Thực hiện: Joseph Đặng Chiến - Chiendang@gmail.com

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ SỰ CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA

MỤC LỤC

Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa [1-2]

Chúng ta không dửng dưng đối với điều gì của thế giới này [3- 6]

Được liên kết do cùng một mối quan tâm [7-9]

Thánh Phanxicô Assisi [10-12]

Lời kêu gọi của tôi [13-16]

chương I

ĐIỀU ĐANG XẢY RA CHO CĂN NHÀ CỦA CHÚNG TA [17- 19]

I. Sự ô nhiễm và thay đổi khí hậu [20]

Ô nhiễm, rác rưởi và văn hóa gạt bỏ [20-22)

Khí hậu như công ích [23-26]

II. Vấn đề nước uống [27-31]

III. Đánh mất sự đa dạng sinh vật [32-42]

IV. Suy giảm phẩm chất đời sống con người và suy thoái xã hội [43-47)

V. Bất công hoàn cầu [53-59)

VI. Phản ứng yếu ớt [53-59]

VII. Các ý kiến khác nhau [60-61]

chương II

TIN MỪNG VỀ SỰ SÁNG TẠO [62]

I. Ánh sáng do đức tin mang lại [63-64]

II. Sự khôn ngoan của các trình thuật Kinh Thánh [65-75]

III. Mầu nhiệm vũ trụ [76-83)

IV. Sứ điệp của mỗi thụ tạo trong sự hòa hợp của toàn thể công trình tạo dựng [84-88]

V. Một sự hiệp thông đại đồng [89-92]

VI. Của cải để mưu ích cho mọi người [93-95]

VII. Cái nhìn của Chúa Giêsu [96-100]

chương III

CĂN CỘI SỰ KHỦNG HOẢNG MÔI SINH DO CON NGƯỜI GÂY RA [101]

I. Kỹ thuật: óc sáng tạo và quyền bính [102-105]

II. Hoàn cầu hóa mô hình kỹ thuật trị [106-114]

III. Khủng hoảng và hậu quả của thuyết duy nhân loại học tân thời [115-121]

Chủ thuyết duy tương đối thực hành [122-123]

Cần thiết bảo vệ lao công [124-139]

Canh tân sinh học từ nghiên cứu [130-136]

chương IV

MỘT NỀN MÔI SINH HỌC TOÀN DIỆN [137]

I. Môi sinh học môi trường, kinh tế, xã hội [138-142]

II. Môi sinh học văn hóa [143-146]

III. Môi sinh học về đời sống thường nhật [147-155]

IV. Nguyên tắc công ích [156-158]

V. Công lý giữa các thế hệ [159-162]

chương V

VÀI ĐƯỜNG NÉT ĐỊNH HƯỚNG VÀ HÀNH ĐỘNG [163]

I. Đối thoại về môi trường trong chính trị quốc tế [164-175]

II. Đối thoại hướng về những chính sách quốc gia và địa phương [176-181]

III. Đối thoại và minh bạch trong các tiến trình quyết định [182-188]

IV. Chính trị và kinh tế trong đối thoại để đạt tới sự viên mãn của con người [189-198]

V. Các tôn giáo trong cuộc đối thoại với khoa học [199-201]

chương VI

GIÁO DỤC VÀ LINH ĐẠO MÔI SINH HỌC [202]

I. Nhắm đến một lối sống mới [203-208]

II. Giáo dục về liên minh giữa nhân loại và môi trường [209- 215]

III. Hoán cải môi sinh học [216-232]

IV. Vui mừng và hòa bình [222-227]

V. Tình yêu dân sự và chính trị [228-232]

VI. Các dấu chỉ bí tích và nghỉ lễ [233-237]

VII. Chúa Ba Ngôi và tương quan giữa các thụ tạo [238-240]

VIII. Nữ Vương toàn thể thụ tạo [241-242]

IX. Đi xa hơn mặt trời [243-246]

Kinh nguyện cho trái đất của chúng ta Kinh nguyện Kitô giáo với thụ tạo

THÔNG ĐIỆP

LAUDATO SI’

CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ SỰ CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG

CỦA CHÚNG TA

1. “LAUDATO SI’, mi’ Signore” – “Chúc tụng Chúa, lạy Thiên Chúa của con”. Trong những lời của bài ca tuyệt vời này, Thánh Phanxicô Assisi nhắc nhớ chúng ta rằng ngôi nhà chung của chúng ta giống như một người chị mà chúng ta đang chung phần sự sống và một người mẹ tuyệt vời là người mở cánh tay mình ra để ôm lấy chúng ta. “Chúc tụng Chúa, lạy Thiên Chúa của con, ngang qua người Chị của chúng con, Mẹ Trái Đất, là người duôi dưỡng và điều hành chúng con, và là người sản sinh ra nhiều hoa trái khác nhau với nhiều loại hoa muôn sắc và cỏ cây”.1

2. Người chị này giờ đây đang kêu khóc lên cùng chúng ta bởi vì mối nguy mà chúng ta đã tiêm nhiễm lên chị bằng cách sử dụng vô trách nhiệm và sự lạm dụng của chúng ta về những sự giàu có mà Thiên Chúa đã ban xuống ngang qua chị. Chúng ta đã đi đến chỗ tự nhìn nhận chúng ta là những người chủ và người thầy của chị, được phép bóc lột chị khi muốn. Tình trạng bạo lực hiện diện trong tâm hồn chúng ta, bị đả thương bởi tội lỗi, cũng được suy tư trong những triệu chứng của bệnh tật thấy rõ nơi đất đai, nơi nguồn nước, nơi không khí và nơi tất cả mọi dạng thức của sự sống. Đây là lý do vì sao mà chính trái đất, đã bị đè nặng và đặt để sự lãng phí, đang ở giữa sự bỏ rơi và đối xử tồi tệ của sự nghèo nàn của chúng ta; chị đang “rên siết và quằn quại” (Rm 8,22). Chúng ta đã quên rằng chính bản thân chúng ta là bụi đất (x. St 2,7); thân xác rất đáng quý của chúng ta được làm từ những yếu tố của chị, chúng ta thở bầu khí của chị và chúng ta lãnh nhận sự sống và sự trong lành từ nguồn nước của chị.

Không có gì trong thế giới này lại xa lạ với chúng ta

3. Hơn năm mươi năm trước, cùng với thế giới đang chao đảo trên bờ vực của cuộc khủng hoảng hạt nhân, Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII viết một Thông điệp không chỉ khước từ chiến tranh mà còn đưa ra một đề xuất cho nền hoà bình. Ngài gửi sứ điệp Pacem in Terris – Hoà Bình Trên Thế Giới của Ngài cho toàn thể “các tín hữu khắp nơi” và thực ra “cho hết mọi người nam nữ thiện chí”. Giờ đây, khi chúng ta đang đối diện với một sự suy đồi về môi trường mang tính toàn cầu, tôi muốn nói với mọi người đang sống trên hành tinh này. Trong Tông huấn của mình, Evangelii Gaudium – Niềm Vui Tin Mừng, tôi đã viết cho tất cả các thành viên của Giáo Hội với mục đích khích lệ một sự canh tân về việc truyền giáo đang tiếp diễn. Trong Thông điệp này, tôi muốn đi vào một cuộc đối thoại với hết mọi dân tộc về ngôi nhà chung của chúng ta.

4. Vào năm 1971, tám năm sau Thông điệp Pacem in Terris, Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói đến mối bận tâm mang tính kinh tế sinh thái như là “một hậu quả bi đát” của hoạt động thiếu kiểm soát của con người: “Do một sự khai thác thiên nhiên thiếu suy xét kĩ lưỡng, mà nhân loại mang lấy mối nguy của việc huỷ diệt thiên nhiên và đang trở nên, thay vào đó, một nạn nhân của tình trạng xuống cấp này”.2 Ngài đã nói cùng một ý với Tổ Chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) về khả năng tiềm tàng đối với một “thảm hoạ sinh thái dưới sự bùng nổ có hiệu quả của nền văn minh công nghiệp”, và nhấn mạnh “sự khẩn thiết một sự thay đổi triệt để trong hành xử của con người”, bởi vì “những tiến bộ khoa học ngoại thường nhất, những khả năng kĩ thuật đáng kinh ngạc nhất, sự phát triển kinh tế đáng kinh ngạc nhất, trừ khi chúng được đi kèm với một sự tiến bộ xã hội và đạo đức đúng đắn, sẽ nhất định chống lại con người”.3

5. Thánh Gioan-Phaolô II đã trở nên ngày càng quan tâm hơn nữa về vấn đề này. Trong Thông điệp đầu tiên của mình, Ngài đã cảnh báo rằng con người có vẻ như thường “không thấy một ý nghĩa nào khác ở nơi môi trường thiên nhiên của mình ngoài điều phục vụ cho việc sử dụng và tiêu thụ ngay”.4 Sau đó, Ngài kêu gọi một sự hoán cải sinh thái.5 Đồng thời, Ngài nhấn mạnh rằng nỗ lực nhỏ đã được thực hiện để “bảo vệ những điều kiện đạo đức cho một nền sinh thái nhân loại đúng đắn”.6 Sự phá huỷ của môi trường nhân loại là cực kỳ nghiêm trọng, không chỉ bởi vì Thiên Chúa đã uỷ thác thế giới cho chúng ta là những người nam và nữ, nhưng bởi vì sự sống con người chính nó là một quà tặng cần được bảo vệ khỏi mọi hình thức hạ giá khác nhau. Mọi nỗ lực để bảo về và thăng tiến thế giới của chúng ta sẽ đi kèm theo những thay đổi sâu sắc trong “các lối sống, các mô thức sản xuất và tiêu thụ, và những cấu trúc ổn định của quyền lực mà ngày nay đang điều hành các xã hội”.7 Sự phát triển con người đúng đắn có một tính cách đạo đức. Nó mang lấy một sự tôn trọng trọn vẹn đối với con người nhân loại, nhưng nó cũng phải được quan tâm đến thế giới xung quanh chúng ta và “mang lấy bản chất của mỗi hữu thể và của sự kết nối của hữu thể ấy trong một hệ thống có trật tự”.8 Theo đó, khả năng con người của chúng ta để biến đổi thực tại phải tiến hành cùng với quà tặng nguyên thuỷ của Thiên Chúa về tất cả mọi điều vốn là.9

3 Discours à l’occasion du 25ème anniversaire de la FAO (16-11-1970), n. 4 :

AAS 62 (1970), 833.

4 Thông điệp Redemptor hominis (4-3-1979), n. 15 : AAS 71 (1979), 287.

5 Cf. Catéchèse (17-01-2001), n. 4 : Insegnamenti 24/1 (2001), 179 ; L´Os- servatore Romano, éd. française (par la suite ORf) (23 janvier 2001), n. 4, p. 12. 6 Thông điệp Centesimus annus (1-5-1991), n. 38 : AAS 83 (1991), 841.

7 Ibid., n. 58 : p. 863.

8 Jean-Paul II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis (30-12-1987), n. 34 : AAS 80 (1988), 559.

9 Cf. Id., Thông điệp Centesimus annus (1-5-1991), n. 37 : AAS 83 (1991), 840.

6. Vị tiền nhiệm của tôi Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI cũng cho rằng “việc loại bỏ những nguyên nhân có tính cấu trúc của những rối loạn chức năng của nền kinh tế thế giới và chỉnh đốn lại những mô thức của sự phát triển vốn cho thấy không có khả năng đảm bảo sự tôn trọng dành cho môi trường”.10 Ngài nhận thấy rằng thế giới không thể được phân tích bằng việc tách biệt chỉ một trong những khía cạnh của nó, bởi vì “cuốn sách của thiên nhiên là một và bất khả phân ly”, và bao gồm cả môi trường, sự sống, tính dục, gia đình, các mối quan hệ xã hội, và tương tự. Điều đó kéo theo việc “suy đồi của thiên nhiên có gắn liền với nền văn hoá vốn hình thành nên sự sống chung của con người”.11 Đức Giáo Hoàng Benedict đã mời gọi chúng ta nhận biết rằng môi trường thiên nhiên cũng đang chịu đau khổ vì hư hoại. Cả hai cuối cùng đều do bởi cùng một sự dữ: quan niệm rằng không có những sự thật không thể bàn cãi hướng dẫn cuộc sống của chúng ta, và do đó sự tự do của con người là vô giới hạn. Chúng ta đã quên mất rằng “con người không chỉ là một sự tự do mà do chính con người tự tạo ra cho mình. Con người không tự tạo ra chính mình. Con người là thần trí và ý chí, nhưng cũng là tự nhiên”.12 Với sự bận tâm phụ tử, Đức Benedict thôi thúc chúng ta nhận thức rằng công trình tạo dựng đang bị nguy hại “nơi mà chính bản thân chúng ta có tiếng nói chung cuộc, nơi mà mọi thứ đơn giản chỉ là tài sản của chúng ta và chúng ta sử dụng nó cho chính bản thân chúng ta mà thôi. Việc sử dụng lầm lạc công trình tạo dựng bắt đầu khi chúng ta không còn nhận biết bất kỳ một lề luật nào cao hơn chính bản thân chúng ta, khi chúng ta chẳng thấy gì khác ngoại trừ chính bản thân chúng ta”.13

Hiệp nhất bởi cùng một mối bận tâm

10 Discours au Corps Diplomatique accrédité près le Saint-Siège, (8 janvier 2007) : AAS 99 (2007), n. 73.

11 Thông điệp Caritas in veritate (29-6-2009), n. 51 : AAS 101 (2009), 687.

12 Diễn văn tại Deutscher Bundestag, Berlin (22-11-2011) : AAS 103 (2011), 664.

13 Diễn từ với hàng Giáo sĩ Giáo phận Bolzano-Bressanone (6-8-2008) :

AAS 100 (2008), 634.

7. Những lời tuyên bố của các vị Giáo Hoàng vang vọng những suy tư của biết bao nhà khoa học, triết gia, thần học gia, và các nhóm nhân sự, tất cả những suy tư này làm phong phú suy tư của Giáo Hội về những vấn đề này. Bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, thì các Giáo Hội khác và các cộng đồng Kitô Giáo khác – cũng như các tôn giáo khác – đã thể hiện sự bận tâm sâu xa và đưa ra những suy tư có giá trị về những vấn đề mà tất cả chúng ta đều cảm thấy phiền toái. Xin đơn cử ở đây một ví dụ điển hình, tôi muốn đề cập đến những tuyên bố được thực hiện bởi Đức Thượng Phụ Đại Kết Patriarch Bartholomew đáng kính, mà chúng ta đang chia sẻ niềm hy vọng về một sự hiệp thông trọn vẹn về giáo hội với Ngài.

8. Đức Thượng Phụ Bartholomew đã nói cách đặc biệt về sự cần thiết đối với mỗi người chúng ta để sám hối về những cách thế mà chúng ta đã làm tổn hại đến hành tinh, vì “cùng một cách thế mà tất cả chúng ta đều tạo ra một sự nguy hại về mặt sinh thái”, chúng ta được mời gọi để nhận biết “sự đóng góp của chúng ta, dù lớn hay nhỏ hơn, đối với việc làm mất đi vẻ đẹp và huỷ diệt công trình tạo dựng”.14 Ngài đã nhắc đi nhắc lại điều này một cách dứt khoát và đầy thuyết phục, thách đố chúng ta biết nhận ra tội lỗi của chúng ta đối với công trình tạo dựng: “Vì con người... huỷ diệt sự đa dạng về sinh thái của công trình tạo dựng của Thiên Chúa; vì con người nhân loại làm suy giảm tính nhất quán của trái đất bằng việc tạo ra những biến đổi về khí hậu, bằng việc tước khỏi trái đất những khu rừng thiên nhiên hoặc huỷ diệt những vùng đất ngập nước; vì con người làm ô nhiễm nguồn nước của trái đất, đất đai, không khí, và sự sống – những điều này đều là tội lỗi”.15 Vì “thực hiện một tội ác chống lại thế giới tự nhiên là một tội chống lại chính bản thân chúng ta và chống lại chính Thiên Chúa”.16

14 Message pour la Journée de prière pour la sauvegarde de la création

(1er septembre 2012).

15 Diễn từ tại Santa Barbara, California (8-11-1997) ; cf. John Chryssavgis, On

Earth as in Heaven: Ecological Vision and Iniciatives of Ecumenical Patriarch Bartholomew, Bronx, New York 2012.

16 Ibid.

9. Đồng thời, Ngài Bartholomew đã cuốn hút sự chú ý đến những căn nguyên mang tính đạo đức và thiêng liêng của những vấn đề môi trường, là những điều đòi hỏi chúng ta tìm kiếm những giải pháp không chỉ về mặt công nghệ mà còn về một sự thay đổi của nhân loại; bằng không chúng ta đang giải quyết thuần tuý về mặt biểu hiện. Ngài mời gọi chúng ta thay thế sự tiêu thụ bằng sự hy sinh, lòng tham và sự đại lượng, sự lãng phí bằng một tinh thần chia sẻ, một sự nhiệm nhặt vốn “đi kèm với việc học biết cho đi, và không chỉ đơn giản là đầu hàng. Đó là một cách yêu, chuyển động từ từ khỏi điều mà tôi muốn đến điều mà thế giới của Thiên Chúa cần. Đó là một sự giải thoát khỏi sự sợ hãi, lòng tham và sức mạnh”.17 Là các Kitô Hữu, chúng ta cũng được mời gọi “để đón nhận thế giới như là một bí tích của sự hiệp thông, như là một cách chia sẻ cùng với Thiên Chúa và với anh chị em đồng loại của chúng ta về phương diện toàn cầu. Chính niềm xác tín khiêm tốn của chúng ta mà sự thánh thiêng và nhân loại gặp nhau trong chi tiết tinh tế nhất trong cùng một tấm vải dệt liền mạch của công trình tạo dựng của Thiên Chúa, trong vết bụi sau cùng của hành tinh của chúng ta”.18

Thánh Phanxicô Assisi

10. Tôi không muốn viết Tông Thư này mà không hướng đến nhân vật có sức hút và mời gọi ấy, người mà tôi đã chọn tên của Ngài như là sự hướng dẫn và động lực khi tôi được chọn làm Giám Mục Thành Rôma. Tôi tin rằng Thánh Phanxicô là mẫu gương hoàn hảo của việc chăm sóc sự tổn thương và của một nền sinh thái hỗ tương cần được vui hưởng cách đúng đắn. Ngài là thánh bảo trợ của tất cả những ai đang nghiên cứu và hoạt động trong lãnh vực sinh thái, và Ngài cũng được rất nhiều người không phải là Kitô Hữu yêu mến. Ngài đặc biệt quan tâm đến công trình tạo dựng của Thiên Chúa và cho người nghèo và những người bị bỏ rơi. Ngài yêu mến, và đã được yêu mến cách sâu sắc vì niềm vui của Ngài, sự trao ban chính bản thân Ngài

17 Conférence au Monastère d’Utstein, Norvège (23-6-2003).

18 Discours au I er Sommet de Halki : “Global Responsibility and Ecological Sustainability: Closing Remarks”, Istanbul (20-6-2012).

cách đại lượng, sự mở rộng tâm hồn của Ngài. Ngài là một nhà thần bí và là một người lữ khách sống trong sự đơn giản và trong sự hoà hợp tuyệt vời với Thiên Chúa, với người khác, với thiên nhiên và với chính bản thân Ngài. Ngài cho chúng ta thấy mối dây liên kết không thể tách rời thế nào giữa sự quan tâm dành cho thiên nhiên, công lý cho người nghèo, sự dấn thân xã hội, và sự bình an nội tâm.

11. Thánh Phanxicô sẽ giúp chúng ta thấy rằng một nền sinh thái hỗ tương mời gọi sự mở lòng ra cho các chủng loại vượt ra khỏi ngôn ngữ của toán học và sinh học, và đưa chúng ta đến với trọng tâm của điều vốn là con người. Cũng xảy ra như khi chúng ta yêu ai đó, thì bất cứ khi nào Ngài cũng có thể nhìn ngắm mặt trời, mặt trăng hoặc các loài động vật nhỏ bé nhất, Ngài đã phổ nhạc, đưa hết tất cả mọi loài thọ tạo khác vào trong bài ca tụng của Ngài. Ngài hiệp thông với hết toàn thể công trình tạo dựng, thậm chí là giảng cho những bông hoa, mời những bông hoa “ca tụng Thiên Chúa, như thể chúng đã được ban tặng bằng mùa màng”.19 Sự đáp trả của Ngài với thế giới xung quanh Ngài thì hơn quá nhiều so với sự nhìn nhận mang tính tri thức hay những tính toán kinh tế, vì đối với Ngài thì mỗi và mọi loại thọ tạo đều là một người chị hiệp nhất với Ngài bằng những mối dây liên kết tình cảm. Đó là lý do vì sao mà Ngài cảm thấy được mời gọi để chăm sóc cho hế tất cả mọi loại đang tồn tại. Môn đệ của Ngài là Thánh Bonvaventure nói với chúng ta rằng, “từ một suy tư về nguồn chính yếu của tất cả mọi điều, được lấp đầy bằng lòng đạo đức thậm chí dồi dào hơn, Ngài có thể gọi các loài thọ tạo, bất kể nhỏ bé cỡ nào, bằng cái tên gọi là ‘anh’ hay ‘chị’”.20 Niềm xác tín như thế không thể được viết ra như thể là một kiểu lãng mạn ngớ ngẩn, bởi vì nó ảnh hưởng đến những chọn lựa quyết định việc hành xử của chúng ta. Nếu chúng ta tiếp cận thiên nhiên và môi trường mà không có [một tinh thần] cởi mở đến sự kính sợ và kỳ diệu, nếu chúng ta không còn nói ngôn ngữ của tình huynh đệ và vẻ đẹp trong các mối quan hệ của chúng ta với thế giới nữa, thái độ của chúng ta sẽ là thái độ của những người chủ,

19 Thomas de Celano, Vita prima de saint François, XXIX, 81 : FF 460.

20 Legenda Maior, VIII, 6 : FF 1145.

những người tiêu thụ, những người khai thác không biết mỏi mệt, không thể đặt ra những giới hạn cho những nhu cầu tức thời của họ. Trái lại, nếu chúng ta cảm thấy hiệp nhất cách gần gũi với tất cả mọi sự đang hiện hữu, thì sự điều độ và sự chăm sóc sẽ phát triển đồng thời. Sự nghèo và sự không xa hoa của Thánh Phanxicô sẽ không chỉ thuần tuý là một nước sơn bóng bẩy của chủ thuyết khổ hạnh, nhưng là một điều gì đó dứt khoát hơn: một sự khước từ để biến thực tại thành một đối tượng chỉ đơn giản là để bị lợi dụng và kiểm soát.

12. Điều hơn nữa là, Thánh Phanxicô, trung thành với Kinh Thánh, mời gọi chúng ta nhìn thiên nhiên như là một cuốn sách tuyệt vời mà trong đó Thiên Chúa nói với chúng ta và ban cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về vẻ đẹp và sự thiện hảo vô biên của Ngài. “Vì các thọ tạo càng lớn lao đẹp đẽ thì càng giúp nhận ra Ðấng tạo thành” (Kn 13,5); thực ra, “quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ” (Rm 1,20). Vì lý do này, Thánh Phanxicô mời gọi rằng một phần của khu vườn thân tiên ấy phải luôn luôn ở trong tình trạng không được phép đụng đến, để những loại hoa và cây cỏ dại có thể phát triển ở đó, và những ai thấy chúng có thể hướng lòng trí của họ lên Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành một vẻ đẹp như thế.21 Hơn cả một vấn đề cần được giải quyết, thế giới là một mầu nhiệm đầy vui tươi cần được chiêm ngắm bằng niềm hoan hỷ và lời ca tụng.

Lời mời gọi của tôi

13. Thách đố khẩn thiết để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta bao gồm một sự quan tâm để mang toàn thể gia đình nhân loại cùng nhau tìm kiếm một sự phát triển bền vững và hỗ tương, vì chúng ta biết rằng mọi thứ có thể thay đổi. Đấng Tạo Hoá không bỏ mặc chúng ta; Ngài không bao giờ bỏ mặc kế hoạch yêu thương của Ngài hoặc hối tiếc vì đã tạo dựng nên chúng ta. Nhân loại vẫn có khả khăng để hợp tác với nhau trong việc xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta. Ở đây tôi

21 Cf. Thomas de Celano, Vita Secunda de saint François, CXXIV, 165 :

FF 750.

muốn nhận biết, khích lệ và cám ơn tất cả những ai đang nỗ lực bằng muôn vàn cách thế để đảm bảo sự bảo vệ ngôi nhà chung mà chúng ta đang cùng chia sẻ. Một sự cảm kích đặc biệt của tôi dành cho những ai đang không mỏi mệt tìm kiếm để giải quyết những hậu quả bi đát của sự suy thoái môi trường về đời sống của những người nghèo nhất trên thế giới. Người trẻ đòi một sự thay đổi. Họ đang tự hỏi làm thế nào mà bất kỳ ai có thể tuyên bố là đang xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn mà lại không nghĩ đế sự khủng hoảng về môi trường và nỗi đau khổ của những người bị loại trừ.

14. Do đó, tôi khẩn thiết kêu gọi, một vài cuộc đối thoại về cách thế chúng ta hình thành nên tương lai của hành tinh chúng ta. Chúng ta cần một cuộc trao đổi có hết mọi người, bởi vì thách đố môi trường mà chúng ta đang trải qua, và những cội rễ, mối bận tâm và hiệu quả mang tính con người của nó. Phong trào sinh thái thế giới đã thực hiện được sự tiến bộ đáng kể và dẫn đến việc thiết lập nên rất nhiều các tổ chức dấn thân cho việc nâng cao sự nhận thức về những thách đố này. Thật đáng tiếc thay, nhiều nỗ lực nhằm tìm kiếm những giải pháp cụ thể trước cuộc khủng hoảng môi trường đã cho thấy không hiệu quả, không chỉ bởi vì sự chống báng quyền thế nhưng còn là bởi vì một sự thiếu hứng thú mang tính phổ quát hơn. Những thái độ bế tắc, ngay cả về phía những người có niềm tin, có thể chuyển đổi từ việc chối từ vấn đề sang sự thờ ơ, sự từ nhiệm lãnh đạm hay niềm tin mù quáng vào các giải pháp kĩ thuật. Chúng tôi đòi hỏi một sự đoàn kết mới và mang tính hoàn vũ. Như các Giám mục Nam Phi đã nói: “Tài năng và sự tham gia của mọi người là cần thiết để loại bỏ mối nguy hại được gây ra bởi sự lạm dụng của con người về công trình tạo dựng của Thiên Chúa”.22 Tất cả chúng ta có thể hợp tác như là những khí cụ của Thiên Chúa vì sự chăm sóc công trình tạo dựng, mỗi người theo nền văn hoá, kinh nghiệm, sự tham gia và tài năng của mình.

15. Niềm hy vọng của tôi là Thông điệp này, giờ đây được tháp nhập vào trong Huấn quyền xã hội của Giáo Hội, có thể giúp

22 Conférence des évêques catholiques d'Afrique du Sud, Pastoral Statement on the Environmental Crisis (5-9-1999).

chúng ta nhận biết được lời mời gọi, mức độ rộng lớn và sự khẩn thiết của thách đố mà chúng ta đang đối diện. Tôi sẽ bắt đầu bằng việc vắn tắt ôn lại một số khía cạnh của cuộc khủng hoảng sinh thái hiện tại, với mục đích đưa ra những kết quả của nghiên cứu khoa học tốt nhất đang có hiện nay, để cho chúng chạm vào chúng ta cách sâu sắc và mang lại một nền tảng vững vàng cho hành trình đạo đức và thiêng liêng cần theo. Rồi tôi sẽ suy xét một số nguyên tắc được lấy từ truyền thống Kitô Giáo – Do Thái là truyền thống có thể làm cho sự dấn thân của chúng ta đối với môi trường cách nhất quán hơn. Rồi tôi sẽ nỗ lực để đi đến các cội rễ của tình trạng hiện tại, vì thế suy xét không chỉ những triệu chứng của nó mà còn những căn nguyên sâu xa của nó. Điều này sẽ giúp mang lại một cách tiếp cận đối với sinh thái học là điều tôn trọng vị trí duy nhất của chúng ta trong tư cách là con người nhân loại trong thế giới và mối quan hệ của chúng ta với môi trường xung quanh. Dưới ánh sáng của suy tư này, tôi sẽ đưa ra một số đề xuất rộng hơn nữa cho công cuộc đối thoại và hành động là những điều sẽ có liên hệ đến mỗi người chúng ta trong tư cách cá nhân, và cũng ảnh hưởng đến chính sách quốc tế. Sau cùng, tôi tin rằng sự thay đổi là không khả thi nếu không có động lực và một tiến trình giáo dục, tôi sẽ đưa ra một số hướng dẫn có tính gợi hứng cho sự phát triển nhân loại được tìm thấy trong kho tàng kinh nghiệm thiêng liêng Kitô Giáo.

16. Mặc dù mỗi chương sẽ có chủ đề riêng và cách tiếp cận riêng, nhưng nó cũng sẽ giúp mang lấy và tái xem xét lại những vấn đề quan trọng đã được bàn trước đó. Đây là một trường hợp đặc biệt đối với nhiều chủ đề sẽ tái xuất hiện mà Tông Thư này cổ võ. Ví dụ, tôi sẽ nói đến mối quan hệ gần gũi giữa người nghèo và sự mỏng manh của hành tinh, niềm xác tín rằng mọi thứ trong thế giới có liên hệ với nhau, sự phê bình các khuôn mẫu và dạng thức quyền lực mới xuất phát từ công nghệ, lời mời gọi để tìm kiếm những cách thế hiểu khác về nền kinh tế và sự phát triển, giá trị đúng đắn cho mỗi tạo vật, ý nghĩa nhân bản về sinh thái học, sự cần thiết phải có cuộc tranh luận thẳng thắn và trung thực, trách nhiệm nghiêm trọng của chính sách quốc tế và địa phương, nền văn hoá bỏ đi và đề xuất một lối sống mới. Những vấn đề này sẽ không được giải

quyết một lần và cho tất cả, nhưng là được tái định hình lại và làm phong phú liên tục.

CHƯƠNG MỘT

ĐIỀU ĐANG XẢY RA

CHO NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA

17. Các suy tư thần học và triết học về tình hình nhân loại và thế giới có thể có vẻ hơi nhàm chán và trừu tượng, trừ khi những suy tư này đặt nền tảng trên một sự phân tích tươi mới về tình hình hiện tại của chúng ta, là điều mà bằng nhiều cách vô tiền khoáng hậu trong lịch sử của nhân loại. Vì thế, trước khi suy xét về cách thế mà niềm tin mang lại những sáng kiến và những đòi hỏi trong mối tương quan với thế giới mà chúng ta là một thành phần, tôi sẽ nói đến một cách vắn tắt điều đang diễn ra đối với ngôi nhà chung của chúng ta.

18. Sự tăng tốc liên tục của những thay đổi đang ảnh hưởng lên nhân loại và hành tinh ngày nay đang được đi cùng với một nhịp sống và công việc có cường độ mạnh hơn là điều có thể được gọi là “sự nhanh hoá” (rapidación). Mặc dù sự thay đổi là một phần của các hệ thống phức tạp đang hoạt động, tốc độ mà hoạt động của con người đang phát triển cùng thì trái ngược với nhịp tiến hoá sinh học chậm tự nhiên. Hơn thế nữa, các mục tiêu của sự nhanh chóng và thay đổi liên tục này không hướng đến cách cần thiết cho thiện ích chung hay cho sự phát triển con người mang tính hỗ tương và dưỡng nuôi. Sự thay đổi là điều gì đáng có, tuy nhiên nó lại trở thành một mối lo khi nó gây hại cho thế giới và cho chất lượng cuộc sống của đa số nhân loại.

19. Theo sau một giai đoạn của sự tin tưởng không hợp lý vào sự tiến bộ và các khả năng con người, thì một số thành phần xã hội giờ đây đang áp dụng một cách tiếp cận nguy hại hơn. Chúng ta thấy sự nhạy bén đang gia tăng đối với môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên, cùng với sự bận tâm càng gia tăng, vừa đúng đắn lại vừa nguy hiểm, trước điều đang xảy ra cho hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta hãy điểm qua, thật nhanh, những vấn đề đang gây phiền toái cho chúng ta ngày nay và điều mà chúng ta không còn có thể che đậy nữa. Mục tiêu của chúng ta không phải là để thu thập thông tin

hoặc để làm thoả mãn sự tò mò, mà hơn thế là để ý thức cách đớn đau, dám hướng đến điều đang diễn ra cho thế giới đi vào trong nỗi thống khổ cá nhân của riêng chúng ta và do đó khám phá điều mà mỗi người chúng ta có thể thực hiện.

I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ô nhiễm, chất thải và nền văn hoá quẳng đi

20. Một số hình thức ô nhiễm là một phần của kinh nghiệm hằng ngày của con người. Sự phơi bày ra của những chất ô nhiễm khí quyển tạo ra một loạt các nguy hại về sức khoẻ, đặc biệt là đối với người nghèo, và tạo nên hàng triệu cái chết sớm. Chẳng hạn như, người ta bị bệnh từ việc hít thở một mức độ cao lượng khói từ các nhiên liệu dùng trong nấu nướng hay sưởi ấm. Cũng có sự ô nhiễm làm ảnh hưởng đến mọi người, được tạo ra bởi các loại khói của phương tiện giao thông và công nghiệp, những chất thải góp phần cho việc làm axít hoá đất đai và nguồn nước, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuốc diệt thực vật và thuốc diệt cỏ nói chung. Công nghệ, một điều, có gắn liền với những lợi ích kinh doanh, được trình bày như là cách duy nhất để giải quyết những vấn đề này, thực ra cho thấy không thể thấy được mạng lưới bí ẩn các mối liên hệ giữa mọi thứ và vì thế đôi khi giải quyết một vấn đề chỉ để tạo ra nhiều vấn đề khác.

21. Điều cũng cần phải được đề cập về tình trạng ô nhiễm được tạo ra bởi chất cặn, bao gồm chất thải nguy hiểm có ở trong các lãnh vực khác nhau. Mỗi năm hàng trăm triệu tấn chất thải được tạo ra, đa số là không thể phân huỷ, có tính độc hại và phóng xạ cao từ các gia đình và các cơ sở kinh doanh, từ các mảnh đất xây dựng và phá huỷ, từ các nguồn y tế, điện tử và các nguồn công nghiệp. Trái đất, căn nhà của chúng ta, đang bắt đầu nhìn càng ngày càng giống như một cột bao la các thứ rác rến. Ở nhiều nơi trên hành tinh, người già than thở rằng bây giờ các phong cảnh đẹp đã bị bao phủ bởi rác rưởi. Chất thải công nghiệp và các sản phẩm hoá học được sử dụng ở các thành phố và các vùng nông nghiệp lớn có thể dẫn đến việc tích luỹ sinh học nơi các chất hữu cơ của dân số địa phương, thậm chí cả các mức độ độc hại ở những nơi này là thấp. Thường thì

chưa có phương thế nào được đưa áp dụng cho đến sau khi sức khoẻ của người dân đã bị nhiễm cách không thể vãn hồi.

22. Những vấn đề này có liên hệ mật thiết với nền văn hoá bỏ đi là nền văn hoá đang ảnh hưởng đến người bị loại trừ khi nó nhanh chóng giảm thiểu mọi thứ thành rác rưởi. Đơn cử một ví dụ, hầu hết các loại giấy mà chúng ta sản xuất ra bị bỏ đi và không tái chế. Thật khó cho chúng ta chấp nhận rằng cách thế các hệ sinh thái tự nhiên hoạt động là một mẫu gương: các loại thực vật tổng hợp các chất dinh dưỡng nuôi các loại động vật ăn cỏ; những loại này đến lượt nó lại trở thành thực phẩm cho các loại động vật ăn thịt, là loại sản sinh ra các khối lượng mang ý nghĩa loại chất lại hữu cơ là thứ làm cho xuất hiện những thế hệ thực vật mới. Nhưng hệ thống công nghiệp của chúng ta, ở đoạn cuối của quy trình sản xuất và tiêu thụ của nó, không tạo ra khả năng để hấp thụ và tái sử dụng chất thải và các sản phẩm phụ. Chúng ta đã không quản lý để áp dụng một mô thức tuần hoàn của việc sản xuất có khả năng bảo tồn các nguồn lực cho hiện tại và cho các thế hệ tương lai, trong khi giới hạn càng nhiều càng có thể việc sử dụng các nguồn không làm mới lại được, điều độ việc tiêu thụ chúng, tối đa hoá việc sử dụng hiệu quả, và tái sử dụng và tái chế chúng. Một sự suy xét nghiêm túc việc sử dụng này có thể là một cách ngăn chặn nền văn hoá bỏ đi đang ảnh hưởng trên toàn tinh cầu, nhưng cũng cần phải nói rằng chỉ sự tiến bộ giới hạn được thực hiện khi trong sự suy xét này.

Khí hậu là thiện ích chung

23. Khí hậu là một thiện ích chung, thuộc về tất cả mọi người và dành cho tất cả mọi người. Ở mức độ toàn cầu, đó là một hệ thống phức tạp có gắn liền với nhiều điều kiện thiết yếu đối với đời sống con người. Một sự đồng thuận có nền tảng khoa học rất vững vàng cho thấy rằng chúng ta hiện đang chứng kiến một sự nóng dần gây khó chịu của hệ thống khí hậu. Trong những thập kỷ gần đây sự cảnh báo này đi cùng với một sự gia tăng liên tục về mực nước biển và, dường như là, bởi mọt sự gia tăng của các biến cố thời tiết cực độ, ngay cả khi nguyên nhân có thể xác định được về mặt khoa học không thể xác định cho mỗi một hiện tượng cụ thể. Nhân loại được mời gọi để nhận

biết sự cần thiết để thay đổi lối sống, việc sản xuất và tiêu thụ, để chống lại sự nóng lên này hoặc ít nhất là con người tạo nên điều sản sinh hay làm cho nó ra tồi tệ thêm. Đúng thật là có những yếu tố khác (như hoạt động núi lửa, những biến chuyển trong quỹ đạo và đường xích đạo trái đất và vòng mặt trời), tuy nhiên thật nhiều các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng hầu hết việc nóng dần toàn cầu trong những thập kỷ gần đây là do sự tập trung lớn lao của các loại khí nhà kính (khí carbon dioxide, khí mêtan, các loại khí ôxít nitơ và các loại khác) được thải ra chủ yếu là do hoạt động của con người. Tập trung vào khí quyển, những loại khí này không cho phép sức ấm của những tia nắng mặt trời phản chiếu bởi trái đất để được phân tán ra trong không gian. Vấn đề được trở nên tồi tệ hơn bởi một khuôn mẫu phát triển dựa trên việc sử dụng mang tính tập trung các nhiên liệu hoá thạch, vốn là trung tâm của hệ thống năng lượng thế giới. Một nhân tố có tính quyết định nữa đã là một sự gia tăng trong những các sử dụng đã thay đổi đất, chủ yếu là sự sói mòn cho các mục đích nông nghiệp.

24. Sức nóng có những tác động lên vòng tuần hoàn carbon. Nó tạo ra một vòng luẩn quển vốn làm tồi tệ tình hình thậm chí còn hơn nữa, ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các nguồn lực thiết yếu như nước uống, năng lượng và sản phẩm nông nghiệp ở những vùng nóng hơn, và dẫn đến sự tiêu diệt một phần của sự đa dạng sinh học của hành tinh. Sự tan chảy băng bắc cực và ở các vùng đồng bằng trên cao có thể dẫn đến việc thải ra rất nguy hiểm khí mêtan, trong khi sự phân huỷ các nguyên liệu hữu cơ đóng băng có thể làm gia tăng việc làm bốc hơi khí cácbon dioxít. Mọi thứ đang bị làm cho nên tồi tệ hơn bởi sự mất đi những khu rừng nhiệt đới là những nơi lẽ ra làm dịu đi sự biến đổi khí hậu. Tình trạng ô nhiễm khí cácbon điôxít làm gia tăng sự axít hoá các đại dương và gây nguy hại cho chuỗi thực phẩm biển. Nếu các xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục, thế kỷ này sẽ rõ ràng chứng kiến một sự biến đội khí hậu bất thường và một sự phá huỷ các hệ sinh thái chưa từng có, với các hậu quả nghiêm trọng dành cho tất cả chúng ta. Một sự gia tăng mực nước biển, ví dụ, có thể tạo nên những tình huống cực kỳ nghiêm trọng, nếu chúng ta xem xét thấy rằng một phần tư dân số thế giới đang sống ở các bờ biển hoặc gần đó,

và rằng đa số những đại thành phố đang được toạ lạc ở các vùng bờ biển.

25. Biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính toàn cầu với những hậu quả nghiêm trọng: môi trường, xã hội, kinh tế, chính trị và đối với việc phân phối các loại hàng hoá. Nó đại diện cho một trong những thách đố chính mà nhân loại ngày nay đang đối diện. Tác động tồi tệ nhất của nó rất có thể sẽ được các quốc gia đang phát triển cảm nghiệm trong những thập kỷ tới. Nhiều người nghèo đang sống ở những vùng đặc biệt chịu ảnh hưởng hiện tượng có liên quan đến việc nóng lên, và các phương tiện tồn tại của họ đa phần là dựa trên những bảo tồn thiên nhiên và những tiện ích của hệ sinh thái chẳng hạn như nông nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản và trồng rừng. Họ không có những hoạt động tài chính khác hoặc nguồn lực khác có thể giúp họ thích nghi với sự biến đổi khí hậu hoặc đối diện với các thảm hoạ thiên nhiên, và tiện ích của họ đối với các dịch vụ xã hội và bảo vệ thì rất giới hạn. Chẳng hạn, sự biến đổi khí hậu, ngay cả đến các loại động vật và thực vật còn không thể thích nghi, dẫn chúng đến chỗ phải di trú; điều này ngược lại sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người nghèo, là những người sau đó bị buộc phải rời khỏi quê hương của họ, với mọt sự bấp bênh lớn lao cho tương lai và sự bấp bênh của con cái họ. Đã có một sự gia tăng mang tính bi kịch với một số lớn những người di dân đang tìm kiếm để thoái khỏi sự nghèo nàn ngày càng tăng được tạo nên bởi sự suy thoái môi trường. Họ đã không được các tổ chức quốc tế nhìn nhận là những người tỵ nạn; họ mang lấy sự mất mát cuộc sống mà họ đã phải bỏ lại phía sau, mà không được hưởng bất kỳ một sự bảo vệ pháp lý nào. Đáng buồn thay, có một sự thờ ơ lan rộng trước sự khổ đau này, là điều hiện đang diễn ra ở trên khắp thế giới của chúng ta. Sự thiếu đáp trả của chúng ta trước những thảm kịch này có liên hệ đến anh chị em của chúng ta đến mức mất luôn cảm thức về trách nhiệm đối với những người nam nữ đồng loại của chúng ta là những người mà lập nên nền tảng xã hội dân sự.

26. Nhiều trong số những người đang sở hữu nhiều nguồn lực và thế lực kinh tế hay chính trị hơn dường như đa số có liên quan đến việc che đậy các vấn đề hay che giấu các biểu hiện, chỉ đưa ra những nỗ lực để làm giảm một số những tác động

tiêu cực của sự biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều trong số triệu chứng này cho thấy rằng những nỗ lực như thế sẽ chỉ tiếp tục làm tồi tệ thêm nếu chúng ta cứ tiếp tuc với những mô thức hiện tại của việc sản xuất và tiêu thụ. Có một sự khẩn thiết để phát triển những chính sách để, trong những năm tiếp theo, sự bùng phát của khí cácbon điôxít và các loại khí ô nhiễm cao khác có thể được giảm thiểu đáng kể, chẳng hạn, thay thế các nguyên liệu hoá thạch và phát triển những nguồn năng lượng có thể làm mới lại được. Có một sự sử dụng tối thiểu đối với nguồn năng lượng sạch và làm mới lại trên toàn thế giới. Vẫn có một sự cần thiết để triển khai những công nghệ lưu trữ đủ. Một số đất nước đã thực hiện một sự tiến bộ đáng kể, mặc dù điều ấy vẫn còn xa khỏi việc tạo nên một mối tương quan có ý nghĩa. Các khoản đầu tư cũng đã được thực hiện ngangq ua những phương tiện sản xuất và giao thông là những điều tiêu thụ ít năng lượng và đòi hỏi ít nguyên liệu thô hơn, cũng như là trong các phương pháp xây dựng và trùng tu lại các toà nhà cũng chứng minh được tính hiệu quả về mặt năng lượng. Nhưng những việc thực thi tốt lành này vẫn còn xa công chúng.

II. VẤN ĐỀ VỀ NƯỚC

27. Những chỉ số về tình trạng hiện tại có liên hệ đến sự cạn kiệt các nguồn nước. Tất cả chúng ta đều biết rằng thật không thể duy trì mức độ tiêu thụ hiện tại ở các nước phát triển và các thành phần lành mạnh hơn của xã hội, nơi mà thói quen lãng phí và loại bỏ đã đạt tới những mức độ không hề có trước đó. Việc khai thác hành tinh đã vượt ra quá các giới hạn chấp nhận được và chúng ta vẫn chưa giải quyết vấn đề nghèo nàn.

