư vấn viên, các dịch giả, các ca sĩ và tất cả những vị đã làm việc một cách không mệt mỏi và với sự hy sinh hoàn toàn cho Giáo hội: Xin chân thành cám ơn! Và tôi cũng xin cám ơn Ủy Ban soạn thảo văn kiện đúc kết: một số người trong quý vị đã làm việc thâu đêm.

Diễn văn của ĐTC Phan-xi-cô trước các Giám Mục Đức

Anh em thân mến,

Thật là vui mừng đối với tôi khi được chào thăm anh em nhân dịp anh em về đây, Vatican, để thực hiện chuyến viếng thăm Ad Limina của mình. Cuộc hành hương tới mộ các Thánh Tông Đồ là một khoảnh khắc có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của mỗi Giám Mục. Nó thể hiện một sự làm mới lại sự hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ, mà Giáo hội ấy đang tiến về phía trước ngang qua không gian và thời gian với tư các là dân lữ hành của Thiên Chúa, bằng cách là Giáo hội trung thành mang theo di sản Đức Tin xuyên qua các thế kỷ để mang đến cho tất cả mọi dân tộc. Tôi xin hết lòng cám ơn Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, vì lời chào chân thành của Ngài. Đồng thời tôi cũng muốn nói lên niềm biết ơn của tôi đối với anh em, vì anh em đã cùng tôi gánh vác sứ vụ của Thánh Phê-rô thông qua lời cầu nguyện của anh em cũng như thông qua những hoạt động mà anh em thực hiện tại Giáo hội địa phương của anh em. Tôn cũng xin cám ơn một cách đặc biệt về sự hỗ trợ to lớn mà, thông qua rất nhiều những tổ chức cứu trợ của mình, Giáo hội tại Đức đã thực hiện cho rất nhiều người trên khắp thế giới.

Bài diễn văn của ĐTC Phan-xi-cô trước các vị đại diện chính phủ Kenia

Kính thưa Ngài tổng thống,
kính thưa các vị đại diện chính phủ và đời sống công cộng,
kính thưa các thành viên ngoại giao đoàn,
quý hiền đệ trong hàng Giám mục thân mến,
kính thưa quý ông, quý bà,

Tôi rất lấy làm biết ơn về sự đón tiếp nồng hậu của quý vị trong chuyến viếng thăm đầu tiên này của tôi tới Phi Châu. Tôi xin cám ơn Ngài, thưa Ngài tổng thống, vì những lời thắm thiết mà Ngài đã dành cho tôi nhân danh dân tộc Kenia. Và tôi cũng rất vui mừng về sự lưu lại của tôi bên ngài. Kenia là quốc gia trẻ trung và đầy sức sống, là một cộng đồng đa dạng, cộng đồng này đóng một vai trò quan trọng trong vùng. Trong nhiều mối liên hệ, kinh nghiệm của quý vị về việc hình thành nên một nền dân chủ cũng giống như kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác tại Phi Châu. Biết bao nhiêu người Kenia cũng đang làm việc để xây dựng một xã hội đa sắc tộc, mà xã hội ấy thực sự hòa hợp, công bằng và bao bọc, dựa trên các nền tảng vững chắc của sự tôn trọng lẫn nhau, của sự đối thoại và cộng tác. 

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trong cuộc gặp gỡ các Linh mục và Tu sĩ tại St. Mary´s School, Nairobi, Kenia ngày 26.11.2015

X. Tumisufu Yesu Kristu! (Ngợi khen Chúa Giê-su Ki-tô!)

Đ. Milele na Milele. Amina (Từ bây giờ và cho đến muôn đời. Amen)

Anh em trong sứ vụ Linh mục thân mến,

Anh chị em sống đời Thánh Hiến và các Chủng sinh thân mến,

Cha rất vui vì được ở đây với anh chị em, vì được nhìn thấy niềm vui trong những khuôn mặt của anh chị em, cũng như được nghe thấy những lời và những bài hát đầy hạnh phúc và tràn trề hy vọng của anh chị em. Cha cám ơn Đức Cha Mukobo, Cha Phiri và Xơ Michael Marie về những lời mà họ đã nồng nhiệt chào mừng Cha nhân danh tất cả anh chị em. Cha cũng xin cám ơn các Nữ Tu thuộc Dòng Thánh Felix Cantalice về sự hiếu khác của họ.

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trong cuộc viếng thăm khu ổ chuột Kangemi, Nairobi, Kenia, ngày 27.11.2015

Anh chị em thấn mến!

Cha xin cám ơn anh chị em thật nhiều vì đã đón tiếp Cha tại khu phố của anh chị em! Cha cũng xin cám ơn Đức Tổng Giám Mục Kivuva và Cha Pascal vì những lời của các Ngài. Thực tế thì Cha cảm thấy mình như đang ở nhà, vì khoảnh khắc này Cha chia sẻ với anh chị em, những người – Cha không cảm thấy xấu hổ để nói – đang có một chỗ ưu tiên trong cuộc sống cũng như trong những quyết định của Cha. Cha ở đây, vì Cha muốn anh chị em biết rằng, Cha không hề hờ hững trước những niềm vui và những hy vọng, trước những nỗi sợ hãi và những nỗi sầu muộn của anh chị em. Cha hiểu rất rõ về những khó khăn mà anh chị em đang phải trải qua từ ngày này qua ngày khác! Làm sao Cha có thể không tố giác những nỗi bất công mà anh chị em đang phải chịu đựng đây!