28. Nước uống sạch là một vấn đề có tầm quan trọng thiết yếu, bởi vì nó là điều không thể thiếu cho sự sống con người và cho việc hỗ trợ các hệ thống sinh thái trên cạn và dưới nước. Các nguồn nước sạch thì cần thiết cho việc chăm sóc sức khoẻ, cho ngành nông nghiệp và công nghiệp. Các nguồn cung nước đã từng tương đối ổn định, thì nay ở nhiều nơi đang đòi hỏi quá mức nguồn cung ổn định, với những hậu quả nghiêm trọng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Các thành phố lớn lệ thuộc vào các nguồn cung nước chính đã trải qua những giai đoạn thiếu thốn, và ở những thời điểm chính yếu thì những hậu quả này không

phải luôn luôn được quản trị bằng sự quan sát và sự công bằng. Tình trạng nghèo nàn nguồn nước đặc biệt ảnh hưởng đến Châu Phi nơi mà các thành phần dân số lớn lao hơn không được dùng nguồn nước an toàn hoặc trải qua nhiều kỳ hạn hán ngăn cản việc sản xuất nông nghiệp. Một số nước có những vùng phong phú về nguồn nước trong khi ở những nơi khác thì đang chịu đựng sự khan hiếm thê thảm.

29. Một vấn đề nghiêm trọng đặc biệt là chất lượng nguồn nước dành cho người nghèo. Mỗi ngày, nguồn nước không an toàn tạo nên quá nhiều cái chết và sự lan rộng của các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước, bao gồm cả những bệnh tạo ra bởi các yếu tố vi hữu cơ và hoá học. Bệnh dịch tả và kiết lỵ, có liên hệ đến sự thiếu vệ sinh và nguồn nước, là căn nguyên chính của sự khổ đau và cái chết sơ sinh. Các nguồn nước dưới lòng đất ở nhiều nơi đang bị đe doạ bởi tình trạng ô nhiệm tạo ra từ các hoạt động khai thác mỏ, nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là ở những nước thiếu quy định hay cách kiểm soát đầy đủ. Đó không chỉ là vấn đề về nước thải công nghiệp mà thôi. Các loại nước giặt tẩy và các sản phẩm hoá học, thường được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, tiếp tục đổ ra các dòng sông, hồ, và biển.

30. Ngay cả khi chất lượng nước sẵn sàng đang liên tục thiếu thốn, thì ở một số nơi có một xu hướng đang gia tăng, bất chấp sự khan hiếm nước, tư hữu hoá nguồn này, biến nó thành một món hàng hoá chịu sự chi phối của các quy luật của thị trường. Mặc dù việc được sử dụng nguồn nước an toàn uống được là quyền con người căn bản và mang tính toàn cầu, bởi vì thật là thiết yếu để con người được tồn tại và, như thế, là một điều diện cho việc thi hành quyền con người khác. Thế giới của chúng ta đang mang một mối nợ xã hội nặng nề đối với người nghèo là những người đang thiếu nguồn nước uống, bởi vì họ bị khước từ quyền đối với một cuộc sống nhất quán với phẩm giá không thể nhượng lại được của họ. Mối nợ này có thể được trả hoàn toàn bằng việc gia tăng trong nguồn quỹ để cung cấp nước sạch và các dịch vụ vệ sinh ngay giữa những người nghèo. Nhưng nguồn nước vẫn tiếp tục bị lãng phí, không chỉ ở thế giới phát triển mà còn ở các quốc gia đang phát triển là những nước đang sở hữu nguồn nước này cách dồi dào. Điều này cho thấy

rằng vấn đề về nguồn nước hoàn toàn là một vấn đề mang tính giáo dục và văn hoá, bởi vì có ít nhận thức về tính nghiêm trọng của cách hành xử như thế bên trong bối cảnh của một sự bất bình đẳng lớn lao.

31. Sự khan hiếm lớn lao hơn nữa sẽ dẫn đến một sự gia tăng về chi phí lương thực và nhiều loại sản phẩm khác nhau là điều tuỳ thuộc vào việc sử dụng nước. Một số nghiên cứu cảnh báo rằng một sự thiếu nước sâu xa có thể xảy ra trong một vài thập kỷ tới trừ khi hành động khẩn cấp được thực hiện. Những hậu quả về môi trường có thể ảnh hưởng đến hàng tỷ người; điều đó cũng dễ hiểu rằng việc kiểm soát nguồn nước bởi các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia sẽ trở thành một nguồn mâu thuẫn lớn trong thế kỷ này.23

III. SỰ MẤT SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC

32. Các nguồn của trái đất cũng đang bị cướp đi bởi vì những cách tiếp cận thiển cận của nền kinh tế, thương mại và sản xuất. Việc mất đi các khu rừng và những vùng đất có cây cối kéo theo sự mất mát các chủng loại có thể tạo nên các nguồn cực kỳ quan trọng trong tương lai, không chỉ về thực phẩm mà còn về việc chữa bệnh và những cách dùng khác. Các chủng loại khác nhau chứa đựng các gen có thể trở thành những nguồn trong những năm kế tiếp để đáp ứng nhu cầu của con người và điều tiết các vấn đề về môi trường.

33. Tuy nhiên, thật không đủ để nghĩ về các chủng loại khác nhau cách thuần tuý như là “những nguồn” cần được khai thác, trong khi lại coi thường sự thật là chúng có giá trị ở nơi chính bản thân chúng. Mỗi năm đều thấy sự biến mất của hàng ngàn loại động và thực vật khác nhau là điều mà chúng ta chưa bao giờ biết, điều mà con cái của chúng ta chưa bao giờ thấy, bởi vì nó đã bị mất vĩnh viễn. Đại đa số trở thành tuyệt chủng vì những lý do có liên hệ đến hoạt động của con người. Bởi vì chúng ta, hàng ngàn chủng loại sẽ không còn làm vinh quang Thiên Chúa bởi sự hiện hữu rất quan trọng của chúng, cũng

23 Cf. Salut au personnel de la FAO (20-11-2014) : AAS 106 (2014), 985.

không mang lại thông điệp của chúng cho chúng ta nữa. Chúng ta không có được cái quyền như thế.

34. Thật là phiền toái chúng ta khi biết về sự tuyệt chủng của các loại đồng vật có vú hay các loại chim, bởi vì chúng trở nên rõ ràng hơn. Nhưng chức năng tốt lành của các hệ sinh thái cũng đòi hỏi nấm, tảo, bọ, côn trùng, các loại bò sát và một loạt không thể thiếu các loại vi sinh. Một số ít các loại, mặc dù nhìn chung thì không thấy, nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thế quân bình một nơi đặc biệt. Con người nhân loại phải can thiệp khi một hệ sinh thái địa lý đạt tới một tình trạng nghiêm trọng. Nhưng ngày nay, sự can thiệp như thế vào trong thiên nhiên đã trở nên ngày càng thường xuyên hơn. Kết quả là, những vấn đề nghiêm trọng gia tăng, dẫn đến những can thiệp khác; hoạt động của con người trở nên phổ biến, với tất cả mọi rủi ro đi kèm theo điều này. Thường thì một vòng luẩn quẩn sẽ có kết quả, khi hoạt động can thiệp của con người để giải quyết một vấn đề thì lại làm cho tình hình thêm trầm trọng hơn. Chẳng hạn, nhiều loại chim và côn trùng biến mất do những loại thuốc diệt thực vật tổng hợp thì hữu ích cho ngành nông nghiệp: sự biết mất của chúng sẽ được đền bù tuy nhiên bởi những kỹ thuật khác có thể cho thấy tính nguy hại rõ ràng hơn. Chúng ta phải biết ơn những nỗ lực đáng ca tụng đã được các nhà khoa học và kỹ sư thực hiện nhằm tìm các giải pháp cho những vấn đề do con người tạo nên. Nhưng một cái nhìn điềm đạm vào thế giới của chúng ta cho thấy rằng mức độ can thiệp của con người, thường là trong việc phục vụ cho những lợi ích kinh doanh hay chủ nghĩa tiêu thụ, thì thực sự đang làm cho trái đất của chúng ta kém đi sự phong phú và đẹp đẽ, giới hạn và thê lương hơn bao giờ hết, ngay cả khi những tiến bộ công nghệ và hàng hoá tiêu dùng tiếp tục làm ra nhiều cách vô giới hạn. Dường như chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể thay thế một vẻ đẹp không thể thay thế và không thể vãn hồi này bằng một điều gì đó mà chúng ta có thể tự tạo ra cho chính mình.

35. Trong khi đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường của bất kì một dự án nào, thì sự bận tâm thường được thể hiện về tính hiệu quả của nó trên đất, nước và không khí, nhưng một vài nghiên cứu cẩn trọng đã được thực hiện về sự tác động của nó

trên sự đa dạng sinh học, như thể sự mất các chủng loại và các động vật và các nhóm thực vật đang có vẻ ít quan trọng hơn. Những con đường cao tốc, các đồn điền mới, những nơi nhất định có hàng rào, các đập nước, và những triển khai tương tự, loại trừ các loại cư trú tự nhiên và, đôi khi, phá vỡ chúng theo một cách thế mà các loại động vật không còn có thể di trú hay gầm rú cách tự do nữa. Kết quả là, một số loại đang đối diện với sự tuyệt chủng. Các biện pháp thay thế tồn tại là những biện pháp ít nhất là làm giảm thiểu sự tác động của những dự án này, giống như việc tạo nên những hành lang sinh học, nhưng một vài quốc gia cho thấy sự bận tâm và dự báo như thế. Thông thường, khi những chủng loại nhất định bị khai thác cho mục đích thương mại, thì người ta dành rất ít sự chú ý đến việc nghiên cứu khuôn mẫu sinh sản của chúng để tránh sự tàn phá và sự bất quân bình kéo theo của hệ sinh thái.

36. Chăm sóc cho các hệ sinh thái đòi hỏi một tầm nhìn xa, bởi vì không ai tìm kiếm lợi nhuận cách nhanh chóng và dễ dãi lại thực sự yêu thích việc bảo tồn các hệ thống này. Nhưng cái giá của sự phá huỷ được tạo ra bởi sự thiếu quan tâm cách ích kỷ thì lớn hơn cả các lợi ích kinh tế cần đạt được. Nơi mà các chủng loại nhất định đang bị huỷ diệt hoặc đang bị gây tổn hại nghiêm trọng, thì các giá trị có liên hệ là không thể lường được. Chúng ta có thể là những chứng nhân im lặng trước những bất công này nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể đạt được những lợi ích có ý nghĩa bằng việc làm cho toàn thể nhân loại còn lại, hiện nay và tương lai, trả những cái giá cực cao cho sự làm suy đồi môi trường.

37. Một số quốc gia đã thực hiện sự tiến bộ có ý nghĩa trong việc tạo nên những tính cách thánh thiêng trên đất và ở các đại dương nơi mà bất kỳ một sự can thiệp nào mang tính con người đều bị cấm là những việc làm sửa đổi các đặc tính của chúng hay làm thay đổi đi cấu trúc nguyên gốc của chúng. Trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học, các chuyên gia khẳng định nhu cầu cần chú ý đặc biệt phải được thể hiện đối với những khu vực phong phú hơn cả về số lượng các chủng loại và mang tính địa phương, các chủng loại hiếm hay ít được bảo vệ hơn. Một số nơi nhất định cần một sự bảo vệ nhiều hơn bởi vì tầm quan trọng lớn lao của chúng đối với hệ sinh thái toàn cầu, hoặc bởi vì

chúng có lượng bảo tồn nước quan trọng và do đó bảo vệ các hình thức sống khác.

38. Chẳng hạn, chúng ta hãy đề cập đến những nơi có sự đa dạng sinh học phong phúc là lá phổi của hành tinh của chúng ta là những nơi như Amazon và các lưu vực Congo, hoặc các tầng ngậm nước và sông băng lớn. Chúng ta biết những nơi này thì quan trọng thế nào đối với toàn thể cõi đất và đối với tương lai của nhân loại. Các hệ sinh thái của các khu rừng nhiệt đới sở hữu một sự đa dạng sinh học phức hợp vô cùng lớn lao vốn là một điều mà hầu như không thể trân trọng một cách đầy đủ, nhưng khi những khu rừng này bị thiêu rụi hay bị hạ xuống mức độ cho các mục đích canh tác, bên trong không gian của một vài năm thì vô số chủng loại sẽ biến mất và những khu vực này thường trở thành những vùng đất bỏ hoang khô cằn. Một sự quân bình tinh tế cần phải được duy trì khi nói về những nơi này, bởi vì chúng ta không thể xem thường những lợi ích kinh tế mang tính toàn cầu là điều, ở dưới vẻ bề ngoài của việc bảo vệ chúng, có thể làm suy giảm quyền tối thượng của các quốc gia cá nhân. Thực ra, có “những đề xuất nhằm quốc tế hoá rừng Amazon, là những đề xuất chỉ phục vụ cho những lợi ích kinh tế của các tập đoàn xuyên quốc gia”.24 Chúng ta không thể không ca ngợi sự dấn thân của các cơ quan quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự là những tổ chức cuốn hút sự chú ý của công chúng đến với những vấn đề này và đưa ra sự hợp tác rất quan trọng, áp dụng các phương tiện gây áp lực hợp pháp, để đảm bảo rằng mỗi chính phủ cần thực thi trách nhiệm đúng đắn và bất khả xâm phạm để bảo tồn môi trường và các nguồn thiên nhiên của đất nước mình, mà không đầu hàng trước những lợi ích địa phương hay quốc tế nguỵ tạo.

39. Việc thay thế khu rừng nguyên vẹn bằng những đồn điền cây xanh, thường là dạng độc canh, thì hiếm được phân tích cách đầy đủ. Tuy nhiên điều này có thể lấn loát cách nghiêm trọng một sự đa dạng sinh học là sự đa dạng mà các chủng loại mới được giới thiệu không trợ giúp được gì. Tương tự, những vùng đất ngập được chuyển thành đất canh tác sẽ làm mất đi

24 Vème Conférence générale de l'épiscopat latino-américain et des Caraïbes,

Document d’Aparecida (29-6-2007), n. 86.

sự da dạng sinh học khổng lồ là một sự đa dạng mà những vùng này trước đây nắm giữ. Ở một số vùng đất biển thì sự biến mất các hệ sinh thái được nuôi dưỡng bằng những đầm lầy ngập mặn là một nguồn của sự bận tâm nghiêm túc.

40. Các đại dương không chỉ chứa đựng một lượng khổng lồ nguồn cung cấp nước cho hành tinh của chúng ta, nhưng còn có hầu như sự đa dạng vô cùng các sinh vật sống, nhiều trong số đó chúng ta vẫn chưa biết đến và đang bị đe doạ vì nhiều lý do khác nhau. Điều hơn nữa là, sự sống biển ở nơi các sông ngòi, các hồ, biển và đại dương, là sự sống đang nuôi phần lớn dân số thế giới, đang chịu ảnh hưởng bởi việc đánh bắt cá không kiểm soát, dẫn đến một sự huỷ diệt ghê gớm của một số loài nhất định. Đặc biệt bị đe doạ là các sinh vật biển mà chúng ta có khuynh hướng coi thường, sống như một số hình thức phiêu sinh vật; chúng đại diện cho một yếu tố quan trọng trong chuỗi thực phẩm ở đại dương, và nhiều loại đã sử dụng cho nguồn thực phẩm của chúng ta cũng lệ thuộc vào chúng hoàn toàn.

41. Ở những vùng biển nhiệt đới và phụ cận nhiệt đới, chúng ta thấy các loại đá ngầm san hô có thể so sánh với những cánh rừng rộng lớn trên đất liền, bởi vì chúng là nơi trú ẩn của xấp xỉ một triệu chủng loại, bao gồm cá, cua, động vật thân mềm, bọt biển và tạo. Nhiều loại đá ngầm san hô đã thực sự bị bào mòn hoặc ở trong tình trạng suy thoái liên tục. “Ai đã làm cho thế giới kỳ diệu của các vùng biển trở thành những nghĩa trang dưới nước bị tước mất sắc mầu và sự sống?”.25 Hiện tượng này là do phần lớn bởi ô nhiễm vốn đã chảy ra tới biển như là kết quả của nạn phá rừng, độc canh nông nghiệp, chất thải công nghiệp và các phương pháp đánh bắt cá mang tính huỷ diệt, đặc biệt là các phương pháp dùng chất cyanide và thuốc nổ. Nó bị làm cho nghiêm trọng hơn bởi sự gia tăng nhiệt độ của các đại dương. Tất cả điều này giúp chúng ta thấy rằng mọi sự can thiệp vào thiên nhiên có thể có những hậu quả vốn không tỏ tường ngay, và rằng một số cách khai thác các nguồn tài nguyên cho thấy phải trả giá xét về mặt làm suy giảm mà cuối

25 Conférence des évêques catholiques des Philippines, Lettre pastorale What is Happening to our Beautiful Land? (29-01-1988).

cùng chạm tới chính chiếc giường đại dương (le fond des océans).

42. Sự đầu tư lớn lao hơn cần phải được thực hiện trong việc nghiên cứu nhằm hiểu cách đầy đủ hơn nữa về chức năng của các hệ sinh thái và sự phân tích đủ các biến khác nhau có liên hệ đế bất kì một sự thay đổi mang tính ý nghĩa nào của môi trường. Bởi vì tất cả các loại thọ tạo đều có liên hệ với nhau, mỗi loại phải được nuôi dưỡng bằng tình yêu và sự tôn trọng, vì tất cả chúng ta là những sinh vật sống đang lệ thuộc vào nhau. Mỗi vùng lại chịu trách nhiệm chăm sóc gia đình này. Điều này đòi hỏi việc thực hiện một sự khám phá cẩn trọng các chủng loại mà đất nước ấy có, bằng một quan điểm với những chương trình và chiến lược bảo vệ mang tính phát triển bằng sự chăm sóc đặc biệt cho việc bảo vệc các chủng loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

IV. SỰ SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG

CUỘC SỐNG CON NGƯỜI VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA XÃ HỘI

43. Con người nhân loại cũng là những tạo vật của thế giới này, vui hưởng quyền được sống và hạnh phúc, và được ban tặng bằng một phẩm giá độc nhất. Vì thế chúng ta không thể không nhìn nhận những tác động trên đời sống con người về sự xuống cấp môi trường, những khuôn mẫu hiện tại về sự phát triển và nền văn hoá quẳng đi.

44. Ngày nay, chẳng hạn, chúng ta đang ý thức về một sự phát triển không phù hợp và không thật của nhiều thành phố, là những nơi trở thành không lành mạnh để sinh sống, không chỉ bởi vì ô nhiễm được tạo ra bởi những chất thải độc hại mà còn là kết quả của những hỗn loạn thành thị, giao thông nghèo nàn, và sự ô nhiễm và tiếng hồn thấy rõ. Nhiều thành phố rất lớn, có những cấu trúc không hiệu quả, sự lãng phí quá đáng nguồn năng lượng và nước. Những vùng phụ cận, ngay cả những vùng mới xây dựng, cũng đã chật chội, hỗn loạn và thiếu không gian xanh đủ. Chúng ta không được sinh ra để bị bao trùm bởi bê tông, nhựa đường, thuỷ tinh và kim loại, và bị tước mất sự tương giao về mặt vật lý với thiên nhiên.

45. Ở một số nơi, cả thành thị lẫn thôn quê như nhau, việc tư nhân hoá một số không gian đã giới hạn việc được sử dụng của người dân trước những nơi có vẻ đẹp đặc biệt. Ở những nơi khác, những vùng phụ cận “sinh thái” đã được tạo nên là những vùng gần với những vùng ngoại biên để đảm bảo một sự thanh bình giả tạo. Thông thường, chúng ta thấy những không gian xanh được cắt tỉa cẩn thận ở những nơi gọi là những nơi “an toàn hơn” của các thành phố, chứ không phải ở những nơi kín đáo hơn nơi mà những thứ thải đi của xã hội sống.

46. Các chiều kích xã hội của sự biến đổi toàn cầu bao gồm cả những tác động của những phát minh công nghệ về việc làm, sự loại trừ xã hội, và sự phân phối và sự tiêu thụ bất bình đẳng về năng lượng và các dịch vụ khác, sự sụp đổ xã hội, việc sử dụng thuốc gây nghiện gia tăng bởi người trẻ, và sự đánh mất căn tính. Đây là những dấu chỉ mà sự phá triển của hai thế kỷ vừa qua đã không luôn luôn dẫn đến một sự phát triển hỗ tương và một sự phát triển trong chất lượng sống. Một số trong những dấu chỉ này cũng là triệu chứng của một sự suy thoái xã hội thực sự, sự đoạn tuyệt âm thầm của những mối dây liên kết của sự hỗ tương và sự nhất quán xã hội.

47. Hơn thế nữa, khi thế giới truyền thông và thế giới số trở nên có hiện hữu khắp nơi, thì sức ảnh hưởng của nó có thể làm cho con người không còn học cách sống khôn ngoan, cách nghĩ sâu sắc và cách yêu cách đại lượng nữa. Trong ngữ cảnh này, các bậc thầy vĩ đại của quá khứ có nguy cơ không được lắng nghe ngay giữa những ồn ào và những chia trí của một sự quá tải về thông tin. Những nỗ lực cần được thực hiện để giúp những phương tiện truyền thông này trở thành những nguồn lực của một sự tiến bộ văn hoá mới cho nhân loại chứ không phải là mối nguy cho những sự phong phú sâu sắc của chúng ta. Sự khôn ngoan đích thực, như là hoa trái của một sự tự xét mình, đối thoại và gặp gỡ đại lượng giữa con người với nhau, không đạt được nhờ mởi một sự tích luỹ thuần tuý về dữ liệu là điều sau cùng sẽ dẫn đến tình trạng quá tải và bối rối, một kiểu ô nhiễm về tâm thần. Những mối quan hệ thực sự với những người khác, với tất cả những thách đố đi kèm, giờ đây có khuynh hướng bị thay thế bởi một kiểu giao tiếp mạng lưới là điều làm cho chúng ta loại bỏ các mối quan hệ ngay lập tức, do

đó tạo nên một sự xuất hiện của một kiểu tình cảm giả tạo là thứ tình cảm có nhiều điều cần thực hiện với các thiết bị và các màn hình hơn là với người khác và với thiên nhiên. Truyền thông ngày nay đang thực sự giúp chúng ta giao tiếp và chia sẻ kiến thức và những tình cảm của chúng ta. Nhưng đồng thời chúng cũng tách lìa chúng ta ra khỏi mối liên hệ trực tiếp với nỗi đau, những nỗi sợ và niềm vui của người khác và sự phức tạp của những kinh nghiệm của họ. Vì lý do này, chúng ta cần phải quan tâm rằng, bên cạnh những khả năng có thể đầy phấn khích do những kiểu truyền thông này mang lại, thì một sự bất mãn sâu sắc và đáng buồn với các mối quan hệ giữa người với người, hay một cảm thức nguy hại về sự cô lập, cũng có thể xuất hiện.

V. SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG TOÀN CẦU

48. Môi trường con người và môi trường tự nhiên xuống cấp cùng nhau; chúng ta không thể chiến đấu đủ cho sự suy thoái môi trường trừ khi chúng ta đi vào những căn nguyên có liên hệ đến sự suy thoái con người và xã hội. Thực ra, sự suy thoái môi trường và xã hội tác động đến những người bị tổn thương nhất trên hành tinh này: “Cả kinh nghiệm hằng ngày và nghiên cứu khoa học cho thấy rằng những tác động nghiêm trọng nhất của tất cả mọi cuộc tấn công vào môi trường đều do người nghèo khổ nhất phải chịu khổ”.26 Chẳng hạn, sự cạn kiệt trong việc đánh bắt thuỷ hải sản lưu giữ cách đặc biệt nỗi đau của các cộng đồng đánh bắt nhỏ không có phương tiện để thay thế những nguồn lực này; tình trạng ô nhiễm nước đặc biệt tác động đến người nghèo là những người không thể mua nước đóng chai; và sự gia tăng mực nước biễn tác động chủ yếu trên những người dân sống ở ven biển đã bị khánh kiệt là những người không còn nơi nào khác để đi. Ảnh hưởng của những bất quân bình hiện tại cũng được tìm thấy ở nơi cái chết trước trưởng thành của nhiều người nghèo, trong các mâu thuẫn nổ ra bởi sự thiếu các nguồn lực, và ở nơi bất kỳ một vấn đề khác

26 Conférence épiscopale bolivienne, Lettre pastorale sur l’environnement et le développement humain en Bolivie El universo, don de Dios para la vida (2012), 17.

nào là những vấn đề vốn đang hiện diện cách không hiệu quả trên các lịch trình toàn cầu.27

49. Cần phải nói rằng, nói một cách tổng quát, thì có rất ít trong cách thế của một sự nhận biết rõ ràng về các vấn đề đang đặc biệt ảnh hưởng đến người bị loại trừ. Tuy nhiên họ lại chiếm đa số dân số của hành tinh, hàng tỷ người. Ngày nay, họ được đề cập đến trong các thảo luận chính chị và kinh tế quốc tế, nhưng người ta thường có ấn tượng rằng các vấn đề của họ được nêu lên như là một tư tưởng có sau, một vấn đề được thêm vào trong hầu hết các nhiệm vụ hoặc theo một cách tiếp tuyến, nếu không phải là được nhìn đến thuần tuý như là sự nguy hại song phương. Thực ra, khi tất cả được nói đến và được thực hiện, thì họ thường vẫn cứ ở dưới đáy cột. Điều này phần lớn là do sự thật là nhiều giới chuyên môn, những người đưa ra ý kiến, các phương tiện truyền thông và các trung tâm quyền lực, được đặt hoàn toàn ở những vùng đô thị giàu có, lại tách lìa rất xa khỏi người nghèo, với một chút mối liên hệ trực tiếp đến các vấn đề của họ. Họ sống và lý luận từ một vị thế thoải mái của một sự phát triển cấp độ cao và một chất lượng sống quá tốt trổi vượt khỏi tầm với của đại đa số dân cư trên thế giới. Sự thiếu mối liên hệ và gặp gỡ thể lý này, đôi khi được khích lệ bởi sự thiếu tương tác giữa các thành phố của chúng ta, có thể dẫn đến một tình trạng tê liệt lương tâm và đến những phân tích có tính định hướng vốn phớt lờ đi các thành tố của thực tại. Đôi khi thái độ nay tồn tại cận kề với lối hùng biện “xanh”. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta cần phải nhận biết rằng một cách tiếp cận sinh thái thực sự luôn luôn trở thành một cách tiếp cận mang tính xã hội; nó phải đưa các vấn đề về công lý vào trong những tranh cãi về môi trường, để có thể nghe được cả tiếng kêu khóc của trái đất và tiếng kêu khóc của người nghèo.

50. Thay vì giải quyết các vấn đề của người nghèo và nghĩ đến cách thế mà thế giới có thể trở nên khác đi, thì một số người lại chỉ có thể đưa ra một sự giảm thiểu về tỷ lệ sinh sản. Đôi khi, ở các nước đang phát triển đang đối diện với các hình thức áp lực

27 Cf. Conférence épiscopale allemande : Commission pour les affaires sociales, Der Klimawandel: Brennpunkt globaler, intergenerationeller und ökologischer Gerechtigkeit (septembre 2006), 28-30.

quốc tế vốn làm cho sự trợ giúp kinh tế chỉ có thể tồn tại dựa trên những chính sách cụ thể về “sức khoẻ sinh sản”. Tuy nhiên “mặc dù đúng là sự phân phối không đồng đều về dân số và các nguồn tài nguyên có sẵn sẽ gây cản trở cho việc sử dụng bền vững môi trường, tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng tăng trưởng dân số là điều hoàn toàn thích hợp với sự phát triển toàn diện và được chia sẻ cho hết mọi người”.28 Đổ thừa cho sự phát triển dân số thay vì là chủ nghĩa tiêu thụ cực độ và có tính chọn lọc xét trên một số bình diện, là một cách thế khước từ đối diện với các vấn đề. Đó là một nỗ lực để hợp thức hoá khuôn mẫu phân phối hiện tại, nơi mà một thiểu số tin rằng đó họ có quyền để tiêu thụ theo một cách thế không bao giờ có thể được hoàn vũ hoá, bởi vì hành tinh không thể thậm chí chứa đựng những sản phẩm thải ra của một lối tiêu thụ như thế. Bên cạnh đó, chúng ta biết rằng xấp xỉ một phần ba của tất cả lương thực sản xuất ra bị loại bỏ, và “bất cứ nơi nào thực phẩm bị quẳng đi thì điều đó như thể là nó đã bị đánh cắp khỏi bản ăn của người nghèo”.29 Vẫn thế, cần phải đặt sự chú ý đến những tình trạng mất quân bình về sự phân phối dân số, cả trên cấp độ quốc gia và toàn cầu, bởi vì một sự gia tăng trong việc tiêu thụ sẽ dẫn đến những hoàn cảnh phức tạp mang tính khu vực, như là kết quả của sự giao thoa giữa các vấn đề có liên hệ đến tình trạng ô nhiễm môi trường, giao thông, chất thải, sự mất nguồn tài nguyên và chất lượng cuộc sống.

51. Sự bất bình đẳng không chỉ tác động đế các cá nhân mà còn trên toàn bộ các quốc gia; nó mời gọi chúng ta suy xét đến các giá trị đạo đức trong các mối quan hệ quốc tế. Một “món nợ sinh thái” thực sự đang tồn tại, đặc biệt là giữa bán cầu nam và bán cầu bắc, kết nối với những bất quân bình về thương mại với những tác động lên môi trường, và việc sử dụng không phù hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên bởi những quốc gia cụ thể trải qua thời gian lâu dài. Việc xuất khẩu các nguyên vật liệu thô để thoả mãn các thị trường phía bắc đã công nghiệp hoá đã gây

28 Hội đồng Giáo hoàng về “Công lý và Hòa bình”, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, n. 483.

29 Catéchèse (5-6-2013) : Insegnamenti 1/1 (2013), 280 ; ORf (5 juin 2013), n.

23, p. 3.

nguy hại địa phương, như đã đơn cử là ô nhiễm phóng xạ ở mỏ vàng hay ô nhiễm lưu huỳnh ở mỏ đồng. Có một nhu cầu bức thiết để tính toán việc sử dụng không gian môi trường trên khắp thế giới vì việc thải ra các khí dư thừa đã tích luỹ qua hai thế kỷ qua và đã tạo ra một tình hình hiện tại đã ảnh hưởng đến các quốc gia trên toàn thế giới. Lời cảnh báo được tạo nên bởi một sự tiêu thụ lớn lao ở phía một số quốc gia giàu có đã mang lại những hậu quả trên những vùng nghèo nhất thế giới, đặc biệt là Châu Phi, nơi có sự gia tăng nhiệt độ, cùng với hạn hán, đã cho thấy đang tàn phá việc làm nông. Cũng có một sự nguy hại được tạo nên bởi việc xuất khẩu chất thải rắn và các thể rắn độc hại đến các nước đang phát triển, và bởi sự ô nhiễm được tạo ra bởi các công ty đang hoạt động ở các nước kém phát triển theo những cách thế mà họ chưa bao giờ thực hiện tại quê hương họ, ở những quốc gia mà nơi đó họ gia tăng nguồn tư bản của họ: “Chúng tôi lưu ý rằng thường là các công việc kinh doanh thoạt động theo cách này là các công ty đa quốc gia. Họ thực hiện ở đây điều mà họ chưa bao giờ thực hiện ở những nước đã phát triển hoặc nơi được gọi là thế giới thứ nhất. Nhìn chung, sau khi đưa ra hoạt động của họ và thoái lui, họ để lại phía sau những khoản nợ nhân loại và môi trường lớn lao như là thất nghiệp, các thị trấn bỏ hoang, sự cạn kiệt nguồn bảo dưỡng thiên nhiên, nạn phá rừng, sự nghèo nàn về nông nghiệp và chăn nuôi địa phương, những hố trống, những đồi trọc, những con sông ô nhiễm và thật nhiều công việc xã hội không còn duy trì được nữa”.30

52. Nợ nước ngoài của các nước nghèo đã trở thành một cách để kiểm soát họ, tuy rằng đây không phải là trường hợp là nơi mà món nợ sinh thái có liên quan. Bằng nhiều cách khác nhau, các nước đang phát triển, nơi mà đa số các nguồn lưu trữ sinh quyển được tìm thấy, tiếp tục lam lại sự phát triển cho những quốc gia giàu có hơn với cái giá của hiện tại và tương lai của họ. Đất đai của người nghèo khu vực phía nam thì dồi dào và đa số là chưa ô nhiễm, nhưng lại thuộc về quyền sở hữu hàng hoá và nguồn lực nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu thì

30 Évêques de la région de Patagonie-Comahue (Argentine), Mensaje de Navidad (décembre 2009), 2.

đang bị ngăn chặn lại bởi một hệ thống các mối quan hệ thương mại và việc làm chủ đang được bảo toàn một cách có cấu trúc. Các nước đã phát triển cần phải trợ giúp trả khoảng nợ này bằng việc giới hạn lại một cách ý nghĩa việc tiêu thụ nguồn năng lượng không tái tạo lại và bằng việc trợ giúp những nước nghèo hơn cổ võ những chính sách và chương trình phát triển duy trì được. Các khu vực và các nước nghèo nhất đang thiếu trầm trọng nguồn tiền để phát triển những tiến bộ cần thiết và đảm bảo chi phí của họ. Chúng ta phải tiếp tục ý tức về điều đó, khi xem xét đến sự biến đổi khí hậu, có những trách nhiệm khác nhau. Như Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã nói, cần có một sự chú ý lớn lao hơn đến “những nhu cầu của người nghèo, người yếu thế và những người bị tổn thương, trong một cuộc tranh luận thường được thống trị bởi những lợi ích quyền lực hơn”.31 Chúng ta cần phải củng cố niềm xác tín rằng chúng ta là một gia đình nhân loại. Không có trận tuyến hay biên giới, về chính trị hay xã hội, mà chúng ta có thể nấp phía sau, vẫn còn ít không gian cho sự toàn cầu hoá về sự thờ ơ.

VI. NHỮNG ĐÁP TRẢ YẾU ỚT

53. Những tình hình này đã làm cho chị trái đất, cùng với tất cả sự bỏ mặc của thế giới của chúng ta, than khóc lên, khẩn xin chúng ta hãy thực thi một hành động khác. Chưa bao giờ chúng ta lại quá làm tổn thương và đối xử tệ với ngôi nhà chung của chúng ta như chúng ta đang thực hiện trong suốt hai trăm năm qua. Tuy nhiên chúng ta được mời gọi để trở thành những khí cụ của Thiên Chúa là Cha chúng ta, để hành tinh của chúng ta có thể trở thành điều mà Ngài mong muốn khi Ngài tạo nên nó và đáp trả lại kế hoạch của Ngài bằng hoà bình, vẻ đẹp và sự toàn vẹn. Vấn đề là chúng ta vẫn thiếu nền văn hoá cần thiết để đối đầu với cơn khủng hoảng này. Chúng ta thiếu sự lãnh đạo có khả năng hoạch ra những con đường mới và đáp ứng những nhu cầu của tình hình hiện tại bằng sự bận tâm đến tất cả và không có một thành kiến nào đối với các thế hệ kế tiếp.

31 Conférence des évêques catholiques des États-Unis d'Amérique, Global Climate Change: A Plea for Dialogue, Prudence and the Common Good (15-6- 2001).

Việc thiết lập lên một khung pháp lý có thể vạch ra các răn giới rõ ràng và đảm bảo việc bảo vệ các hệ sinh thái đã trở thành không thể thiếu; bằng không, các cấu trúc quyền lực mới dựa trên khuôn mẫu về kinh tế công nghệ có thể làm choáng ngợp không chỉ các thể chế chính trị của chúng ta mà còn cả sự tự do và công lý nữa.

54. Điều đáng chú ý là các đáp trả về mặt chính trị quốc tế đã yếu kém thế nào. Sự thất bại của các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về môi trường cho thấy rõ rằng các thể chế chín trị của chúng ta bị chi phối bởi công nghệ và tài chính. Có quá nhiều lợi ích đặc biệ, và các lợi ích kinh tế kết cụ khi lừa dối thiện ích chung và làm méo mó thông tin để các kế hoạch của riêng họ sẽ không bị ảnh hưởng. Văn Kiện Aparecida kêu gọi rằng “các lợi ích của các nhóm kinh tế loại bỏ cách vô lý các nguồn sống phải không được thắng thế khi giải quyết các nguồn tài nguyên thiên nhiên”.32 Sự đồng minh giữa kinh tế và công nghệ kết cục trong việc loại trừ bất cứ thứ gì không có liên quan đến các lợi ích tức thời của nó. Kết quả là điều quan trọng nhất mà người ta có thể mong đợi là một bài hùng biện giả tạo, các hành vi lẻ tẻ của tình thương và những thể hiện chiếu lệ của sự quan tâm đến môi trường, trong khi bất cứ một nỗ lực đúng đắn nào của các nhóm trong xã hội nói lên sự thay đổi thì bị xem như là một sự phiền toái dựa trên những ảo tưởng đẹp đẽ hay một trở ngại cần phải bị phá vỡ.

55. Một số quốc gia đang dần thực hiện sự tiến bộ có ý nghĩa, phát triển nhiều hơn nữa những điều khiển hiệu quả và làm việc để chống lại nạn tham nhũng. Người dân lẽ ra sẽ có một sự nhạy bén sinh thái tốt nhưng nó đã không thành công trong việc thay đổi những thói quen nguy hại của họ về sự tiêu thụ là điều, thay vì giảm bớt, lại có vẻ như đang gia tăng hơn bao giờ hết. Một đơn cử đơn giản là việc gia tăng sự dụng và sức mạnh của máy điều hoà. Các thị trường, vốn đang kiếm những lợi nhuận tức thời từ việc bán hàng, đang kích thích sự đòi hỏi ngày càng lớn lao hơn nữa. Một cái nhìn từ bên ngoài vào trong

32 Vème Conférence générale de l'épiscopat latino-américain et des Caraïbes,

Document d’Aparecida (29-6-2007), 471.

thế giới của chúng ta sẽ thật kinh ngạc về hành vi như thế, là điều đôi khi có vẻ như sự tự huỷ.

56. Trong khi đó, các thế lực kinh tế tiếp tục biện minh cho hệ thống toàn cầu lợi mà sự ưu tiên có khuynh hướng dành cho việc đầu cơ và việc theo đuổi thu lợi tài chính, là những việc không suy xét đến bối cảnh, để mặc cho những tác động lên phẩm giá con người và môi trường thiên nhiên. Ở đây chúng ta thấy được sự suy thoái môi trường và con người và sự suy thoái đạo đức gắn liền với nhau thế nào. Nhiều người sẽ từ chối thực hiện bất cứ điều gì sai trái bởi vì những phiền nhiễu liên tục làm lu mờ ý thức của chúng ta về thế giới của chúng ta đang thực sự giới hạn và vô hạn đến thế nào. Kết quả là, “bất cứ điều gì mỏng manh, giống như môi trường, không có khả năng bảo vệ trước những lợi ích của một thị trường phong thần, là điều đang trở thành kẻ thống trị duy nhất”.33

57. Thật hoàn toàn có thể thấy trước được rằng, một khi những nguồn lực nhất định đã bị cạn kiệt, thì cảnh tượng sẽ được đặt ra cho các cuộc chiến mới, mặc dù dưới dáng vẻ của những lời tuyên bố cao cả. Chiến tranh luôn luôn tạo nên sự nguy hại nghiêm trọng đối với môi trường và đối với sự phong phú về văn hoá của các dân tộc, những mối nguy sẽ được phóng đại khi người ta suy xét đến các loại vũ khí hạt nhân và các vũ khí sinh học. “Bất chấp những thoả thuận quốc tế đang ngăn cấm chiến tranh hoá học, vi sinh và sinh học, thì sự thật là việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vẫn tiếp tục phát triển những loại vũ khí tấn công mới có khả năng làm suy giảm sự quân bình của thiên nhiên”.34 Các nhà chính trị phải để ý hơn nữa đế việc dự báo những mâu thuẫn mới và nói lên những căn nguyên có thể dẫn đến các cuộc chiến này. Nhưng những lợi ích tài chính mạnh mẽ cho thấy sự chống lại mạnh nhất trước nỗ lực này, và việc hoạch định chính trị có khuynh hướng thiếu hơi thở của tầm nhìn này. Điều xúi bẩy bất cứ ai, ở giai đoạn này, nắm lấy quyền lực chỉ để được nhớ đến vì sự mất khả năng của

33 Tông huấn Evangelii gaudium (24-11-2013), n. 56 : AAS 105 (2013), 1043.

34 Jean-Paul II, Sứ điệp Ngày Quốc tế Hòa bình 1990, n. 12 : AAS 82 (1990), 154.

họ trong việc hành động thì điều đó có thật sự khẩn cấp và cần thiết để làm thế không?

58. Ở một số quốc gia, có những điển hình tích cực về sự cải thiện môi trường: các con sông, đã bị ô nhiễm nhiều thập kỷ, đã được làm sạch; những cánh rừng bản địa đã được khôi phục; các phong cảnh đã được làm cho đẹp đẽ nhờ vào những dự án cải tạo môi trường; những toà nhà đẹp đẽ đã được xây dựng nên; những tiến bộ đã được thực hiện trong việc không tạo ra năng lượng gây ô nhiễm và trong việc cải tiến giao thông công cộng. Những thành tựu này không giải quyết những vấn đề toàn cầu, nhưng chúng cho thấy rằng những người nam nữ vẫn có thể can thiệp một cách tích cực. Vì tất cả những giới hạn của chúng ta, những nghĩa cử của sự đại lượng, tình liên đới và sự chăm sóc không thể nhưng lại trở nên tốt trong chúng ta, bởi vì chúng ta được tạo nên vì tình yêu.

59. Đồng thời chúng ta có thể nhấn mạnh đến sự xuất hiện của hệ sinh thái giả tạo hay nhân tạo là điều củng cố sự tự mãn và sự liều lĩnh vui vẻ. Và như thuờng xảy ra trong các giai đoạn khủng hoảng sâu là lúc cần đến những quyết định can đảm, thì chúng ta bị cám dỗ để nghĩ rằng điều đang xảy ra thì không hoàn toàn rõ ràng. Xét trên bề mặt, ngoài một vài dấu chỉ rõ ràng về sự ô nhiễm và suy thoái, thì mọi thứ trông không có vẻ gì là nghiêm trọng, và hành tinh có thể tiếp tục như nó là trước đây. Sự phớt lờ như thế đóng vai trò như một giấy thông hành để tiếp tục với lối sống hiện tại của chúng ta và các mô thức sản xuất và tiêu thụ của chúng ta. Đây là cách thế mà con người nhân loại đang lập mưu để nuôi dưỡng những tệ nạn mang tính tự phá huỷ của họ: nỗ lực để không nhìn thấy chúng, nỗ lực để không nhận biết chúng, trì hoãn những quyết định quan trọng và giả vờ rằng không có điều gì đang xảy ra cả.

VII. MỘT SỰ KHÁC NHAU VỀ Ý KIẾN

60. Sau cùng, chúng ta cần nhận biết rằng những cách tiếp cận khác khau và những dòng tư tưởng khác nhau đã xuất hiện khi suy xét tình hình này và những giải pháp khả thi của nó. Ở một cực, chúng ta thấy những người đang kiên trì ôm lấy câu chuyện thần thoại của sự tiến bộ và kể cho chúng ta rằng các

vấn đề về sinh thái sẽ tự giải quyết chính nó cách đơn giản bằng việc áp dụng công nghệ mới và không có một sự cần thiết nào về những suy xét mang tính đạo đức hay sự thay đổi sâu sắc nào. Ở cực khác là những người đang nhìn những người nam nữ và tất cả mọi sự can thiệp của họ không gì khác hơn là một mối đe doạ, đang gây nguy hại cho hệ sinh thái toàn cầu, và kết quả là sự hiện diện của con người nhân loại trên hành tinh này cần phải được giảm thiểu đi và tất cả mọi hình thức can thiệp cần phải bị cấm đoán. Các viễn cảnh khả thi tương lai sẽ phải được tạo ra giữa hai cực này, bởi vì không có một con đường cho một giải pháp. Điều này làm cho những đề xuất khác nhau nên khả thi, tất cả đều có thể đi vào một cuộc đối thoại với một quan điểm đưa ra những giải pháp có thể hiểu được.

61. Về nhiều vấn đề cụ thể, Giáo Hội không có lý do để đưa ra một ý kiến xác định; Giáo Hội biết rằng cuộc tranh luận chân thực phải được khích lệ giữa các chuyên gia, trong khi tôn trọng những quan điểm khác nhau. Nhưng chúng ta chỉ cần có một cái nhìn thật thẳng thắn vào những sự thật để thấy rằng ngôi nhà chung của chúng ta đang rơi vào trong tình trạng hư hỏng nghiêm trọng. Hy vọng là chúng ta sẽ nhận ra rằng luôn luôn có một cách thoát ra, rằng chúng ta luôn luô nco1 thể đổi hướng đi của chúng ta, rằng chúng ta luôn luôn có thể làm một điều gì đó để giải quyết những vấn đề của chúng ta. Cũng thế, chúng ta có thể thấy được các dấu chỉ là mọi thứ giờ đây đang đi tới điểm phá vỡ, do bởi tốc độ thay đổi và sự suy thoái nhanh chóng; những dấu chỉ này rõ ràng ở nơi những thảm hoạ thiên nhiên ở quy mô lớn cũng như là những khủng hoảng về tài chính và xã hội, vì các vấn đề của thế giới không thể được phân tích hay giải thích một cách tách biệt. Có những khu vực giở đây đang ở trong nguy cơ cao và, gạt sang một bên tất cả những dự báo về ngày tận thế, thì hệ thống thế giới hiện tại chắc chắn là không thể duy trì được trên nhiều quan điểm, vì chúng ta đã dừng suy nghĩ về các mục tiêu của hoạt động con người. “Nếu chúng ta có thể quét toàn bộ các khu vực của hành

tinh của chúng ta, thì chúng ta sẽ ngay lập tức thấy rằng nhân loại đang làm thất vọng những mong đợi của Thiên Chúa”.35

35 Id., Catéchèse (17-01-2001), 3 : Insegnamenti 24/1 (2001) ; ORf (23 janvier 2001) n. 4, p. 12.

CHƯƠNG HAI

TIN MỪNG TẠO DỰNG

62. Tại sao văn kiện này, trong khi nói với hết tất cả mọi người thiện chí, lại bao gồm một chương có liên quan đến những niềm xác tín của những người tin? Tôi ý thức rất rõ rằng trong các lãnh vực chính trị và triết học có những người kiên quyết khước từ ý tưởng về Đấng Tạo Dựng, hoặc coi điều đó là không phù hợp, và kết quả là bác bỏ như là một sự không hợp lý sự đóng góp phong phú mà các tôn giáo có thể thực hiện đối với hệ sinh thái hỗ tương và sự phát triển toàn vẹn của nhân loại. Những người khác thì coi các tôn giáo chỉ như là một nền văn hoá phụ phải chịu đựng. Tuy nhiên, khoa học và tôn giáo, cùng với những cách tiếp nhất định của mình đối với sự hiểu biết về thực tại, có thể bước vào một cuộc đối thoại nghiêm túc sinh hoa trái cho cả hai.

I. ÁNH SÁNG MANG LẠI BỞI NIỀM TIN

63. Trước sự phức tạp của cuộc khủng hoảng sinh thái và đa nguyên nhân của nó, chúng ta cần nhận thức rằng các giải pháp sẽ không xuất hiện chỉ từ một cách giải thích và biến đổi thực tại. Sự tôn trọng cũng cần phải được thể hiện đối với những sự phong phú về văn hoá khác nhau của các dân tộc khác nhau, nghệ thuật và thi phú của chúng, đời sống nội tâm và linh đạo của các dân tộc này. Nếu chúng ta thực sự quan tâm đến việc phát triển một hệ sinh thái có khả năng khắc phục sự huỷ hoại mà chúng ta đã thực hiện, thì không một ngành khoa học nào và không một hình thức khôn ngoan nào có thể bị loại trừ, và điều đó bao gồm cả tôn giáo và ngôn ngữ đặc trưng của nó. Giáo Hội Công Giáo mở ra cho công cuộc đối thoại với tư tưởng triết học; điều này giúp cho Giáo Hội tạo ra những tổng hợp khác nhau giữa niềm tin và lý trí. Sự phát triển của học thuyết xã hội của Giáo Hội đại diện cho một sự tổng hợp như thế khi xét đến các vấn đề xã hội; giáo huấn này được mời gọi để trở nên phong phú bằng việc mang lấy những thách đố mới.

64. Hơn thế nữa, mặc dù Thông điệp này đón nhận việc đối thoại với mọi người để chúng ta cùng nhau tìm kiếm những con đường giải phóng, thì tôi muốn ngay từ khởi đầu cho thấy những xác tin niềm tin mà người Kitô Hữu có thể mang lại, và một số những người thuộc niềm tin khác nữa, động lực đầy đủ để chăm sóc thiên nhiên và những người yếu thế nhất của những anh chị em như thế nào. Nếu một sự thật đơn giản về việc là người thúc đẩy người ta chăm sóc môi trường mà họ là một thành phần trong đó, thì các Kitô Hữu đến lượt mình “nhận biết rằng trách nhiệm của họ trong công trình tạo dựng, và nghĩa vụ của họ đối với thiên nhiên và Đấng Tạo Dựng, là một phần thiết yếu của niềm tin của họ”.36 Thật tốt cho nhân loại và thế giới đại đồng khi chúng ta là những người tin nhận biết tốt hơn về những dấn thân sinh thái là điều khởi đi từ những xác tín của chúng ta.

II. SỰ KHÔN NGOAN

CỦA NHỮNG TRÌNH THUẬT THÁNH KINH

65. Không nhắc lại toàn bộ nền thần học tạo dựng, chúng ta có thể đâu là những trình thuật thánh kinh nói về mối quan hệ giữa con người với thế giới. Trong trình thuật tạo dựng thứ nhất trong Sách Sáng Thế, kế hoạch của Thiên Chúa bao gồm việc tạo dựng nên con người. Sau khi tạo dựng nên người nam và người nữ, “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp” (St 1,31). Kinh Thánh dạy rằng mọi người nam và nữ được tạo nên vì tình yêu và được tạo nên theo giống hình ảnh của Thiên Chúa (x. St 1,26). Điều này cho chúng ta thấy phẩm giá lớn lao của mỗi con người, “vốn không chỉ là một điều gì đó, nhưng là một ai đó. Người ấy có khả năng tự hiểu biến, khả năng tự thụ đắc và khả năng tự trao ban chính bản thân mình và đi vào sự hiệp thông với những người khác”.37 Thánh Gioan Phaolô II chỉ ra rằng tình yêu đặc biệt của Đấng Tạo Thành dành cho mỗi con người nhân loại “trao ban cho con người một

36 Jean-Paul II, Sứ điệp Ngày Quốc tế Hòa bình 1990, n. 15 : AAS 82 (1990), 156.

37 Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, n. 357.

phẩm giá vô biên”.38 Những người đang dấn thân để bảo vệ phẩm giá con người có thể tìm thấy ở nơi niềm tin Kitô Giáo những lý do sâu xa nhất cho sự dấn thân này. Thật tuyệt vời biết bao là sự chắc chắn rằng mỗi sự sống con người đều không bị trôi dạt trong mớ hỗn mang vô vọng, trong một thế giới được điều khiển bởi cơ hội thuần tuý hay những vòng luẩn quẩn tái diễn bất tận! Đấng Tạo Dựng nói với mỗi người chúng ta: "Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi” (Gr 1,5). Chúng ta được tạo thành trong trái tim của Thiên Chúa, và vì lý do này mà “mỗi người chúng ta là một kết quả của một tư tưởng của Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta được mong đợi, mỗi người chúng ta được yêu, mỗi người chúng ta là cần thiết”.39

66. Các trình thuật tạo dựng trong Sách Sáng Thế chưa đựng, theo ngôn ngữ biểu tượng và tường thuật của nó, những giáo huấn sâu sắc về sự hiện hữu con người và thực tại lịch sử của nó. Những trình thuật này cho thấy rằng sự sống con người được bắt rễ trong ba mối tương quan nền tảng, gần gũi, và đan xen vào nhau: với Thiên Chúa, với người thân cận của chúng ta và với chính trái đất. Theo Kinh Thánh, ba mối quan hệ thiết yếu này đã bị phá vỡ, cả bên ngoài lẫn bên trong chúng ta. Sự tuyệt giao này là tội lỗi. Sự hoà hợp giữa Đấng Tạo Dựng, con người và toàn thể công trình tạo dựng đã bị đoạt tuyệt bởi lối giả định của chúng ta muốn chiếm lấy vị trí của Thiên Chúa và việc khước từ nhìn nhận những giới hạn thụ tạo của chúng ta. Điều này tiếp đến bóp méo nhiệm vụ của chúng ta “thống trị” toàn trái đất (x. St 1,28), để “canh tác và canh giữ trái đất” (St 2,15). Kết quả là, mối quan hệ hoà hợp nguyên thuỷ giữa con người nhân loại và thiên nhiên trở nên mâu thuẫn (x. St 3,17- 19). Thật ý nghĩa là sự hoà hợp mà Thánh Phanxicô Assisi kinh nghiệm được với tất cả mọi loài thụ tạo đã được thấy như là một sự chữa lành sự đoạt tuyệt ấy. Thánh Bônaventura cho

38 Cf. Angelus à Osnabrück (Allemagne) avec des personnes vivant des situations de handicap (16-11-1980) : Insegnamenti 3/2 (1980), 1232 ; ORf (18- 11-1980), n. 47, p. 3.

39 Benoît XVI, Giảng lễ Khai mạc sứ vụ Thánh Phêrô (24-4-2005) : AAS 97 (2005), 711.

rằng, thông qua sự hoà giải hoàn vũ với mọi loài thụ tạo, mà Thánh Phanxicô một cách nào đó đã trở lại tình trạng vô tội nguyên thuỷ.40 Đây là một tiếng kêu khóc vang xa xuất phát từ hoàn cảnh của chúng ta ngày nay, nơi mà tội lỗi tỏ hiện ở nơi tất cả sức mạnh huỷ diệt của nó trong các cuộc chiến, những hình thức khác nhau cảu bạo lực và lạm dụng, sự bỏ rơi những người yếu thế nhất, và những tấn công vào thiên nhiên.

67. Chúng ta không phải là Thiên Chúa. Trái đất đang ở đây trước mắt chúng ta và nó đã được ban tặng cho chúng ta. Điều này giúp chúng ta đáp trả lại với sự thay đổi mà tư tưởng Do Thái – Kitô Giáo, trên nền tảng của trình thuật Sáng Thế ban cho con người “sự thống trị” trên toàn trái đất (x. St 1,28), đã khích lệ sự khai thác thiên nhiên không cưỡng lại được bằng việc vẽ nên mình như thể bị thiên nhiên thống trị và huỷ diệt. Đất không phải là một sự giải thích đúng về Kinh Thánh như Giáo Hội hiểu. Mặc dù thật đúng là chúng ta là những Kitô Hữu có đôi khi giải thích sai Thánh Kinh, ngày nay chúng ta phải mạnh mẽ khước từ khái niệm là hữu thể của chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và được trao quyền thống trị trên toàn cõi đất đồng hoá với sự thống trị tuyệt đối trên các loại thọ tạo khác. Các bản văn kinh thánh cần phải được đọc trong ngữ cảnh của nó, với một sự tường giải thích hợp, nhận biết rằng các bạn văn này nói cho chúng ta hãy “canh tác và canh giữ” khu vườn của thế giới (x. St 2,15). “Trồng trọt” có ý là “canh tác”, cày bừa hay làm việc, trong khi “canh giữ” có nghĩa là chăm sóc, bảo vệc, canh phòng và duy trì. Điều này hàm chứa một mối quan hệ có trách nhiệm dành cho nhau giữa con người nhân loại và thiên nhiên. Mỗi một cộng đồng có thể lấy từ sự rộng lượng của trái đất bất cứ điều gì cộng đồng ấy cần cho sự tồn tại của mình, nhưng cộng đồng ấy cũng có nghĩa vụ phải bảo vệ trái đất và đảm bảo sự sinh hoa trái dồi dào của trái đất cho các thế hệ kế tiếp. “Chúa làm chủ trái đất” (Tv 24,1); “cõi đất và muôn loài trong đó” (Đnl 10,4) đều thuộc về Ngài. Do đó Thiên Chúa khước từ hết mọi tuyên bố đối với quyền sở hữu tuyệt đối: “Đất thì không được bán đứt, vì đất là

40 Cf. Legenda Maior, VIII, 1 : FF 1134.

của Ta, còn các ngươi chỉ là ngoại kiều, là khách trọ nhà Ta” (Lv 25,23).

68. Trách nhiệm này trước trái đất của Thiên Chúa có nghĩa là con người nhân loại, được phú bẩm sự thông minh, phải tôn trọng các luật của tự nhiên và thế quân bình mỏng manh tồn tại giữa các loài thọ tạo của thế giới này, vì “Người ra lệnh, là hết thảy được tạo thành; Người định nơi cho tất cả đến muôn đời muôn thuở, ban truyền lề luật, luật đó chẳng hề qua” (Tv 148,5b-6). Các lề luật có trong Kinh Thánh đều đào sâu vào các mối quan hệ, không chỉ giữa các cá nhân mà còn với các thực thể sống khác. “Khi anh (em) thấy lừa hay bò của người anh em mình ngã trên đường, thì đừng bỏ mặc làm ngơ, nhưng phải giúp người anh em đỡ chúng dậy... Nếu trên đường đi, anh (em) gặp một tổ chim, ở trên bất cứ cây nào hay ở dưới đất, trong đó có chim con hoặc trứng, và chim mẹ đang ủ chim con hay ấp trứng, thì anh (em) không được bắt cả mẹ lẫn con” (Đnl 4,6). Cũng theo những dòng này, thì việc nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy không chỉ có ý dành cho con người, mà còn “để bò lừa của ngươi được nghỉ ngơi” (Xh 23,12). Rõ ràng, Kinh Thánh không có chỗ cho chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm tàn bạo không quan tâm gì đến các loại thọ sinh khác.

69. Cùng với nghĩa vụ của chúng ta khi sử dụng các tài nguyên của trái đất một cách có trách nhiệm, thì chúng ta được mời gọi để nhận biết rằng những loại thọ sinh khác có một giá trị của chúng trong mắt Thiên Chúa: “bằng việc hiện hữu thuần tuý của chúng, chúng chúc tụng Ngài và làm vinh danh Ngài”,41 và thực ra “Thiên Chúa hân hoan trong mọi việc của Ngài” (Tv 104,31). Ngang qua phương thế phẩm giá độc nhất của chúng ta và quà tặng sự thông minh của chúng ta, chúng ta được mời gọi để tôn trọng công trình tạo dựng và các luật vốn có của nó, vì “Ðức Chúa dùng khôn ngoan đặt nền cho trái đất” (Cn 3,19). Trong thời đại của chúng ta, Giáo Hội không đơn giản cho thấy rằng các loại thọ tạo khác hoàn toàn thuộc về thiện ích của con người nhân loại, như thể chúng không có giá trị gì ở nơi chính bản thân chúng và có thể bị đối xử như chúng ta muốn. Hội Đồng Giám Mục Đức đã dạy rằng, nơi các thọ tạo khác được

41 Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, n. 2416.

quan tâm, thì “chúng ta có thể nói về sự ưu tiên của việc là vượt trên việc là hữu dụng”.42 Giáo Lý rõ ràng và mạnh mẽ phê bình một chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm đã bị bóp méo: “Mỗi loại thọ tạo mang lấy một sự tốt lành và hoàn hảo của riêng nó... Mỗi loại thọ tạo khác nhau, như đã được định trong hữu thể của nó, phản chiếu theo cách của nó một tia của sự khôn ngoan và tốt lành vô biên của Thiên Chúa. Do đó, con người phải tôn trọng sự tốt lành riêng biệt của mọi loại thọ tạo, tránh sự dụng cách vô trật tự mọi thứ”.43

70. Trong câu chuyện của Ca-in và A-ben, chúng ta thấy sự ghen tị dẫn Ca-in đến việc thực thi sự bất công chống lại em mình thế nào, là điều tiếp theo đó đoạn tuyệt mối quan hệ giữa Ca-in và Thiên Chúa, và giữa Ca-in và trái đất nơi mà Ca-in bị trục xuất ra. Điều này được thấy rõ trong sự trao đổi bi đát giữa Thiên Chúa và Ca-in. Thiên Chúa hỏi: “A-ben em ngươi đâu?” Ca-in trả lời rằng anh ta không biết, và Thiên Chúa tiếp tục: “Ngươi đã làm gì vậy? Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta! Giờ đây ngươi bị nguyền rủa bởi chính đất đã từng há miệng hút lấy máu em ngươi, do tay ngươi đổ ra” (St 4,9-11). Sự không tôn trọng đối với nghĩa vụ phải canh tác và duy trì phát triển mối quan hệ đúng đắn với người thân cận của tôi, những người mà tôi phải canh giữ và chăm sóc, phá huỷ mối quan hệ của tôi với chính bản thân tôi, với người khác, với Thiên Chúa và với trái đất. Khi tất cả các mối quan hệ này bị phớt lờ, khi công lý không còn ngự trị trên mặt đất nữa, thì Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng sự sống tự nó bị đe doạ. Chúng ta thấy điều này trong câu chuyện ông Nô-ê, nơi đó Thiên Chúa đe doạ sẽ xoá bỏ nhân loại bởi vì sự thất bại liên lỉ của nhân loại trong việc chu toàn những đòi hỏi của công lý và hoà bình: "Ta đã quyết định giờ tận số của mọi xác phàm, vì tại chúng mà đất đầy bạo lực” (St 6,13). Những câu chuyện xưa này, đầy tính biểu tượng, làm chứng cho một sự xác tín là điều mà hôm nay chúng ta chia sẻ, rằng mọi sự có mối liên hệ qua

42 Conférence épiscopale allemande, Zukunft der Schöpfung – Zukunft der Menschheit. Erklärung der Deutschen Bischofskonferen.Z .Zu Fragen der Umwelt und der Energieversorgung (1980), II, 2.

43 Giáo lý Hội Thánh Công giáo, n. 339.

lại, và rằng việc chăm sóc đời sống của chúng ta và các mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên là không thể tách lìa khỏi tình huynh đệ, công lý và sự trung tín với người khác.

71. Mặc dù “sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất” (St 6,5) và Thiên Chúa “hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất” (St 6,6), tuy nhiên, ngang qua ông Nô-ê, người vẫn vô tội và ngay chính, Thiên Chúa quyết định mở ra một con đường cứu độ. Bằng cách này Ngài đã cho nhân loại cơ hội một khởi đầu mới. Tất cả mọi điều cần là một người tốt lành để khôi phục niềm hy vọng! Truyền thống thánh kinh cho thấy rõ ràng rằng sự đổi mới này đi kèm với việc khôi phục và tôn trọng các nhịp điệu đã được khắc ghi trong thiên hiên bởi bàn tay của Đấng Tạo Dựng. Chúng ta thấy điều này, ví dụ, trong luật Sa- bát. Vào ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi không làm việc. Ngài đã truyền lệh cho dân Ít-ra-en hãy dành một ngày thứ bảy như là ngày nghỉ ngơi, ngày Sa-bát, (x. St 2,2-3; Xh 16,23; 20,10). Tương tự, cứ mỗi bảy năm, sẽ là một năm sa-bát được đặt ra cho người Ít-ra-en, một sự nghỉ ngơi hoàn toàn dành cho đất đai (x. Lv 25,1-4), khi mà việc gieo giống bị cấn và người ta gặt hái chỉ điều cần thiết để sống và để nuôi gia đình người ấy (x. Lv 25,4-6). Sau cùng, sau bảy tuần của các năm, có nghĩa là bốn mươi chín năm, Năm Thánh được cử hành như là một năm để tha thứ chung và “sự tự do trên toàn cõi đất cho hết mọi cư dân” (x. Lv 25:10). Luật này xuất hiện như một nỗ lực để đảm bảo sự quân bình và sự công bằng trong các mối quan hệ của họ với người khác và với đất đai mà trên đó họ sống và làm việc. Đồng thời, đó là một sự nhận biết rằng quà tặng của trái đất với các hoa trái của nó thuộc về mọi người. Những ai canh tác và canh giữ đất đai thì buộc phải chia sẻ hoa trái, đặc biệt là với người nghèo, với các bà goá, các cô nhi và người ngoại ở ngay giữa họ: “Khi các ngươi gặt lúa trong đất của các ngươi, (các) ngươi không được gặt cho tới sát bờ ruộng; lúa gặt sót, (các) ngươi không được mót. Vườn nho (các) ngươi, (các) ngươi không được hái lại, những trái rớt, (các) ngươi không được nhặt: (các) ngươi sẽ bỏ lại cho người nghèo và ngoại kiều” (Lv 19,9-10).

72. Các Thánh vịnh thường xuyên dạy chúng ta biết chúc tụng Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng, “Đấng trải mặt đất này trên làn

nước bao la, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136,6). Các Thánh vịnh cũng mời gọi các loài thọ tạo khác hoà cùng chúng ta trong việc ca tụng này: “Ca tụng Chúa đi, này vầng ô bóng nguyệt, ca tụng Người, muôn tinh tú rạng soi. Ca tụng Chúa đi, hỡi cửu trùng cao vút, cả khối nước phía trên bầu trời. Nào ca tụng thánh danh Đức Chúa, vì Người ra lệnh, là hết thảy được tạo thành” (Tv 148,3-5). Chúng ta không chỉ hiện diện bằng sự toàn năng của Thiên Chúa; chúng ta còn sống với Ngài và bên cạnh Ngài. Đây là lý do vì sao mà chúng ta tôn thờ Ngài.

73. Các sách của các vị tiên tri mời gọi chúng ta hãy tìm kiếm sức mạnh được biến đổi trong những lúc thử thách bằng việc chiêm ngắm Thiên Chúa toàn năng Đấng tạo dựng nên hoàn vũ. Nhưng quyền năng vô biên của Thiên Chúa không dẫn chúng ta đến chỗ ly khai khỏi sự dịu dàng phụ tử của Ngài, bởi vì ở nơi Ngài lòng trìu mến và sức mạnh đan xen vào nhau. Thực ra, tất cả mọi nền linh đạo có ý nghĩa đều đi kèm theo cả tình yêu thánh đón nhận và sự thờ phượng thánh, niềm tin vào Thiên Chúa vì năng quyền vô biên của Ngài. Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa là Đấng giải thoát và cứu chuộc là cùng một Thiên Chúa Đấng tạo nên vũ trụ, và hai đường lối hành động thánh này liên hệ gần gũi và không thể tách rời: “Lạy Đức Chúa, Chúa Thượng của con, này Ngài đã tạo thành trời đất bằng sức mạnh vĩ đại và cánh tay uy quyền của Ngài. Không có gì mà Ngài không làm được! ... Ngài đã dùng dấu lạ điềm thiêng, đã giương bàn tay mạnh mẽ và cánh tay uy quyền mà đưa dân Ngài là Ít-ra-en ra khỏi đất Ai-cập” (Gr 32,17.21). “Đức Chúa là Thiên Chúa vĩnh cửu, là Đấng sáng tạo toàn cõi đất. Người không mệt mỏi, chẳng nhọc nhằn, trí thông minh của Người khôn dò thấu. Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi, kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng” (Is 40,28b-29).

74. Kinh nghiệm về cuộc lưu đày ở Babylon làm xuất hiện một cuộc khủng hoảng thiêng liêng là điều dẫn đến một niềm tin sâu đậm hơn vào Thiên Chúa. Giờ đây sự toàn năng sáng tạo của Ngài đã mang lại niềm tự hào về nơi ấy để giáo huấn người dân biết lấy lại niềm hy vọng ngay giữa tình trạng khó khăn tồi tệ của họ. Nhiều thế kỷ sau, trong một thời kỳ thử thách và bách hại khác, khi mà Đế Chế La Mã tìm cách áp đặt một sự

thống trị tuyệt đối, thì người tín hữu lại một lần nữa tìm thấy sự an ủi và niềm hy vọng trong một niềm tin lớn mạnh vào Thiên Chúa toàn năng: "Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, sự nghiệp Ngài thật lớn lao kỳ diệu! Lạy Ðức Vua trị vì muôn nước, đường lối Ngài quả chân thật công minh!” (Kh 15,3). Thiên Chúa Đấng tạo nên vũ trụ từ hư không cũng có thể can thiệp vào trong thế giới này và vượt thắng mọi hình thức sự dữ. Bất công không phải là bất khả chiến bại.

75. Một nền linh đạo mà lãng quên Thiên Chúa là Đấng toàn năng và là Đấng Tạo Dựng thì không thể chấp nhận được. Đó là cách mà chúng ta sẽ có kết cục trong việc thờ các thế lực trần tục, hay chính bản thân chúng ta khi chiếm đoạt lấy vị thế của Thiên Chúa, thậm chí đến mức công bố một quyền vô giới hạn để chà đạp công trình tạo dựng của Ngài dưới dân. Cách tốt nhất để khôi phục người nam và người nữ về đúng vị trí của họ, là đặt dấu chấm hết cho sự công bố của họ trước quyền thống trị tuyệt đối trên trái đất, là nói thêm một lần nữa về hình tượng của một Người Cha Đấng tạo thành và Đấng chỉ mình Ngài mà thôi làm chủ thế giới này. Bằng không, con người nhân loại sẽ luôn luôn nỗ lực để áp đặt luật lệ và lợi ích của họ trên thực tại.

III. MẦU NHIỆM VŨ TRỤ

76. Trong truyền thống Do Thái – Kitô Giáo, từ “công trình tạo dựng” có một nghĩa rộng hơn là “thiên nhiên”, bởi vì nó có liên hệ với kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa mà trong đó mọi thọ tạo đều có giá trị và ý nghĩa riêng của nó. Thiên nhiên thường được coi là một hệ thống vốn có thể nghiên cứu được, hiểu được và kiểm soát được, trong khi công trình tạo dựng thì chỉ có thể hiểu được như là một quà tặng từ cánh tay vươn ra của Chúa Cha của hết mọi loài, và như là một thực tại được soi sáng bởi tình yêu vốn mời gọi chúng ta cùng nhau đi vào sự hiệp thông hoàn vũ.

77. “Một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời” (Tv 33,6). Điều này nói với chúng ta rằng thế giới xuất hiện như là kết quả của một quyết định, chứ không phải từ hỗn mang hay tình cờ, và việc này tán dương quyết định ấy hơn hết tất cả. Lời tạo thành

diễn tả một sự chọn lựa tự do. Vũ trụ không xuất hiện như kết quả của một quyền năng độc đoán, một sự thể hiện sức mạnh hay một ý muốn khẳng định bản thân. Công trình tạo dựng là một trật tự của tình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa là một sức mạnh chuyên động nền tảng trong tất cả mọi vật được tạo thành: “Quả thế, Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra, vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên” (Kn 11,24). Do đó, mọi loài thọ tạo là đối tượng của sự dịu dàng của Chúa Cha, Đấng đang trao cho nó một vị trí trong thế giới. Ngay cả sự sống thoáng qua của sinh vật nhỏ bé nhất cũng là đối tượng của tình yêu Ngài, và trong một vài giây hiện hữu, Thiên Chúa nâng niu nó bằng lòng trìu mến của Ngài. Thánh Basil Cả đã mô tả Đấng Tạo Thành là “sự thiện hảo không thể đo lường”,44 trong khi nhà thơ Dante Alighieri nói về “tình yêu làm chuyển động mặt trời và các tinh tú”.45 Do dó, chúng ta có thể đi lên từ những điều được tạo dựng “đến sự cao cả của Thiên Chúa và đến lòng thương xót yêu thương của Ngài”.46

78. Đồng thời, tư tưởng Gio Thái – Kitô Giáo làm suy giảm chiều kích thần bí của thiên nhiên. Mặc dù vẫn tiếp tục ngưỡng bộ sự cao cả và bao la của thiên nhiên, nhưng tư tưởng này không còn coi thiên nhiên là thánh thiêng nữa. Trong khi làm thế, nó nhấn mạnh trên hết tất cả là trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên. Sự tái khám phá thiên nhiên này có thể không bao giờ phải trả giá cho sự tự do và trách nhiệm của con người nhân loại vốn là một thành phần của thế giới, có nghĩa vụ phải chăm sóc các khả năng của mình để bảo vệ thiên nhiên và phát triển hết tiềm năng của nó. Nếu chúng ta nhiền nhận giá trị và tính mỏng dòn của thiên nhiên và, đồng thời, những khả năng của chúng ta được Thiên Chúa ban tặng, thì sau cùng chúng ta có thể bỏ lại phía sau thần bí hiện đại về sự tiến bộ vật chất vô giới hạn. Một thế giới mỏng manh, được Thiên Chúa uỷ thác cho sự chăm sóc của con người, đang thách đố chúng

44 Hom. in Hexaemeron, 1, 2, 10 : PG 29, 9.

45 La Divine Comédie. Paradis, Chant XXXIII, 145.

46 Benoît XVI, Catéchèse (9-11-2005) : Insegnamenti 1 (2005) , 768.

ta phát minh ra những cách thế thông minh của việc định hướng, phát triển và giới hạn sức mạnh của chúng ta.

79. Trong vũ trụ này, được hình thành bởi những hệ thống mở và liên thông, chúng ta có thể biện phân vô số các hình thức của mối quan hệ và sự dự phần. Điều này dẫn chúng ta đến việc nghĩ về toàn thể như là một sự mở ra cho sự siêu việt của Thiên Chúa, mà qua đó vũ trụ này phát triển. Niềm tin giúp chúng ta giải thích ý nghĩa và vẻ đẹp nhiệm mầu của điều đang triển nở. Chúng ta có tự do để áp dụng sự thông hiểu của chúng ta trước mọi thứ đang tiến hoá cách tích cực, hoặc trước việc thêm vào những căn bệnh mới, những căn nguyên mới của sự đau khổ và những đổ vỡ thực sự. Đây là điều tạo nên cho sự phấn khởi hay bị kịch của lịch sử nhân loại, mà trong đó sự tự do, phát triển, ơn cứu độ, tình yêu có thể nở hoa, hoặc dẫn tới sự sa sút và huỷ diệt cả hai. Công việc của Giáo Hội tìm kiếm không chỉ nhắc nhớ mọi người về nghĩa vụ chăm sóc thiên nhiên, mà còn đồng thời “Giáo Hội phải trên hết tất cả bảo vệ nhân loại khỏi sự tự huỷ diệt”.47

80. Tuy nhiên Thiên Chúa, Đấng mong muốn làm việc với chúng ta và Đấng cần đến sự hợp tác của chúng ta, cũng có thể biến sự dữ mà chúng ta đã thực hiện thành sự lành. “Người ta có thể nói Thần Khí có quyền năng sáng tạo vô biên, phù hợp với tư tưởng thánh, là tư tưởng biết cách để tháo gỡ các nút thắt của các sự vụ của con người, bao gồm cả những sự vụ phức tạp và không thể hiểu được nhất”.48 Tạo dựng nên một thế giời cần phát triển, Thiên Chúa bằng cách nào đó đã tìm cách giới hạn chính bản thân Ngài vào trong một cách thế như vậy đề nhiều thứ mà chúng ta nghĩ về như những sự dữ, những mối nguy hay những nguồn đau khổ, trong thực tế là một phần của những nỗi đau của việc sinh con mà Ngài sử dụng để cuốn hút chúng ta vào trong hành động hợp tác với Đấng Tạo Dựng.49 Thiên Chúa đang hiện diện cách gần gũi với mỗi một

47 Id., Thông điệp Caritas in veritate (29-6-2009), n. 51 : AAS 101 (2009), 687.

48 Jean-Paul II, Catéchèse (24-4-1991), 6 : Insegnamenti 14/1 (1991), 856.

49 Le Catéchisme explique que Dieu a voulu créer un monde en route vers sa perfection ultime, et que ceci implique la présence de l’imperfection et du mal

physique : cf. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, n. 310.

hữu thể, mà không tác động đến cơ chế tự động của tạo vật của Ngài, và điều này tạo sự phát triển cho cơ chế tự động đúng đắn của các sự vụ thuộc trái đất.50 Sự hiện diện thánh của Ngài, là điều đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi hữu thể, “tiếp tục công cuộc tạo dựng”.51 Thần Khí Thiên Chúa lấp đầy vũ trụ với các khả năng và do đó, từ nơi rất trọng tâm của mọi sự, một điều gì đó mới luôn luôn có thể xuất hiện: “Thiên nhiên không là gì hơn là một kiểu nghệ thuật nhất định, có tên là nghệ thuật của Thiên Chúa, tạo dấu ấn trên tất cả mọi sự, mà từ đó những sự này được chuyển động đến một đích điểm xác định. Điều đó như thể là một người thợ đóng thuyền có thể mang lại lượng gỗ đủ để tự dịch chuyển chúng đến chỗ mang lấy hình dáng của một chiếc thuyền”.52

81. Con người nhân loại, ngay cả khi chúng ta đưa ra giả định quá trình tiến hoá, cũng sở hữu một sự độc nhất vốn không thể được giải thích đầy đủ bởi sự tiến hoá của các hệ thống mở khác. Mỗi người chúng ta có căn tính của mình và có khả năng đi vào việc đối thoại với người khác và với chính Thiên Chúa. Khả năng lý luận của chúng ta, khả năng phát triển những lập luận của chúng ta, khả năng phát kiến, giải thích thực tại và sáng tạo nghệ thuật, cùng với những khả năng chưa khám phá ra, là những dấu chỉ của một sự độc nhất trổi vượt những tinh cầu của vật lý và sinh học. Sự mới mẻ độc đáo có liên hệ đến sự xuất hiện một con người nhân loại bên trong một vũ trụ vật chất cho thấy một hành độc trực tiếp của Thiên Chúa và một lời mời gọi đặc biệt đến với sự sống và với mối quan hệ về phía một “Ngài” là Đấng ngỏ lời với một “ngài” khác. Các trình thuật kinh thánh về tạo dựng mời gọi chúng ta nhìn mỗi con người nhân loại như là một chủ thể là người không bao giờ có thể bị giảm thiểu xuống tình trạng của một vật thể.

82. Tuy nhiên cũng thật là sai lầm khi nhìn các hữu thể sống khác như là thuần tuý các vật thể bị lệ thuộc vào sự thống trị tàn bạo của con người. Khi thiên nhiên bị coi chỉ đơn giản là

50 Cf. Conc. Œcum. Vat. II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, n. 36.

51 Thomas d’Aquin, Somme théologique I, q. 104, art. 1, ad 4.

52 Id., In octo libros Physicorum Aristotelis expositio, lib II, lectio 14.

một nguồn lợi nhuận và lợi ích, thì điều này có những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Tầm nhìn “sức mạnh luôn luôn đúng” này tạo ra sự bất bình đẳng, sự bất công và các hành vi bạo lực lớn lao chống lại đa số nhân loại, bởi vì các nguồn lực sẽ mang lấy kết cục ở trong tay của người tới đầu tiên hoặc người quyền thế nhất: người thắng sẽ nắm hết tất cả. Hoàn toàn trái ngược với mô thức này là các lý tưởng về sự hoà hợp, công lý, tình huynh đệ và hoà bình như Chúa Giêsu đề nghị. Khi Ngài nói về các thế lực của thời của Ngài: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em” (Mt 20,25-26).

83. Định mệnh sau cùng của vũ trụ là ở trong sự viên mãn của Thiên Chúa, là điều đã được Đức Kitô phục sinh đạt tới, thước đo của sự trưởng thành của tất cả mọi điều.53 Tuy nhiên ở đây chúng ta có thể thêm vào một lập luận khác để khước từ hết mọi sự thống trị tàn bạo và vô trách nhiệm của con người nhân loại trên các loại thọ tạo khác. Mục đích tối hậu của các tạo vật khác không phải để được tìm thấy ở nơi chúng ta. Hơn thế, tất cả mọi loài thọ tạo đang dịch chuyển về phía trước cùng với chúng ta và ngang qua chúng ta hướng đến một đích điểm chung, chính là Thiên Chúa, trong sự viên mãn trổi vượt ấy là nơi mà Đức Kitô phục sinh ôm lấy và chiếu sáng hết mọi sự. Con người nhân loại, được phú ban cho sự thông minh và tình yêu, và được cuốn hút bởi sự viên mãn của Đức Kitô, được mời gọi để dẫn dắt hết mọi loại thọ tạo trở về với Đấng Tạo Dựng của chúng.

IV. THÔNG ĐIỆP CỦA MỖI TẠO VẬT TRONG SỰ HOÀ HỢP CỦA CÔNG TRÌNH TẠO DỰNG

53 L’apport de P. Teilhard de Chardin se situe dans cette perspective ; cf. Paul VI, Discours dans un établissement de chimie pharmaceutique (24-02-1966) : Insegnamenti 4 (1966), 992-993 ; Jean-Paul II, Lettre au Révérend P. George V. Coyne(1-6-1988) : Insegnamenti 11/2 (1988), 1715 ; Benoît XVI, Homélie pour la célébration des Vêpres à Aoste (24-7-2009) : Insegnamenti 5/2 (2009), 60.

84. Sự khẳng định của chúng ta mỗi một hữu thể con người là một hình ảnh của Thiên Chúa phải không được làm cho chúng ta coi nhẹ sự thật là mỗi một tạo vật đều có một mục đích của riêng nó. Không có gì là dư thừa. Toàn bộ vũ trụ vật chất nói về tình yêu của Thiên Chúa, lòng trìu mến vô biên của Ngài dành cho chúng ta. Đất đai, nước, các ngọn núi: mọi thứ đều, như nó là, một sự âu yếm của Thiên Chúa. Lịch sử về tình bằng hữu của chúng ta với Thiên Chúa luôn luôn gắn liên với những nơi đặc biệt là những nơi mang lấy ý nghĩa cá nhân một cách đặc biệt; tất cả chúng ta đều nhớ những nơi chốn, và tái thăm lại những ký ức này là điều thật tốt đối với chúng ta. Bất cứ ai đã lớn lên ở những ngọn đồi hoặc thường ngồi bên dòng nước, hoặc vui chơi ngoài trời ở quảng trường lân cận; việc trở lại những nơi này là một cơ hội để khôi phục mội điều gì đó thuộc về cái ngã thực của họ.

85. Thiên Chúa đã viết nên một cuốn sách quý, “mà những dòng chữ của cuốn sách ấy là vô số những vật được tạo thành hiện diện trong vũ trụ”.54 Hội đồng giám mục Canada đã chỉ ra cách đúng đắn rằng không có một tạo vật nào bị loại trừ ra khỏi sự thể hiện này của Thiên Chúa: “Từ những khung cảnh toàn cảnh đến dạng thức sống bé nhỏ nhất, thiên nhiên là một nguồn liên tục của điều kỳ diệu và thán phục. Đó cũng là một sự mạc khải liên tục của sự thánh thiêng”.55 Hội đồng giám mục Nhật Bản, về phần mình, đã đưa ra một sự quan sát gợi nên suy nghĩ: “Cảm nhận được mỗi tạo vật đang hát những nhịp điệu của sự hiện hữu của nó là đang sống cách vui tươi trong tình yêu và niềm hy vọng của Thiên Chúa”.56 Sự chiêm ngắm công trình tạo dựng này giúp chúng ta khám phá ở nơi mỗi sự vật một giáo huấn mà Thiên Chúa muốn trao cho chúng ta, bởi vì “đối với người tin, chiêm ngắm công trình tạo dựng là nghe thấy một thông điệp, nghe thấ một tiếng nói trái ngược và thầm lặng”.57 Chúng ta có thẻ nói rằng “cùng với việc mạc khải

54 Jean-Paul II, Catéchèse (30-01-2002), n. 6 : Insegnamenti 25/1 (2002), 140.

55 Conférence des évêques catholiques du Canada : Commission des affaires sociales, Lettre pastorale sur l’Imfiératif écologique chrétien (4-10-2003), 1.

56 Conférence des évêques du Japon, Reverence for Life. A Message for the Twenty-First Century (janvier 2001), n. 89.

57 Jean-Paul II, Catéchèse (26-01-2000), n. 5 : Insegnamenti 23/1 (2000), 123.

được gọi cách đúng đắn, được chứa đựng trong Thánh Kinh, thì có một sự thần hiện trong ánh sáng chói lọi của mặt trời và sự buông xuống của màn đêm”.58 Chú ý đến sự thể hiện này, chúng ta học cách nhìn thấy chính bản thân mình trong mối liên hệ với tất cả mọi loài thọ tạo khác: “Tôi thể hiện chính bản thân mình trong việc ngỏ lời với thế giới; trong nỗ lực của tôi để giải mã sự thánh thiêng của thế giới, tôi khám phá thế giới của riêng mình”.59

86. Toàn thế vũ trụ, trong tất cả các mối quan hệ đa dạng của nó, cho thấy sự giàu có không bao giờ cạn vơi của Thiên Chúa. Thánh Tôma Aquinô đã nhấn mạnh cách khôn ngoan rằng sự đa dạng và khác nhau “xuất phát từ ý định của tác nhân đầu tiên” Đấng muốn rằng “điều muốn cho người này trong sự đại diện cho sự tốt lành thánh có thể được cung cấp bởi một người khác”,60 theo cách đó mà sự tốt lành của Thiên Chúa “có không thể được đại diện một cách phù hợp bởi bất kỳ một tạo vật nào khác”.61 Từ đó chúng ta cần phải nắm bắt sự khác nhau của mọi sự trong các mối quan hệ đa dạng của chúng.62 Chúng ta sẽ hiểu đúng đắn hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của mỗi tạo vật nếu chúng ta chiêm ngắm nó bên trong toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa. Như Sách Giáo Lý dạy: “Thiên Chúa muốn sự phụ thuộc lẫn nhau của các tạo vật. Mặt trời và mặt trăng, cây bách hương và bông hoa nhỏ, chim đại bàng và chim sẻ: cảnh tượng tráng lệ của sự đa dạng và sự bất bình đẳng vô số của chúng mà không một tạo vật nào là tự thấy mình đủ. Các tạo vật tồn tại trong sự lệ thuộc vào nhau, để hoàn thiện lẫn nhau, trong sự phục vụ nhau”.63

87. Khi chúng ta có thể thấy Thiên Chúa phản chiếu trong tất cả mọi sự đang hiện hữu, thì tâm hồn chúng ta được thôi thúc để chúc tụng Thiên Chúa vì tất cả mọi tạo vật của Ngài và thờ

58 Id., Catéchèse (2-8-2000), n. 3 : Insegnamenti 23/2 (2000), 112.

59 Paul Ricœur, Philosophie de la volonté : Finitude et culpabilité, Paris 2009, p. 216.

60 Somme Théologique I, q. 47, art. 1.

61 Ibid.

62 Cf. Ibid., art. 2, ad. 1 ; art 3.

63 Giáo lý Hội Thánh Công giáo, n. 340.

phượng Ngài trong sự hiệp nhất với các tạo vật. Tâm tình này tìm thấy được sự diễn tả tuyệt vời trong bài ca của Thánh Phanxicô Assisi:

“Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, với muôn loài thọ tạo,

đặc biệt nhất Ông Anh Mặt Trời, Anh là ánh sáng ban ngày,

nhờ Anh, Ngài soi chiếu chúng tôi, Anh đẹp và tỏa ánh rạng ngời,

Anh tượng trưng Ngài, lạy Đấng Tối Cao. Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,

vì Chị Trăng và muôn Sao Chúa dựng trên nền trời: lung linh, cao quí và diễm lệ. Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,

vì Anh Gió, Không khí và Mây trời, cảnh thanh quang và bát tiết tứ thời nhờ Anh, Chúa bảo tồn muôn vật.

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Chị Nước, thật lợi ích và khiêm nhu,

quí hóa và trinh trong.

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Anh Lửa, nhờ Anh, Chúa sáng soi đêm,

Anh đẹp và vui tươi, oai hùng và mạnh mẽ”.64

88. Hội đồng giám mục Brazil đã chỉ ra rằng thiên nhiên như một tổng thể không những làm tỏ hiện Thiên Chúa mà còn là một ngai toà cho sự hiện diện của Ngài. Thần Khí sự sống sẽ ngự trong một sinh vật sống và mời gọi chúng ta đi vào mối quan hệ với Ngài.65 Khám phá sự hiện diện này dẫn chúng ta đến chỗ trau dồi “những nhân đức sinh thái”.66 Điều này không được quên rằng có một khoảng cách vô biên giữa Thiên Chúa và mọi thứ thuộc về thế giới này, là những thứ không sở hữu được sự viên mãn của Ngài. Bằng không, chúng ta sẽ không

64 Cantique des créatures, SC 285, p. 343.

65 Cf. Conférence nationale des évêques du Brésil, A Igreja e a questáo ecológica, 1992, 53-54.

66 Ibid., 61.

làm cho chính các tạo vật bất kì điều gì tốt lành, bởi vì chúng ta sẽ không nhận biết vị trí đúng đắn và thích hợp của nó. Chúng ta sẽ kết thúc trong việc đòi hỏi một cách vô lối nơi chúng một điều gì đó mà chúng, trong sự nhỏ bé của nó, không thể mang lại cho chúng ta.

V. MỘT SỰ HIỆP THÔNG HOÀN VŨ

89. Mọi vật được tạo dựng thuộc về thế giới này thì không thoát khỏi sự làm chủ: “Lạy Chúa Tể là Đấng yêu sự sống, vì mọi loài đều là của Chúa” (Kn 11,26). Đây là nền tảng của sự xác tín của chúng ta, như là một phần của vũ trụ, được mời gọi đi vào trong hiện hữu bởi một Chúa Cha, tất cả chúng ta được kết nối bởi những mối dây liên kết vô hình và cùng nhau tạo nên một kiểu gia đình hoàn vũ, một sự hiệp thông cao cả vốn lấp đầy chúng ta bằng một sự tôn trọng thánh thiêng, yêu thương và khiêm tốn. Ở đây tôi muốn nhắc lại rằng “Thiên Chúa đã tháp nhập chúng ta một cách quá gần gũi với thế giới xung quanh chúng ta để chúng ta có thể cảm nhậng được sự sa mạc hoá nguồn đất hầu như là một căn bệnh thể lý, và việc diệt chủng các loại như một sự làm mất hình thể đau đớn”.67

90. Điều này không có nghĩa là đặt tất cả mọi hữu thể sống trên cùng một cấp độ hoặc tước khỏi con người nhân loại sự xứng đáng độc nhất và trách nhiệm lớn lao đi kèm. Điều này cũng không hàm chứa một sự thánh thiêng hoá trái đất là điều ngăn cản chúng ta khỏi việc tác động lên đó và bảo vệ nó trong sự mỏng giòn của nó. Những khái niệm như thế cuối cùng sẽ tạo nên những sự bất quân bình mới vốn sẽ làm chệch hướng chúng ta khỏi thực tại đang thác đố chúng ta.68 Đôi khi chúng ta thấy một sự ám ảnh với việc khước từ bất kì một sự ưu việt nào đối với con người nhân loại; sự nhiệt thành được thể hiện trong việc bảo vệ các chủng loại khác hơn là trong việc bảo vệ phẩm giá mà tất cả con người nhân loại cùng chia sẻ trong một

67 Tông huấn Evangelii gaudium (24-11-2013), n. 215 : AAS 105 (2013), 1109.

68 Cf. Benoît XVI, Thông điệp Caritas in veritate (29-6-2009), n. 14 : AAS 101 (2009), 650.

cách thế bình đẳng. Dĩ nhiên, chúng ta cần phải bận tâm là đừng để các sinh vật sống khác bị đối xử một cách vô trách nhiệm. Nhưng chúng ta phải đặc biệt nổi giận trước những sự bất bình đẳng lớn lao khác ngay giữa chúng ta, mà từ đó chúng ta tiếp tục khoan dung với một số người tự coi họ xứng đáng hơn những người khác. Chúng ta không nhận thấy rằng một số đang sa lầy vào sự thuyệt vọng và sự nghèo nàn hèn hạ, mà không có một lối thoát, trong khi những người khác thì lại không có một ý tưởng mờ nhạt về điều mà họ phải thực hiện với tài sản của họ, khoe mẽ một cách kiêu căng sự trổi vượt giả định của họ và bỏ lại phía sau họ quá nhiều sự lãng phí mà, nếu đó là một trường hợp ở đâu đó, thì có thể sẽ phá huỷ hành tinh. Trên thực tế, chúng ta tiếp tục khoan dung một số đang tự coi họ nhân bản hơn những người khác, như thể là họ được sinh ra với những quyền hành lớn hơn.