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trong cuộc gặp gỡ giới trẻ tại sân vận động Kasarani ngày 27.11.2015

Kính thưa ngài tổng thống,

Kính thưa các anh em trong hàng Giám mục,

các bạn trẻ thân mến,

Cha xin cám ơn các con vì sự đón tiếp nồng hậu mà các con đã dành cho Cha trong buổi sáng hôm nay. Thật là điều tuyệt vời khi được ở bên các con cũng như được chứng kiến sự linh hoạt và niềm vui của các con, mà những điều đó được thể hiện trong những bài hát và điệu nhảy của các con. Cha muốn cám ơn Đức Cha Anthony Muheria về những lời mà Ngài đã nói nhân danh các con, cũng như những người trẻ mà họ đã chia sẻ những chứng tá của họ với các con. Để nói một cách công khải về đời sống và Đức Tin, đó không phải là điều luôn luôn dễ. Nhưng nếu chúng ta làm điều đó, nếu chúng ta nói một cách trung thực chúng ta là ai, chúng ta sẽ học làm quen nhau cách tốt hơn cũng như sẽ đào sâu thêm tình bạn giũa chúng ta. Sau đó chúng ta sẽ bắt đầu thấy rằng, chúng ta hoàn toàn không quá khác biệt nhau, và cũng thấy rằng, chúng ta không cô đơn. Chúng ta đang đi trên con đường Đức Tin như nhau.

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trong cuộc viếng thăm trung tâm Caritas tại Nalukolongo, Uganda ngày 28.11.2015

Các bạn thân mến,

Cha xin cám ơn anh chị em về sự đón tiếp nồng hậu mà anh chị em đã dành cho Cha. Một trong những niềm ước mong to lớn của Cha là được đến thăm trung tâm Caritas mà Đức Hồng Y Nsubuga đã thành lập tại đây, tức tại vùng Nalukolongo. Nơi này luôn luôn được gắn kết với sự dấn thân của Giáo hội cho người nghèo, cho những người tàn tật và cho các bệnh nhân. Tại đây, trong thời gian đầu tiên, các em nhỏ đã được giải phóng khỏi kiếp nô lệ, và các phụ nữ đã lãnh nhận một sự giáo dục về tôn giáo. Cha xin mến chào các „Nữ Tu thuộc Dòng Người Sa-ma-ri-ta-nô Nhân hậu“, các Chị đang phát triển công việc nổi bật này, và Cha xin cám ơn Chị Em về những năm tháng phục vụ đầy âm thầm nhưng cũng đầy niềm vui trong sứ vụ tông đồ.

Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trong cuộc gặp gỡ các vị đại diện của các cộng đồng Tin Lành tại phân khoa Thần Học Tin Lành, Bangui, Trung Phi, chiều Chúa Nhật ngày 29.11.2015

Anh chị em thân mến,

Tôi rất vui vì có được cơ hội để gặp gỡ quý vị tại phân khoa Thần Học Tin Lành này. Tôi xin cám ơn ngài giám đốc của phân khoa và cám ơn ngài chủ tịch của liên hiệp người Tin Lành tại Cộng Hòa Trung Phi vì những lời chí tình của hai vị, mà với chúng, quý vị đã nồng nhiệt chào đón tôi. Với tình yêu huynh đệ chân thành, tôi xin kính chào từng vị một trong quý vị, và qua quý vị, tôi cũng xin kính chào tất cả mọi thành viên trong những cộng đồng của quý vị. Tất cả chúng ta đây đều đang đứng trong sự phục vụ cùng một Thiên Chúa, Đấng đã phục sinh và hôm nay quy tụ chúng ta lại nơi đây; và nhờ vào Bí Tích Thanh Tẩy chung mà chúng ta đã lãnh nhận, chúng ta đều được sai đi để công bố niềm vui Tin Mừng cho tất cả mọi người nam và mọi người nữ trong đất nước Trung Phi đáng quý trọng này.

Diễn văn của ĐTC Phan-xi-cô trong đền thờ Hồi Giáo Bangui, Trung Phi, ngày 30.11.2015

Các bạn thân mến,

Quý vị mang trách nhiệm và các tín hữu Hồi giáo thân mến,

Thật là một niềm vui lớn lao đối với tôi khi được gặp gỡ quý vị cũng như được bày tỏ niềm biết ơn của tôi đối với sự đón tiếp chân tình và nồng ấm của quý vị. Tôi đặc biệt cám ơn ngài Imam Tidiani Moussa Naibi về những lời chí tình mà với chúng, ngài đã nồng nhiệt chào đón tôi. Chuyến viếng thăm mục vụ của tôi tại Cộng Hòa Trung Phi sẽ không được trọn vẹn nếu nó không bao hàm cuộc gặp gỡ này với cộng đồng người Hồi giáo.