91. Một cảm thức về sự hiệp thông sâu xa với toàn thể thiên nhiên không thể là thực nếu tâm hồn chúng ta thiếu sự dịu dàng, lòng thương cảm và sự bận tâm dành cho những anh em đồng loại của chúng ta. Thật rõ ràng là bất nhất để chiến đấu chống lại nạn buôn bán ở các chủng loại đang gặp nguy cơ trong khi lại vẫn hoàn toàn thờ ơ với nạn buôn người, không quan tâm gì đến người nghèo, hoặc thực hiện việc huỷ diệt anh em đồng loại khác đang bị coi là không cần nữa. Điều này làm nguy hại đến ý nghĩa rất quan trọng của cuộc đấu tranh của chúng ta vì môi trường. Đó không phải là một sự trùng hợp mà, trong bài ca mà trong đó Thánh Phanxicô chúc tụng Thiên Chúa vì các tạo vật của Ngài, Ngài tiếp tục nói: “Chúc tục Thiên Chúa của con, vì những người tha thứ vì tình yêu của Ngài”. Mọi sự đều kết nối. Do đó quan tâm đến môi trường cần phải được gia nhập vào bằng một tình yêu chân thành dành cho anh em đồng loại của chúng ta và một sự dấn thân vững vàng cho việc giải quyết các vấn đề của xã hội.

92. Hơn nữa, khi tâm hồn chúng ta mở ra cách đúng đắn cho sự hiệp thông hoàn vũ, thì cảm thức về tình huynh đệ này sẽ không loại trừ điều gì và loại trừ một ai cả. Điều đó kéo theo là sự thờ ơ của chúng ta hay sự tàn bạo của chúng ta hướng đến các tạo vật anh em của thế giới này sớm muộn gì cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đối xử mà chúng ta thi hành với những anh em

đồng loại khác. Chúng ta chỉ có một trái tim, và cùng một nỗi khốn hổ là điều dẫn chúng ta đến việc đối xử tệ bạc với một động vật sẽ không lâu dài trong việc thể hiện chính tâm hồn ấy trong mối quan hệ của chúng ta với người khác. Mọi hành vi tàn bạo hướng đến bất kì một tạo vật nào đều “trái với phẩm giá con người”.69 Chúng thật khó để nhìn nhận chính bản thân chúng ta đang yêu thương một cách trọn vẹn nếu chúng ta coi thường bất kì một khía cạnh nào của thực tại: “Hoà bình, công lý và sự bảo tồn tạo vật là ba chủ đề tuyệt đối liên hệ với nhau, không thể tách lìa và suy xét cách cá biệt mà không một lần nữa rơi vào chủ nghĩa giản lược”.70 Mọi sự đều có liên hệ với nhau, và chúng ta là những con người hiệp nhất với nhau như là anh chị em trên một cuộc lữ hành kỳ diệu, được đan dệt với nhau bởi tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi một loại thọ tạo của Ngài và tình yêu ấy cũng hiệp nhất chúng ta trong tình cảm trìu mến với anh mặt trời, chị mặt trăng, anh sông và mẹ đất.

VI. ĐÍCH ĐIỂM CHUNG CỦA CỦA CẢI

93. Bất luận là người có niềm tin hay không, ngày nay chúng ta đều đồng ý với nhau rằng trái đất chính yếu là một sự thừa hưởng chung, mà hoa trái của nó có ý để mang lại lợi ích cho mọi người. Đối với người tin, điều này trở thành một vấn đề của lòng trung thành với Đấng Tạo Dựng, bởi vì Thiên Chúa tạo nên thế giới cho mọi người. Do đó mọi cách tiếp cận sinh thái cần phải phối hợp với các tiếp cận xã hội là điều suy xét các quyền nền tảng của người nghèo và người xấu số. Nguyên tắc về sự phụ thuộc của tình trạng nghèo riêng biệt đối với đích điểm hoàn vũ của của cải, và do đó quyền của mọi người đối với việc sử dụng những của cải ấy, là quy tắc vàng của đạo đức xã hội và “nguyên tắc đầu tiên của toàn bộ trật tự đạo đức và xã hội”.71 Truyền thống Kitô Giáo chưa bao giờ nhìn nhận quyền đối với tình trạng nghèo riêng tư là tuyệt đối hay bất khả xâm phạm, và đã nhấn mạnh mục đích xã hội của tất cả mọi hình

69 Giáo lý Hội Thánh Công Giáo , n. 2418.

70 Conférence de l’Épiscopat de la République Dominicaine, Carta pastoral sobre la relación del hombre con la naturaleza, (21 janvier 1987).

71 Jean-Paul II, Thông điệp Laborem exercens (14-9-1981), n. 19 : AAS 73

(1981), 626.

thức của sự nghèo riêng biệt. Thánh Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ tái khẳng định lại giáo huấ này, chỉ ra rằng “Thiên Chúa ban trái đất cho toàn thể nhân loại vì sự tồn tại của tất cả các thành viên của trái đất, không loại trư hay ưu tiên cho bất kì ai”.72 Đây là những lời mạnh mẽ. Ngài nhấn mạnh rằng “một kiểu phát triển mà không tôn trọng và cổ võ quyền con người – cá nhân và xã hội, kinh tế và chính trị, bao gồm cả quyền quốc gia và quyền của các dân tộc – sẽ thực sự không xứng đáng đối với con người”.73 Ngài giải thích rõ ràng rằng “Giáo Hội thực ra bảo vệ quyền hợp pháp đối với tài sản riêng, nhưng Giáo Hội cũng dạy không kém rõ ràng là luôn luôn có một sự thế chấp xã hội trên tất cả mọi tài sản riêng, để mọi của cải có thể phục vụ mục đích phổ quát mà Thiên Chúa ban cho chúng”.74 Do đó, Ngài tiếp tục, “Thật không phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa là quà tặng này có thể sử dụng theo một cách như vậy là những lợi ích của nó chỉ ưu ái cho một số người”.75 Điều này mời gọi đi vào một vấn đề nghiêm trọng các thói quen không công bằng của một bộ phận nhân loại”.76

94. Người giàu và người nghèo có phẩm giá ngang bằng nhau, vì “cả hai đều được Đức Chúa tạo dựng” (Cn 22,2). “Sang hay hèn đều do Người tạo tác” (Kn 6,7), và “Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt” (Mt 5,45). Điều này có những kết quả thực tế, đó là những điều đã được hội đồng giám mục Paraguay chỉ ra: “Mọi người nông dân làm ruộng đều có quyền tự nhiên để sở hữu một lượng đất đai được phân phối hợp lý nơi đó người nông dân có thể tạo lập nhà cửa, làm việc vì sự sinh tồn của gai đình mình và có một cuộc sống an toàn. Quyền này phải được đảm bảo để việc thi hành quyền này không phải là ảo tưởng mà là thực tế. Điều đó có nghĩa là ngoài việc làm chủ tài sản, thì người dân nông thôn phải được

72 Thông điệp Centesimus annus (1-5-1991), n. 31 : AAS 83 (1991), 831.

73 Thông điệp Sollicitudo rei socialis (30-12-1987), n. 33 : AAS 80 (1988), 557. 74 Discours aux indigènes et paysans du Mexique, Cuilapán (29-01-1979), n. 6 : AAS 71 (1979), 209.

75 Homélie de la messe pour les agriculteurs à Recife, Brésil (7-7-1980), n. 4 :

AAS 72 (1980), 926.

76 Cf. Sứ điệp Ngày Quốc tế Hòa bình 1990, n. 8 : AAS 82 (1990), 152.

tận hưởng các phương tiện giáo dục kĩ thuật, tín dụng, bảo hiểm, và thị trường”.77

95. Môi trường thiên nhiên là một tài sản chung, gia sản của toàn thể nhân loại và trách nhiệm của mọi người. Nếu chúng ta biến điều gì đó thành của riêng chúng ta, thì việc đó chỉ để quản lý vì thiện ích chung của tất cả. Nếu chúng ta không thực hiện, thì chúng ta làm gánh nặng lương tâm của chúng ta bằng sức nặng của việc khước từ sự hiệ hữu của người khác. Đó là lý do vì sao mà hội đồng giám mục Tân Tây Lan đã hỏi giới răn “Ngươi không được giết” có ý nghĩa gì khi “hai mươi phần trăm dân số thế giới tiêu thụ các nguồn tài nguyên ở một mức độ cướp đi của các quốc gia nghèo và các thế hệ tương lai điều mà họ cần thiết để tồn tại”.78

VII. CÁI NHÌN CỦA CHÚA GIÊSU

96. Chúa Giêsu mang lấy niềm tin thánh kinh vào Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành, nhấn mạnh một chân lý nền tảng: Thiên Chúa là Cha (x. Mt 11,25). Trong khi trò chuyện với các môn đệ của Ngài, Chúa Giêsu mời gọi họ hãy nhận biết mối quan hệ phụ tử mà Thiên Chúa có đối với hết mọi loại thọ tạo của Ngài. Bằng sự dịu dàng cảm động Ngài nhắc nhớ họ rằng mỗi người trong số họ đều quan trọng trong đôi mắt của Thiên Chúa: “Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa” (Lc 12,6). Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng” (Mt 6,26).

97. Chúa có thể mời gọi người khác chú ý đến vẻ đẹp vốn có ở trong thế giới bởi vì chính Ngài luôn liên hệ không ngừng với thiên nhiên, dành cho nó một sự chú ý với đầy niềm vui và sự kì diệu. Khi Ngài đi ngang qua một vùng đất, thì Ngài thường dừng lại để chiêm ngắm vẻ đẹp được gieo trồng bởi Cha Ngài,

77 Conférence épiscopale paraguayenne, Thư mục vụ El campesino paraguayo y la tierra (12 juin 1983), n. 2, 4, d.

78 Conférence épiscopale de Nouvelle Zélande, Statement on Environmental Issues, Wellington (1er septembre 2006).

và mời gọi các môn đệ của Ngài biết tiếp nhận một thông điệp thánh trong mọi sự: “Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái!” (Ga 4,35). “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất” (Mt 13,31-32).

98. Chúa Giêsu sống trong sự hoà hợp toàn vẹn với công trình tạo dựng, và những người khác kinh ngạc: “Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?” (Mt 8,27). Dáng vẻ của Ngài không phải là dáng vẻ của một người khắc khổ sống tách lìa khỏi thế giới, cũng không phải của một kẻ thù vui hưởng những thứ trên đời. Ngài nói về chính Ngài: “Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: ‘Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi’” (Mt 11,19). Ngài tách lìa xa khỏi những triết lý khinh thường thân xác, vấn đề và những sự thuộc về thế gian. Tuy nhiên, những chủ thuyết nhị nguyên không lành mạnh như thế để lại một dấu ấn trên một số nhà tư tưởng Kitô Giáo nhất định trong dòng lịch sử và làm méo mó Tin Mừng. Chúa Giêsu làm việc bằng đôi bàn tay của Ngài, trong sự tiếp xúc hằng ngày với vấn đề được Thiên Chúa tạo dựng, mà từ đó Ngài tạo nên hình hài bởi sự khéo léo của Ngài. Thật đáng kinh ngạc là đa phần cuộc sống của Ngài được dành cho nhiệm vụ này trong một cuộc sống giản dị là một cuộc sống không đánh thức một sự ngưỡng mộ nào cả: “Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria?” (Mc 6,3). Bằng cách này Ngài thánh hoá công việc lao động của con người và ban cho nó cùng với một ý nghĩa cho sự phát triển của chúng ta. Như Thánh Gioan Phaolô II dạy, “bằng việc chịu đựng những cực nhọc của công việc trong sự hiệp nhất với Đức Kitô chịu đóng đinh vì chúng ta, con người theo cách này hợp tác với Con Thiên Chúa vì ơn cứu chuộc cho nhân loại”.79

99. Trong sự hiểu biết Kitô Giáo về thế giới, định mệnh của tất cả mọi thoại thọ tạo được gói gọn cùng với mầu nhiệm Đức Kitô, hiện diện ngay từ thuở ban đâu: “vì trong Người, muôn

79 Thông điệp Laborem exercens (14-9-1981), n. 27 : AAS 73 (1981), 645.

vật được tạo thành” (Cl 1,16).80 Phần giới thiệu của Tin Mừng Gioan (1,1-18) mạc khải công việc sáng tạo của Đức Kitô như là Ngôi Lời (Logos). Nhưng sau đó, bất thình lình, phần giới thiệu ấy lại tiếp tục nói cùng Ngôi Lời này “đã trở thành xác phàm” (Ga 1,14). Một Ngôi trong Ba Ngôi đi vào trong vũ trụ được tạo dựng, nhưng đặc biệt là ngang qua việc nhập thể, mầu nhiệm Đức Kitô đang hoạt động theo một cách kín ẩn trong toàn thể thế giới tự nhiên, mà không qua đó tác động đến tính tự chủ của nó.

100. Kinh Thánh Tân Ước không chỉ nói cho chúng ta về Chúa Giêsu trần thế và mối quan hệ hữu hình và yêu thương của Ngài với thế giới. Kinh Thánh còn cho thấy Ngài đã sống lại và vinh hiển, hiện diện trong toàn bộ công trình tạo dựng bằng Quyền Làm Chủ trũ trụ của Ngài: “Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá” (Cl 1,19-20). Điều này dẫn chúng ta đến chỗ hướng tầm nhìn của chúng ta đến tận cùng của thời gian, khi mà Chúa Con sẽ trao hết mọi sự cho Chúa Cha, để “Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (1Cr 15,28). Do đó, các loài thọ tạo của thế giới này không còn xuất hiệ trước mắt chúng ta dưới dáng vẻ thuần tuý tự nhiên nữa bởi vì Đấng phục sinh sẽ nắm giữ chúng cách nhiệm mầu cho chính Ngài và hướng chúng đến sự viên mãn là phần tận cùng của chúng. Những bông hoa đẹp ngoài đồng và những con chim mà đôi mắt của Ngài đã chiêm ngắm và thán phục giờ đây được mặc lấy sự hiện diện đầy vẻ uy linh của Ngài.

80 Pour cette raison saint Justin a pu parlé de “semences du Verbe” dans le monde : cf. II Apologia 8, 1-2 ; 13, 3-6 : PG6, 457-458 ; 467.

CHƯƠNG BA

NGUỒN GỐC NHÂN LOẠI

CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG SINH THÁI

101. Thật khó hữu ích để mô tả các triệu chứng mà không nhận biết nguồn gốc nhân loại của cuộc khủng hoảng sinh thái. Một cách chắc chắn để hiểu đời sống và hoạt động của con người đi theo đường xiên, đi đến sự hư tổn nghiêm trọng của thế giới xung quanh chúng ta. Chúng ta có nên dừng lại và suy xét điều này không? Ở giai đoạn này, tôi cho rằng chúng ta tập trung vào mô thức kĩ trị đang chiếm ưu thế và vị trí của con người nhân loại và của hành động của con người trong thế giới.

I. CÔNG NGHỆ: SỰ SÁNG TẠO VÀ SỨC MẠNH

102. Nhân loại đã bước vào một kỷ nguyên mới mà trong đó trình độ chuyên môn kĩ thuật đã đưa chúng ta đến một giao lộ. Chúng ta là những người thừa hưởng của hai thế ký với những làn sóng lớn lao của sự thay đổi: động cơ hơi nước, đường sắt, điện tín, điện lực, xe ô tô, máy bay, ngành công nghiệp hoá chất, y học hiện đại, công nghệ thông tin và gần đây hơn, cuộc cách mạng số, người máy, công nghệ sinh học và công nghệ na-nô. Thật đúng đắn để vui hưởng những tiến bộ này và được phấn khích bởi muôn vàn khả năng mà chúng có thể tiếp tục mở ra trước mắt chúng ta, vì “khoa học và công nghệ là những sản phẩm kì diệu của sự sáng tạo mà Thiên Chúa ban tặng cho con người”.81 Sự sửa đổi thiên nhiên vì những mục đích hữu dụng đã phân biệt gia đình nhân loại so với thuở ban đầu; chính bản thân công nghệ “đang thể hiện sự căng thẳng nội tại vốn thôi thúc con người dần dần vượt thắng được những giới hạn vật chất”.82 Công nghẹ đã khắc phục vô số những sự dữ vốn thường gây hại và giới hạn con người. Làm thế nào chúng ta

81 Jean-Paul II, Discours aux représentants des hommes de la science, de la culture et des hautes études à l’Université des Nations-Unies, Hiroshima (25-02- 1981), n. 3 : AAS 73 (1981), 422.

82 Benoît XVI, Thông điệp Caritas in veritate (29-6-2009), n. 69 : AAS 101 (2009), 702.

không thể cảm thấy biết ơn và trân trọng dành cho sự tiến bộ này, đặc biệt là trong các lãnh vực y khoa, kĩ thuật và truyền thông? Làm thế nào mà chúng ta lại không nhận biết công việc của nhiều nhà khoa học và kĩ sư là những người đã mang lại những khả năng để tạo nên sự phát triển mang tính duy trì?

103. Khoa học công nghệ, khi đi đúng hướng, có thể tạo ra những phương tiện quan trọng cải thiện chất lượng cuộc sống con người, từ những đồ dùng gia dụng hữu ích đến những hệ thống giao thông, cầu đường, toà nhà và những không gian công cộng. Nó cũng có thể tạo ra nghệ thuật và giúp cho người nam nữ đắm chìm vào thế giới vật chất để “nhảy vọt” vào thế giới của vẻ đẹp. Ai có thể từ chối vẻ đẹp của một chiếc máy bay hay một toà nhà chọc trời? Những tác phẩm nghệ thuật và âm nhạc giá trị giờ đây đang tận dụng những công nghệ mới. Vì thế, trong vẻ đẹp được phát minh ra bởi người sử dụng những phương thế kĩ thuật và trong khi chiêm ngắm vẻ đẹp như thế, một bước nhảy vọt lớn lao xảy ra, tạo kết quả trong một sự tròn đầy mà duy nhất chỉ có con người.

104. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tri thức về DNA của chúng ta, và nhiều khả năng khác là những điều mà chúng ta đã đạt được, đã mang lại cho chúng ta sức mạnh lớn lao. Cụ thể hơn, chúng đã mang lại cho những lãnh vực này với sự hiểu biết, đặc biệt là các nguồn lực kinh tế để sử dụng chúng, một sự thống trị ấn tượng trên toàn thể nhân loại và toàn thế giới. Chưa bao giờ con người lại có sức mạnh như thế trên chính mình, nhưng chẳng có gì đảm bảo rằng sức mạnh này sẽ được sử dụng cách khôn ngoan, đặc biệt khi chúng ta suy xét cách thế mà hiện nay nó đang được sử dụng. Nhưng chúng ta cần phải nghĩ về các loại bom nguyên tữ đã ném xuống vào giữa thế kỷ 20, hoặc hàng loạt công nghệ mà Chủ Nghĩa Phát Xít, Chủ Nghĩa Cộng Sản và các chế độ độc tài khác đã sử dụng để tiêu diệt hàng triệu người, đấy là chưa nói gì đến sự gia tăng các kho vũ khí sẵn sàng cho cuộc chiến hiện đại. Tất cả sức mạnh này nằm trong đôi tay của những con người này, hoặc liệu nó sẽ kết thúc? Thật là cực kỳ mạo hiểm đối với một thành phần nhỏ của nhân loại sở hữu sức mạnh này.

105. Có một khuynh hướng tin rằng mọi sự gia tăng về quyền lực có nghĩa là “một sự gia tăng về ‘chính sự tiến bộ’”, một bước tiến trong “an ninh, sự hữu dụng, an sinh và sức mạnh; ... một sự đồng hoá của những giá trị mới vào trong dòng chảy văn hoá”,83 như thể là thực tại, sự tốt lành và sự thật tự động chảy tràn từ sức mạnh kinh tế và công nghệ vậy. Sự thật là “con người đương thời đã không được đào tạo để sử dụng tốt quyền lực”,84 bởi vì sự tiến bộ lớn lao về công nghệ đã không đi cùng với một sự phát triển về trách nhiệm, các giá trị và lương tâm con người. Mỗi thời đại lại có xu hướng chỉ có một sự nhận thức hời hợt về những giới hạn của riêng nó. Việc chúng ta không nắm bắt được trọng lực của những thách đố hiện đang bày ra trước mắt chúng ta là điều khả thể. “Nguy cơ đang gia tăng từng ngày là con người sẽ không sử dụng quyền lực của mình như con người nên sử dụng”; trong thực tế, “quyền lực chưa bao giờ được suy xét theo nghĩa là chọn lựa trách nhiệm là điều rõ ràng trong sự tự do” bởi vì “chuẩn mực” duy nhất của nó được rút ra từ cần thiết bị cáo buộc, hoặc từ sự tiện ích hoặc từ sự an toàn”.85 Nhưng con người nhân loại thì không hoàn toàn tự chủ. Sự tự do của chúng ta phai tàn khi nó bị giao nộp cho những thế lực mù quáng của sự vô thức, của những nhu cầu tức thời, của sự vụ lợi, và của bạo lực. Theo nghĩa này, chúng ta ở trong tình trạng trần trụi và phơi bày ra khi đối diện với quyền lực ngay càng gia tăng của chúng ta, thiếu một bánh lái để kiểm soát nó. Chúng ta có những cơ chế hời hợt nhất định, nhưng chúng ta không thể tuyên bố là có những giá trị đạo đức, một nền văn hoá và nền linh đạo có ý nghĩa một cách đúng đắn có thể đặt ra những giới hạn và dạy dỗ một sự tự giới hạn bản thân rõ ràng về tư tưởng.

II. SỰ TOÀN CẦU HOÁ

CỦA MÔ THỨC KĨ TRỊ (TECHNOCRATIQUE)

106. Vấn đề căn bản thậm chí con đi sâu hơn nữa: nó là cách thế mà nhân loại đã theo đuổi công nghệ và sự phát triển của

83 Romano Guardini, Das Ende der Neuzeit, Würzburg 91965, p. 87 (édition française : La fin des temps modernes, Paris 1952, p. 92, par la suite éd. fr.).

84 Ibid., (éd. fr. : p. 92).

85 Ibid., p. 87-88 (éd. fr. : p. 93).

nó theo một mô thức không tạo sự khác biệt và đơn chiều. Mô thức này tôn vinh khái niệm về một chủ thể là người, sử dụng những quy trình có tính logic và theo lý lẽ, những cách tiếp cận tiến bộ và đạt được sự kiểm soát trên một khách thể bên ngoài. Chủ thể này sẽ thực hiện mọi nỗ lực đẻ thiết lập nên phương pháp khoa học và thực nghiệm, là phương pháp mà ở tự thân nó đã là một kĩ thuật của sự chiếm hữu, làm chủ và biến đổi. Điều đó như thế là chủ thể đã tìm được chính nó trong sự hiện diện của một điều gì đó không có hình hài, hoàn toàn mở ra cho sự kiểm soát. Con người nam nữ liên tục can thiệp vào thiên nhiên, nhưng trong một khoảng thời gian dài thì điều này có nghĩa là đang phù hợp và đang tôn trọng những khả năng do chính mọi thứ mang lại. Đó là một vấn đề của việc tiếp nhận điều mà chính thiên nhiên cho phép, như thể là từ chính bàn tay của thiên nhiên. Giờ đây, trái lại, chúng ta là những người đặt bàn tay mình trên mọi sự, nỗ lực để rút lấy mọi thứ có thể từ chúng trong khi thường xuyên phớt lờ hoặc lãng quên thực tại đang bày ra trước mắt chúng ta. Con người nhân loại và các vật thể vật chất không còn đưa bàn tay thân thiện ra cho nhau nữa; mối quan hệ đã trở nên đối đầu. Điều này làm cho thật dễ dàng chấp nhận ý tưởng về sự tăng trưởng vô biên hoặc không giới hạn, là điều cho thấy quá hấp dẫn đối với các nhà kinh tế, tài chính và các chuyên gia công nghệ. Điều đó đặt trên nền tảng sự gian dối là có một nguồn cung cấp vô biên các tài sản của trái đất, và điều này dẫn đến việc hành tinh đang bị vắt cạn vượt quá khỏi mọi giới hạn. Thật là một khái niệm lầm lạc là “phải có sẵn một lượng năng lượng và tài nguyên vô hạn, mà người ta có thể khôi phục lại nhanh chóng và có thể dễ dàng làm giảm bớt các hậu quả tiêu cực của việc khai thác tự thiên nhiên”.86

107. Có thể nói rằng nhiều vấn đề của thế giới ngày nay khởi đi từ một khuynh hướng, đôi khi là vô thức, làm cho phương pháp và những mục đích của khoa học và công nghệ thành một khuôn mẫu mang tính nhận thức luận là điều tạo nên đời sống của nhiều cá nhân và công việc của xã hội. Những tác động của

86 Hội đồng Giáo hoàng về “Công lý và Hòa bình”, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, n. 462.

việc áp đặt khuôn mẫu này lên toàn bộ thực tại, con người và xã hội, được thấy trong việc làm hư hỏng môi trường, nhưng đây chỉ là một dấu chỉ của chủ thuyết giản lược là thuyết ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống con người và xã hội. Chúng ta phải chấp nhận rằng những sản phẩm công nghệ là không trung dung, bởi vì chúng tạo nên một bộ khung là điều cuối cùng sẽ điều kiện lối sống và tạo nên những khả năng xã hội đi theo dòng chảy được quyết định bởi những lợi ích của những nhóm thế lực nhất định. Các quyết định có vẻ như hoàn toàn mang tính công cụ thì trong thực tế là những quyết định về loại xã hội mà chúng ta muốn tạo nên.

108. Ý tưởng về việc cổ võ một khuôn mẫu văn hoá khác biệt và việc áp dụng công nghệ như một công cụ thuần tuý thì ngày nay không thể tưởng tượng được. Mô thức công nghệ đã trở nên quá thống trị đến nỗi thật khó để thực hiện nếu không có các nguồn lực của nó và thậm chí còn khó khăn hơn để sử dụng chúng mà không bị thống trị bởi luận lý nội tại của chúng. Điều đó đã trở nên phản văn hoá khi chọn lựa một lối sống mà mục tiêu của lối sống ấy là thậm chí có phần độc lập khỏi công nghệ, khỏi cái giá và sức mạnh của nó để toàn cầu hoá và làm cho tất cả chúng ta nên giống nhau. Công nghệ có khuynh hướng hấp thụ mọi thứ vào trong luận lý thép của nó, và những người đang bị bao vây bởi công nghệ “biết thật rõ rằng nó nó tiến triển trong bản phân tích cuối cùng cũng không phải vì lợi nhuận cũng không phải vì sự thịnh vượng của nhân loại”, là điều mà “theo nghĩa sát nhất về mặt thuật ngữ thì quyền lực chính là động cơ của mô thức này – một kiểu làm chúa tể hết mọi sự”.87 Kết quả là, “con người nắm giữ lấy những yếu tố trần trụi của cả thiên nhiên và bản chất con người”.88 Khả năng ra quyết định của chúng ta, một sự tự do đúng đắn hơn và một không gian cho sự sáng tạo khả thể của mỗi người đã bị giảm thiểu.

109. Mô thức kĩ trị cũng có khuynh hướng thống trị đời sống kinh tế và chính trị. Kinh tế chấp nhận mọi sự tiến bộ trong

87 Romano Guardini, Das Ende der Neuzeit, p. 63-64 (éd. fr. : IA fin des temps modernes, p. 68).

88 Ibid., (éd. fr. : p. 68).

công nghệ bằng một quan điểm lợi nhuận, mà không quan tâm đến ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của nó trên con người nhân loại. Tài chính đánh bại nền kinh tế thật. Các bài học về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã không bị đồng hoá, và chúng ta đang học cách quá chậm rãi tất cả các bài học về sự suy thoái môi trường. Một số nhóm người vẫn đinh ninh rằng nền kinh tế và công nghệ hiện tại sẽ giải quyết hết tất cả mọi vấn đề về môi trường, và tranh luận, theo cách bao quát và không chuyên về kĩ thuật, rằng các vấn đề về nạn đói và nghèo toàn cầu sẽ được giải quyết chỉ bằng sự tăng trưởng thị trường. Nhóm người này ít quan tâm đến các lý thuyết kinh tế nhất định là những điều mà ngày nay hiếm có bất cứ ai dám bảo vệ, hơn là bằng hoạt động thực sự của họ trong việc điều hành nền kinh tế. Họ có thể không khẳng định những lý thuyết như thế bằng ngôn từ, mà thay vào đó cổ võ những lý thuyết này bằng những việc làm của họ bằng cách không thể hiện sự hứng thú của họ ở nơi các cấp độ quân bình hơn của việc sản xuất, một sự phân phối đúng đắn hơn sự giàu có, sự quan tâm dành cho môi trường và các quyền lợi của các thế hệ tương lai. Cách hành xử của họ cho thấy rằng đối với họ việc tối đa hoá lợi nhuận là đủ. Tuy nhiên, tự bản thân thị trường không thể đảm bảo sự phát triển con người và sự bao gồm xã hội mang tính hỗ tương.89 Đồng thời, chúng ta có “một kiểu ‘siêu phát triển’ của một kiểu lãng phí và tiêu thụ vốn hình thành nên một sự trái ngược không thể chấp nhận được với những hoàn cảnh của sự tước đoạt hết nhân tính”,90 trong khi chúng ta lại quá chậm chạp trong việc phát triển những tổ chức kinh tế và những sáng kiến xã hội vốn có thể mang lại cho người nghèo quyền được hưởng những nguồn tài nguyên căn bản. Chúng ta thất bại trong việc thấy những cội rễ sâu xa nhất của những thất bại hiện tại của chúng ta, là những điều cần phải giải quyết bằng sự định hướng, các mục tiêu, ý nghĩa và những áp dụng mang tính xã hội về sự tăng trưởng công nghệ và kinh tế.

89 Cf. Benoît XVI, Thông điệp Caritas in veritate (29-6-2009), n. 35 : AAS 101 (2009), 671.

90 Ibid., n. 22 : p. 657.

110. Việc chuyên môn hoá vốn thuộc về công nghệ làm cho người ta khó có thể thấy được bức tranh lớn hơn. Sự phân mảnh kiến thức cho thấy hữu ích đối với những áp dụng cụ thể, và rồi nó thường dẫn đến một sự đánh mất sự tôn trọng dành cho toàn thể, dành cho các mối quan hệ giữa mọi thứ, và cho một chân trời rộng mở hơn, là điều sau đó trở nên không phù hợp. Sự thật rất quan trọng này làm cho người ta thấy khó để tìm ra các giải pháp đủ để giải quyết những vấn đề phực tạp hơn của thế giới ngày nay, đặc biệt là những vấn đề có liên hệ đến môi trường và người nghèo; những vấn đề này không thể được giải quyết bằng từ một cách tiếp cận đơn lẻ hoặc từ một mớ những lợi ích riêng lẻ. Một ngành khoa học muốn đưa ra giải pháp cho những vấn đề lớn lao này nhất thiết phải đưa vào những dữ liệu được tạo ra bởi các lãnh vực tri thức khác, bao gồm triết học và đạo đức xã hội; nhưng đây là một thói quen khó đạt tới ngày nay. Cũng chẳng có những chân trời đạo đức đúng đắn mà người ta được mời gọi hướng đến. Cuộc sống dần dần trở nên một sự đầu hàng trước những hoàn cảnh đã bị điều kiện hoá bởi công nghệ, mà tự thân nó được coi là chìa khoá chính cho ý nghĩa của sự hiện hữu. Trong hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta đang đối diện, có rất nhiều triệu chứng đang chỉ ra điều gì là sai lầm, chẳng hạn như sự suy thoái môi trường, sự lo âu, sự đánh mất mục đích sống và mục đích của việc sống cộng đồng. Một lần nữa chúng ta thấy rằng “các thực tại thì quan trọng hơn là những ý tưởng”.91

111. Nền văn hoá sinh thái không thể bị giảm thiểu xuống thành một loạt những đáp trả khẩn thiết và nửa vời trước những vấn đề cấp bách về ô nhiễm, sự băng hoại môi trường và sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cần phải có một cách thế xác quyết để nhìn vào mọi sự, một cách nghĩ, các chính sách, một chương trình giáo dục, một lối sống và một nền linh đạo mà cùng nhau tạo nên một sự kháng cự trước sự tấn công của mô thức kĩ trị. Bằng không, thì ngay cả những sáng kiến sinh thái tốt nhất cũng thấy chính chúng bị mắc kẹt trong cùng một luận lý toàn cầu hoá. Việc chỉ tìm kiếm phương dược mang tính kĩ nghệ trước mỗi vấn đề môi trường là điều đang xuất

91 Tông huấn Evangelii gaudium (24-11-2013), n. 231 : AAS 105 (2013), 1114.

hiện là để chia tách điều đang ở trong thực tại có liên hệ với nhau và che đậy những vấn đề thật và sâu xa của hệ thống toàn cầu.

112. Tuy nhiên chúng ta một lần nữa có thể mở rộng tầm nhìn của chúng ta. Chúg ta có tự do cần thiết để giới hạn và định hướng công nghệ; chúng ta có thể đặt nó vào việc phục vụ một kiểu tiến bộ khác, một kiểu tiến bộ lành mạnh hơn, nhân bản hơn, xã hội hơn, tương tác hơn. Sự thoát khỏi mô thức kĩ trị có tính thống trị thực ra có xảy ra đôi khi, chẳng hạn, khi các hợp tác xã của các nhà sản xuất nhỏ áp dụng những phương tiện sản xuất ít gây ô nhiễm hơn, và chọn lựa một mô thức sống không tiêu thụ, tái tạo và cộng đồng. Hoặc khi công nghệ được định hướng chủ yếu cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể của người dân, thì sẽ thực sự giúp người dân sống với nhiều phẩm giá hơn và ít khổ cực hơn. Hoặc thực sự khi lòng muốn tạo ra và chiêm ngắm vẻ đẹp sắp đặt để vượt thắng chủ thuyết giản lược ngang qua một kiểu cứu rỗi là điều xảy ra trong vẻ đẹp và ở nơi những người đang nhìn thấy được vẻ đẹp ấy. Một nhân loại chuẩn mực, đang mời gọi một sự tổng hợp mới, dường như đang đắm chìm vào giữa nền văn hoá công nghệ của chúng ta, hầu như không chú ý, giống như một giọt sương đang rịn ra cách nhẹ nhàng bên dưới một cánh cửa đóng lại. Liệu lời hứa hẹn sẽ tồn tại, bất chấp mọi sự, bằng tất cả mọi điều là đúng đắn đang lớn lên ở nơi sự kháng cự kiên cường không?

113. Cũng có một sự thật là con người dường như không còn tin vào một tương lai hạnh phúc nữa; họ không còn có một niềm tin mù quáng vào một ngày mai tươi sáng dựa trên tình trạng hiện tại của thế giới và những khả năng kĩ thuật của chúng ta nữa. Có một sự nhận thức đang gia tăng rằng sự tiến bộ khoa học và công nghệ không thể được đánh đồng với sự tiến bộ của nhân loại và lịch sử, một cảm thức gia tăng rằng cách thế để đi đến một tương lai tốt đẹp hơn hệ tại ở một nơi khác. Điều này không có nghĩa là khước từ những khả năng mà công nghệ tiếp tục mang lại cho chúng ta. Nhưng nhân loại đã thay đổi cách sâu sắc, và sự tích luỹ liên tục những điều mới mẻ đang tôn vinh một sự nông cạn là điều đẩy chúng ta đi vào một hướng. Thật khó để dừng lại và khôi phục lại chiều sâu của cuộc sống. Nếu kiến trúc phản ánh tinh thần của một thời đại,

thì các kiến trúc đồng loạt và các dãy căn hộ xám xịt thể hiện tinh thần của ngành công nghệ toàn cầu hoá, nơi mà một dòng lũ liên tục của những sản phẩm mới đang tồn tại chung với một sự đơn điệu tẻ nhạt. Chúng ta hãy khước từ việc giao nộp bản thân chúng ta cho điều này, và hãy tiếp tục hỏi về mục đích và ý nghĩa của mọi sự. Bằng không thì chúng ta sẽ đơn giản hợp thức hoá hoàn cảnh hiện tại và cần những hình thức trốn thoát khác để giúp chúng ta chịu đựng được sự trống rỗng.

114. Tất cả điều này cho thấy một sự khẩn thiết đối với chúng ta để tiến bước trong một cuộc cách mạng văn hoá mạnh mẽ. Khoa học và công nghệ không hề trung dung; ngay từ khởi đầu đến tận cùng của một tiến trình, nhiều ý định và những khả năng đang được áp dụng và có thể mang lấy những hình dạng khác nhau. Không ai đưa ra một lời đề nghị trở về với Thời Kỳ Đồ Đá cả, nhưng chúng ta thực sự cần phải chậm lại và nhìn vào thực tại theo một cách thế khác, để trân trọng sự tiến bộ tích cực và duy trì được là điều đã được thực hiện, nhưng cũng để khôi phục lại các giá trị và các mục tiêu lớn lao đã bị càn quét đi bởi những ảo tưởng vô giới hạn của chúng ta về sự vĩ đại.

III. CUỘC KHỦNG KHOẢNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CHỦ THUYẾT CON NGƯỜI LÀ TRUNG TÂM HIỆN ĐẠI

115. Chủ thuyết hiện đại con người là trung tâm hiện đại thật nghịch lý đã mang lấy kết cục đánh giá cực cao tư tưởng kĩ thuật trên thực tại, bởi vì “tư tưởng công nghệ nhìn thiên nhiên như là một trật tự vô cảm, như là một thân thể lạnh lùng của những dữ kiện, như là ‘sự cho đi’ thuần tuý, như là một đối tượng của tiện ích, như là nguyên liệu thô cần được gò thành một hình thù hựu dụng; chủ thuyết này nhìn vũ trụ tương tự như là một ‘không gian’ thuần tuý mà các vật thể có thể được quẳng vào đó bằng một thái độ thờ ơ hoàn toàn”.92 Phẩm giá cố hữu của thế giới, do đó, bị thoả hiệp. Khi con người nhân loại không tìm thấy vị trí thật sự của họ trong thế giới này, thì họ sẽ hiểu lầm chính họ và mang lấy kết cục là hành động chống lại

92 Romano Guardini, Das Ende der Neuzeit, p. 63 (éd. fr. : La fin des temps modernes, p. 68).

chính bản thân họ: “Thiên Chúa không chỉ ban cho con người trái đất mà con người phải sử dụng nó bằng sự tôn trọng đối với mục đích tốt lành nguyên thuỷ mà nó được ban tặng, mà, còn là quà tặng của Thiên Chúa dành cho con người. Do đó, con người phải tôn trọng thiên nhiên và cấu trúc đạo đức mà con người được phú bẩm cho”.93

116. Thời hiện đại được đánh dấu bởi một chủ thuyết đặt con người làm trung tâm thái quá mà ngày nay, dưới một dáng vẻ khác, đang tiếp tục đứng ngáng trở con đường của sự hiểu biết chung và của bất cứ một nỗ lực nào nhằm củng cố những mối dây liên kết xã hội. Thời gian đã điểm để đặt sự chú ý đã được đổi mới đến thực tại và những giới hạn mà chủ thuyết này áp đặt; điều này tiếp tục là một điều kiện cho một sự phát triển ý nghĩa và sinh hoa trái hơn của các cá nhân và xã hội. Một sự trình bày chưa đầy đủ về nhân chủng học Kitô Giáo tạo dịp cho một sự hiểu sai về mối quan hệ giữa con người nhân loại và thế giới. Thông thường, điều đã được giao nộp là một tầm nhìn mang tính Prometheus về việc làm chủ thế giới, là điều mang lại ấn tượng là việc bảo vệ thiên nhiên là một điều gì đó chỉ là sự chăm sóc mang tính nhát đảm. Thay vào đó, “sự thống trị” của chúng ta trên vũ trụ cần phải được hiểu cách đúng đắn hơn theo nghĩa là một người quản gia có trách nhiệm”.94

117. Việc phớt lờ để giám sát sự nguy hại đã được thực hiện đối với thiên nhiên và sự tác động mang tính môi trường của những quyết định của chúng ta là một dấu chỉ đáng chú ý duy nhất về sự coi thường thông điệp chứa đựng trong các cấu trúc của chính bản thân thiên nhiên. Khi chúng ta thất bại trong việc nhận biết sự xứng đáng của người nghèo, một phôi thai con người, một người với những khuyết tật như là một phần của thực tại – chỉ đơn cử một vài điển hình – thì việc nghe được tiếng nói của chính thiên nhiên trở nên thật khó; mọi sự có liên hệ qua lại. Một khi con người nhân loại tuyên bố sự độc lập khỏi

93 Jean-Paul II, Thông điệp Centesimus annus (1-5- 1991), n. 38 : AAS 83 (1991),

841.

94 Cf. Déclaration Love for creation. An Asian Response to the Ecological Crisis, Colloque organisé par la Fédération des Conférences Épiscopales d’Asie,

Tagaytay (31 janvier – 5 février 1993), 3.3.2.

thực tại và đối xử bằng sự thống trị tuyệt đối, thì các nền tảng rất quan trọng của cuộc sống bắt đầu suy sụp, bởi vì “thay vì thực thi vai trò của mình như là một người cộng tác với Thiên Chúa trong công trình tạo dựng, thì con người lại tự đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa và do đó mang lấy kết cục là làm khơi dậy một cuộc nổi loạn trên bình diện thiên nhiên”.95

118. Hoàn cảnh này dẫn đến một căn bệnh tâm thần phân liệt kinh niên, mà từ đó một kiểu kĩ trị vốn không thấy một giá trị cố hữu nào ở nơi những hữu thể thấp hơn đồng tồn tại với một cực khác, là cực không thấy giá trị đặc biệt nào ở nơi con người nhân loại. Nhưng người ta không thể tách lìa khỏi nhân loại. Không thể có một sự canh tân về mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên mà không có một sự canh tân tự chính bản thân nhân loại. Sẽ không có sinh thái học mà không có một ngành nhân chủng học đầy đủ. Khi con người nhân loại bị coi chỉ đơn giản là một thực thể trong số những thực thể khác, là sản phẩm của sự tình cờ hay hay thuyết định mệnh thể lý, thì “toàn bộ cảm thức về trách nhiệm của chúng ta hết thời”.96 Một chủ thuyết coi con người làm trung tâm lầm lạc không nhất thiết phải nhường chỗ cho “chủ thuyết lấy sự sống làm trung tâm”, vì điều đó sẽ kéo theo một tình trạng mất quân bình khác, thất bại trong việc giải quyết vấn đề hiện tại và thêm vào những vấn đề mới. Người ta không thể mong chờ con người nhân loại cảm thấy trách nhiệm với thế giới trừ khi, đồng thời, những khả năng hiểu biết, ý chí, tự do và trách nhiệm độc nhất của họ được nhận biết và đánh giá đúng.

119. Cũng không phải việc phê bình một chủ nghĩa coi con người là trung tâm lầm lạc sẽ coi thường tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa các cá nhân. Nếu cuộc khủng hoảng sinh thái hiện tại là một dấu chỉ nhỏ về cuộc khủng hoảng về đạo đức, văn hoá, và tinh thần của thời hiện đại, thì chúng ta không thể giả định chữa lành mối quan hệ giữa thiên nhiên và môi trường mà không chữa lành tất cả các mối quan hệ nhân loại nền tảng. Tư tưởng Kitô Giáo coi con người nhân loại như đang

95 Jean-Paul II, Thông điệp Centesimus annus (1-5-1991), n. 37 : AAS 83 (1991),

840.

96 Benoît XVI, Sứ điệp Ngày Quốc tế Hòa bình 2010, n. 2 : AAS 102 (2010), 41.

sở hữu một phẩm giá đặc biệt trổi vượt trên hết các loài thọ tạo khác; do đó tư tưởng này ghi khắc vào sự yêu mến dành cho mỗi người và tôn trọng người khác. Sự mở lòng của chúng ta ra với những người khác, mà mỗi một người là một “người bạn” có khả năng biết, yêu thương, và đi vào cuộc đối thoại, vẫn là một nguồn của sự cao quý của chúng ta trong tư cách là con người nhân loại. Một mối quan hệ đúng đắn với thế giới tạo dựng đòi hỏi rằng chúng ta không làm suy yếu chiều kích xã hội này của việc mở lòng ra với những loài khác, có chiều kích ít trổi vượt hơn về sự mở ra của chúng ta đối với “Ngài” của Thiên Chúa. Mối quan hệ của chúng ta với môi trường có thể không bao giờ bị cô lập ra khỏi mối quan hệ của chúng ta với những loài khác và với Thiên Chúa. Bằng không, đó sẽ chẳng là gì hơn là một chủ nghĩa cá nhân lãng mạn khoác vào chiếc áo sinh thái, khoá chúng ta vào trong một nội tại ngột ngạt.

120. Bởi vì mọi thứ có liên hệ với nhau, nên sự quan tâm dành cho việc bảo về thiên nhiên cũng không tương thích với sự biện minh cho việc phá thai. Làm sao chúng ta có thể dạy cách đúng đắn về tầm quan trọng của sự quan tâm dành cho những hữu thể yếu thế khác, cho dù chúng có thể là khó khăn hay không thích hợp, nếu chúng ta lại thất bại trong việc bảo vệ một phôi thai con người, ngay cả khi sự hiện hữu của phôi thai này là không dễ chịu gì và tạo ra những khó khăn? “Nếu sự nhạy bén cá nhân và xã hội hướng đến việc chấp nhận sự sống mới mà mất đi, thì những hình thức chấp nhận khác vốn có giá trị với xã hội thì cũng héo khô”.97

121. Chúng ta cần phải phát triển một sự tổng hợp mới có khả năng vượt thắng được những tranh luận giả của hai thế kỷ vừa qua. Kitô Giáo, trong sự trung thành với căn tính của mình và sự đặt trước phong phú của sự thật mà Kitô Giáo lãnh nhận từ Đức Giêsu Kitô, tiếp tục suy tư về những vấn đề này trong cuộc đối thoại sinh hoa trái với các hoàn cảnh lịch sử đang biến đổi. Trong khi làm như thế, Kitô Giáo làm tỏ lộ sự mới mẻ vĩnh cửu của mình.98

97 Id., Thông điệp Caritas in veritate (29-6-2009), n. 28 : AAS 101 (2009), 663.

98 Cf. Vincent de Lerins, Commonitorium primumm, chap. 23 : PL 50, 668 : “Ut annis scilicet consolidetur, dilatetur tempore, sublimetur aetate”.

Chủ thuyết tương đối thực dụng

122. Chủ thuyết coi con người là trung tâm lầm lạc dẫn đến một lối sống lầm lạc. Trong Tông huấn Evangelii Gaudi-um, tôi đã nhấn mạnh rằng chủ thuyết thực dụng chính thức của thời đại chúng ta thì “thậm chí còn nguy hiểm hơn chủ thuyết tương đối lý thuyết”.99 Khi con người nhân loại đặt mình làm trung tâm, thì họ sẽ dành ưu tiên tuyệt đối cho sự tiện nghi tức thời và tất cả những thứ khác trở nên tương đối. Vì thế chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy, trong sự kết hợp với mô thứ kĩ hiện diện trị khắp mọi nơi và sự tôn thờ sức mạnh vô giới hạn của con người, thì xuất hiện chủ thuyết tương đối là thuyết nhìn mọi sự là không phù hợp trừ khi nó phục vụ những lợi ích tức thời của con người. Có một luận lý trong tất cả điều này mà từ đó các thái độ khác nhau có thể nuôi dưỡng lẫn nhau, dẫn đến sự suy thoái môi trường và sự băng hoại xã hội.

123. Nền văn hoá của chủ thuyết tương đối là cùng một sự mất trật tự vốn lôi kéo một con người lợi dụng một người khác, đối xử với những người khác như thể các đồ vật thuần tuý, áp đặt lao động ép buộc trên họ hoặc làm cho họ trở nên nô lệ để phải trả các món nợ của họ. Cùng một lối nghĩ này dẫn đến việc khai thác tình dục trẻ em và sự bỏ rơi người lớn tuổi là những người không còn phục vụ cho những lợi ích của chúng ta nữa. Đó cũng là tư tưởng của những người nói: Chúng ta hãy để cho những thế lực vô hình của thị trường kiểm soát nền kinh tế, và hãy coi những tác động của nó trên xã hội và thiên nhiên như là sự thiệt hại song phương. Trong sự vắng bóng của những sự thật khách quan hoặc những nguyên tắc đúng đắn ngoại trừ việc thoả mãn những ước muốn và những nhu cầu tức thời của chúng ta, thì những giới hạn nào có thể được đặt trên việc buôn bán người, tội phạm có tổ chức, buôn bán ma tuý, buôn bán các mỏ kim cương và lông thú của những loại đang gặp nguy cơ? Đó không phải là cùng một luận lý tương đối là luận lý đồng hoá với việc buôn bán cơ phận của người nghèo để bán lại hay sự dụng trong thí nghiệm, hoặc loại bỏ các trẻ em bởi vì chúng không phải là điều mà cha mẹ nó muốn sao? Cùng lối luận lý “sử dụng và quẳng đi” này tạo nên quá nhiều sự lãng phí, vì

99 N. 80 : AAS 105 (2013), 1053.

ước muốn vô trật tự để tiêu thụ nhiều hơn điều thực sự cần thiết. Chúng ta đừng nên nghĩ rằng những nỗ lực chính trị hoặc sức mạnh của luật pháp sẽ đủ để ngăn chặn những hành động đang ảnh hưởng đến môi trường bởi vì, khi tự thân nền văn hoá bị hư hỏng và sự thật khách quan và những nguyên tắc hợp lý phổ quát không còn được tôn trọng nữa, thì luật phát chỉ có thể được coi là những sự áp đặt tàn bạo hay những trở ngại cần phải tránh né.

Sự cần thiết để bảo vệ việc làm

124. Bất cứ một cách tiếp cận với một nền sinh thái học hỗ tương, là điều trong định nghĩa thì không loại trừ con người nhân loại, cần phải coi trọng giá trị của lao động, như Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh cách khôn ngoan trong Thông điệp Laborem Exercens của Ngài. Theo trình thuật kinh thánh về việc tạo dựng, Thiên Chúa đặt người nam và nữ vào trong khu vườn mà Ngài đã tạo nên (x. St 2,15) không chỉ là bảo tồn nó (“canh giữ”) nhưng còn làm cho nó sinh hoa trái (“canh tác”). Do đó những người lao động và những người thợ “giữ cho thế giới được trường tồn” (Hc 38,34). Phát triển một thế giới được tạo dựng theo một cách cẩn trọng là cách chăm sóc nó tốt nhất, vì điều này có nghĩa là chính bản thân chúng ta trở thành khí cụ được Thiên Chúa sử dụng để mang lại tiềm năng mà chính Ngài đã khắc ghi trong mọi sự: “Thiên Chúa làm cho đất trổ sinh dược liệu; những thứ đó, người khôn chẳng dám coi thường” (Hc 38,4).

125. Nếu chúng ta suy tư về mối quan hệ đúng đắn giữa con người nhân loại và thế giới xung quanh chúng ta, chúng ta sẽ thấy sự cần thiết một sự hiểu đúng về công việc; nếu chúng ta nói về mối quan hệ giữa con người nhân loại và mọi thứ, thì vấn đề đặt ra là về ý nghĩa và mục đích của tất cả mọi hoạt động của con người. Điều này có mối liên hệ với không chỉ lao động tay chân hay nông nghiệp mà còn với bất kỳ hoạt động nào có liên quan đến việc điều chỉnh thực tại đang hiện hữu, từ việc tạo ra một bản báo cáo xã hội đến việc thiết kế một sự phát triển mang tính công nghệ. Tàng ẩn bên dưới mọi hình thức việc làm là một khái niệm về mối quan hệ mà chúng ta có thế và phải có với điều không là gì ngoài bản thân chúng ta.

Cùng với sự chiêm ngắm đầy tràn sự kính sợ về công trình tạo dựng là điều mà chúng ta thấy ở nơi Thánh Phanxicô Assisi, thì truyền thống linh đạo Kitô Giáo cũng phát triển một sự hiểu biết phong phú và quân bình về ý nghĩa của công việc, đơn cử như là, trong đời sống của Chân Phúc Charles de Foucauld và những đồng bạn của Ngài.

126. Chúng ta cũng có thể nhìn vào truyền thống tuyệt vời của đời sống đan viện. Về mặt nguồn gốc, đó là một kiểu trốn thoát khỏi thế giới, một sự thoát khỏi tình trạng suy đồi của các thành phố. Các thầy tu tìm kiếm sa mạc, tin rằng đó là nơi tốt nhất cho việc gặp gỡ sự hiện diện của Thiên Chúa. Sau này, Thánh Benedict Norcia đã đề xuất rằng các thầy tu của Ngài sống trong cộng đoàn, kết hợp việc cầu nguyện và việc đọc sách thiêng liêng với công việc lao động tay chân (ora et labora). Coi việc lao động tay chân như là một cuộc cách mạng thiêng liêng có ý nghĩa đã được chứng thực. Sự phát triển và sự thánh hoá cá nhân trong mối tương giao giữa việc hồi tưởng và việc làm. Cách kinh nghiệm công việc này làm cho chúng ta bảo vệ và tôn trọng môi trường hơn; nó làm thấm mối quan hệ của chúng ta với thế giới bằng một sự điều độ lành mạnh.

127. Chúng ta tin rằng “con người là nguồn, sự tập trung và mục đích của tất cả đời sống kinh tế và xã hội”.100 Tuy nhiên, một khi khả năng con người của chúng ta dành cho việc chiêm ngắm và tôn kính bị hư hại, thì việc hiểu lầm ý nghĩa của công việc trở nên dễ dàng.101 Chúng ta cần nhớ rằng người nam và nữ có “khả năng để cải thiện phần đất của họ, để tiến xa hơn nữa sự phát triển mang tính đạo đức và phát triển những nguồn lực thiêng liêng của họ”.102 Công việc phải là một bối cảnh để cho sự phát triển cá nhân phong phú này, nơi mà nhiều khía cạnh của cuộc sống của cuộc sống đi vào trong thực tế: sự sáng tạo, việc hoạch định cho tương lai, việc phát triển các tài

100 Conc. Œcuménique Vat. II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, n. 63.

101 Cf. Jean-Paul II, Thông điệp Centesimus annus (1-5-1991), n. 37 : AAS 83 (1991), 840.

102 Paul VI, Thông điệp Populorum progressio (26-3-1967), n. 34 : AAS 59

(1967), 274.

năng của chúng ta, sống các giá trị của chúng ta, việc liên hệ đến những người khác, làm vinh danh Thiên Chúa. Điều đó kéo theo là việc, trong thực tế của xã hội toàn cầu ngày nay, thật chính đáng để “chúng ta tiếp tục ưu tiên cho mục tiêu về việc đi vào sự phát triển bền vững … cho hết mọi người”,103 bất chấp những lợi ích hạn hữu của việc kinh doanh và lý luận kinh tế mơ hồ.

128. Chúng ta được tạo nên cùng với ơn gọi làm việc. Mục tiêu không phải sự tiến bộ công nghệ dần dần thay thế công việc con người, vì điều này sẽ có hại cho nhân loại. Công việc là một sự cần thiết, một phần tạo nên ý nghĩa của cuộc sống trên trái đất này, một con đường cho sự trưởng thành, sự phát triển nhân loại và sự thành toàn cá nhân. Giúp đỡ người nghèo về mặt tài chính cần phải luôn là một giải pháp mang tính quan phòng khi đối diện với những nhu cầu bức thiết. Mục tiêu rộng hơn cần phải luôn luôn có là giúp họ có một cuộc sống có phẩm giá ngang qua công việc. Tuy nhiên, định hướng của nền kinh tế lại yêu thích một kiểu tiến bộ công nghệ mà trong đó các khoản chi phí sản xuất được giảm xuống bằng việc cắt giảm lượng công nhân và thay thế họ bằng máy móc các loại. Nhưng đây lại là một cách mà trong đó chúng ta có thể cắt đứt công việc cho chính bản thân mình. Việc mất mát công việc cũng có một tác động tiêu cực trên nền kinh tế “ngang qua sự sói mòn tiệm tiến của tư bản xã hội: mạng lưới các mối quan hệ của sự tin tưởng, phụ thuộc, và tôn trọng luật lệ, tất cả những điều này là không thể tách rời đối với bất kì một hình thức chung sống dân sự nào”.104 Nói cách khác, “các khoản chi phí con người luôn luôn bao gồm các khoản chi phí kinh tế, và những rối loạn chức năng kinh tế luôn luôn có liên hệ đến các khoản chi phí con người”.105 Dừng lại việc đầu tư vào con người, để đạt được những khoản lợi ngắn hạn lớn lao hơn, là kiểu kinh doanh tồi tệ đối với xã hội.

103 Benoît XVI, Thông điệp Caritas in veritate (29-6-2009), n. 32 : AAS 101 (2009), 666.

104 Ibid.

105 Ibid.

129. Để tiếp tục mang lại công việc, thì việc cổ võ một nền kinh tế chuộng sự đa dạng sảng xuất và sự sáng tạo kinh doanh là một điều bắt buộc. Đơn cử một ví dụ, có một sự đa dạng lớn lao về các hệ thống sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ là những hệ thống nuôi dưỡng phần lớn các dân tộc trên thế giới, sử dụng một khoản đất đai khiêm tốn và tạo ra ít chất thải, chớ gì được như thế trong việc đóng gói sản phẩm nông nghiệp, trong các vườn hoa và các vườn trái cây, việc săn bắn và việc gặt hái hoang sơ hay việc đánh bắt cá địa phương. Các nền kinh tế có quy mô, đặc biệt trong lãnh vực nông nghiệp sẽ dẫn đến việc buộc những người sở hữu nhỏ bán đất đai của họ hoặc bỏ mặc các mùa màng truyền thống của họ. Những nỗ lực của họ để tiến tới các phương thế sản xuất khác, đa dạng hơn, cho thấy không sinh hoa trái vì sự khó khăn gắn liền với các thị trường khu vực và toàn cầu, hoặc vì kiến trúc hạ tầng cho việc bán hàng và ngành vận tải thì lại tăng tốc để hướng tới những việc kinh doanh lớn hơn. Các nhà cầm quyền dân sự có quyền và nghĩa vụ áp dụng những phương thức rõ ràng và chắc chắn trong việc hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ và việc sản xuất tạo sự khác biệt. Để đảm bảo sự tự do kinh tế mà tất cả đều có thể có được lợi ích cách hiệu quả từ đó, thì những hạn chế đôi khi cần phải được áp đặt trên những người đang sở hữu nguồn lực lớn hơn và có sức mạnh tài chính mạnh hơn. Để tuyên bố sự tự do kinh tế trong khi những điều kiện thực tế thì lại đang ngăn chặn nhiều người khỏi việc tham dự vào nền kinh tế ấy, và trong khi các khả năng việc làm thì tiếp tục xiết lại, là đang thực hiện lối nói nước đôi vốn mang lại cho các hoạt động chính trị điều tiếng xấu. Kinh doanh là một ơn gọi cao quý, hướng đến việc tạo ra sự giàu có và cải thiện thế giới. Việc kinh doanh có thể là một nguồn thịnh vượng sinh hoa trái cho những lãnh vực mà nó hoạt động, đặc biệt nếu việc kinh doanh ấy coi việc tạo ra việc làm là một phần thiết yếu của sự phục vụ của nó cho thiện ích chung.

Các lãnh vực công nghệ sinh học mới

130. Trong tầm nhìn triết học và thần học về con người nhân loại và về công trình tạo dựng mà tôi đã trình bày, thì thật rõ ràng là con người nhân loại, được phú ban cho khả năng lý luận

và sự hiểu biết, không phải là một nhân tố bên ngoài để bị loại trừ. Mặc dù sự can thiệp của con người trên thực vật và động vật là được phép khi việc ấy gắn liền với những cần thiết của đời sống con người, Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo dạy rằng việc thí nghiệm trên các loại động vật về mặt đạo đức là chấp nhận được chỉ “khi việc ấy vẫn ở trong những giới hạn hợp lý [và] góp phần vào việc chăm sóc và cứu mạng sống con người”.106 Giáo Lý xác định rõ rằng sức mạnh của con người có những giới hạn và rằng “thật trái với phẩm giá con người khi làm cho các loại động vật phải chịu đau khổ và chết một cách không cần thiết”.107 Tất cả những việc sử dụng và thí nghiệm như thế “đòi hỏi một sự tôn trọng mang tính tôn giáo dành cho tính toàn vẹn của công trình tạo dựng”.108

131. Ở đây tôi muốn nhắc lại vị thế quân bình của Thánh Gioan Phaolô II, Ngài đã nhấn mạnh những lợi ích của khoa học và tiến bộ công nghệ như là bằng chứng của “sự cao quý của ơn gọi làm người để dự phần một cách có trách nhiệm vào hành động sáng tạo của Thiên Chúa”, trong khi cũng nhấn mạnh rằng “chúng ta không thể can thiệp vào một lãnh vực của hệ thống sinh thái mà không chú ý cần thiết đến các hậu quả của sự can thiệp như thế trong các lãnh vực khác”.109 Ngài làm rõ rằng Giáo Hội đánh giá cao những lợi ích vốn là kết quả “từ việc nghiên cứu và những ứng dụng của ngành sinh học phân tử, được bổ sung bởi những phân ngành khác như gen, và ứng dụng công nghệ của nó vào trong nông nghiệp và công nghiệp”.110 Nhưng Ngài cũng chỉ ra rằng điều này phải không được dẫn đến “việc điều khiển gen không biện phân được” 111 vốn phớt lờ những ảnh hưởng tiêu cực trên những sự can thiệp như vậy. Sự sáng tạo của con người không để bị áp chế được. Nếu một nghệ sỹ không thể bị ngăn chặn khỏi việc sử dụng khả năng sáng tạo của mình, thì những người sở hữu những quà

106 Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, n. 2417.

107 Ibid., n. 2418.

108 Ibid., n. 2415.

109 Sứ điệp Ngày Quốc tế Hòa bình 1990, n. 6 : AAS 82 (1990), 150.

110 Discours à l’Académie Pontificale des Sciences (3-10-1981), n. 3 :

Insegnamenti 4/2 (1981), 333.

111 Sứ điệp Ngày Quốc tế Hòa bình 1990, n. 7 : AAS 82 (1990), 151.

tặng đặc biệt cho sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng không thể bị ngăn chặn khỏi việc sử dụng những tài năng Thiên Chúa ban của họ cho việc phục vụ những người khác. Chúng ta cần không ngừng suy nghĩ lại về các mục tiêu, các hiệu quả, bối cảnh tổng thể và các giới hạn đạo đức của hoạt động con người này, vốn là một hình thức của quyền lực có liên hệ đến những rủi ro có thể xem xét được.

132. Do đó, đây là bộ khung đúng cho bất kì một sự suy tư nào có liên quan đến sự can thiệp của con người trên các loại thực vật và động vật, là sự can thiệp hiện nay bao gồm cả việc điều khiển gen bằng công nghệ sinh học nhân danh sự khai thác tiềm năng hiện diện trong thực tại vật chất. Sự tôn trọng bị mang nợ bởi niềm tin đối với lý trí mời gọi một sự chú ý gần gũi đối với điều mà các ngành khoa học sinh học, thông qua nghiên cứu đã không bị ảnh hưởng bởi những lợi ích kinh tế, có thể dạy cho chúng ta về các cấu trúc sinh học, những khả năng của chúng và những đột biến của chúng. Bất cứ một sự can thiệp hợp pháp nào sẽ tác động lên thiên nhiên chỉ để “cổ võ sự phát triển của thiên nhiên trong trật tự của nó, trật tự của việc tạo dựng, như đã được Thiên Chúa muốn”.112

133. Thật khó để đưa là một phán quyết chung về sự điều chỉnh gen (GM), bất luận đó là thực vật hay động vật, y tế hay nông nghiệp, bởi vì những điều này khác nhau rất lớn và mời gọi những sự suy xét cụ thể. Những mối nguy có liên hệ không phải luôn luôn do bởi các kĩ thuật sử dụng, mà hơn thế là do việc áp dụng không đúng đắn hoặc thái quá của chúng. Những đột biến gen, thực ra, đã thường, và vẫn tiếp tục thế, được tạo ra bởi chính thiên nhiên. Những đột biến được tạo ra bởi sự can thiệp của con người cũng không phải là một hiện tượng hiện đại. Việc thuần hoá các loại động vật, việc lai giống giữa các chủng loại và những việc thực hành được chấp nhận xa xưa hơn và mang tính hoàn vũ có thể được đề cập như những điển hình. Tuy nhiên, chúng ta gần gợi nhắc rằng những phát triển khoa học trong điều chỉnh gen các hạt ngũ cốc đã khởi sự bằng việc quan sát vi trùng tự nhiên là loại đã điều chỉnh bộ gen một cách

112 Jean-Paul II, Discours à la 35ème Assemblée Générale de l’Association Médicale Mondiale (29-10-1983), n. 6 : AAS76 (1984), 394.

tự nhiên. Tuy nhiên, trong thiên nhiên, tiến trình này diễn ra chậm và không thể so sánh với tốc độ nhanh chóng được tạo ra bởi những tiến bộ công nghệ đương đại, ngay cả sau này được xây dựng trên sự tiến bộ khoa học của nhiều thế kỷ.

134. Mặc dù chưa có bằng chứng kết luận nào đang tồn tại cho rằng việc điều chỉnh gen các loại ngũ cốc có thể gây nguy hại cho con người, và ở một số vùng việc sử dụng này đã mang lại sự tăng trưởng kinh tế là điều đã giúp giải quyết các vấn đề, nhưng vẫn còn đó những khó khăn lớn lao cần phải không được coi thường. Ở nhiều nơi, theo sự hướng dẫn của những cây giống này, đất canh tác lại tập trung trong tay một vài chủ nhân do bởi “sự biến mất dần của những nhà sản xuất nhỏ, là những người, như một hậu quả của việc mất đất đai khai thác, đã bị buộc phải rút ra khỏi việc sản xuất trực tiếp”.113 Những người tổn thương nhất trong số này lại trở thành những người lao động tạm thời, và nhiều công nhân vùng nông thôn mang lấy kết cục phải di chuyển đến những vùng đô thị cực nghèo. Sự mở rộng của những giống cây trồng này có hiệu quả phá huỷ mạng lưới phức tạp của các hệ thống sinh thái, loại bỏ sự đa dạng của việc sản xuất và ảnh hưởng đến các nền kinh tế vùng miền, bây giờ và trong tương lai. Ở nhiều quốc gia khác nhau, chúng ta thấy một sự mở rộng những kiểu cạnh tranh hẹp đối với việc sản xuất các loại ngũ cốc và những sản phẩm khác cần thiết cho việc canh tác của họ. Sự lệ thuộc này đang trở nền trầm trọng hơn là việc sản xuất những hạt giống không có khả năng sinh sản cần phải suy xét; hậu quả sẽ là buộc các nông dân phải mua chúng từ những nhà sản xuất lớn hơn.

135. Tất nhiên, những vấn đề này đòi hỏi sự chú ý không ngừng và một sự quan tâm đến các áp dụng đạo đức của chúng. Một cuộc tranh mang tính xã hội và khoa học có trách nhiệm ở diện rộng cần phải diễn ra, một cuộc tranh luận có khả năng suy xét hết tất cả mọi thông tin đang có và có khả năng gọi tên mọi thứ. Có đôi khi xảy ra là việc thông tin hoàn chỉnh lại không được đặt lên mặt bàn; một sự chọn lọc lại được thực hiện trên nền tảng của những lợi ích cụ thể, nó là nền kinh tế -

113 Conférence épiscopale d’Argentine : Commission de Pastorale sociale, Una tierra para todos (juin 2005), 19.

chính trị hoặc kinh tế ý thức hệ. Điều này làm cho thật khó để đạt tới một sự phán quyết quân bình và cẩn trọng về những vấn đề khác nhau, một sự phán quyết suy xét hết tất cả các biến thích hợp. Những cuộc thảo luận là cần thiết mà trong đó tất cả những ai trực tiếp hay gián tiếp chịu ảnh hưởng (nông dân, người tiêu dùng, các nhà cầm quyền dân sự, các nhà khoa học, các nhà sản xuất hạt giống, và những người sống gần những cánh đồng chịu ảnh hưởng, và những người khác) có thể nói lên các vấn đề và mối bận tâm của họ, và được sử dụng nguồn thông tin đầy đủ và đáng tin cậy để đưa ra những quyết định vì thiện ích chung, hiện tại và tương lai. Đây là một vấn đề môi trường phức tạp; nó mời gọi một cách tiếp cận có thể hiểu được vốn đòi hỏi, ở mức độ tối thiểu, những nỗ lực lớn lao hơn để hoạch định tài chính cho những lãnh vực nghiên cứu độc lập, liên ngành có thể chiếu rọi ánh sáng mới trên vấn đề.

136. Mặt khác, thật là rắc rối là, khi một số phong trào sinh thái bảo vệ tính toàn vẹn của môi trường, đòi hỏi cách đúng đắn rằng một số giới hạn nhất định cần phải được áp đặt lên trên việc nghiên cứu khoa học, thì đôi khi họ lại thất bại để áp dụng cùng những nguyên tắc đó vào trong cuộc sống con người. Có một xu hướng biện minh cho việc làm trổi vượt tất cả mọi ranh giới khi một cuộc thí nghiệm được thực hiện trên phôi thai sống của con người. Chúng ta quên mất rằng sự xứng đáng bất khả xâm phạm của con người vượt ra mức độ phát triển của mình. Cùng một cách, khi công nghệ coi thường các nguyên tắc đạo đức cao cả, thì nó sẽ mang lấy kết cục là coi bất kì một việc thực hành của bất kì ai là hợp pháp. Như chúng ta đã thấy trong chương này, một nền công nghệ phục vụ tách lìa khỏi đạo đức thì sẽ không dễ gì có thể giới hạn sức mạnh của chính nó.

CHƯƠNG BỐN

NỀN SINH THÁI TOÀN DIỆN

137. Bởi vì mọi sự đều có liên hệ gần gũi với nhau, và các vấn đề của ngày nay mời gọi một tầm nhìn có khả năng suy xét mọi khía cạnh của cuộc khủng hoảng toàn cầu, nên tôi đề nghị rằng chúng ta giờ đây sẽ suy xét một số yếu tố của một nền sinh thái toàn diện, một nền sinh thái rõ ràng tôn trọng các chiều kích nhân loại và xã hội của nó.

I. NỀN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

138. Ngành sinh thái nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần hữu cơ sống động với môi trường mà trong đó các thành phần này phát triển. Điều này nhất thiết kèm theo sự suy tư và tranh luận về các điều kiện cần thiết cho sự sống và sự sinh tồn của xã hội, và sự trung thực cần thiết để đặt vấn đề về những mô thức phát triển, sản xuất và tiêu thụ nhất định. Chúng ta không thể nhấn mạnh đủ về việc mọi sự có liên hệ qua lại với nhau thế nào. Thời gian và không gian không phải độc lập với nhau, và thậm chí các hạt nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử cũng không thể được suy xét cách đơn lập. Cũng như nhiều khía cạnh khác nhau của hành tinh – vật lý, hoá học, và sinh học – đều có liên hệ với nhau, vì thế mà các loài sinh vật sống cũng là một phần của một mạng lưới mà chúng ta sẽ không bao giờ khám phá và hiểu một cách đầy đủ được. Nhiều loại sinh vật sống khác cũng cùng chung phần tốt lành của mã gien của chúng ta. Điều kéo theo là sự phân mảnh về sự hiểu biết và sự tách biệt các mẩu thông tin thực sự có thể trở thành một hình thức của sự ngu muội, trừ khi chúng được kết hợp lại với nhau thành một tầm nhìn rộng lớn hơn về thực tại.

139. Khi chúng ta nói về “môi trường”, điều chúng ta thực sự muốn nói là một mối quan hệ tồn tại giữa thiên nhiên và xã hội vốn đang sống trong môi trường ấy. Thiên nhiên không thể bị coi là một điều gì đó tách ra khỏi bản thân chúng ta hoặc như là một bối cảnh thuần tuý mà chúng ta sống trong đó. Chúng ta là một phần của thiên nhiên, được bao gồm trong đó và do đó ở

trong một mối tương tác liên lỉ với môi trường. Việc nhận biết được lý do vì sao một nơi được cho là đã bị ô nhiễm đòi hỏi một sự nghiên cứu về các công việc của xã hội, nền kinh tế của nó, và các khuôn mẫu hành xử của nó, và cách thế nó nắm bắt thực tại. Đứng trước quy mô của sự thay đổi, chúng ta không còn có thể tìm ra một câu trả lời cụ thể, gián đoạn cho từng phần của vấn đề nữa. Điều thiết yếu là tìm kiếm những giải pháp toàn diện là những giải pháp suy xét những tương tác với chính các hệ thống thiên nhiên và với các hệ thống xã hội. Chúng ta đang phải đối diện không phải với hai cuộc khủng hoảng riêng biệt, một cuộc khủng hoảng môi trường và cuộc khủng hoảng xã hội, mà hơn thế là với một cuộc khủng hoảng phức tạp cả về môi trường lẫn xã hội. Các chiến lược cho một giải pháp đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện để chống lại cái nghèo, khôi phục phẩm giá cho người bị loại trừ, và đồng thời bảo vệ thiên nhiên.

140. Do bởi có nhiều nhân tố và sự khác nhau của các nhân tố được đưa vào suy xét khi xác định sự tác động môi trường của một việc cụ thể đang thực hiện, thì việc giao cho các nhà nghiên cứu vai trò đúng đắn của họ, sắp xếp sự tương tác của họ, và đảm bảo sự tự do học thuật của họ là điều thiết yếu. Cuộc nghiên cứu đang diễn ra cũng cần mang lại cho chúng ta một sự hiểu biết tốt hơn về việc các tạo vật khác nhau liên hệ với nhau như thế nào trong việc tạo nên những đơn vị lớn hơn là điều mà ngày nay chúng ta gọi bằng thuật ngữ “các hệ sinh thái”. Chúng ta suy xét những hệ thống này không chỉ để quyết định cách tốt nhất để sử dụng chúng, mà còn bởi vì chúng có một giá trị cố hữu độc lập về tính hữu dụng của chúng. Mỗi sinh vật, trong tư cách là thọ tạo của Thiên Chúa, là tốt lành và đáng trân trọng nơi chính nó; điều tương tự cũng đúng với toàn thể hoà hợp của các sinh vật tồn tại trong một không gian xác định và đang đóng vai trò là một hệ thống. Mặc dù chúng ta thường không ý thức về điều đó, nhưng chúng ta đang lệ thuộc vào những hệ thống lớn hơn này cho sự tồn tại của chúng ta. Chúng ta chỉ cần gợi nhắc việc các hệ sinh thái tương tác với nhau như thế nào trong việc làm phân tán khí các-bon đi-ô-xít, làm sạch nước, kiểm soát bệnh tật và bệnh dịch, hình thành đất đai, phá vỡ chất thải, và bằng nhiều cách khác mà chúng ta

phớt lờ hay không biết đến. Một khi các nhà nghiên cứu trở nên ý thức về điều này, thì nhiều người sẽ nhận ra rằng chúng ta đang sống và hành động dựa trên thực tại là điều trước đó đã được ban tặng cho chúng ta, điều có trước sự hiện hữu của chúng ta và khả năng của chúng ta. Vì thế, khi chúng ta nói về “việc sử dụng bền vững”, thì phải luôn luôn dành sự suy xét về khả năng tái tạo của mỗi hệ sinh thái trong các lãnh vực và khía cạnh của nó.

141. Sự tăng trưởng kinh tế, về phần nó, có xu hướng tạo ra những phản ứng có thể dự báo được và một sự tiêu chuẩn hoá nhất định với mục tiêu làm đơn giản các thủ tục và làm giảm các khoản chi phí. Điều này cho thấy sự cần thiết đối với một “nền sinh thái kinh tế” có khả năng mời gọi hướng tới một tầm nhìn rộng hơn về thực tại. Việc bảo vệ môi trường thực ra là “một phần thiết yếu của tiến trình phát triển và không thể được xem xét trong sự cô lập khỏi tiến trình”.114 Chúng ta đang rất cần một nền nhân loại có khả năng quy tụ các lãnh vực tri thức lại với nhau, bao gồm cả kinh tế, trong việc phục vụ một tầm nhìn toàn diện và hỗ tương hơn. Ngày nay, việc phân tích các vấn đề môi trường không thể tách rời khỏi việc phân tích con người, gia đình, việc làm và các bối cảnh đô thị, cũng không thể tách rời khỏi cách mà các cá nhân liên hệ với chính bản thân họ, là điều sẽ dẫn đến cách họ liên hệ với người khác và với môi trường. Có một mối liên hệ qua lại giữa các hệ sinh thái và giữa các lãnh vực khác nhau của sự tương tác xã hội, cho thấy một lần nữa rằng “toàn thể thì lớn hơn một phần”.115

142. Nếu mọi thứ có liên hệ với nhau, thì sự lành mạnh của các tổ chức của xã hội cũng có những tác động lên môi trường và chất lượng cuộc sống con người. “Mọi sự phá vỡ sự liên đới và tình bằng hữu dân sự đều làm tổn hại môi trường”.116 Theo nghĩa này, nền sinh thái xã hội nhất định có tính tổ chức, và dần dần mở rộng ra đến toàn thể xã hội, từ nhóm xã hội sơ

114 Déclaration de Rio sur l’environnement et le développement (14 juin 1992), Principe 4.

115 Tông huấn Evangelii gaudium (24-11-2013), n. 237.

116 Benoît XVI, Thông điệp Caritas in veritate (29-6-2009), n. 51 : AAS 101 (2009), 687.

cấp, là gia đình, đến địa phương rộng hơn, là các cộng đồng quốc gia và quốc tế. Bên trong mỗi giai tầng xã hội, và giữa chúng với nhau, các tổ chức phát triển để chi phối các mối quan hệ con người. Bất cứ điều gì làm suy yếu những tổ chức này đều có những tác động tiêu cực, chẳng hạn như bất công, bạo lực và sự mất tự do. Một số quốc gia có một cấp độ tương đối thấp về sự hiệu quả mang tính tổ chức, là điều tạo nên những vấn đề lớn hơn cho người dân của họ trong khi lại làm lợi cho những người đang trục lợi từ hoàn cảnh này. Dù là trong việc quản lý của nhà nước, của các cấp độ xã hội dân sự, hay các mối quan hệ giữa chính bản thân các cá nhân, thì sự thiếu tôn trọng pháp luật đang trở nên mỗi ngày một phổ biến hơn. Luật pháp có thể được thiết lập tốt nhưng vẫn là con chữ chết. Do đó, chúng ta có thể hy vọng rằng trong những trường hợp như thế, pháp lý và các quy định có liên hệ đến môi trường sẽ thực sự cho thấy tính hiệu quả? Chẳng hạn, chúng ta biết rằng các quốc gia vốn có pháp lý rõ ràng về việc bảo vệ các khu rừng vẫn tiếp tục im lặng khi họ thấy luật pháp liên tục bị phá vỡ. Hơn thế nữa, điều đang xảy ra ở bất kì một khu vực nào có thể có ảnh hưởng trực tiếp hay gian tiếp trên những khu vực khác. Do đó, chẳng hạn, việc sử dụng thuốc gây nghiện ở các xã hội giàu có tạo nên một sự đòi hỏi liên tục và tăng dần về các sản phẩm được xuất khẩu từ những vùng nghèo hơn, nơi mà hành vi ứng xử thì hư hỏng, cuộc sống bị phá huỷ, và môi trường tiếp tục suy thoái.

II. NỀN SINH THÁI VĂN HOÁ

143. Cùng với di sản về thiên nhiên, cũng có một nền di sản về lịch sử, nghệ thuật và văn hoá vốn đang cùng một trật đang bị đe doạ. Di sản này là một phần của căn tính chung của mỗi nơi và một nền tảng mà trên đó xây dựng một thành phố sinh sống. Vấn đề không phải là việc phá đổ hay xây dựng các thành phố mới, được cho là có tôn trọng môi trường hơn nhưng không phải luôn là nơi hấp dẫn hơn để sống. Hơn thế, có một sự cần thiết để kết hợp lịch sử, văn hoá và kiến trúc của mỗi nơi lại với nhau, do đó sẽ bảo tồn được căn tính nguyên gốc của nó. Cho nên, sinh thái cũng liên hệ đến việc bảo vệ các kho tàng văn hoá của nhân loại theo một nghĩa rộng nhất. Cụ thể hơn, nó

mời gọi một sự chú ý lớn lao hơn đến các nền văn hoá địa phương khi nghiên cứu các vấn đề môi trường, ưu tiên đối thoại giữa ngôn ngữ khoa học kĩ thuật và ngôn ngữ của người dân. Văn hoá thì hơn cả điều mà chúng ta đã thừa hưởng từ quá khứ; nó cũng là, và trên hết tất cả, một thực tại sống động, năng động và hiện hữu có tính dự phần, là điều không thể bị loại trừ khi chúng ta nghĩ lại về mối quan hệ giữa con người nhân loại và môi trường.

144. Một tầm nhìn mang tính tiêu thụ về con người nhân loại, được khích lệ bởi các cơ chế của nền kinh tế toàn cầu ngày nay, có một tác động san bằng trên các nền văn hoá, hạ thấp sự đa dạng phong phú vốn là di sản của toàn thể nhân loại. Những nỗ lực để giải quyết tất cả mọi vấn đề ngang qua các quy định giống nhau hoặc những can thiệp kĩ thuật có thể dẫn đến việc coi thường những phức tạp của những vấn đề địa phương vốn đòi hỏi sự dự phần tích cực của tất cả các thành viên của cộng đồng. Những tiến trình mới đã thành hình không thể luôn luôn phù hợp với các bộ khung được tháp nhập vào từ bên ngoài; chúng cần được đặt trong chính nền văn hoá địa phương. Cũng như sự sống và thế giới là những thực tại năng động, thì sự quan tâm của chúng ta dành cho thế giới cũng phải linh hoạt và năng động. Những giải pháp thuần tuý kỹ thuật sẽ gặp rủi ro nói đến những triệu chứng chứ không nói đến những vấn đề tàng ẩn nghiêm trọng hơn. Có một sự cần thiết phải tôn trọng các quyền của các dân tộc và các nền văn hoá, và trân trọng sự phát triển của một nhóm xã hội đang đưa ra một tiến trình xã hội sẽ diễn ra trong một bối cảnh xã hội và đòi hỏi một sự liên hệ thường trực và năng động của người dân địa phương ngay từ bên trong nền văn hoá của họ. Khái niệm chất lượng cuộc sống cũng không thể được áp đặt từ bên ngoài, bởi vì chất lượng cuộc sống phải được hiểu bên trong thế giới của các biểu tượng và tập tục thích hợp cho mỗi nhóm người.

145. Nhiều hình thức tập trung của việc khai thác và làm suy thoái môi trường không chỉ làm cạn kiệt các nguồn lực vốn mamg lại cho các cộng đồng địa phương kế sinh nhai, nhưng còn xoá bỏ những cấu trúc xã hội là những điều, trong một thời gian dài, đã hình thành nên căn tính văn hoá và cảm thức của họ về ý nghĩa cuộc sống và cộng đồng. Sự biến mất của một

nền văn hoá có thể chỉ nghiêm trọng bằng, hay thậm chí nghiêm trọng hơn sự biến mất của một số loại thực vật hay động vật. Sự áp đặt một lối sống thống trị có liên hệ đến một hình thức sản xuất nhất định có thể cũng nguy hại như là việc làm suy thoái các hệ sinh thái.

146. Theo nghĩa này, thật thiết yếu để thể hiện một sự quan tâm đặc biệt cho các cộng đồng bản địa và các truyền thống văn hoá của họ. Họ không chỉ là một thiểu số trong số các cộng đồng khác, nhưng phải là những đối tác đối thoại quan trọng, đặc biệt khi những dự án lớn ảnh hưởng đến đất đai của họ được đưa ra. Đối với họ, đất đai không phải là một món hàng nhưng hơn thế là một món quà từ Thiên Chúa và từ ông bà tổ tiên của họ là những người đã yên nghỉ ở đó, một không gian thánh thiêng mà họ cần phải tương tác với nếu họ muốn tiếp tục duy trì căn tính và các giá trị của họ. Khi họ vẫn ở trên đất của họ, thì chính bản thân họ chăm sóc nó tốt nhất. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, áp lực đã đặt trên họ buộc họ phải rời bỏ quê hương của họ để nhường chỗ cho các dự án nông nghiệp hay quặng mỏ là những dự án được thực thi mà không đoái hoài gì đến sự suy thoái của thiên nhiên và văn hoá.

III. NỀN SINH THÁI CỦA ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

147. Sự phát triển đúng đắn bao gồm những nỗ lực để mang lại một sự phát triển toàn diện trong chất lượng sống con người, và điều này kéo theo việc suy xét bối cảnh mà trong đó người dân sống cuộc sống của họ. Những bối cảnh này ảnh hưởng cách chúng ta nghĩ, cảm nhận và hành động. Trong phòng của chúng ta, nhà của chúng ta, nơi làm việc và láng giềng của chúng ta, chúng ta sử dụng môi trường của chúng ta như là một cách thế thể hiện căn tính của chúng ta. Chúng ta thực hiện mọi nỗ lực để phù hợp với môi trường của chúng ta, nhưng khi nó bị mất trật tự, hỗn loạn, hay bão hoà với tiếng ồn và vẻ xấu xí, sự kích thích quá mức như thế sẽ làm cho chúng ta khó thấy mình toàn vẹn và hạnh phúc.

148. Một sự sáng tạo và đại lượng đáng nể phục được thể hiện bởi những con người và những nhóm là những người đáp trả lại những giới hạn môi trường bằng việc làm giảm các tác dụng

phụ của những bối cảnh xung quanh và biết cách định hướng cuộc đời của họ giữa những ngổn ngang và bấp bênh. Chẳng hạn, ở một số nơi, là những nơi mà mặt tiền của các toà nhà nhìn nghèo nàn, thì người dân thể hiện sự quan tâm đặc biệt cho phần nội thất của ngôi nhà của họ, hoặc tìm kiếm sự hài lòng trong sự tử tế và thân thiện của những người khác. Một đời sống xã hội lành mạnh có thể thắp sáng một môi trường mà dường như không thể mong ước được. Đôi khi một nền sinh thái con người đáng khen ngợi lại được thực hiện bởi người nghèo bất chấp muôn vàn gian khó. Cảm giác ngột ngạt mang lại do bởi những nơi dân cư phân bố đông đúc bị chặn lại nếu các mối quan hệ ấm áp và gần gũi được phát triển, nếu các cộng đồng được lập nên, nếu các giới hạn của môi trường được đền bù ở nơi đời sống nội tâm của mỗi người là người cảm thấy được gắn bó bên trong một mạng lưới của tình liên đới và thuộc về. Bằng cách này, bất cứ nơi nào cũng có thể biến đổi từ việc là một địa ngục trần gian thành một bối cảnh cho một đời sống có phẩm giá.

149. Tình trạng cực nghèo được kinh nghiệm ở những khu vực thiếu sự hoà hợp, thiếu những không gian mở hoặc tiềm năng cho một sự hội nhập, có thể dẫn đến những sự cố của sự tàn bạo hay đến việc khai thác bởi các tổ chức tội phạm. Ở những vùng phụ cận bất ổn của các thành phố lớn, kinh nghiệm hằng ngày về sự đông đúc và tình trạng vô danh xã hội có thể tạo nên một cảm giác bứng rễ là điều tạo nên hành vi chống đối xã hội và tình trạng bạo lực. Tuy nhiên, tôi muốn khẳng định rẳng tình yêu luôn luôn cho thấy mạnh mẽ hơn. Nhiều người ở trong những hoàn cảnh này có thể đan dệt lại những mối liên kết của sự thuộc về và cùng nhau là những điều biến đổi sự đông đúc thành một kinh nghiệm của một cộng đồng mà trong đó các bức tường của cái tôi bị phá đổ và các rào cản của sự ích kỷ được vượt thắng. Kinh nghiệm về sự cứu độ mang tính cộng đồng này thường tạo ra những ý tưởng sáng tạo cho sự tiến bộ của một toà nhà hay một khu phố.117

117 Certains auteurs ont montré les valeurs qui souvent se vivent, par exemple dans les “villas”, bidonvilles ou favelas de l’Amérique Latine : cf. JUAN CARLOS SCANNONE, La irrupción del pobre y la logica de la gratuidad,

150. Tương quan giữa không gian sống và hành vi con người cho thấy, những người thiết kế các toà nhà, những khu phố, những không gian công cộng và thành phố, cần phải vẽ trên những sự hiểu biết khác nhau là điều sẽ giúp chúng ta hiểu được những tiến trình tư duy, ngôn ngữ biểu tượng và cách hành động của người dân. Chỉ tìm kiếm vẻ đẹp của bản thiết kế không thôi thì chưa đủ. Đáng quý hơn vẫn là việc phục vụ mà chúng ta mang lại trước một kiểu vẻ đẹp khác: chất lượng sống của người dân, sự thân thuộc của họ với môi trường, việc gặp gỡ và sự trợ giúp lẫn nhau. Cũng ở đây, chúng ta thấy thật quan trọng biết bao là việc quy hoạch đô thị luôn luôn suy xét những quan điểm của những người sẽ sống trong các khu vực này.

151. Cũng có một sự cần thiết phải bảo vệ những nơi chung này, những địa danh thấy được và những cảnh quan đô thị là những điều làm gia tăng cảm thức thuộc về, cội nguồn, “cảm thấy ở nhà” của chúng ta trong một thành phố gồm có chúng ta và quy tụ chúng ta lại với nhau. Thật quan trọng là các khu vực của một thành phố cần phải liên kết tốt với nhau và rằng những người đang sống ở đó có một cảm thức toàn thể, hơn là việc rời khỏi một khu phố và không thấy thành phố lớn hơn như là không gian mà họ chia sẻ với những người khác. Những can thiệp ảnh hưởng đến phong cảnh đô thị hay nông thôn cần suy xét cách các yếu tố khác nhau kết hợp lại để tạo thành một tổng thể vốn được tiếp nhận bởi các cư dân của nó như là một khung sườn nhất quán và ý nghĩa cho cuộc sống của họ. Do đó, những người khác sẽ không bị coi là những người xa lạ, nhưng là một phần của cái “chúng ta” là điều mà tất cả chúng ta đang làm việc để tạo ra. Vì cùng một lý do này, ở cả những bối cảnh đô thị và nông thôn, thật hữu ích để đặt sang một bên một số nơi có thể được bảo tổn và bảo vệ khỏi những thay đổi thường trực do bởi sự can thiệp của con người mang lại.

152. Việc thiếu nhà ở là một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới, cả ở những vùng nông thôn lẫn ở những thành

dans : JUAN CARLOS SCANNONE Y MARCELO PERiNE (edd.), Irrupción del pobre y quehacer filosófico. Hacia una nueva racionalidad, Buenos Aires 1993, p. 225-230.

phố rộng lớn, bởi vì các khoản ngân sách nhà nước thường chỉ chi trả cho một khoản nhỏ của yêu cầu. Không chỉ người nghèo, mà còn nhiều thành phần xã hội khác nữa, thấy thật khó để sở hữu một ngôi nhà. Có một ngồi nhà có liên quan rất nhiều đến một cảm thức về phẩm giá cá nhân và sự phát triển của các gia đình. Đây là một vấn đề chính đối với nền sinh thái con người. Ở một số nơi, những khu phố ổ chuột tạm mọc lên, điều này có nghĩa là phát triển những khu phố ấy hơn là đập phá hay thay thế chúng. Khi người nghèo sống trong những khu ổ chuột mất vệ sinh hoặc trong những khu chung cư nguy hiểm, “trong những trường hợp là những nơi cần thiết phải tái định cư lại, để không phải chồng chất khổ đau, cần cung cấp đầy đủ thông tin, với những chọn lựa về nhà cửa hợp lệ được đưa ra, và người dân trực tiếp liên qusan cần phải là một phần của tiến trình”.118 Đồng thời, sự sáng tạo cần phải được thể hiện trong sự kết hợp những khu phố suy yếu thành một thành phố chào đón: “Đẹp thay các thành phố vượt qua được sự ngờ vực không lành mạnh, và hội nhập những người khác biệt, cùng biến việc hội nhập này thành một yếu tố mới trong việc phát triển ! Đẹp thay các thành phố, mà thậm chí trong thiết kế kiến trúc của chúng, có đầy những không gian kết nối, liên kết, khuyến khích việc nhìn nhận những ngưởi khác !”.119

153. Chất lượng cuộc sống ở các thành phố có nhiều liên hệ với các hệ thống giao thông, vốn là một nguồn của nhiều khổ đau đối với những người sử dụng chúng. Nhiều xe hơi, được một hay nhiều người sử dụng, lưu thông trong các thành phố, tạo nên việc kẹt giao thông, làm gia tăng mức độ ô nhiễm, và tiêu thụ những khối lượng lớn năng lượng không tái tạo được. Điều này tạo nên sự cần thiết phải xây dựng nhiều đường xá và các khu vực đậu xe hơn là những việc làm hư hỏng cảnh quan đô thị. Nhiều chuyên gia đồng ý về sự cần thiết dành quyền ưu tiên cho phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, một vài phương thế cần thiết sẽ không dễ dàng cho thấy là chấp nhận được đối với xã hội trừ khi những cải tiến sau đó được thực hiện

118 Hội đồng Giáo hoàng về “Công lý và Hòa bình”, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, n. 482.

119 Tông huấn Evangelii gaudium (24-11-2013), n. 210 : AAS 105 (2013), 1107.

trong chính những hệ thống, là điều mà ở trong nhiều thành phố buộc người dân phải chịu đựng những điều kiện không đúng phẩm giá vì đông đúc, bất tiện, dịch vụ ngắt quãng và thiếu an toàn.

154. Tôn trọng phẩm giá của chúng ta như là những con người thường bị phiền toái bởi những thực tại hỗn loạn mà con người phải chịu đựng trong đời sống đô thị. Tuy nhiên, điều này phải đừng làm cho chúng ta coi thường sự bỏ rơi và phớt lờ cũng được những cư dân nông thôn kinh nghiệm là việc thiếu quyền được sử dụng những dịch vụ thiết yếu và nơi mà những công nhân bị hạ xuống những hoàn cảnh của hình phạt khổ sai, không có quyền và thậm chí niềm hy vọng về một cuộc sống có phẩm giá hơn.

155. Nền sinh thái con người cũng hám chứa một thực tại sâu sắc khác: mối quan hệ giữa đời sống con người và luật đạo đức, là điều đã được khắc ghi vào trong bản tính của chúng ta và cần thiết cho việc tạo nên một môi trường có phẩm giá hơn. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã nói về một “nền sinh thái của con người”, dựa trên sự thật là “con người cũng có một bản chất mà con người phải tôn trọng và rằng con người không thể thao túng như mong muốn”.120 Thật đủ để nhận ra rằng chính thân xác chúng ta sẽ thiết lập cho chúng ta một mối quan hệ với môi trường và với những sinh vật sống khác. Sự chấp nhận thân thể của chúng ta như là quà tặng của Thiên Chúa là thiết yếu cho việc đón tiếp và chấp nhận toàn thế giới như là một quà tặng từ Chúa Cha và ngôi nhà chung của chúng ta, trong khi nghĩ rằng việc chúng ta sẽ vui hưởng quyền tuyệt đối trên thân xác của chúng ta sẽ biến đổi, thường là tinh tế, thành việc nghĩ rằng chúng ta sẽ vui hưởng quyền tuyệt đối trên công trình tạo dựng. Biết chấp nhận thân xác của chúng ta, chăm sóc nó và tôn trọng ý nghĩa trọn vẹn nhất của nó, là một nhân tố thiết yếu của bất cứ một nền sinh thái con người nào. Cũng thế, việc thấy giá trị của thân xác của một người trong phái tính nữ hay phái tính nam của nó là cần thiết để tôi có thể nhận biết chính bản thân tôi trong cuộc gặp gỡ với một ai đó khác. Theo đó, chúng ta có thể vui vẻ chấp nhận những quà tặng cụ thể

120 Diễn từ tại Deutscher Bundestag, Berlin (22-9-2011) : AAS 103 (2011), 668.

của người nam hay nữ khác, công trình của Thiên Chúa Đấng Tạo Dựng, và thấy được sự phong phú của nhau. Thật không phải là một thái độ lành mạnh vốn tìm kiếm “để xoá bỏ sự khác biệt về phái vì người ta không còn biết cách đối diện với nó nữa”.121

IV. NGUYÊN TẮC VỀ THIỆN ÍCH CHUNG

156. Một nền sinh thái toàn diện thì không thể tách rời khỏi khái niệm về thiện ích chung, một nguyên tắc đạo đức xã hội trọng tâm và thống nhất. Thiện ích chung là “tổng thể những điều kiện của đời sống xã hội là điều cho phép các nhóm xã hội và các thành viên cá thể của các nhóm này một cách tương đối toàn diện và sẵn sàng đạt tới sự thành toàn của họ”.122

157. Tàng ẩn bên dưới nguyên tắc về thiện ích chung là sự tôn trọng con người nhân loại như vậy, được phú ban cho những quyền bất khả xâm phạm nhất định nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện của con người. Điều này cũng có liên hệ với nền an sinh tổng thể của xã hội và sự phát triển của một sự đa dạng các nhóm trung gian, áp dụng nguyên tắc bổ trợ. Nổi bật lên trong các nhóm này là gia đình, như là tế bào nền tảng của xã hội. Sau cùng, thiện ích chung kêu gọi hoà bình xã hội, sự bình ổn và sự an ninh được mang lại bởi một trật tự nhất định là điều không thể đạt được mà không có sự quan tâm cụ thể dành cho nền công lý có tính chất phân phối; bất cứ khi nào điều này bị phá vỡ, thì bạo lực sẽ luôn luôn tiếp nối. Xã hội như một tổng thể, và đặc biệt là nhà nước, buộc phải bảo vệ và cổ võ thiện ích chung.

158. Trong hoàn cảnh hiện tại của xã hội toàn cầu, nơi mà những bất công tồn tại và số người gia tăng đang bị tước đoạt các quyền con người và bị coi là bỏ đi được, thì nguyên tắc thiện ích chung lập tức trở thành, cách hợp lý và không thể thiếu, một mệnh lệnh đối với sự liên đới và một chọn lựa ưu tiên dành cho người nghèo khổ nhất trong số anh chị em của

121 Catéchèse (15-4-2015) : ORf (16 avril 2015), n. 16, p. 2.

122 Conc. Œcum. Vat. II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, n. 26.

chúng ta. Chọn lựa này đi kèm với việc nhận biết những tác động của đích điểm hoàn vũ của những của cải của thế giới, nhưng, như tôi đã đề cập trong Tông huấn Evangelii Gaudium,123 điều đòi hỏi trước tất cả mọi thứ khác là một sự trân trọng phẩm giá lớn lao của người nghèo dưới ánh sáng của những xác tín sâu thẳm nhất của chúng ta trong tư cách là những người tin. Chúng ta chỉ cần nhìn xung quanh chúng ta sẽ thấy rằng, ngay nay, chọn lựa này thực ra là một điều buộc về mặt đạo đức thiết yếu đối với việc đạt tới thiện ích chung cách hiệu quả.

V. CÔNG LÝ GIỮA CÁC THẾ HỆ

159. Khái niệm về thiện ích chung cũng mở rộng ra tới các thế hệ tương lai. Những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu một cách đau đớn đã tạo ra những tác động gây nguy hại rõ ràng về việc coi thường số phận chung của chúng ta, là điều không thể loại trừ những người đến sau chúng ta. Chúng ta không còn có thể nói về sự phát triển bình ổn mà tách ra khỏi sự liên đới giữa các thế hệ. Một khi chúng ta bắt đầu nghĩ về loại thế giới mà chúng ta sẽ để lại cho các thế hệ tương lai, chúng ta sẽ nhìn mọi sự theo cách khác; chúng ta sẽ nhận biết rằng thế giới là một quà tặng mà chúng ta đã được lãnh nhận nhưng không thì cũng phải chia sẻ với những người khác. Bởi vì thế giới đã được trao ban cho chúng ta, thì chúng ta không còn có thể nhìn thực tại theo một cách thực dụng thuần tuý, mà trong đó tính hiệu quả và hiệu năng lại hoàn toàn hướng đến lợi ích cá nhân của chúng ta. Sự liên đới giữa các thế hệ không mang tính chọn lựa, mà hơn thế là một vấn đề căn bản của công lý, bởi vì thế giới mà chúng ta đã lãnh nhận cũng thuộc về những người sẽ đến sau chúng ta. Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha đã kêu gọi chúng ta nhận biết điều buộc về công lý này: “Môi trường là một phần của một luận lý của sự tiếp nhận. Nó được vay mượn từ mỗi thế hệ, là điều sau đó phải trao lại nó cho thế hệ kế

123 Cf. n. 186-201 : AAS 105 (2013), 1098-1105.

tiếp”.124 Một nền sinh thái toàn diện được đánh dấu bởi tầm nhìn rộng hơn này.

160. Loại thế giới nào mà chúng ta muốn để lại cho những người đến sau chúng ta, cho con em của chúng ta hiện đang lớn lên? Câu hỏi này không chỉ liên hệ đến môi trường một cách biệt lập; vấn đề không thể được tiếp cận theo từng mảnh được. Khi chúng ta tự hỏi bản thân chúng ta loại thế giới nào mà chúng ta muốn để lại, chúng ta trước hết nghĩ về định hướng tổng thể của nó, ý nghĩa của nó và các giá trị của nó. Nếu chúng ta không đấu tranh với những vấn đề sâu hơn này, tôi không tin rằng sự quan tâm của chúng ta dành cho môi trường sẽ tạo ra những kết qua ý nghĩa được. Nhưng nếu chúng ta đối diện với những vấn đề này cách can đảm, thì chúng ta sẽ được dẫn dắt một cách vững vàng đến việc hỏi những câu hỏi được đặt ra khác: Đâu là mục đích của cuộc sống của chúng ta trên thế giới này? Tại sao chúng ta ở đây? Đâu là mục tiêu của công việc của chúng ta và của tất cả những nỗ lực của chúng ta? Trái đất cần gì từ chúng ta? Do đó, sẽ không bao giờ là đủ để chỉ đơn giản nói đến điều mà chúng ta quan tâm cho các thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải thấy rằng điều đang có nguy cơ chính là phẩm giá của chúng ta. Việc để lại một hành tinh không thể sống nổi cho các thế hệ tương lai, trước hết và trên hết, tuỳ thuộc vào chúng ta. Vấn đề là một điều đang ảnh hưởng cách đáng kể trên chúng ta, vì nó có liên hệ đến ý nghĩa tối hậu của nơi tạm trú trần gian của chúng ta.

161. Những lời tiên báo về tận thế không còn có thể được đáp trả bằng sự mỉa mai và khinh miệt được nữa. Chúng ta chắc chắn sẽ để lại cho thế hệ kế tiếp những mảnh vỡ, sự hoang vu và sự bẩn thỉu. Tốc độ tiêu thụ, chất thải và sự biến đổi môi trường đã kéo quá căng khả năng của hành tinh đến nỗi lối sống hiện tại của chúng ta, vốn không ổn định như nó là, chỉ có thể tạo ra những thảm hoạ, chẳng hạn như những thảm hoạ mà thậm chí ngay bây giờ đang xảy ra cách định kỳ ở nhiều khu vực trên thế giới. Những tác động của tình trạng bất quân bình hiện tại chỉ có thể được giảm thiểu bằng hành động dứt

124 Conférence épiscopale portugaise, Thư mục vụ Responsabilidade solidária pelo bem comum (15 septembre 2003), 20.

khoát của chúng ta, ở đây và bây giờ. Chúng ta cần phải suy tư về trách nhiệm của chúng ta trước khi những người khác sẽ phải chịu đựng những hậu quả khốc liệt.

162. Khó khăn của chúng ta khi mang lấy thách đố này cách nghiêm túc có rất nhiều liên hệ đế sự suy thoái đạo đức và văn hoá là điều đã đi cùng với sự suy thoái về môi trường. Những người nam và người nữ của thế giới hậu hiện đại của chúng ta sẽ gặp mối nguy về chủ nghĩa cá nhân rộng khắp, và nhiều vấn đề của xã hội có liên hệ với nền văn hoá quy ngã về sự thoả mãn tức thời của thời nay. Chúng ta thấy điều này ở trong cuộc khủng hoảng gia đình và các mối liên kết xã hội và những khó khăn của việc nhìn nhận người khác. Các bậc cha mẹ có thể bị cuốn hút về việc tiêu thụ mang tính thúc ép và lãng phí, là điều sau đó sẽ ảnh hưởng đến con cái của họ là những người sẽ thấy ngày càng khó để có được một căn nhà của chính chúng và xây dựng một gia đình. Hơn thế nữa, việc không có khả năng suy nghĩ nghiêm túc của chúng ta về các thế hệ tương lai có liên hệ đến sự mất khả năng mở rộng phạm vi của chúng ta về những mối quan tâm của chúng ta và mất khả năng dành sự chú ý của chúng ta đến những người vẫn bị loại trừ khỏi sự phát triển. Chúng ta hãy đừng chỉ giữ người nghèo của tương lai trong tư tưởng, mà còn cả người nghèo ngày nay nữa, là những người mà cuộc sống của họ trên trên trái đất này ngắn ngủi và những người không thể chịu đựng việc đợi chờ. Do đó, “ngoài một cảm thức công bằng hơn về tình liên đới các thế hệ thì còn có một sự khẩn thiết mang tính đạo đức dành cho một cảm thức được đổi mới về tình liên đới giữa các thế hệ (solidarité intra-généra- tionnelle) nữa”.125

125 Benoît XVI, Sứ điệp Ngày Quốc tế Hòa bình 2010, n. 8 : AAS 102 (2010), 45.

CHƯƠNG NĂM

CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ HÀNH ĐỘNG

163. Cho đến giờ tôi đã nỗ lực để đề cập đến cả kho vấn đề hiện tại, nói đến những rạn nứt trong hành tinh mà chúng ta đang cư ngụ cũng như là nói đến những căn nguyên nhân loại sâu sắc của sự suy thoái môi trường. Mặc dù việc chiêm ngắm thực tại này trong tự thân nó đã cho thấy một sự cần thiết thay đổi đướng hướng và các cách hành động khác, giờ đây chúng ta sẽ nỗ lực để hoạch ra những con đường chính của việc đối thoại vốn có thể giúp chúng ta thoát khỏi vòng xoáy của sự tự huỷ diệt hiện đang nhấn chìm chúng ta.

I. ĐỐI THOẠI VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ

164. Bắt đầu vào giữa thế kỷ trước và vượt qua được nhiều khó khăn, đã có một sự xác tín lớn mạnh là hành tinh của chúng ta là một quê hương và rằng nhân loại là một dân tộc sống trong một ngôi nhà chung. Một thế giới lệ thuộc vào nhau không chỉ làm cho chúng ta ý thức về những ảnh hưởng tiêu cực của những lối sống nhất định và những mô hình sản xuất và tiêu thụ vốn ảnh hưởng đến tất cả chúng ta; mà quan trọng hơn, nó thôi thúc chúng ta biết đảm bảo rằng các giải pháp được đưa ra từ cách tiếp cận mang tính toàn cầu, chứ không chỉ là bảo vệ những lợi ích của một vài quốc gia. Sự lệ thuộc vào nhau buộc chúng ta phải suy nghĩ về một thế giới với một kế hoạch chung. Tuy nhiên cùng một sự thông thái là điều đã mang lại sự tiến bộ công nghệ lớn lao đang có cho đến nay cũng phải cho thấy là có khả năng tìm kiếm những cách thức giải quyết những vấn đề nghiêm trọng về môi trường và xã hội trên khắp thế giới. Một sự đồng thuận toàn cầu là cần thiết cho việc đối diện với những vấn đề sâu hơn vốn không thể được giải quyết bằng những hành động đơn phương về phía các quốc gia riêng biệt. Một sự đồng thuận như thế có thể dẫn tới, chẳng hạn, việc lên kế hoạch cho một nền nông nghiệp bền vững và đa dạng, phát triển những hình thức năng lượng tái tạo lại được và ít gây ô nhiễm hơn, khích lệ một cách dùng năng lượng hiệu quả hơn,

cổ võ một cách quản lý các nguồn tài nguyên biển và rừng tốt hơn, và đảm bảo việc dùng được nguồn nước uống.

165. Chúng ta biết rằng công nghệ dựa trên việc sự dụng các nguyên liệu hoá thạch có tính gây ô nhiễm cao – đặc biệt là than, nhưng cũng có cả dầu nữa, cho đến mức độ thấp hơn, là ga – cần phải được thay thế ngay mà không có sự trì hoãn. Cho đến khi chúng ta thực hiện được sự tiến bộ lớn hơn trong sự phát triển rộng khắp của các nguồn tài nguyên có thể sử dụng về năng lượng tái tạo được, thì thật hợp lý để chọn lựa giải pháp thay thế ít gây hại hơn hoặc tìm kiếm những giải pháp ngắn hạn. Nhưng cộng đồng quốc tế vẫn chưa đạt tới những thoả thuận đầy đủ về trách nhiệm về việc trả các khoản chi phí của sự chuyển đổi năng lượng này. Trong những thập kỷ gần đây, các vấn đề về môi trường đã làm dấy lên cuộc tranh cãi công khai rất đáng chú ý và đã gợi lên một loạt các đáp trả dân sự mang tính đại lượng và quyết tâm khác nhau. Các nền chính trị và kinh doanh cũng đã chậm chạp phản ứng theo một cách xứng hợp với sự khẩn thiết của những thách đố mà thế giới chúng ta đang đối diện. Mặc dù thời kỳ hậu công nghiệp có thể được nhớ đến rõ ràng như là một trong những thời kỳ vô trách nhiệm nhất trong lịch sử, song có một lý do để hy vọng rằng nhân loại trong buổi bình sinh của thế kỷ 21 sẽ được nhớ đến vì đã đại lượng gánh vác hết những trọng trách của thời kỳ này.

166. Trên khắp thế giới, phong trào sinh thái đã thực hiện được những bước tiến đáng kể, cũng nhờ vào những nỗ lực của nhiều tổ chức xã hội dân sự. Thật không thể đề cập hết các tổ chức ấy ở đây, hoặc ôn lại lịch sử của những đóng góp của họ. Nhưng nhờ vào những nỗ lực của họ, mà các vấn đề về môi trường đã dần dần tìm được một vị trí trong các chương trình công và khích lệ những cách tiếp cần có tầm nhìn xa hơn nữa. Điều này, tuy nhiên, các Hội Nghị Thượng Đỉnh Thế Giới gần đây về môi trường đã không thoả mãn được những mong đợi bởi vì, do bởi thiếu ý chí chính trị, họ không thể đạt tới những thoả thuận toàn cầu đầy đủ ý nghĩa và hiệu quả về môi trường.

167. Thật cần thiết phải đề cập đến Hội Nghị Thượng Đỉnh Năm 1992 tại Rio de Janeiro. Hội Nghị này tuyên bố rằng “con người nhân loại đang là trọng tâm của các mối quan tâm dành cho sự

phát triển bền vững”.126 Nhắc lại Bản Tuyên Ngôn Stockholm năm 1972, nó lưu giữ một sự hợp tác quốc tế nhằm chăm sóc cho hệ sinh thái của toàn thể trái đất, nghĩa vụ của những người gây ô nhiễm phải mang lấy cái giá của nó, và nghĩa vụ đánh giá sự ảnh hưởng môi trường của các dự án và các công trình. Bản tuyên ngôn này đưa ra mục tiêu giới hạn khí thải nhà kính tập trung trong không khí, trong một nỗ lực để làm đảo ngược lại xu hướng nóng dần lên toàn cầu. Bản tuyên ngôn này cũng hoạch định ra một lịch trình với một kế hoạch hành động và một thoả thuận về sự đa dạng sinh học, và đưa ra các nguyên tắc có liên quan đến các khu rừng. Mặc dù hội nghị thượng đỉnh là một bước tiến thực sự, và là một lời tiên báo cho thời đại, nhưng những việc làm kèm theo của nó thì dường như được thực hiện một cách nghèo nàn, do bởi thiếu các cơ chế thích hợp cho việc rà soát lại có tính giám sát và mang tính giai đoạn và những hình phạt trong những trường hợp không tuân thủ. Các nguyên tắc mà bản tuyên ngôn này công bố vẫn đợi chờ các phương thế áp dụng thực tế cách hiệu quả và linh hoạt.

168. Trong số những kinh nghiệm tích trong sự suy xét này, chúng ta có thể để ý, chẳng hạn, Cuộc Hội Thảo Basel về các chất thải độc hại, với hệ thống báo cáo của nó, các tiêu chuẩn và kiểm soát của nó. Cũng có Cuộc Hội Thảo bắt buộc về thương mại quốc tế đối với các loại động vật và thực vật đang trong nguy cơ, là buổi họp bao gồm cả những chuyến thăm thực tế để xác định việc tuân thủ hiệu quả. Nhờ vào chương trình Hội Thảo Vienne về việc bảo vệ tầng ô-zôn và việc áp dụng của nó thông qua Giao Thức Montreal và những điều chỉnh, vấn đề về việc mỏng dần của tầng ô-zôn đã đi vào một giai đoạn giải quyết.

169. Chừng nào việc bảo vệ sự đa dạng sinh học và các vấn đề có liên quan đến tình trạng sa mạc hoá còn liên hệ với nhau, thì sự tiến bộ đạt được cho đến nay sẽ kém quan trọng hơn. Khi xem xét đến sự biến đổi khí hậu, thì những tiến bộ đã đạt được thật đáng tiếc là rất ít. Việc giảm thiểu các loại khí thải nhà kính đòi hỏi sự trung thực, can đảm và trách nhiệm, trên hết tất cả

126 Déclaration de Rio sur l’environnement et le développement (14 juin 1992), Principe 1.

là về phía các quốc gia mạnh thế hơn và gây ô nhiễm nhiều nhất. Cuộc Hội Thảo của Liên Hiệp Quốc về Sự Phát Triền Bền Vững”, “Rio+20” (Rio de Janeiro 2012), đã ban hành một văn kiện bao quát nhưng đầu ra không hiệu quả. Những cuộc thương thảo quốc tế sẽ không thể tạo ra một bước tiến quan trọng do bởi các vị thế mà các quốc gia nắm giữ vốn đặt lợi ích quốc gia của họ trên thiện ích chung toàn cầu. Những quốc gia này sẽ phải chịu những hậu quả của những điều mà chúng ta đang nỗ lực che giấu sẽ không quên sự thất bại về lương tâm và trách nhiệm này. Thậm chí ngay khi Thông điệp này đang được chuẩn bị, thì cuộc tranh luận vẫn đang gay gắt. Chúng ta là những người có niềm tin không thể không xin Thiên Chúa ban cho một kết quả tích cực trước các cuộc thảo luận hiện tại, để các thế hệ tương lai sẽ không phải chịu đựng những tác động của những trì hoãn rất thiếu khôn ngoan của chúng ta.

170. Một số chiến lược nhằm giảm thiểu những khí thải gây ô nhiễm kêu gọi việc quốc tế hoá các khoản chi phí môi trường, là việc làm vốn có nguy cơ áp đặt lên các nước có ít nguồn tài nguyên hơn những cam kết nặng nề đối với việc làm giảm thiểu các khí thải so với lượng khí thải của các nước công nghiệp hoá hơn. Việc áp đặt biện pháp như vậy sẽ phạt các quốc gia đang cần phát triển nhất. Một sự bất công xa hơn nữa đang được thực hiện dưới dáng vẻ của việc bảo vệ môi trường. Cũng thế ở đây, người nghèo sẽ mang kết cục trả giá đắt. Hơn thế nữa, bởi vì người ta cảm thấy các tác động của sự biến đổi khí hậu còn lâu mới xảy ra, ngay cả các biện pháp nghiêm ngặt nhất hiện nay đang áp dụng, nên một số quốc gia có các nguồn tài nguyên khan hiếm sẽ đòi hỏi một sự trợ giúp trong việc làm quen với những tác động hiện đã đang được tạo ra, là những thứ sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế của họ. Trong bối cảnh này, có một sự cần thiết đối với các trách nhiệm chung và khác biệt. Như Hội Đồng Giám Mục Bolivia đã nói, “các quốc gia kiếm lợi từ một mức độ cao hơn về việc công nghiệp hoá, với cái giá của rất nhiều khí thải nhà kính, phải có trách nhiệm lớn hơn đối

với việc đưa ra một giải pháp cho các vấn đề mà họ đã tạo ra”.127

171. Chiến lược mua và bán “các khoản tín dụng khí các-bon” có thể dẫn đến một hình thức mới của sự đầu cơ vốn chẳng giúp gì được cho việc làm giảm thiểu các khí thải gây ô nhiễm toàn thế giới. Hệ thống này dường như mang lại một giải pháp nhanh chóng và dễ dãi dưới dáng vẻ của một sự dấn thân thực sự vì môi trường, nhưng nó không hề góp phần tạo ra một sự thay đổi triệt để mà các hoàn cảnh hiện tại đòi hỏi. Hơn thế, nó chỉ trở thành một trò đùa cho phép duy trì một sự tiêu thụ thái quá ở một số quốc gia và khu vực.

172. Đối với các quốc gia nghèo, thì những ưu tiên phải là việc loại bỏ tình trạng cực nghèo và cổ võ sự phát triển xã hội của người dân của họ. Đồng thời, những quốc gia này cần nhận biết mức độ nguy hại của việc tiêu thụ ở một số khu vực đặc quyền của dân cư của họ và đấu tranh chống tham nhũng cách hiệu quả hơn. Họ cũng buộc phải phát triển những hình thức sản xuất năng lượng ít gây ô nhiễm hơn, nhưng để làm thế thì họ đòi hỏi sự trợ giúp của những quốc gia đã kinh qua được sự phát triển phải trả giá cho tình trạng ô nhiễm đang diễn ra trên hành tinh này. Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời dồi dào sẽ đòi hỏi việc thiết lập những cơ chế và những khoản trợ cấp là những điều giúp cho các nước đang phát triển đi vào sự chuyển đổi công nghệ, sự trợ giúp kĩ thuật và những nguồn tài chính, nhưng theo một cách thế tôn trọng các hoàn cảnh cụ thể của họ, bởi vì “sự thích hợp của [hạ tầng cơ sở] với bối cảnh mà qua đó những hạ tầng này được thiết kế thì không phải luôn được đánh giá cách đầy đủ”.128 Các khoản chi của việc này có thể thấp, so với những mối nguy về biến đổi khí hậu. Trong bất kì biến cố nào, những khoản chi phí này nhất định là những quyết định mang tính đạo đức, được bén rễ trong sự liên đới giữa hết mọi dân tộc.

127 Conférence des évêques de Bolivie, Lettre pastorale sur l’environnement et le développement humain en Bolivie El universo, don de Dios para la vida (2012), 86.

128 Hội đồng Giáo Hoàng về “Công lý và Hòa bình”, Energia, justicia y paz, n. IV, 1, Cité du Vatican (2013), p. 57.

173. Những thoả thuận quốc tế được thi hành đang rất khẩn thiết, bởi vì các nhà cầm quyền địa phương thì không phải luôn luôn có thể can thiệp hiệu quả. Các mối quan hệ giữa các nhà nước phải tôn trọng quyền tối thượng của nhau, nhưng cũng đặt ra những phương thế được đồng thuận song phương về việc ngăn ngừa những thảm hoạ khu vực mà cuối cùng có thể ảnh hưởng đến hết mọi người. Những định mức mang tính quy định toàn cầu cần thiết phải được áp đặt những điều buộc và ngăn chặn những hành động không chấp nhận được, chẳng hạn, khi các công ty hoặc các quốc gia mạnh thải ra chất thải nhiễm khuẩn hay những ngành công nghiệp gây ô nhiễm ngoài khơi ở các nước khác.

174. Chúng ta cũng hãy đề cập đến hệ thống điều hành các đại dương. Các buổi hội thảo quốc tế và khu vực thực sự hiện hữu, nhưng sự phân mảnh và sự thiếu các cơ chế nghiệm ngặt về luật lệ, sự kiểm soát và hình phạt lại mang lấy kết cục là coi thường những nỗ lực này. Vấn đề chất thải biển đang gia tăng và việc bảo vệ những vùng biển mở đang đưa ra những thách đố cụ thể. Trong thực tế, điều cần thiết là một sự thoả thuận về các hệ thống điều hành toàn bộ mọi thứ gọi là “các vấn đề chung toàn cầu”.

175. Cùng một não trạng đang ngáng trở trên con đường của việc tạo ra những quyết định dứt khoát nhằm làm đảo ngược lại khuynh hướng nóng dần toàn cầu cũng đang ngáng trở trên con đường của việc đạt được mục tiêu loại bỏ sự nghèo nàn. Một cách tiếp cận tổng thể có trách nhiệm hơn đang cần thiết để giải quyết cả hai vấn đề: giảm thiểu sự ô nhiễm và phát triển các nước và các khu vực nghèo hơn. Thế kỷ 21, trong khi đang duy trì các hệ thống điều hành được thừa hưởng từ quá khứ, lại đang chứng kiến một sự suy yếu về sức mạnh của các nhà nước quốc gia, chủ yếu là vì các thành phần kinh tế và tài chính, đang chuyển đổi, có xu hướng thắng thế cả chính trị. Trước tình hình này, thật chính đáng để tạo ra những tổ chức quốc tế có tổ chức hiệu quả hơn và mạnh mẽ hơn, với những người có nhiệm vụ được bổ nhiệm cách công bằng bởi sự thoả thuận giữa các chính phủ quốc gia, và được trao quyền được áp đặt những hình thức xử phạt. Như Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã xác định trong sự tiếp nối với giáo huấn xã hội của Giáo Hội: “Để quản lý

nền kinh tế toàn cầu; để làm sống lại các nền kinh tế đã bị quật ngã bởi khủng hoảng; để tránh bất kì một sự suy thoái nào của cuộc khủng hoảng hiện tại và những bất quân bình lớn lao hơn có thể tạo ra; để mang lại một sự giải trừ quân bị toàn diện và đúng lúc, sự an toàn lương thực và nền hoà bình; để đảm bảo sự bảo vệ môi trường và điều tiết việc di dân: vì tất cả điều này, có một sự khẩn thiết về một quyền lực chính trị thế giới thực sự, như vị tiền nhiệm của tôi Chân Phúc Gioan XXIII đã chỉ ra một vài năm trước đây”.129 Chính sách ngoại giao cũng phải mang lấy một tầm quan trọng mới trong công việc phát triển những chiến lược quốc tế vốn có thể dự đoán trước được các vấn đề nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.

II. ĐỐI THOẠI VÌ NHỮNG CHÍNH SÁCH MỚI MANG TẦM QUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƯƠNG

176. Không chỉ có kẻ thắng người thua giữa các quốc gia, mà còn trong chính bản thân các nước nghèo hơn nữa. Từ đó các trách nhiệm khác nhau cần phải được xác định. Những vấn đề có liên hệ đến sự phát triển môi trường và kinh tế không còn có thể được tiếp cận chỉ từ một quan điểm về những khác biệt giữa các quốc gia; chúng còn mời gọi một sự chú ý lớn lao hơn trước các chính sách cả ở cấp độ quốc gia và địa phương.

177. Đứng trước tiềm năng thực sự đối với việc sử dụng sai về các khả năng của con người, cá nhân các nhà nước không còn có thể phớt lờ đi trách nhiệm lên kế hoạch, điều phối, dự báo và thực thi bên trong lãnh thổ của họ được nữa. Làm thế nào mà một xã hội có thể lên kế hoạch và bảo vệ tương lại của xã hội ấy giữa những phát minh công nghệ đang phát triển liên tiếp? Một nguồn dự báo và điều phối có thẩm quyền là pháp luật, vốn đặt ra những quy định đối với việc hành xử có thể chấp nhận được dưới ánh sáng của thiện ích chung. Các giới hạn mà một xã hội có quyền tối thượng, trưởng thành và lành mạnh phải áp đặt là những giới hạn có liên quan đến việc dự báo, an ninh, và những định mức quy định, việc thực thi đúng lúc, việc loại trừ nạn tham nhũng, những đáp trả hữu hiệu trước những hiệu ứng

129 Benoît XVI, Thông điệp Caritas in veritate (29-6-2009), n. 67 : AAS 101 (2009), 700.

phụ không mong muốn của các quy trình sản xuất, và sự can thiệp thích hợp vào nơi mà các nguy cơ tiềm năng hoặc không chắc chắn có liên quan. Có một hệ thống pháp lý đang phát triển có liên hệ đến việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm gây ra bởi các hoạt động kinh doanh. Các bộ khung chính trị và thể chế không chỉ tồn tại để tránh việc thực hiện tồi tệ, mà con để cổ võ cách thực hiện tốt nhất, để kích thích sự sáng tạo trong việc tìm kiếm các giải pháp mới và để kích lệ các sáng kiến mang tính cá nhân và tập thể.

178. Một nền chính trị quan tâm đến những kết quả tức thì, được hỗ trợ bởi các thành phần dân chúng tiêu thụ, đang bị lèo lái để tạo ra một sự tăng trưởng ngắn hạn. Nhằm đáp trả trước những lợi ích mang tính bầu cử, các chính phủ đang chần chừ việc gây phẫn nộ công chúng bằng những biện pháp vốn có thể ảnh hưởng đến mức độ tiêu thụ hoặc tạo ra những mối nguy đối với việc đầu tư nước ngoài. Sự thiển cận của các thế lực chính trị làm trì hoãn việc bao gồm một lộ trình về môi trường có tầm nhìn xa bên trong lộ trình tổng thể của các chính quyền. Do đó, chúng ta quên mất rằng “thời gian thì lớn hơn không gian”,130 mà chúng ta luôn luôn hiệu quả hơn khi chúng ta tạo ra những tiến trình hơn là nắm giữ các vị thế quyền lực. Khả năng quản lý nhà nước thật sự được thể hiện khi, trong những thời kỳ gian khó, chúng ta vẫn duy trì những nguyên tắc cao và nghĩ về thiện ích chung dài hạn. Những quyền hạn chính trị không tìm kiếm sự dễ dãi để thực thi nghĩa vụ này trong công việc xây dựng quốc gia.

179. Ở một số nơi, các tổ chức đang được triển khai để khai thác các nguồn năng lượng tái tạo được vốn sẽ đảm bảo việc tự túc của địa phương và thậm chí bán nguồn năng lượng thặng dư. Điển hình đơn giản này cho thấy rằng, trong khi trật tự thế giới đang tồn tại cho thấy bất lực trước việc mang lấy trách nhiệm của mình, thì các cá nhân và nhóm địa phương có thể tạo ra được một sự khác biệt thực sự. Họ có thể tiêm nhiễm vào một cảm thức lớn lao hơn về trách nhiệm, một cảm thức mạnh mẽ về cộng đồng, một sự sẵn sàng để bảo vệ người khác, một tinh thần sáng tạo và một tình yêu sâu thẳm dành cho đất đai.

130 Tông huấn Evangelii gaudium (24-11-2013), n. 222 : AAS 105 (2013), 1111.

Họ cũng quan tâm về điều mà cuối cùng họ sẽ để lại cho con cái con cái và cháu chắt họ. Những giá trị này được bén rễ sâu sắc ở nơi những dân tộc bản địa. Bởi vì việc thi hành luật pháp thì đôi khi không đủ vì sự tham nhũng, áp lực công chúng phải có tác dụng để mang lại hành động chính trị mang tính quyết định. Xã hội, ngang qua những tổ chức phi chính phủ và các nhóm trung gian, phải đặt áp lực lên các chính quyền để phát triển những quy định, thủ tục và kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Bằng không thì công dân sẽ kiểm soát quyền lực chính trị - tầm quốc gia, khu vực và thành thị - sẽ không thể kiểm soát được sự nguy hại đến môi trường. Luật pháp địa phương cũng có thể hiệu quả hơn, nếu các thoả thuận đang tồn tại giữa các cộng đồng lân cận hỗ trợ cùng các chính sách môi trường như nhau.

180. Không có những công thức kiểu đồng phục, bởi vì mỗi quốc gia hay khu vực có những vấn đề và giới hạn riêng của mình. Cũng thật đúng là thực tại chính trị có thể kêu gọi những biện pháp và công nghệ mang tính chuyển đổi, cho tới khi những việc này được kèm theo bởi tạo nên bộ khung và sự chấp nhận về các cam kết bắt buộc. Đồng thời, ở cấp độ quốc gia và địa phương, vẫn còn nhiều việc cần phải thực hiện, như là việc xúc tiến những cách bảo tồn nguồn năng lượng. Những việc này cần bao gồm những hình thức ưu tiên về việc sản xuất công nghiệp với sự tối đa hoá nguồn năng lượng và giảm thiểu việc sử dụng các nguồn nguyên liệu thô, loại bỏ khỏi thị trường các sản phẩm kém hiệu quả về năng lượng hơn hay ô nhiễm hơn, cải tiến hệ thống giao thông, và khích lệ việc xây dựng và tu sửa lại những toà nhà nhằm làm giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng và mức độ ô nhiễm của những toà nhà này. Hoạt động chính trị ở cấp độ địa phương cũng cần phải được định hướng đối với việc điều chỉnh việc tiêu dùng, việc phát triển một nền kinh tế về rác thải và tái chế, việc bảo vệ những chủng loại nhất định và việc lập kế hoạch cho một nền nông nghiệp đa dạng và việc xoay chuyển mùa màng. Nông nghiệp ở những khu vực nghèo hơn có thể được cải thiện thông qua sự đầu tư vào các hạ tầng nông thôn, một sự tổ chức tốt hơn các thị trường địa phương và quốc gia, các hệ thống thuỷ lợi, và sự phát triển các kĩ thuật của một nền nông nghiệp bền vững. Những hình thức hợp tác mới và tổ chức cộng đồng mới có thể được khích lệ để bảo vệ những lợi ích của các nhà sản xuất nhỏ và bảo vệ hệ sinh thái địa phương khỏi sự huỷ diệt. Thực sự, còn nhiều điều cần phải được thực hiện.

181. Ở đây, sự tiếp nối là thiết yếu, bởi vì các chính sách có liên hệ đến sự biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường không thể bị hạ thấp với mọi sự thay đổi về chính quyền. Các kết quả cần thời gian và đòi hỏi những khoản chi tiêu là những điều không tạo ra những hiệu quả hữu hình bên trong bất kỳ một chế độ chính quyền nào. Đó là lý do vì sao, trong sự vắng bóng của áp lực từ phía công chúng và các tổ chức dân sự, các nhà cầm quyền chính trị sẽ luôn luôn ngần ngại can thiệp, trên tất cả là khi những nhu cầu khẩn thiết cần được đáp ứng. Mang lấy những trách nhiệm và cái giá đi kèm, các nhà chính trị sẽ không thể tránh khỏi những xung đột với não trạng lợi ích ngắn hạn và các kết quả vốn đang thống lĩnh các nền kinh tế và chính trị ngày nay. Nhưng nếu họ can đảm, họ sẽ làm chứng cho phẩm giá Thiên Chúa ban tặng của họ và để lại phía sau một chứng từ về trách nhiệm quên mình. Một nền chính trị lành mạnh là rất cần thiết, có khả năng cải cách và điều phối các tổ chức, cổ võ những cách thực hiện tốt nhất và vượt thắng áp lực trái khuấy và tính ù lì quan liêu. Tuy nhiên, cũng cần phải thêm, rằng ngay cả những cơ chế tốt nhất cũng có thể sụp đổ khi không có những mục tiêu và những giá trị xứng đáng, hoặc một nền nhân loại đúng đắn và sâu sắc để phục vụ như là nền tảng của một xã hội cao quý và đại lượng.

III. ĐỐI THOẠI VÀ TÍNH MINH BẠCH TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

182. Một sự đánh giá về tác động môi trường lên các doanh nghiệp và dự án kinh doanh đòi hỏi những tiến trình chính trị minh mạch có liên hệ đến một sự tự do trao đổi quan điểm. Mặt khác, các hình thức của sự tham nhũng vốn bao bọc sự tác động môi trường của một dự án được đưa ra, trong sự trao đổi các ưu tiên, thường tạo ra những thoả thuận giả dối là những thoả thuận không thông tin đầy đủ và tạo điều kiện cho sự tranh luận đầy đủ.

183. Việc đánh giá tác động môi trường phải không được đến sau việc hoạch định ra một bản kế hoạch kinh doanh hay một bản đề xuất một chính sách, kế hoạch hay chương trình cụ thể nào. Việc đánh gía ấy cần phải là một phần của tiến trình ngay từ đầu, và được thực hiện theo một cách thế có tính liên ngành, minh bạch và thoát khỏi mọi áp lực kinh tế hay chính trị. Việc đánh giá này cần phải gắn liền với một cuộc nghiên cứu về các điều kiện làm việc và những tác động có thể trên sức khoẻ thể lý và tinh thần của người dân, trên nền kinh tế địa phương và trên sự an toàn công cộng. Do đó, lợi ích kinh tế có thể dự báo một cách thực tế hơn, đưa vào suy xét các tình huống tiềm năng và nhu cầu cuối cùng cho việc đầu tư xa hơn để chỉnh sửa những tác động không mong muốn có thể. Một sự thoả thuận cần phải luôn luôn đạt được giữa các bên liên quan khác nhau, là những người có thể đưa ra nhiều cách tiếp cận, giải pháp, và khả năng khác nhau. Dân cư địa phương cần phải có một chỗ đặc biệt trong bàn thảo thuận; họ bận tâm về tương lai của riêng họ và tương lai của con em họ, và có thể xem xét các mục tiêu vượt ra khỏi lời ích kinh tế tức thời. Chúng ta cần phải dừng suy nghĩ lại theo nghĩa là “những can thiệp” để cứu lấy môi trường được thay thế bởi các chính sách được phát triển và tranh luận bởi tất cả các bên có lợi ích. Việc tham gia của cư dân địa phương sẽ kéo theo việc được thông báo đầy đủ về những dự án như thế và các rui ro và các khả năng khác nhau của những dự án này; điều này bao gồm không chỉ là những quyết định đã trù bị trước mà còn nhiều hoạt động theo dõi sau đó và việc giám sát liên tục. Sự trung thực và sự thật là cần thiết trong các quyết định khoa học và chính trị; những điều này phải không bị giới hạn vào vấn đề của việc một dự án có được pháp luật cho phép hay không.

184. Trong khi đối diện với những nguy cơ khả thể đối với môi trường là điều có thể ảnh hưởng đến thiện ích chung bây giờ và trong tương lai, thì các quyết định cần phải được thực hiện “dựa trên sự so sánh về những rủi ro và lợi ích dự báo được về các khả năng khác nhau có thể”.131 Đây đặc biệt là một trường hợp

131 Hội đồng Giáo hoàng về “Công lý và Hòa bình”, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, n. 469.

khi mà một dự án có thể dẫn đến việc sử dụng lớn hơn về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mức độ cao hơn về khí thải hay chất thải, một sự gia tăng về rác thải, hay những thay đổi quan trọng về phong cảnh, những nơi cư trú của các chủng loại đang được bảo vệ hay những không gian chung. Một số dự án, nếu không nghiên cứu đầy đủ, có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của một khu vực do bởi nhiều nhân tố khác nhau như là sự ô nhiễm tiếng ồn không dự báo được, sự thu hẹp các chân trời tầm nhìn, sự mất mát các giá trị văn hoá, hay những tác động của việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Nền văn hoá tiêu thụ, vốn ưu tiên cho khoản thu ngắn hạn và tư lợi, có thể làm cho nó dễ dàng đạt được những uỷ quyền đóng dấu hoặc bưng bít thông tin.

185. Trong bất kì một quyết định nào về một dự án kinh doanh được đề xuất, thì cần phải đặt ra thật nhiều câu hỏi để biện phân để xem liệu dự án này có góp phần tạo nền sự phát triển toàn diện hay không. Khi nào thì đạt được? Tại sao? Ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào? Cho ai? Đâu là những rủi ro? Đâu là các khoản chi phí? Ai sẽ trả những khoản chi phí này và bằng cách nào? Trong sự biện phân này, một số câu hỏi cần phải ưu tiên cao hơn. Chẳng hạn, chúng ta biết rằng nước là một nguồn tài nguyên hiếm và không thể thiếu và là quyền căn bản là quền tạo nên điều kiện để thi hành những quyền con người khác. Sự thật không thể vãn hồi này vượt qua khỏi bất kì một sự đánh giá nào về tác động của môi trường trên một khu vực.

186. Tuyên Bố Rio năm 1992 chỉ ra rằng “nơi nào có những mối đe doạ về sự nguy hại nghiêm trọng hoặc không thể vãn hồi, thì người ta không được sử dụng sự thiếu chắc chắn mang tính khoa học đầy đủ như là một cái cớ cho việc trì hoãn những biện pháp có hiệu quả chi phí” 132 vốn ngăn chặn sự suy thoái môi trường. Nguyên tắc phòng bị này làm cho người ta có thể bảo vệ những người mỏng manh nhất và những người mà khả năng bảo vệ những lợi ích của họ và tập hợp chứng cứ không thể chối cãi được bị giới hạn. Nếu thông tin khách quan cho rằng sự nguy hại không thể vãn hồi được có thể xuất hiện, thì

132 Déclaration de Rio sur l’environnement et le âveloppement (14 juin 1992), Principe 15.

một dự án cần phải được dừng lại hay chỉnh sửa, ngay cả khi thiếu chứng cứ không thể chỗi cãi được. Ở đây gánh nặng của chứng cứ được đảo ngược một cách hiệu quả, bởi vì trong những trường hợp như thế thì những luận chứng khách quan và có tính kết luận sẽ phải được đưa ra để cho thấy rằng hoạt động được đề xuất sẽ không tạo ra sự nguy hiểm nghiêm trọng cho môi trường hay cho những người đang sống trong môi trường ấy.

187. Điều này không có nghĩa là chống lại bất kì những phát minh công nghệ nào vốn có thể mang lại một sự cải thiện trong chất lượng sống. Nhưng nó có nghĩa là lợi nhuận không thể là một tiêu chí duy nhất cần được đưa vào suy xét, và rằng, khi thông tin mới quan trọng xuất hiện, thì một sự tái đánh giá lại cần phải được thực hiện, với sự tham gia của tất cả các bên có lợi ích. Kết quả có thể là một quyết định không xúc tiến nữa với dự án đã đề ra, điều chỉnh dự án hay xem xét những đề xuất thay thế khác.

188. Có những vấn đề môi trường nhất định mà nơi đó thật không dễ dàng gì để đạt được một sự đồng thuận ở diện rộng. Ở đây tôi muốn nói một lần nữa rằng Giáo Hội không giả vờ để đưa ra những câu hỏi mang tính khoa học hay thay thế chính trị. Nhưng tôi quan tâm đến việc khích lệ một cuộc tranh luận trung thực và mở để những lợi ích hay những ý thức hệ cụ thể sẽ không tạo thành kiến với thiện ích chung.

IV. CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG VIỆC ĐỐI THOẠI CHO SỰ HOÀN THIỆN CON NGƯỜI

189. Chính trị phải không được lệ thuộc vào kinh tế, cũng như kinh tế phải không lệ thuộc vào những mệnh lệnh của một thứ mô thứ kĩ trị chạy theo tính hiệu quả. Ngày nay, dưới quan điểm về thiện ích chung, có một sự khẩn thiết đối với các thể chế chính trị và nền kinh tế để bước vào một cuộc đối thoại thẳng thắn trong việc phục vụ sự sống, đặc biệt là sự sống con người. Cứu lấy các ngân hàng bằng bất cứ giá nào, làm cho công chúng trả giá, làm suy giảm một sự cam kết vững vàng trước việc rà soát lại và cải tổ toàn bộ hệ thống, chỉ tái khẳng định lại sức mạnh tuyệt đối của hệ thống tài chính, một sức mạnh không có tương lai hoặc sẽ chỉ làm gia tăng các cuộc khủng hoảng mới sau một cuộc khôi phục rõ ràng là chậm chạp và tốn kém. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-08 mang lại một cơ hội để phát triển một nền kinh tế mới, tập trung hơn cho các nguyên tắc đạo đức, và những cách mới để chi phối những việc thực hiện đầu cơ tài chính và sự thịnh vượng ảo. Nhưng việc đáp trả lại cuộc khủng hoảng không bao gồm việc suy nghĩ lại những tiêu chí lạc hậu đang tiếp tục chi phối thế giới. Điều này thường dẫn đến một việc sản xuất thái quá một số mặt hàng, với những tác động không cần thiết lên môi trường và với những kết quả tiêu cực trên các nền kinh tế khu vực.133 Bong bóng tài chính cũng có xu hướng trở thành một thứ bong bóng sản xuất. Vấn đề về nền kinh tế thực không được đối diện bằng sức mạnh, tuy đó là một nền kinh tế thực sự vốn làm cho sự đa dạng và sự tiến bộ trong việc sản xuất thành có thể, giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt, và làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển và tạo nên công ăn việc làm.

190. Ở đây cũng thế, cần phải luôn nhớ rằng “việc bảo vệ môi trường không thể được bảo đảm nếu chỉ dựa trên những tính toán tài chính giữa phí tổn bỏ ra và lợi nhuận thu vào. Môi trường là một trong các tài sản không thể nào được bảo vệ hay được phát huy cách thích đáng chỉ nhờ các lực lượng thị trường”.134 Một lần nữa, chúng ta cần phải khước từ một khái niệm có tính ma thuật về thị trường, là điều cho rằng các vấn đề có thể được giải quyết chỉ bằng một sự gia tăng về lợi nhuận của các công ty hay các cá nhân. Có thực tế để hy vọng rằng những người đang bị ám ảnh bởi việc tối đa hoá lợi nhuận sẽ dừng lại để suy tư về sự nguy hại môi trường mà họ sẽ để lại cho các thế hệ tương lai không? Nơi nào mà chỉ lợi nhuận mới có ý nghĩa, thì sẽ chẳng có việc suy nghĩ về những nhịp đập của thiên nhiên, những giai đoạn hư hoại và tái tạo, hoặc tính phức

133 Cf. Conférence de l'Épiscopat mexicain : Coommission de la Pastorale sociale, Jesucristo, vida y esperanza de los indígenas y campesinos (14 janvier 2008).

134 Hội đồng Giáo hoàng về “Công lý và Hòa bình”, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, n. 470.

tạp của các hệ sinh thái vốn có thể trở nên giận dữ mạnh mẽ bởi sự can thiệp của con người. Hơn thế nữa, sự đa dạng sinh học được coi không gì hơn là các nguồn kinh tế có sẵn cho việc khai thác, mà không có một suy tư nghiêm túc nào đối với giá trị thực của mọi sự, tầm quan trọng của nó đối với con người và các nền văn hoá, hoặc những mối bận tâm và sự cần thiết của người nghèo.

191. Bất cứ khi nào những vấn đề này được nêu lên, thì một số người sẽ phản ứng bằng cách tố cáo người khác về việc nỗ lực cách phi lý để ngáng đường của sự tiến bộ và sự phát triển của con người. Nhưng chúng ta cần phát triển trong niềm xác tín rằng sẽ có một sự giảm sút trong nhịp độ sản xuất và tiêu thụ mà đôi khi có thể làm xuất hiện một hình thức tiến bộ và phát triển khác. Những nỗ lực để cổ võ việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là một sự lãng phí tiền, nhưng hơn thế là một sự đầu tư có thể mang lại những lợi ích kinh tế khác trong trung hạn. Nếu chúng ta nhìn vào bức tranh lớn hơn, chúng ta có thể thấy rằng những hình thức đa dạng và sáng tạo hơn của việc sản xuất vốn tác động ít hơn đến môi trường có thể cho thấy rất có lợi nhuận. Đó là một vấn đề của việc mở ra những khả năng khác nhau vốn không liên quan đến việc bóp nghẹt sự sáng tạo của con người và những lý tưởng của sự mở ra ấy về sự tiến bộ, nhưng hơn thế là việc định hướng nguồn năng lượng ấy đi theo những kênh mới.

192. Chẳng hạn, một con đường của sự phát triển sản xuất, vốn có tính sáng tạo hơn và được định hướng tốt hơn, có thể chỉnh sửa lại sự khác biệt hiện tại giữa sự đầu tư thái quá về công nghệ vào việc tiêu thụ và một sự đầu tư không đầy đủ vào việc giải quyết các vấn đề khẩn thiết mà gia đình nhân loại đang đối diện. Con đường này có thể tạo ra những khác thế thông minh và sinh lợi về việc tái sử dụng, cải tạo và tái tạo, và nó cũng có thể cải tiến tính hiệu quả về năng lượng của các thành phố. Sự đa dạng sản xuất mang lại những khả năng đầy đủ nhất trước sự ngây ngô của con người để tạo nên và sáng tạo, trong khi đồng thời bảo vệ môi trường và tạo ra nhiều nguồn việc làm hơn. Sự sáng tạo như thế sẽ là một sự thể hiện xứng đáng về các phẩm chất con người cao quý của chúng ta, vì chúng ta có thể đấu tranh cách thông minh, can đảm và có trách nhiệm để cổ võ một sự phát triển bền vững và công bằng ngay bên trong bối cảnh của một khái niệm rộng hơn về chất lượng cuộc sống. Mặt khác, việc tìm kiếm những cách thế cướp bóc thiên nhiên mới hơn bao giờ hết, thuần tuý vì những món hàng tiêu thụ mới và lợi nhuận nhanh chóng, sẽ có thể, xét về mặt con người, kém giá trị và sáng tạo hơn, và nông cạn hơn.

193. Trong bất kỳ biến cố nào, nếu như trong một số trường hợp sự phát triển ổn định có liên hệ đến những hình thức tăng trưởng mới, thì ở trong một số trường hợp khác, trước sự tăng trưởng vô độ và vô trách nhiệm được tạo ra trong nhiều thập niên, chúng ta cũng cần suy nghĩ về sự tăng trưởng có kiểm soát bằng việc đặt ra một số giới hạn hợp lý và thậm chí truy ngược lại những bước đi của chúng ta trước khi quá trễ. Chúng ta biết hành vi của những người tiêu thụ và phá huỷ liên tục là không ổn định biết bao, trong khi những người khác lại chưa thể sống theo một cách thế xứng hợp với phẩm giá con người của họ. Đó là lý do vì sao đã đến lúc phải chấp nhận một sự tăng trưởng giảm sút ở một số nơi trên thế giới, để mang lại những nguồn lực cho những nơi khác để kinh nghiệm được sự tăng trưởng lành mạnh. Đức Bênêđictô XVI đã nói rằng “những xã hội tiến bộ về công nghệ phải được chuẩn bị để khích lệ những lối sống điều độ hơn, trong khi giảm thiểu việc tiêu thụ nguồn năng lượng của các xã hội này và cải tiến sự hiệu quả của nó”.135

194. Vì những mô hình mới của sự tiến bộ xuất hiện, nên có một sự cần thiết phải thay đổi “các mô hình phát triển toàn cầu” 136; điều này sẽ đi kèm theo một sự suy tư có trách nhiệm về “ý nghĩa của nền kinh tế và mục tiêu của nó bằng một nhãn quan đối với việc điều chỉnh là những rối loạn chức năng và những áp dụng sai của nó”.137 Vẫn chưa đủ để cân bằng, trong trung hạn, việc bảo vệ thiên nhiên với việc thu lợi tài chính, hoặc việc bảo tồn môi trường với sự tiến bộ. Những biện pháp nửa vời chỉ làm trì hoãn tai hoạ hiển nhiên. Đơn giản, đó là vấn đề của việc tái định nghĩa lại khái niệm tiến bộ của chúng ta.

135 Sứ điệp Ngày Quốc tế Hòa bình 2010, n. 9 : AAS 102 (2010), 46.

136 Ibid.

137 Ibid., n. 5 : p. 43.

Một sự phát triển mang tính công nghệ và kinh tế sẽ không để lại trong tương lai của nó một thế giới tốt đẹp hơn và một chất lượng sống cao hơn cách toàn diện không được coi là sự tiến bộ. Thực ra, thông thường, chất lượng sống của người dân sẽ thực sự làm giảm – bằng việc làm hư hỏng môi trường, chất lượng thấp kém của thực phẩm hoặc sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên – ngay trong sự tăng trưởng kinh tế. Trong ngữ cảnh này, việc nói về sự phát triển bền vững thường trở thành một cách gây phân tán sự chú ý và đưa ra những lời biện minh. Nó sẽ hấp thụ ngôn ngữ và các giá trị của sinh thái vào trong các loại tài chính và kĩ trị, và trách nhiệm môi trường và xã hội của các doanh nghiệp thường được giảm xuống thành một loại các biện pháp tiếp thị và gia tăng hình ảnh.

195. Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận, thường được cô lập ra khỏi những suy xét khác, phản ánh một sự hiểu sai về mọi khái niệm về kinh tế. Chừng nào việc sản xuất được gia tăng, thì chừng ấy sẽ có rất ít sự bận tâm tới việc liệu nó có xứng đáng với các nguồn tài nguyên tương lai hay sự lành mạnh của môi trường hay không; chừng nào việc làm sạch một khu rừng làm gia tăng việc sản xuất, thì chừng ấy sẽ không ai tính toán các khoản mất mát đi kèm trong việc làm sa mạc hoá đất đai, suy nguy hại được thực hiện đối với sự đa dạng sinh học hoặc tình trạng ô nhiễm gia tăng. Tắt một lời, các doanh nghiệp kiếm lợi nhuận bằng việc tính toán và chỉ trả một phần rất ít của các khoản chi phí liên quan. Nhưng chỉ khi nào “các khoản chí phí kinh tế và xã hội của việc sử dụng các nguồn tài nguyên chung được nhìn nhận bằng một sự minh bạch và được những người làm thiệt hại các nguồn lực này mang lấy trách nhiệm đầy đủ, chứ không phải người khác hay các thế hệ tương lai phải chịu”,138 thì những hành động ấy mới được coi là đạo đức. Một lối lý luận trung gian, vốn mang lại một sự phân tích trạng thái tĩnh thuần tuý của các thực tại nhằm phục vụ cho những nhu cầu hiện tại, đang hoạt động bất luận là các nguồn tài nguyên được phân bổ bởi thị trường hay bởi nhà nước trung ương hoạch định.

138 Benoît XVI, Lett. enc. Caritas in veritate (29-6-2009), n. 50 : AAS 101 (2009), 686.

196. Điều gì đang xảy ra với các nền chính trị? Chúng ta hãy nhớ nguyên tắc bổ trợ là nguyên tắc đảm bảo sự tự do để phát triển các khả năng có ở trong mọi cấp độ của xã hội, trong khi cũng đòi hỏi một cảm thức lớn lao hơn về trách nhiệm vì thiện ích chung từ những người đang nắm giữ quyền lực lớn hơn. Ngày nay, xảy ra trường hợp là một số thành phần kinh tế thực thi nhiều quyền lực hơn là chính bản thân các nhà nước. Nhưng kinh tế mà không có chính trị thì không thể được coi là hợp lý, bởi vì điều này sẽ làm cho việc ưu tiên các cách giải quyết các khía cạnh khác nhau của cuộc khủng hoảng hiện tại trở nên không thể. Não trạng không có chỗ cho sự quan tâm chân thành đối với môi trường là cùng một não trạng thiếu sự quan tâm dành cho sự đón nhận hết mọi thành viên mỏng giòn nhất của xã hội. Vì “mô hình hiện tại, với sự nhấn mạnh của nó về sự thành công và tự lực, dường như không thích việc đầu tư vào những nỗ lực để giúp những người chậm chạp, người yếu thế hay người kém tài năng tìm kiếm những cơ hội trong cuộc sống”.139

197. Điều cần thiết là một nền chính trị có tầm nhìn xa và có một cách tiếp cận mới mẻ, toàn diện và liên ngành để giải quyết các khía cạnh khác nhau của cuộc khủng hoảng. Thường thì, tự bản thân chính trị chịu trách nhiệm về điều tiếng xấu trong những điều mà nền chính trị ấy nắm giữ, về phương diện tham nhũng và sự thất bại để đưa ra những chính sách công có ý nghĩa. Nếu trong một khu vực cụ thể mà nhà nước không thực thi các trách nhiệm của mình, thì một số nhóm kinh doanh có thể tiến bước dưới dáng vẻ của những người thụ hưởng, thực thi quyền lực thật sự, và tự coi chính họ được ngoại trừ khỏi những điều luật nhất định, đến mức dung túng các hình thức tội phạm có tổ chức khác nhau, nạn buôn người, buôn bán thuốc phiện và tình trạng bạo lực, tất cả điều này sẽ trở nên rất khó để tiêu diệt. Nếu nền chính trị cho thấy chính nó không có khả năng phá vỡ một kiểu luận lý hư hỏng như thế, và vẫn bị mắc kẹt trong những cuộc thảo luận vô nghĩa, thì chúng ta sẽ tiếp tục né tránh đối diện những vấn đề chính của nhân loại. Một chiến lược cho một thay đổi thực sự mời gọi tái suy nghĩ về

139 Tông huấn Evangelii gaudium (24-11-2013), n. 209 : AAS 105 (2013), 1107.

toàn bộ tiến trình của nó, bởi vì sẽ không đủ để bao gồm một vài suy xét sinh thái mang tính hời hợt trong khi lại không đặt vấn đề về luận lý đang tàng ẩn bên dưới nền văn hoá thời nay. Một nền chính trị lành mạnh cần phải biết nhận lấy thách đố này.

198. Chính trị và kinh tế có xu hướng đổ lỗi cho nhau khi nó đối diện với tình trạng nghèo nàn và sự suy thoái môi trường. Điều đó có nghĩa là cần hy vọng rằng họ có thể nhận ra được những sai lầm của họ và tìm kiếm những hình thức hỗ tương hướng đến thiện ích chung. Trong khi một số người đang bận tâm chỉ với sự thu hoạch về tài chính, còn những người khác thì đang nắm giữ hay làm gia tăng quyền lực của họ, điều mà chúng ta được để lại là những mâu thuẫn và những thoả thuận giả dối mà ở những mâu thuẫn và thoả thuận này điều cuối cùng cả hai bên đều không quan tâm là việc chăm sóc môi trường và bảo vệ những người mỏng giòn nhất. Ở đây cũng thế, chúng ta thấy thật đúng đắn biết bao là việc “sự hiệp nhất thì lớn lao hơn là mâu thuẫn”.140

V. CÁC TÔN GIÁO TRONG VIỆC ĐỐI THOẠI VỚI KHOA HỌC

199. Người ta không thể cứ nhất nhất rằng ngành khoa học thực nghiệm mang lại một sự giải thích toàn vẹn về sự sống, sự tương tác của mọi loại thọ tạo và toàn bộ thực tại. Điều này sẽ cần phải phá vỡ những giới hạn bị áp đặt bởi chính phương pháp của nó. Nếu chúng ta lý luận chỉ trong những ranh giới của khoa học, thì sẽ có ít chỗ dành cho sự nhạy bén thẩm mỹ, thơ phú, hay thậm chí cả khả năng của lý luận để nắm bắt ý nghĩa và mục đích tối hậu của mọi sự.141 Tôi muốn thêm rằng

140 Ibid., n. 228 : p. 1113.

141 Cf. Lett. enc. Lumen fidei (29-6-2013), n. 34 : AAS 105 (2013), 577 : “[Được liên kết với chân lý của tình yêu], ánh sáng đức tin sẽ không xa lạ với thế giới vật chất, vì tình yêu luôn sống trong cả thân xác và tâm hồn ; ánh sáng đức tin là một ánh sáng nhập thể, tỏa chiếu từ đời sống rạng ngời của Đức Giêsu. Ánh sáng đó cũng chiếu tỏa cả vật chất, tin vào trật tự và nhận ra trong vật chất vẫn có lối mở cho sự hòa hợp và thông cảm ngày càng nới rộng. Như thế, cái nhìn của khoa học được hưởng lợi từ đức tin : đức tin khuyến khích nhà khoa học tiếp tục khám “các trường phái tôn giáo cổ điển đều có thể cho thấy là có ý nghĩa trong mọi thời đại; các trường phái này có một sức mạnh bền bỉ để mở ra những chân trời mới... Có hợp lý và sáng suốt khi loại bỏ một số tác phẩm chỉ vì chúng xuất phát trong bối cảnh niềm tin tôn giáo không?”.142 Thật khá đơn giản để nghĩ rằng các nguyên tắc đạo đức tự thể hiện chúng cách thuần tuý trong sự trừu tượng, thoát khỏi bất kì bối cảnh nào. Cũng không vì sự thật là việc những nguyên tắc này được diễn đạt theo ngôn ngữ tôn giáo lại làm suy giảm đi giá trị của chúng trong cuộc tranh luận chung. Các nguyên tắc đạo đức có thể hiểu được bởi lý luận có thể luôn luôn tái xuất hiện trong nhiều dáng vẻ khác nhau và có được sự diễn tả trong một sự đa dạng về ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ tôn giáo.

200. Bất kì một giải pháp kĩ thuật nào mà khoa học tuyên bố mang lại sẽ trở nên bất lực trong việc giải quyết các vấn đề nghiêm trọng của thế giới chúng ta nếu như nhân loại đánh mất sự định hướng của mình, nếu chúng ta đánh mất tầm nhìn về những động lực lớn lao làm cho việc chúng ta sống trong sự hoà hợp, việc thực thi những hy sinh và việc đối xử tốt với người khác trở nên khả thể. Tự bản thân người có nhiềm tin phải luôn cảm thấy bị thách đố để sống theo một cách thế xứng hợp với niềm tin của họ và không làm trái ngược với niềm tin ấy bằng những việc làm của họ. Họ cần được khích lệ để mở lòng ra hơn nữa với ân sủng của Thiên Chúa và được cuốn hút liên lỉ từ những xác tín của họ về tình yêu, công lý và hoà bình. Nếu một sự hiểu lầm lạc về những nguyên tắc của chúng ta đôi khi dẫn chúng ta đến chỗ biện minh cho việc đối xử tệ với thiên nhiên, thực thi sự tàn nhẫn đối với công trình tạo dựng, tham gia vào chiến tranh, sự bất công và các hành vi bạo lực, thì chúng ta là những người tin cần nhận biết rằng bằng việc làm như thế chúng ta không còn trung tín với các kho tàng của sự phá thực tại trong tất cả sự phong phú vô tận của nó. Đức tin thức tỉnh cảm thức phê bình bằng cách ngăn ngừa việc nghiên cứu đừng mãn nguyện với những công thức được tìm thấy và giúp nó hiểu rằng thiên nhiên thì luôn lớn hơn. Bằng cách gợi lên sự kinh ngạc thán phục trước những bí ẩn của công trình tạo dựng, đức tin mở rộng những chân trời của lý trí để tỏa ánh sáng chói ngời hơn nữa trên một thế giới luôn ưa chuộng những khảo cứu khoa học”.

142 Tông huấn Evangelii gaudium (24-11-2013), n. 256 : AAS 105 (2013), 1123.

khôn ngoan mà chúng ta được mời gọi để bảo vệ và bảo tồn. Những giới hạn văn hoá trong những kỷ nguyên khác nhau thường tác động lên sự nhận thức về các kho tàng đạo đức và tinh thần này, nhưng bằng việc trở về với các cội nguồn của nó, các tôn giáo sẽ được trang bị tốt hơn để đáp trả lại những nhu cầu của thời đại hôm nay.

201. Đa số những người đang sống trên hành tinh của chúng ta đều tuyên nhận là những người có niềm tin. Điều này thúc đẩy các tôn giáo đến việc đối thoại với nhau nhân danh việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ người nghèo, và xây dựng những mạng lưới của sự tôn trọng và tình huynh đệ. Việc đối thoại giữa các ngành khoa học khác nhau cũng cần thiết, bởi vì mỗi ngành có thể có khuynh hướng khép kín lại trong chính ngôn ngữ của nó, trong khi việc chuyên môn hoá lại dẫn đến một sự cô lập nhất định và việc tuyệt đối hoá về chính lãnh vực tri thức của nó. Điều này ngăn cản chúng ta khỏi việc đối diện với những vấn đề môi trường cách hiệu quả. Một cuộc đối thoại mở và tôn trọng cũng cần thiết giữa các phong trào sinh thái khác nhau, mà những mâu thuẫn ý thức hệ trong đó thường không được giải quyết. Sức nặng của cuộc khủng hoảng sinh thái đòi buộc rằng tất cả chúng ta đều phải tìm kiếm thiện ích chung, khởi xướng một con đường của đối thoại vốn đòi hỏi sự nhẫn nại, kỷ luật và lòng quảng đại, luôn luôn ghi nhớ rằng “các thực tại thì lớn lao hơn những ý tưởng”.143

143 Ibid., n. 231: p. 1114.

CHƯƠNG SÁU

GIÁO DỤC VÀ NỀN LINH ĐẠO SINH THÁI

202. Nhiều thứ cần phải thay đổi phương hướng, nhưng trên hết tất cả chính con người lại cần thay đổi trước. Chúng ta thiếu một sự nhận thức về cội nguồn chung, về sự thuộc về nhau của chúng ta, và về một đương lai được chia sẻ với mọi người. Nhận thức nền tảng này sẽ tạo nên một sự phát triển những xác tín, thái độ và các hình thức sống mới. Một thách đố lớn lao về văn hoá, tinh thần và giáo dục đang ở trước mắt chúng ta, và thách đố này đòi hỏi rằng chúng ta cần bắt đầu bước đi trên một hành trình dài của sự đổi mới.

I. HƯỚNG ĐẾN MỘT LỐI SỐNG MỚI

203. Bởi vì thị trường có xu hướng cổ võ một kiểu tiêu thụ cực độ trong một nỗ lực để bán hết các sản phẩm của nó, nên người ta có thể dễ dàng bị mắc kẹt trong một cơn lốc của việc mua sắm và tiêu xài không cần thiết. Kiểu tiêu thụ có tính cưỡng bách là một trong những điển hình về cách thức mà mô hình kinh tế kĩ trị ảnh hưởng lên các cá nhân. Romano Guardini đã thấy trước điều này: “Những tiện ích và kĩ thuật áp đặt trên con người bằng những khuôn mẫu của sản phẩm máy móc và của kế hoạch trừu tượng mà con người đại chúng chấp nhận khá đơn giản; chúng là những hình thức của chính sự sống. Ở mức độ cao hơn hoặc thấp hơn thì con người đại chúng lại tin rằng sự tương đồng là vừa hợp lý vừa công bằng”.144 Mô thức này dẫn người ta đến chỗ tin rằng họ tự do cho đến khi nào họ còn sự tự do giả định để tiêu thụ. Nhưng những người thực sự tự do là một thiểu số những người đang nắm giữ quyền lực kinh tế và tài chính. Ngay giữa sự rối loạn này, nhận loại hậu hiện đại chưa từng đạt được một sự tự nhận thức mới có khả năng mang lại sự hướng dẫn và định hướng, và sự thiếu căn tính này là một mối lo. Chúng ta cũng có nhiều phương tiện và chỉ có một vài cùng đích hư vô.

144 Romano Guardini, Das Ende der Neuzeit, Würzburg 91965, p. 66-67 (éd. fr. :

La fin des temps modernes, Paris 1952, p. 71-72).

204. Tình hình toàn cầu hiện nay đang tạo ra một cảm giác không ổn định và không chắc chắn, là điều kế đến sẽ trở thành “một mảnh đất cho tình trạng ích kỷ tập thể”.145 Khi con người trở nên quy ngã và tự khép kín, thì lòng tham của họ gia tăng. Tâm hồn của một con người càng trống rỗng, thì người ấy càng cần nhiều thứ để mua, để sở hữu và để tiêu thụ. Chấp nhận những giới hạn bị áp đặt bởi thực tại là điều dường như không thể. Trong chân trời này, một cảm thức đúng đắn về thiện ích chung cũng sẽ biến mất. Khi những thái độ thế này trở nên ngày càng rộng khắp, thì các chuẩn mực xã hội sẽ được tôn trọng chỉ đến mức độ là chúng sẽ không mâu thuẫn với các nhu cầu cá nhân. Vì thế mối bận tâm của chúng ta không thể bị giới hạn thuần tuý đến mức mối đe doạ của những biến cố thời tiết khắc nghiệt, nhưng cũng phải mở rộng đến những hậu quả tàn khốc của tình trạng mất trật tự xã hội. Nỗi ám ảnh với một lối sống tiêu thụ, trên hết tất cả khi mà một số ít người có khả năng duy trì lối sống ấy, thì chỉ có thể dẫn đến tình trạng bạo lực và sự phá huỷ lẫn nhau.

205. Tuy nhiên tất cả sẽ không hư mất. Con người nhân loại, trong khi có khả năng về điều tồi tệ nhất, thì cũng có khả năng vượt lên trên chính bản thân họ, chọn lựa một lần nữa điều gì là tốt đẹp, và thực hiện một sự khởi đầu mới, bất kể đến điều kiện tinh thần và xã hội của họ. Chúng ta có thể trung thực nhìn vào chính bản thân chúng ta, để nhận biết sự bất mãn thẳm sâu của chúng ta, và để dấn thân trên những nẻo đường mới dẫn đến sự tự do đúng đắn. Không một hệ thống nào có thể hoàn toàn ngăn chặn sự mở lòng ra của chúng ta đối với điều gì là thiện hảo, chân thật và tuyệt vời, hoặc ngăn chặn khả năng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta để đáp trả lại ân sủng của Ngài đang hoạt động trong tâm hồn chúng ta. Tôi mời gọi mọi người trên khắp thế giới đừng quên phẩm giá này vốn thuộc về chúng ta. Không ai có quyền lấy khỏi chúng ta phẩm giá ấy.

206. Một sự thay đổi trong lối sống có thể mang lại áp lực lành mạnh đặt trên những người đang nắm giữ quyền lực chính trị, kinh tế và xã hội. Đây là điều mà các phong trào người tiêu dùng đạt được bằng việc tẩy chay những sản phẩm nhất định.

145 Jean-Paul II, Sứ điệp Ngày Quốc tế Hòa bình 1990, n. 1 : AAS 82 (1990), 147.

Các phong trào này cho thấy thành công trong việc thay đổi cách thế mà các doan nghiệp vận hành, buộc họ phải suy xét lại dấu ấn môi trường của họ và các khuôn mẫu sản xuất của họ. Khi áp lực xã hội ảnh hưởng đến các khoản lợi của họ, thì các doanh nghiệp rõ ràng là phải tìm kiếm những cách để sản xuất khác. Điều này cho chúng ta thấy sự cần thiết lớn lao một cảm thức trách nhiệm xã hội trên bình diện những người tiêu thụ. “Việc mua sắm luôn luôn là một hành vi đạo đức – chứ không phải thuần tuý là hành vi kinh tế”.146 Ngày nay, tắt một lời, “vấn đề về sự suy giảm môi trường đang thách đố chúng ta suy xét lại lối sống của chúng ta”.147

207. Hiến Chương Trái Đất mời gọi chúng ta hãy bỏ lại phía sau một giai đoạn tự huỷ hoại và thực hiện một khởi đầu mới, nhưng chúng ta vẫn chưa phát triển một sự nhận thức hoàn vũ cần thiết để đạt được điều này. Ở đây, tôi muốn lặp lại thách đố can đảm đó: “Như chưa từng có trước đây trong lịch sử, định mệnh chung đang mời gọi chúng ta tìm kiếm một khởi đầu mới... Hãy làm cho khởi đầu của chúng ta là một thời gian được nhớ đến vì việc đánh thức một sự tôn kính mới dành cho sự sống, sự quyết tâm vững chắc để đạt được sự bền vững, việc nhanh chóng đấu tranh cho công lý và hoà bình, và việc vui hưởng cuộc sống”.148

208. Chúng ta luôn có khả năng đi ra khỏi chính bản thân của mình để đến với người khác. Trừ khi chúng ta thực hiện điều này, còn không thì các loại tạo vật khác sẽ không được nhìn nhận theo đúng giá trị của chúng; chúng ta sẽ không bận tâm về việc quan tâm đến mọi thứ vì người khác; chúng ta sẽ thất bại trong việc đặt ra những giới hạn ở nơi bản thân chúng ta để tránh gây khổ đau cho những người khác hoặc làm suy thoái những môi trường xung quanh của chúng ta. Sự quan tâm vô vị lợi dành cho người khác, và sự loại trừ mọi hình thức quy ngã và tự hấp thụ, là thiết yếu nếu chúng ta thực sự mong muốn chăm sóc anh chị em chúng ta và chăm sóc môi trường. Những

146 Benoît XVI, Thông điệp Caritas in veritate (29-6-2009), n. 66 : AAS 101 (2009), 699.

147 Id., Sứ điệp Ngà Quốc tế Hòa bình 2010, n. 11 : AAS 102 (2010), 48.

148 La Charte de la Terre, La Haye (29 juin 2000).

thái độ này cũng làm cho chúng ta hoà hợp với điều buộc đạo đức về việc đánh giá sự ảnh hưởng của mọi hành vi và quyết định của chúng ta trên thế giới xung quanh chúng ta. Nếu chúng ta có thể vượt thắng được chủ nghĩa cá nhân, chúng ta sẽ thực sự có thể phát triển một lối sống khác và mang lại những thay đổi quan trọng trong xã hội.

II. GIÁO DỤC VÌ GIAO ƯỚC GIỮA NHÂN LOẠI VÀ MÔI TRƯỜNG

209. Một sự ý thức về tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng văn hoá và sinh thái của thời đại ngày nay cần phải được chuyển đổi thành những thói quen mới. Nhiều người biết rằng sự tiến bộ hiện tại của chúng ta và sự tích luỹ thuần vật chất và thú vui thì chưa đủ để mang lại ý nghĩa và niềm vui cho tâm hồn con người, nhưng họ vẫn cảm thấy chưa thể bỏ đi điều mà thị trường đặt ra trước mắt họ. Ở những quốc gia này lẽ ra phải thực hiện những thay đổi lớn lao trong thói quen tiêu thụ, thì người trẻ sẽ có một sự nhạy bén sinh thái mới và một tinh thần đại lượng, và một trong số các bạn trẻ ấy sẽ thực hiện những nỗ lực đáng nể phục để bảo vệ môi trường. Đồng thời, các bạn trẻ đã trưởng thành trong một bối cảnh xã hội của tình trạng tiêu thụ cực độ và sự sung túc là những thứ làm cho việc phát triển những thói quen khác trở nên khó khăn. Chúng ta đang phải đối diện với một sự thách đố về giáo dục.

210. Việc giáo dục môi trường đã mở rộng các mục tiêu của nó. Mặc dù ngay từ đầu việc giáo dục môi trường tập trung chủ yếu vào các thông tin khoa học, nâng cao ý thức và việc ngăn chặn những nguy cơ môi trường, thì giờ đây việc giáo dục ấy lại bao gồm cả những bình luận về “những chuyện thần thoại” về một nền hiện đại được đặt trên nền tảng của một não trạng thực dụng (chủ nghĩa cá nhân, sự tiến bộ không giới hạn, sự cạnh tranh, sự tiêu thụ, thị trường không có điều tiết). Việc giáo dục môi trường cũng tìm kiếm để khôi phục các cấp độ khác nhau về thế quân bình sinh thái, thiết lập nên sự hoà hợp bên trong bản thân chúng ta, với người khác, với thiên nhiên và với các loại sinh vật khác, và với Thiên Chúa. Việc giáo dục môi trường cần làm cho việc thực hiện một sự nhảy vọt trở nên dễ dàng hơn hướng đến sự trổi vượt vốn mang lại cho các giá trị đạo đức sinh thái ý nghĩa sâu xa nhất của nó. Việc giáo dục này cần những nhà giáo dục có khả năng phát triển một nền đạo đức sinh thái, và giúp đỡ mọi người, thông qua phép so sánh hiệu quả, để trưởng thành trong tình liên đới, trách nhiệm và sự quan tâm đầy lòng thương cảm.

211. Tuy nhiên việc giáo dục này, nhằm mục đích tạo nên một “quyền công dân sinh thái”, đôi khi bị giới hạn vào việc cung cấp thông tin, và thất bại trong việc đưa vào những thói quen tốt. Sự tồn tại của pháp luật và những quy định thì chưa đủ để về lâu về dài ngăn chặn lại việc hành xử tồi tệ, ngay cả khi các phương thế hữu hiệu của sự bắt buộc hiện diện. Nếu pháp luật là để mang lại những ảnh hưởng quan trọng và lâu dài, thì đa số các thành viên của xã hội phải được khích lệ cách đầy đủ để chấp nhận chúng, và biến đổi cách cá nhân để đáp trả lại. Chỉ bằng việc nuôi dưỡng những nhân đức quan trọng thì người dân mới có thể thực hiện một sự cam kết quên mình về sinh thái. Một người có khả năng để chi tiêu và tiêu thụ hơn nhưng thường sử dụng ít hơn máy sưởi và mặc các loại áo ấm hơn, cho thấy một kiểu những xác tín và thái độ giúp bảo vệ môi trường. Có một sự cao quý trong nghĩa vụ chăm sóc cho công trình tạo dựng thông qua những việc nhỏ hằng ngày, và thật tuyệt vời biết bao khi việc giáo dục có thể mang lại những thay đổi thực sự trong lối sống. Việc giáo dục về trách nhiệm môi trường có thể khích lệ những cách hành động có ảnh hưởng cách trực tiếp và quan trọng đến thế giới xung quanh chúng ta, như việc tránh sử dụng nhựa và giấy, giảm việc tiêu thụ nước, việc tách rác ra, việc chỉ nấu điều gì có thể được tiêu thụ hợp lý, thể hiện sự quan tâm đến những sinh vật khác, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hay đi xe chung, trồng cây, tắt hết những đèn không cần thiết, hoặc bất cứ thứ số lượng việc đang thực hiện khác. Tất cả những điều này phản ánh một sự sáng tạo đại lượng và xứng đáng là điều vốn mang lại điều tốt nhất cho con người. Tái sử dụng một điều gì đó thay vì ngay lập tức loại bỏ nó, khi đã hoàn tất vì những lý do đúng đắn, có thể là một hành động của tình yêu vốn diễn tả căn tính của chúng ta.

212. Chúng ta phải không được nghĩ rằng những nỗ lực này sẽ không thay đổi thế giới. Chúng đang làm lợi cho xã hội, thường không hay biết đối với chúng ta, vì chúng mời gọi một sự tốt lành là điều, mặc dù chưa thấy, nhưng chắc chắn sẽ có xu hướng lan rộng. Hơn thế nữa, những hành động như thế có thể khôi phục lại cảm thức về lòng tự trọng của chúng ta; chúng có thể dạy cho chúng ta cách sống cách đầy đủ hơn và cảm nhận rằng sự sống trên trái đất là xứng đáng.

213. Việc giáo dục sinh thái có thể diễn ra ở nhiều hoàn cảnh khác nhau: ở trường học, ở các gia đình, trên truyền thông, trong giáo lý hay bất cứ nơi nào. Việc giáo dục tốt sẽ gieo trồng những hạt giống khi chúng ta còn trẻ, và những hạt giống này tiếp tục sinh hoa trái trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, ở đây, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng lớn lao của gia đình, vốn là “nơi mà trong đó sự sống là quà tặng của Thiên Chúa – có thể được đón nhận cách đúng đắn và bảo vệ chống lại nhiều sự tấn công hướng đến sự sống, và có thể phát triển theo đúng điều tạo nên sự trưởng thành con người đúng đắn. Trong khi đối diện với cái gọi là nền văn hoá của sự chết, gia đình là trái tim của nền văn hoá sự sống”.149 Trong gia đình, trước hết chúng ta học cách thể hiện tình hêu và sự tôn trọng dành cho sự sống; chúng ta được dạy dỗ việc sử dụng cách đúng đắn mọi thứ, sự ngăn nắp và sự sạch sẽ, sự tôn trọng dành cho hệ sinh thái địa phương và sự chăm sóc dành cho hết mọi loại thọ tạo. Trong gia đình, chúng ta lãnh nhận một sự giáo dục toàn diện, là điều giúp chúng ta trưởng thành cách hoà hợp trong sự trường thành cá nhân. Trong gia đình, chúng ta học cách xin mà không đòi hỏi, cách nói “cám ơn” như là một sự diễn tả của một lòng biết ơn đúng đắn vì điều mà chúng ta đã được lãnh nhận, cách kiểm soát sự gây hấn và lòng tham của chúng ta, và cách xin sự tha thứ khi chúng ta gây thiệt hại. Những nghĩa cử đơn giản này của phép lịch sử từ trái tim sẽ giúp tạo nên một nền văn hoá của một đời sống chung và tôn trọng môi trường xung quanh của chúng ta.

214. Các tổ chức chính trị và nhiều nhóm xã hội khác nhau cũng được uỷ thác với sự trợ giúp để gia tăng sự nhận thức của người dân. Thì Giáo Hội cũng thế. Tất cả mọi cộng đoàn Kitô

149 Jean-Paul II, Thông điệp Centesimus annus (1-5-1991), n. 39 : AAS 83 (1991), 842.

Giáo đều có một vai trò quan trọng cần thực hiện trong việc giáo dục sinh thái. Niềm hy vọng của tôi là các chủng viện và các nhà đào luyện của chúng ta sẽ mang lại một việc giáo dục về sự đơn giản có trách nhiệm của cuộc sống, trong sự chiêm niệm đầy tạ ơn về thế giới của Thiên Chúa, và trong sự quan tâm đến những nhu cầu của người nghèo và việc bảo vệ môi trường. Bởi vì những mối nguy đang quá cao, nên chúng ta cần những thể chế có sức mạnh để áp đặt những hình phạt vì sự nguy hại đã tiêm nhiễm vào môi trường. Nhưng chúng ta cũng cần những phẩm chất tự chủ và sự sẵn lòng mang tính cá nhân để học hỏi lẫn nhau.

215. Trong sự suy xét này, “mối quan hệ giữa một việc giáo dục thẩm mỹ tốt và việc duy trì một môi trường lành mạnh không thể bị coi thường”.150 Bằng việc biết nhìn nhận và trân trọng vẻ đẹp, chúng ta sẽ biết khước từ chủ nghĩa thực dụng lợi ích cá nhân. Nếu có một ai đó đã không biết dừng lại và thán phục một điều gì đó thật đẹp, thì chúng ta không được ngạc nhiên khi người ấy đối xử với mọi thứ như thể là một đối tượng để sử dụng và lạm dụng mà không do dự. Nếu chúng ta muốn mang lại một sự thay đổi sâu sắc, thì chúng ta cần nhận biết rằng những não trạng nhất định thực sự rất ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của chúng ta. Những nỗ lực của chúng ta trong việc giáo dục vẫn sẽ chưa đủ và không hiệu quả trừ khi chúng ta nỗ lực để cổ võ một cách nghĩ mới về con người nhân loại, sự sống, xã hội và mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên. Bằng không, mô thức của chủ nghĩa tiêu thụ sẽ tiếp tục tiến triển, với sự trợ giúp của giới truyền thông và những công việc hiệu quả cao của thị trường.

III. SỰ HOÁN CẢI SINH THÁI

216. Di sản phong phú của linh đạo Kitô Giáo, hoa trái của hai mươi thế kỷ của kinh nghiệm cá nhân và cộng đoàn, có một sự đóng góp quý báu được thực hiện đối với sự đổi mới của nhân loại. Ở đây, tôi muốn mang lại cho những người Kitô Hữu một vài đề nghị mới cho một nền linh đạo sinh thái đặt nền tảng trên những xác tín của niềm tin của chúng ta, bởi vì những giáo huấn của Tin Mừng có những tác động trực tiếp đến cách nghĩ, cách cảm nhận và cách sống của chúng ta. Hơn cả trong các ý tưởng hay các ý niệm như thế, tôi yêu thích cách mà một nền linh đạo như thế có thể thúc đẩy chúng ta đến một sự quan tâm đầy đam mê hơn cho việc bảo vệ thế giới của chúng ta. Một sự dấn thân cho sự cao cả này không thể được suy trì chỉ bởi giáo lý mà thôi, mà không có một nền linh tạo có khả năng gợi hứng cho chúng ta, mà không có một “động lực nội tại vốn khích lệ, động viên, nuôi dưỡng và mang lại ý nghĩa cho hoạt động cá nhân và động đoàn của chúng ta”.151 Phải nhìn nhận rằng, các Kitô Hữu đã không luôn trân trọng và phát triển những kho tàng thiêng liêng được Thiên Chúa phú ban trên Giáo Hội, nơi mà đời sống tinh thần không tách lìa khỏi thân xác hay khỏi bản tính hay khỏi những thực tại thế giới, nhưng được sống trong và cùng với họ, trong sự hiệp thông với tất cả mọi người đang ở xung quanh chúng ta.

217. “Những sa mạc bên ngoài trong thế giới này đang tăng trưởng, bởi vì những sa mạc bên trong đã trở nên quá bao la”.152 Vì lý do này, cuộc khủng hoảng sinh thái cũng là một lệnh truyền đối với một sự hoán cải nội tâm sâu sắc. Cần phải nói rằng một số Kitô Hữu dấn thân và cầu nguyện, với sự biện minh về chủ nghĩa thực tế và chủ nghĩa thực dụng, có khuynh hướng nhạo báng những thể hiện của mối bận tâm dành cho môi trường. Những người khác thì bị động; họ chọn không thay đổi các thói quen của họ và do đó trở nên bất nhất. Vì thế điều mà tất cả họ cần là một “sự hoán cải sinh thái”, từ đó mà những hiệu quả của cuộc gặp gỡ của họ với Đức Giêsu Kitô trở nên chứng tá trong mối quan hệ của họ với thế giới quanh họ. Sống ơn gọi của chúng ta để trở thành những người bảo vệ của công trình tay Chúa là cần thiết đối với một đời sống nhân đức; đó không phải là một chọn lựa hay một khía cạnh thứ yếu của kinh nghiệm Kitô Giáo của chúng ta.

218. Trong khi gợi nhớ về hình ảnh của Thánh Phanxicô Assisi, chúng ta đi đến chỗ nhận biết rằng một mối quan hệ lành mạnh

151 Tông huấn Evangelii gaudium (24-11-2013), n. 261 : AAS 105 (2013), 1124.

152 Benoît XVI, Giảng lễ Khai mạc sứ vụ Thánh Phêrô (24-4-2005) : AAS 97 (2005), 710.

với công trình tạo dựng là một chiều kích của sự hoán cải cá nhân toàn diện, là điều kèm theo sự nhận biết về những lỗi lầm, tội lỗi, sai lỗi và thất bại của chúng ta, và dẫn đến một sự sám hối chân thành và một lòng mong muốn thay đổi. Hội Đồng Giám Mục Úc đã nói về tầm quan trọng của một sự hoán cải như thế nhằm đạt tới một sự hoà giải với công trình tạo dựng: “Để đạt được sự hoà giải như thế, chúng ta phải xét lại đợi sống của chúng ta và nhận biết các cách thế mà trong đó chúng ta đã làm hại đến công trình tạo dựng của Thiên Chúa ngang qua các hành động của chúng ta và sự thất bại của chúng ta. Chúng ta cần kinh nghiệm một sự hoán cải, hay một sự thay đổi tâm hồn”.153

219. Tuy nhiên, sự tự cải thiện về phía các cá nhân tự thân nó sẽ không phải là một phương dược cho tình hình cực kỳ phức tạp mà thế giới chúng ta ngày nay đang đối diện. Các cá nhân cô lập có thể đánh mất khả năng và sự tự do của họ để thoát khỏi não trạng thực dụng, và mang lấy kết cục trở thành mồi cho một chủ nghĩa tiêu thụ vô đạo đức đang tước đoạt sự nhận thức mang tính xã hội và sinh thái. Các vấn đề xã hội phải được nói đến bởi các mạng lưới cộng đồng chứ không chỉ bởi một tổng thể các cá nhân có hành vi tốt. Nhiệm vụ này “sẽ tạo nên những đòi hỏi lớn lao như thế của con người mà con người sẽ không bao giờ đạt được bằng sáng kiến cá nhân hay thậm chí bởi sự nỗ lực có tính hiệp nhất của con người được nhân giống một cách cá nhân. Công việc của thế giới thống trị mời gọi một sự hiệp nhất các kĩ năng và một sự hiệp nhất thành tựu vốn chỉ có thể phát triển từ một thái độ khá khác biệt”.154 Sự hoán cải sinh thái cần mang lại sự thay đổi vĩnh viễn cũng là một sự thay đổi cộng đồng.

220. Sự hoán cải này mời gọi một lượng các thái độ sẽ cùng nhau nuôi dưỡng một tinh thần chăm sóc đại lượng, đầy sự dịu dàng. Trước hết, sự hoán cải này đi kèm theo một lòng biết ơn và sự nhưng không, một sự nhận biết rằng thế giới là quà tặng yêu thương của Thiên Chúa, và rằng chúng ta được mời gọi

153 Conférence des évêques catholiques d’Australie, A New Earth – The Environmental Challenge, Canberra (2002).

154 Romano Guardini, Das Ende der Neuzeit, p. 72 (éd. fr. : p. 77).

cách âm thầm để noi gương sự đại lượng của Ngài trong việc tự hy sinh và những việc làm tốt: “đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6,3- 4). Sự hoán cải này cũng kéo theo một sự nhận thức đầy yêu thương rằng chúng ta không tách lìa khỏi toàn thể các tạo vật, mà cùng dự phần vào một sự hiệp thông hoàn vũ tráng lệ. Là những người tin, chúng ta không nhìn vao thế giới từ bên ngoài mà từ bên trong, ý thức về các mối dây liên hệ với điều mà Chúa Cha đã liên kết chúng ta với tất cả mọi hữu thể. Bằng việc phát triển những khả năng cá nhân mà Thiên Chúa ban tặng của chúng ta, một sự hoán cải sinh thái có thể thúc đẩy chúng ta đến sự sáng tạo và lòng nhiệt thành lớn lao hơn trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới và trong việc dâng chính bản thân chúng ta lên Thiên Chúa “như là một của hy lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng” (Rm 12,1). Chúng ta đừng hiểu quyền trổi vượt của chúng ta là một lý do cho vinh quang cá nhân hay sự thống trị vô trách nhiệm, nhưng hơn thế là một khả năng khác mà, đến lượt nó, đi kèm với một trách nhiệm nghiêm túc xuất phát từ niềm tin của chúng ta.

221. Những xác tín khác nhau của niềm tin của chúng ta, được triển khai từ đầu của Tông Thư này có thể giúp chúng ta làm phong phú ý nghĩa của cuộc hoán cải này. Những niềm xác tín này bao gồm sự nhận thức rằng mỗi tạo vật đều phản chiếu một điều gì đó thuộc về Thiên Chúa và có một thông điệp để truyền tải đến cho chúng ta, và sự bảo toàn mà Đức Kitô đã mang lấy trên bản thân Ngài cái thế giới vật chất này và bây giờ, đã phục sinh, đang hiện hữu cách gần gũi đối với mỗi hữu thể, bao bọc nó bằng tình thương của Ngài và làm cho nó rạng ngời bằng ánh sáng của Ngài. Cũng thế, có một sự nhận biết rằng Thiên Chúa đã tạo nên thế giới, viết vào đó một trật tự và một sự năng động mà con người nhân loại không có quyền được phớt lờ. Chúng ta đọc trong Tin Mừng rằng Chúa Giêsu nói về các loại chim trời mà “không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa” (Lc 12,6). Để rồi làm thế nào chúng ta có thể đối xử tệ với chúng hoặc gây nguy hại cho chúng? Tôi mời gọi tất cả mọi Kitô Hữu hãy nhận biết và hãy sống cách trọn vẹn chiều kích này của sự hoán cải của mình. Chớ gì năng quyền và

ánh sáng của ân sủng mà chúng ta đã lãnh nhận cũng thể hiện trong mối quan hệ của chúng ta với các loài thọ tạo khác và với thế giới xung quanh chúng ta. Bằng cách này, chúng ta sẽ giúp nuôi dưỡng tình huynh đệ tuyệt vời với tất cả công trình tạo dựng mà Thánh Phanxicô Assisi đã thể hiện quá rạng ngời.

IV. NIỀM VUI VÀ BÌNH AN

222. Linh đạo Kitô Giáo đưa ra một sự hiểu biết thay thế về chất lượng cuộc sống, và khích lệ một lối sống mang tính ngôn sứ và chiêm niệm, một lối sống có khả năng vui hưởng cách sâu sắc sự tự do thoát khỏi nỗi ám ảnh về việc tiêu thụ. Chúng ta cần học lấy bài học xưa, được thấy ở trong các truyền thống tôn giáo cũng như trong Kinh Thánh. Đó chính là sự xác tín rằng “ít là nhiều”. Một cơn lũ thường trực của những ngành hàng tiêu dùng mới có thể làm hỏng tâm hồn và ngăn chặn chúng ta khỏi việc trân quý mỗi điều và mỗi khoảnh khắc. Để hiện diện cách thanh bình với mỗi thực tại, cho dù là thực tại ấy nhỏ bé thế nào, đều mở ra cho chúng ta những chân trời của sự hiểu biết và sự thành toàn cá nhân lớn lao hơn rất nhiều. Linh đạo Kitô Giáo đưa ra một sự tăng trưởng được đánh dấu bởi sự tiết độ và khả năng vui với một chút. Chính một sự trở về với sự đơn giản ấy là điều giúp chúng ta dừng lại và trân quý hững điều nhỏ bé, biết ơn những cơ hội mà cuộc sống mang lại cho chúng ta, biết tách ra cách thiêng liêng khỏi điều mà chúng ta đang sở hữu, và không ngã quỵ trước nỗi buồn vì điều chúng ta còn thiếu. Điều này hàm ý một sự tránh sự năng động của việc thống trị và sự tích luỹ thuần tuý những thú vui.

223. Sự điều độ như thế, khi được sống cách tự do và ý thức, là đang giải thoát. Đó không phải là một cuộc sống kém hơn hay một cuộc sống với ít cường độ hơn. Trái lại, đó là một lối sống cuộc sống đến mức tròn đầy. Trong thực tế, những người vui hưởng hơn và sống tốt hơn mỗi phút giây là những người đã đầu hàng việc đậu lại đây và đó, luôn luôn tìm kiếm điều mà họ không có. Họ kinh nghiệm việc trân quý mỗi người và mỗi sự vật, học làm quen với những thứ đơn giản nhất và cách vui hưởng những điều ấy có ý nghĩa như thế nào. Vì thế họ có thể loại bỏ những nhu cầu không thoả mãn, giảm bớt sự ám ảnh và sự mỏi mệt của họ. Ngay cả khi sống với một chút, họ vẫn có

thể sống thật nhiều, trên hết tất cả khi họ nuôi dưỡng những thú vui khác và tìm kiếm sự thoả mãn trong những gặp gỡ huynh đệ, trong việc phục vụ, trong việc phát triển các tài năng của họ, trong âm nhạc và trong nghệ thuật, trong việc liên lạc với thiên nhiên, trong cầu nguyện. Hạnh phúc có nghĩa là biết cách giới hạn một số nhu cầu vốn chỉ làm suy giảm chúng ta, và biết mở ra với nhiều khả năng khác mà cuộc sống có thể mang lại.

224. Sự điều độ và khiêm nhường không được nhìn đến một cách ưa thích trong thế kỷ qua. Và tuy nhiên, khi có một sự sụp đổ chung trong việc thi hành một nhân đức nhất định trong đời sống cá nhân và đời sống xã hội, thì nó sẽ mang lấy kết cục là tạo ra một số những bất quân bình, bao gồm cả những bất quân bình môi trường. Đó là lý do vì sao thật không đủ để chỉ nói về sự nhất quán của các hệ sinh thái. Chúng ta phải dám nói về sự nhất quán của đời sống con người, của sự cần thiết phải cổ võ và hiệp nhất tất cả các giá trị lớn lao. Một khi chúng ta đánh mất sự khiêm nhường của chúng ta, và trở nên say mê với khả năng làm chủ cách vô giới hạn trên mọi sự, thì chắc chắn chúng ta sẽ mang lấy kết cục là làm tổn hại xã hội và môi trường. Thật không dễ để cổ võ kiểu khiêm nhường lành mạnh này hay kiểu điều độ lành mạnh này khi chúng ta tự coi bản thân mình là tự trị, khi chúng ta loại trừ Thiên Chúa ra khỏi đời sống của chúng ta hay thay thế Ngài bằng cái tôi của riêng chúng ta, và nghĩ rằng những cảm giác chủ quan của chúng ta có thể xác định được điều gì là đúng điều gì là sai.

225. Mặt khác, không ai có thể nuôi dưỡng một sự tỉnh thức và làm thoả mãn cuộc sống mà không bình an với chính bản thân mình. Một sự hiểu biết đầy đủ về linh đạo hệ tại ở việc lấp đầy điều chúng ta muốn bằng sự bình an, vốn nhiều hơn là sự vắng bóng chiến tranh. Sự bình an nội tâm có liên hệ gần gũi với việc chăm sóc sinh thái và thiện ích chung bởi vì, khi được sống một cách đúng đắn, sự bình an sẽ được phản chiếu trong một lối sống quân bình cùng với một khả năng biết kinh ngạc là điều sẽ dẫn chúng ta đi vào một sự hiểu sâu hơn về cuộc sống. Thiên nhiên đầy tràn những lời của tình yêu, nhưng làm thế nào chúng ta có thể lắng nghe những lời ấy ngay giữa sự ồn ào thường trực, những phiền nhiễu bất tận và gây căng thẳng thần

kinh, hoặc sự sùng bái hình thức bên ngoài? Nhiều người ngày nay cảm thấy một sự mất quân bình sâu sắc là điều dẫn họ đến hoạt động điên cuồng và làm cho họ cảm thấy bận rộn, trong một sự vội vã triền miên là điều mà tiếp đến sẽ dẫn họ đến việc thực hiện các kế hoạch riêng đến mức coi thường mọi thứ xung quanh họ. Điều này cũng ảnh hưởng đến cách mà họ đối xử với môi trường. Một nền sinh thái toàn diện bao gồm việc dành thời gian để khôi phục sự hoà hợp thanh bình với công trình tạo dựng, suy tư về lối sống của chúng ta và những lý lưởng của chúng ta, và chiêm nhiệm Đấng Tạo Dựng là Đấng đang sống ở giữa chúng ta và ở quanh chúng ta, Đấng mà sự hiện diện của Ngài “không phải được tạo ra mà phải tìm kiếm, khám phá”.155

226. Chúng ta đang nói về một thái độ của tâm hồn, một thái độ vốn tiếp cận cuộc sống bằng sự chú tâm thanh bình, vốn có thể hiện diện cách đầy đủ với một ai đó mà không nghĩ đến điều gì sẽ xảy đến tiếp theo, một thái độ chấp nhận mỗi khoảnh khắc như là một quà tặng từ Thiên Chúa cần được sống cách tròn đầy. Chúa Giêsu dạy chúng ta thái độ này khi Ngài mời gọi chúng ta hãy chiêm ngắm những hoa huệ ngoài đồng và những con chim trên trời, hoặc khi thấy một người thanh niên giàu có và biết về bồn chồn của anh, “Ngài đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (Mc 10,21). Ngài hoàn toàn hiện diện với mọi người và với mọi thứ, và bằng cách này Ngài chỉ cho chúng ta con đường để vượt thắng sự lo âu không lành mạnh vốn biến chúng ta thành những người tiêu thụ hời hợt, gây hấn, và cưỡng bách.

227. Một sự diễn tả của thái độ này là khi chúng ta dừng lại và dâng lời tạ ơn Thiên Chúa trước và sau bữa ăn. Tôi mời gọi hết mọi người tin hãy trở về với tập quán đẹp đẽ và ý nghĩa này. Thời khắc phúc lành ấy, dù là vắn vỏi, cũng nhắc nhớ chúng ta về sự lệ thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa cho cuộc sống; nó củng cố cảm giác biết ơn của chúng ta về những món quà của công trình tạo dựng; nó giúp nhận biết những người bằng công lao của họ mang lại cho chúng ta những của ăn này; và nó tái khẳng định tình liên đới của chúng ta với những người đang cần sự giúp đỡ nhất.

155 Tông huấn Evangelii gaudium (24-11-2013), n. 71 : AAS 105 (2013), 1050.

V. TÌNH YÊU DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ

228. Chăm sóc thiên nhiên là một phần của một lối sống vốn bao gồm khả năng sống cùng nhau và sự hiệp thông. Chúa Giêsu nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta có Thiên Chúa như là Cha chung của chúng ta và rằng điều này làm cho chúng ta trở thành anh chị em. Tình yêu huynh đệ chỉ có thể là nhưng không; nó không bao giờ là một phương tiện trả lại cho người khác điều mà họ đã thực hiện hay sẽ thực hiện cho chúng ta. Đó là lý do vì sao việc yêu kẻ thù là có thể. Cùng một sự nhưng không này sẽ gợi hứng cho chúng ta biết yêu và chấp nhận gió, mặt trời và đám mây, ngay cả khi chúng ta không thể kiểm soát chúng. Theo nghĩa này, chúng ta có thể nói về một “tình huynh đệ hoàn vũ”.

229. Chúng ta phải trở lại với niềm xác tín là chúng ta cần nhau, rằng chúng ta có một trách nhiệm chung đối với nhau và thế giới, và rằng việc trở nên tốt và đoan chính là xứng đáng. Chúng ta đã có đủ về sự vô luân và sự nhạo báng đạo đức, sự tốt lành, niềm tin và sự trung thực. Đã đến lúc cần nhận biết rằng sự nông cạn hời hợt đã chẳng mang lại cho chúng ta điều gì tốt. Khi những nền tảng của đời sống xã hội bị sói mòn, thì điều tiếp theo chắc chắn là những cuộc chiến vì những mâu thuẫn lợi ích, những hình thức bạo lực và tàn bạo mới, và những trở ngại cho sự phát triển của một nền văn hoá đúng đắn chăm sóc môi trường.

230. Thánh Têrêsa Lisieux mời gọi chúng ta thực hiện con đường nhỏ bé của tình yêu, không bỏ lỡ một lời nói tốt lành, một nụ cười hay bất kì một nghĩa cử nhỏ nào gieo rắc bình an và tình bạn. Một nền sinh thái toàn diện cũng được tạo nên từ những nghĩa cử đơn giản mỗi ngày vốn phá vỡ bằng luận lý của bạo lực, khai thác và ích kỷ. Cuối cùng, một thế giới của sự tiêu thụ trầm trọng hơn thì đồng thời cũng là một thế giới đang đối xử tệ với sự sống trong tất cả mọi dạng thức của nó.

231. Tình yêu, tuôn trào bằng những nghĩa cử nhỏ bé của sự chăm sóc lẫn nhau, cũng mang tính dân sự và chính trị, và tình yêu ấy làm cho chính nó cảm nghiệm được trong mọi hành động vốn tìm kiếm việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Tình

yêu dành cho xã hội và sự dấn thân cho thiện ích chung là những biểu hiện tuyệt vời của một lòng bác ái vốn ảnh hưởng đến không chỉ các mối quan hệ giữa các cá nhân mà còn “các mối quan hệ vĩ mô, các mối quan hệ xã hội, kinh tế và chính trị”.156 Đó là lý do vì sao Giáo Hội đặt ra trước mắt thế giới lý tưởng về một “nền văn minh tình yêu”.157 Tình yêu xã hội là chìa khoá cho sự phát triển đúng đăn: “Để làm cho xã hội nhân bản hơn, xứng đáng hơn với con người, phải đem lại một giá trị mới cho tình yêu trong đời sống – bao gồm chính trị, kinh tế và văn hoá – bằng cách làm cho tình yêu đó trở thành một chuẩn mực vững bền và cao nhất cho mọi hoạt động”.158 Trong bộ khung này, cùng với tầm quan trọng của những nghĩa cử nhỏ bé hằng ngày, tình yêu xã hội thúc đẩy chúng ta đến việc phát minh ra những chiến lược lớn hơn để làm giảm sự suy thoái môi trường và để khích lệ một “nền văn hoá chăm sóc” vốn chi phối hết toàn thể xã hội. Khi chúng ta cảm thấy rằng Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta can thiệp cùng với người khác vào những động lực xã hội này, thì chúng ta cần nhận biết rằng điều này cũng là một phần của nền linh đạo của chúng ta, vốn là một sự thi hành bác ái và, như thế, làm cho chúng ta trưởng thành và thánh hoá chúng ta.

232. Không phải mọi người đều được mời gọi để tham gia cách trực tiếp vào đời sống chính trị. Xã hội cũng được làm cho phong phú bởi vô số các tổ chức đang hoạt động để cổ võ thiện ích chung và bảo vệ môi trường, bất luận là tự nhiên hay đô thị. Chẳng hạn, một số tổ chức thể hiện sự quan tâm đối với nơi công cộng (một toà nhà, một tháp nước, một tượng đài bị phế bỏ, một phong cảnh, một quảng trường), và nỗ lực để bảo vệ, khôi phục, cải tiến hay làm cho đẹp nơi ấy như thể là một điều gì đó thuộc về mọi người. Quanh những hoạt động cộng đồng này, những mối quan hệ phát triển hay được khôi phục và một kết cấu xã hội mới xuất hiện. Do đó, một cộng đồng có thể phá

156 Benoît XVI, Thông điệp Caritas in veritate (29-6-2009), n. 2 : AAS 101 (2009), 642.

157 Paul VI, Sứ điệp Ngày Quốc tế Hòa bình 1977 : AAS 68 (1976), 709.

158 Hội đồng Giáo hoàng “Công lý và Hòa bình”, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, n. 582.

vỡ sự thờ ơ đã bị tiêm nhiễm bởi chủ nghĩa tiêu thụ. Những hành động này nuôi dưỡng một căn tính chung, bằng một câu chuyện vốn có thể được nhớ và được truyền lại. Bằng cách này, thế giới, và chất lượng cuộc sống của người nghèo nhất, được chăm sóc, bằng một cảm thức của tình liên đới là điều đồng thời ý thức rằng chúng ta đang sống trong một ngôi nhà chung mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho chúng ta. Những hành động cộng đồng này, khi chúng diễn tả tình yêu trao ban bản thân, cũng có thể trở thành những kinh nghiệm thiêng liêng mạnh mẽ.

VI. CÁC DẤU CHỈ BÍ TÍCH VÀ CỬ HÀNH SỰ NGHỈ NGƠI

233. Vũ trụ mở ra trong Thiên Chúa, Đấng lấp đầy nó cách trọn vẹn. Do đó, có một ý nghĩa mầu nhiệm được tìm thấy ở nơi một chiếc lá, nơi một đường mòn trên núi, nơi một giọt sương, nơi diện mạo một con người.159 Lý tưởng không chỉ là để đi từ bên ngoài vào bên trong để khám phá ra hành động của Thiên Chúa trong linh hồn, mà còn khám phá ra Thiên Chúa trong mọi sự. Thánh Bonaventure dạy chúng ta rằng “việc chiêm niệm đào sâu hơn nữa việc chúng ta cảm thấy công việc ân sủng của Thiên Chúa trong tâm hồn chúng ta, và việc chúng ta biết gặp gỡ Thiên Chúa hơn nữa trong các loại thọ tạo bên ngoài bản thân chúng ta”.160

234. Thánh Gioan Thánh Giá đã dạy rằng mọi sự tốt lành hiện diện trong các thực tại và kinh nghiệm của thế giới này “đều

159 Un maître spirituel, Alî al-Khawwâç, à partir de sa propre expérience, soulignait aussi la nécessité de ne pas trop séparer les créatures du monde de l’expérience intérieure de Dieu. Il affirmait : “Il ne faut donc pas blâmer de parti pris les gens de chercher l’extase dans la musique et la poésie. Il y a un “secret” subtil dans chacun des mouvements et des sons de ce monde. Les initiés arrivent à saisir ce que disent le vent qui souffle, les arbres qui se penchent, l’eau qui coule, les mouches qui bourdonnent, les portes qui grincent, le chant des oiseaux, le pincement des cordes, les sifflement de la flûte, le soupir des malades, le gémissement de l’affligé....”, EVA DE VITRAYMEYEROVITCH [éd.], Anthologie du soufisme, Paris 1978, p. 200.

160 In II Sent., 23, 2, 3.

hiện diện ở nơi Thiên Chúa cách xuất chúng và vô biên, hoặc đúng hơn, trong mỗi một trong những thực tại cao cả là Thiên Chúa”.161 Điều này không phải vì những điều hạn hữu của thế giới này là thực sự thánh thiêng, nhưng vì những kinh nghiệm thần bí sự kết nối gần gũi giữa Thiên Chúa và hết mọi hữu thể, và do đó cảm thấy rằng “mọi sự đều là Thiên Chúa”.162 Đứng cách sững sờ trước một ngọn núi, người ấy không thể tách lìa kinh nghiệm này khỏi Thiên Chúa, và tiếp nhận rằng sự kính sợ nội tại được sống phải phó thác vào Thiên Chúa: “Núi có độ cao và có thật nhiều núi, bao la, đẹp, đầy ân sủng, sáng láng và toả hương. Những ngọn núi này là điều mà Người Yêu của tôi dành cho tôi. Những thung lũng cô đơn thì tĩnh lặng, dễ chịu, đẹp đẽ, mát mẻ và chảy tràn dòng nước trong lành; trong nhiều lùm cây khác nhau của chúng và trong tiếng hót ngọt ngào của các loại chim, những thung lũng này mang lại sự tiêu khiển và thích thú cho các giác quan, và trong sự cô tịch và tĩnh lặng của chúng, chúng làm cho chúng ta thư giãn và mang lại sự nghỉ ngơi. Những thung lũng này là điều mà Người Yêu của tôi dành cho tôi”.163

235. Các Bí tích là một cách thế đặc quyền mà trong đó thiên nhiên được Thiên Chúa mang lấy để trở thành một phương thế của việc làm trung gian cho đời sống siêu nhiên. Thông qua việc thờ phượng Thiên Chúa của chúng ta, chúng ta được mời gọi để ôm lấy thế giới ở một cấp độ khác. Nước, dầu, lửa và các sắc mầu được mặc lấy trong tất cả sức mạnh biểu tưởng của nó và cộng tác vào trong hành vi ca tụng của chúng ta. Bàn tay chúc lành là một khí cụ của tình yêu Thiên Chúa và một sự phản chiếu sự gần gũi của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã đến để đồng hành với chúng ta trên hành trình của cuộc sống. Nước đổ trên thân thể của một em bé trong Phép Rửa là một dấu chỉ của một sự sống mới. Gặp gỡ Thiên Chúa không có nghĩa là thoát khỏi thế giới này hay quay lưng chúng ta lại với thiên nhiên. Điều này đặc biệt rõ ràng trong linh đạo Kitô Giáo Đông Phương. “Vẻ đẹp, điều mà ở Phương Đông là một trong những

161 Cantique spirituel, XIV-XV, 5 (Œuvres complètes, Paris 1990, p. 409-410).

162 Ibid.

163 Ibíd., XIV, 6-7 (p. 410).

danh xưng được yêu thích nhất thể hiện sự hoà hợp thánh và khuôn mẫu của nhân loại được biến hình, xuất hiện ở khắp mọi nơi: dưới dáng vẻ của một ngôi thánh đường, trong âm thanh, trong mầu sắc, trong ánh sáng, và trong hương thơm”.164 Đối với các Kitô hữu, tất cả mọi loài thọ tạo của vũ trụ vật chất đều có ý nghĩa thực sự của nó trong Lời nhập thể, vì Con Thiên Chúa đã mặc lấy nơi con người của Ngài một phần của thế giới vật chất, đặt vào đó một hạt giống của một sự biến đổi tối hậu. “Kitô Giáo không khước từ vấn đề. Hơn thế, tình trạng không thân xác được suy xét trong tất mọi giá trị của nó trong hành động phụng vụ, mà từ đó thân xác con người được làm cho tỏ hiện trong bản chất nội tại của nó như là đền thờ của Chúa Thánh Thần và được hiệp nhất với Chúa Giêsu, Đấng mà chính Ngài đã mặc lấy một thân xác vì sự cứu độ thế giới”.165

236. Chính trong Thánh Thể mà tất cả mọi điều đã được tạo thành tìm thấy được tình trạng hạnh phúc đỉnh điểm của mình. Ân sủng, vốn có khuynh hướng thể hiện chính nó cách hữu hình, thấy được sự diễn tả vượt quá sự hiểu biết khi chính Thiên Chúa trở thành con người và đã trao ban chính bản thân Ngài làm của ăn cho các thọ tạo của Ngài. Thiên Chúa, trong đỉnh cao của mầu nhiệm Nhập Thể, đã chọn để chạm đến những chiều sâu gần gũi của chúng ta thông qua một sự phân mảnh của vấn đề. Ngài đến không phải từ trên cao, nhưng từ bên trong, Ngài đến để chúng ta có thể tìm thấy Ngài trong thế giới của chúng ta. Trong Thánh Thể, sự viên mãn đã đạt được; đó là trung tâm sóng động của vũ trụ, trung tâm chảy tràn tình yêu và chảy tràn sự sống không bao giờ cạn kiệt. Dự phần vào Chúa Con nhập thể, đang hiện diện trong Thánh Thể, toàn thể vũ trụ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Thực ra chính bản thân Thánh Thể là một hành động của tình yêu vũ trụ: “Đúng, vũ trụ! Bởi vì ngay cả khi Thánh Thể được cử hành trên một bàn thờ khiêm tốn của một nhà thờ của một đất nước, thì Thánh Thể vẫn luôn luôn một cách nào đó được cử hành trên bàn thờ của thế

164 Jean-Paul II, Tông thư Orientale lumen (2-5-1995), n. 11 : AAS 87 (1995), 757.

165 Ibid.

giới”.166 Thánh Thể kết nối trời với đất; Thánh Thể ôm lấy và bao bọc lấy toàn thể công trình tạo dựng. Thế giới vốn xuất phát từ bàn tay của Thiên Chúa trở về với Ngài trong sự tôn kính thánh và bất phân ly: trong bánh Thánh Thể, “công trình tạo dựng được tạo ra để hướng về sự thần hoá, hướng đến tiệc cưới thánh, hướng đến sự hiệp nhất với chính Đấng Tạo Dựng”.167 Do đó, Thánh Thể cũng là một nguồn ánh sáng và động lực cho những bận tâm của chúng ta về môi trường, hướng dẫn chúng ta trở thành những quản gia của toàn thể tạo vật.

237. Vào Chúa Nhật, sự tham dự của chúng ta vào Thánh Thể có một tầm quan trọng đặc biệt. Chúa Nhật, giống như ngày Sa-bát của người Do Thái, có nghĩa là một ngày chữa lành các mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với chính bản thân chúng ta, với người khác và với thế giới. Chúa Nhật là ngày của Phục Sinh, “ngày thứ nhất” của việc tạo dựng mới, mà hoa trái đầu mùa của ngày ấy là nhân loại được phục sinh của Thiên Chúa, lời hứa của sự biến hình sau cùng của tất cả mọi thực tại được tạo thành. Ngày Chúa Nhật cũng loan báo “sự nghỉ ngơi vĩnh cửu của con người ở trong Thiên Chúa”.168 Bằng cách này, nền linh đạo Kitô Giáo đưa vào giá trị của sự nghỉ ngơi và lễ hội. Chúng ta có xu hướng làm giảm sự nghỉ ngơi chiêm niệm thành một điều gì đó không hiệu quả và không cần thiết, nhưng điều này là loại bỏ điều rất nền tảng vốn rất quan trọng về công việc: ý nghĩa của công việc. Chúng ta được mời gọi để bao gồm trong công việc của chúng ta một chiều kích của sự sẵn lòng và nhưng không, vốn khá khác biệt so với sự bất động thuần tuý. Hơn thế, đó là một cách làm việc khác, vốn hình thành nên một phần của yếu tính rất quan trọng của chúng ta. Nó ngăn chặn hành động của con người khỏi tình trạng hoạt động trống rỗng; nó cũng ngăn ngừa lòng tham không đáy và một cảm giác cô lập khiến cho chúng ta tìm kiếm lợi ích cá nhân đến mức loại bỏ tất cả mọi thứ khác. Luật nghỉ hàng tuần ngăn cấm làm việc

166 Thông điệp Ecclesia de Eucharistia (17-4-2003), n. 8 : AAS 95 (2003), 438

167 Benoît XVI, Homélie à l’occasion de la Messe du Corpus Domini (15-6- 2006) : AAS 98 (2006), 513.

168 x. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, n. 2175.

vào ngày thứ bảy, “để bò lừa của ngươi được nghỉ ngơi, và để đứa con của nữ tỳ ngươi và người ngoại kiều lấy lại sức” (St 23,12). Sự nghỉ ngơi mở tầm mắt của chúng ta đến một bức tranh rộng lớn hơn và mang lại cho chúng ta một sự nhạy bén được đổi mới trước các quyền lợi của người khác. Và vì thế ngày nghỉ ngơi, được tập trung vào Thánh Thể, chiếu ánh sáng của ngày ấy trên cả tuần, và động viên chúng ta đến một sự quan tâm lớn lao hơn dành cho thiên nhiên và người nghèo.

VII. BA NGÔI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THỌ TẠO

238. Chúa Cha là nguồn mạch tối hậu của mọi sự, là nền tảng tình yêu và tự thông truyền của tất cả mọi sự đang hiện hữu. Chúa Con, phản chiếu của Ngài, thông qua Ngài mà muôn vật được tạo thành, đã hiệp nhất chính Ngài với trái đất này khi Ngài được tác thành trong cung lòng của Mẹ Maria. Thánh Thần, mối liên kết vô biên của tình yêu, đang hiện diện cách gần gũi trong trung tâm của vũ trụ, đang gợi hứng và mang lại những con đường mới. Thế giới được tạo thành bởi Ba Ngôi Vị hoạt động như là một nguyên lý thánh duy nhất, nhưng mỗi ngôi vị lại thực hiện công việc chung này theo nét riêng cá vị của từng ngôi. Do đó, “khi chúng ta chiêm ngắm kỳ công của vũ trụ trong tất cả sự vĩ đại và vẻ đẹp của nó, chúng ta phải tạ ơn toàn thể Ba Ngôi”.169

239. Đối với các Kitô hữu, việc tin vào một Thiên Chúa ba ngôi hiệp thông cho thấy rằng Ba Ngôi đã để lại dấu ấn của mình trên mọi tạo vật. Thánh Bonaventure đã đi xa đến mức nói rằng con người nhân loại, trước khi phạm tội, đã có thể thấy được cách mỗi loài thọ tạo “chứng thực rằng Thiên Chúa là ba ngôi”. Việc suy tư về Ba Ngôi là là việc cần phải nhận ra trong thiên nhiên “khi cuốn sách ấy được mở ra cho con người và đôi mắt của chúng ta vẫn chưa trở nên tối tăm”.170 Vị Thánh dòng Phanxicô dạy chúng ta rằng mỗi loại thọ tạo mang lấy trong chính nó một cấu trúc cụ thể thuộc về Ba Ngôi, quá thực đến nỗi nó có thể được chiêm ngắm một cách sẵn sàng nếu như cái nhìn của con người đừng quá nửa vời, tăm tối và mỏng manh.

169 Jean-Paul II, Catéchèse (2 août 2000), n. 4 : Insegnamenti 23/2 (2000), 112.

170 Quaest. disp. de Myst. Trinitatis, 1, 2, concl.

Theo đó, Ngài chỉ ra cho chúng ta thách đố của việc nỗ lực đọc thực tại bằng chìa khoá Ba Ngôi.

240. Các Ngôi Vị thánh là các mối liên hệ hỗ tương, và thế giới, được tạo dựng theo khuôn mẫu thánh, là một mạng lưới các mối quan hệ. Các thọ tạo hướng về Thiên Chúa, và tiếp đến thật chính đáng là mỗi hữu thể sống đều có khuynh hướng hướng về các điều khác, để trong toàn thể vũ trụ chúng ta có thể tìm thấy bất kì một mối quan hệ nào có tính thường hằng và được đan quyện vào nhau cách âm thầm.171 Điều này dẫn chúng ta đến việc không chỉ kinh ngạc về những kết nối đa dạng đang tồn tại giữa các loài thọ tạo, nhưng còn để khám phá ra một chìa khoá cho sự thành toàn của chúng ta. Con người nhân loại phát triển hơn nữa, trưởng thành hơn nữa và được thánh hoá hơn nữa đến mức mà con người đi vào các mối quan hệ, đi ra khỏi chính bản thân họ để sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, với những người khác và với toàn thể thọ tạo. Theo đó, họ tạo nên sự năng động mang tính ba ngôi ấy của riêng họ là điều mà Thiên Chúa vốn in dấu ấn trong họ khi họ được tạo thành. Mọi sự đều có liên hệ với nhau, và điều này mời gọi chúng ta phát triển một nền linh đạo của tình liên đới toàn cầu ấy vốn chảy tràn từ mầu nhiệm Ba Ngôi.

VIII. NỮ VƯƠNG CỦA MỌI LOÀI THỌ TẠO

241. Mẹ Maria, Mẹ của những ai chăm sóc Chúa Giêsu, giờ đây đang chăm sóc bằng tình thương và nỗi đau mẫu tử cho thế giới bị thương tích này. Cũng như trái tim bị đâm thâu của Mẹ đau đớn trước cái chết của Chúa Giêsu thế nào, thì giờ đây Mẹ đang chịu đau khổ trước nỗi khổ của những người nghèo bị đóng đinh và trước các loài thọ tạo của thể giới này đã bị phá huỷ bởi sức mạnh con người. Được biến hình hoàn toàn, giờ đây Mẹ đang sống cùng với Chúa Giêsu, và tất cả mọi thọ tạo đều hát khen về sự công bằng của Mẹ. Mẹ là một Phụ Nữ, “mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1). Được rước về trời, Mẹ là Mẹ và là Nữ Vương của mọi loài thọ tạo. Nơi thân xác vinh hiển của Mẹ,

171 Cf. Thomas D’Aquin, Summa Theologiae I, q. 11, art. 3 ; q. 21, art. 1, ad 3 ;

q. 47, art. 3.

cùng với Đức Kitô Phục Sinh, một phần của công trình tạo dựng đã đạt tới sự viên mãn của vẻ đẹp của nó. Mẹ trân quý toàn bộ cuộc đời của Chúa Giêsu trong trái tim Mẹ (x. Lc 2,19.51), và giờ đây hiểu được ý nghĩa của mọi sự. Do đó, chúng ta có thể xin Mẹ giúp chúng ta biết nhìn vào thế giới này bằng cặp mắt của sự khôn ngoan.

242. Bên cạnh Mẹ trong Thánh Gia Na-da-rét, có hình ảnh của Thánh Giuse. Thông qua công việc và sự hiện diện đại lượng của Ngài, Ngài đã chăm sóc và bảo vệ Mẹ Maria và Chúa Giêsu, đã cứu thoát các Ngài khỏi tình trạng bạo lực của sự bất công bằng cách đưa các Ngài sang Ai Cập. Tin Mừng trình bày Thánh Giuse là một người công chính, chăm chỉ và mạnh mẽ. Nhưng Ngài cũng thể hiện một sự dịu dàng lớn lao, vốn không phải là dấu hiệu của kẻ yếu nhưng là của những người mạnh mẽ cách đúng đắn, hoàn toàn ý thức về thực tại và sẵn sàng yêu thương và phục vụ trong sự khiêm nhường. Đó là lý do vì sao mà Ngài được loan báo như là người canh giữ của Giáo Hội hoàn vũ. Ngài cũng có thể dạy chúng ta cách thể hiện sự quan tâm; Ngài có thể tạo cảm hứng cho chúng ta làm việc bằng sự đại lượng và sự dịu dàng trong việc bảo vệ thế giới này vốn được Thiên Chúa uỷ thác cho chúng ta.

IX. VƯỢT RA KHỎI MẶT TRỜI

243. Sau cùng, chúng ta sẽ thấy bản thân chúng ta đang diện đối diện với vẻ đẹp vô biên của Thiên Chúa (x. 1Cr 13,12), và có thể đọc được bằng sự thán phục và niềm hạnh phúc mầu nhiệm vũ trụ, vốn cùng chia sẻ với chúng ta sự phong phú vô biên. Thậm chí ngay bây giờ chúng ta đang trên hành trình tiến về ngày Sa-bát của vĩnh cửu, Thành Giê-ru-sa-lem mới, hướng về ngôi nhà chung của chúng ta trên thiên đàng. Chúa Giêsu nói: “Ta sẽ đổi mới mọi sự” (Kh 21,15). Sự sống vĩnh cửu sẽ là một kinh nghiệm chung về sự kính sợ, mà trong đó mỗi tạo vật, được biến đổi huy hoàng, sẽ có được vị trí đúng của mình và có điều gì đó để cho những con người nam nữ đáng thương này là những người sẽ được giải thoát một lần và mãi mãi.

244. Trong khi đó, chúng ta quy tụ lại với nhau để cùng chịu trách nhiệm về ngôi nhà này đã được uỷ thác cho chúng ta, biết

rằng tất cả mọi điều thiện hạo đang tồn tại ở đây sẽ được đưa vào bàn tiệc thiên đàng. Trong sự hiệp nhất với tất cả mọi loài thọ tạo, chúng ta đi trên hành trình ngang qua mảnh đất này để tìm kiếm Thiên Chúa, vì “nếu thế giới có một sự khởi đầu và nếu nó được tạo dựng nên, thì chúng ta phải tìm hiểu ai đã cho nó sự khởi đầu này, và ai là Đấng Tạo Thành của nó”.172 Chúng ta hãy vừa ca tụng vừa bước đi. Chớ gì những đấu tranh của chúng ta và sự bận tâm của chúng ta dành cho hành tinh này không bao giờ lấy đi niềm vui của niềm hy vọng của chúng ta.

245. Thiên Chúa, Đấng mời gọi chúng ta dấn thân đại lượng và trao cho Ngài tất cả, sẽ mang lại cho chúng ta ánh sáng và sức mạnh cần thiết để tiếp tục hành trình của chúng ta. Ngay tại trung tâm của thế giới này, Thiên Chúa của sự sống, Đấng yêu thương chúng ta vô cùng, luôn luôn hiện diện. Ngài không bỏ mặc chúng ta, Ngài không bỏ chúng ta một mình, vì Ngài đã hiệp nhất chính Ngài cách cụ thể với trái đất của chúng ta, và tình yêu của Ngài luôn thúc bách chúng ta biết tìm kiếm những cách thế mới để tiến bước. Xin chúc tụng Ngài!

***

246. Để kết thúc bài suy tư dài này vốn vừa đầy niềm vui vừa gây bối rối, tôi cho rằng chúng ta nên đưa ra hai lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện thứ nhất chúng ta có thể chia sẻ với tất cả những ai tin vào một Thiên Chúa đấng là Đấng Tạo Dựng toàn năng, trong khi trong lời cầu nguyện khác chúng ta là các Kitô Hữu xin sự thúc đẩy để nhận lấy sự dấn thân cho công trình tạo dựng đã ở trước mắt chúng ta bởi Tin Mừng của Chúa Giêsu.

Một lời cầu nguyện cho trái đất của chúng ta

Lạy Thiên Chúa toàn năng,

Cha đang hiện diện trong toàn thể vũ trụ

và trong các loài thọ tạo nhỏ bé nhất của Cha.

Cha ôm lấy tất cả mọi sự đang hiện hữu bằng sự dịu dàng của Cha.

172 Basilio Magno, Hom. in Hexaemeron, 1, 2, 6: PG 29, 8.

Xin đổ tràn trên chúng con sức mạnh của tình yêu Cha, để chúng con có thể bảo vệ sự sống và vẻ đẹp.

Xin đổ tràn đầy sự bình an trên chúng con,

để chúng con có thể sống như những anh chị em, mà không làm hại một ai.

Ôi lạy Thiên Chúa của người nghèo, xin giúp chúng con biết cứu người bị bỏ rơi và bị lãng quên của trái đất này, vốn quá quý giá trước mắt Cha.

Xin mang lại sự chữa lành cho cuộc sống của chúng con, để chúng con có thể bảo vệ thế giới

mà không tận diệt thế giới,

để chúng con có thể gieo vẻ đẹp,

chứ không phải sự ô nhiễm và huỷ diệt.

Xin chạm đến những tâm hồn

của những người đang chỉ biết tìm lợi ích bằng cái giá của người nghèo và trái đất.

Xin dạy chúng con biết khám phá giá trị của từng sự vật, để được lấp đầy bằng sự kính sợ và chiêm niệm,

để nhận biết rằng chúng con được hiệp nhất sâu sắc với mọi loại thọ tạo

trên hành trình tiến về ánh sáng vô biên của Cha.

Chúng con xin tạ ơn Cha

vì đã hiện diện với chúng con mỗi ngày.

Xin khích lệ chúng con, khi chúng con cầu nguyện, trong cuộc chiến của chúng con

cho công lý, tình yêu và hoà bình.

Lời cầu nguyện Kitô hữu trong sự hiệp nhất với tạo vật

Lạy Cha, chúng con ngợi khen Cha cùng với tất cả mọi thọ tạo của Cha.

Tất cả đều xuất phát từ bàn tay quyền năng của Cha;

Tất cả là của Cha, được đầy tràn

bằng sự hiện diện của Cha và tình yêu dịu dàng của Cha. Xin chúc tụng Cha!

Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, nhờ Chúa mà mọi sự được tạo thành.

Chúa đã được tác thành trong cung lòng của Mẹ Maria, Chúa đã trở thành một phần của trái đất này,

và Chúa đã chiêm ngắm thế giới này bằng đôi mắt nhân loại của Chúa.

Ngày nay Chúa đang sống trong mọi tạo vật trong vinh quang phục sinh của Chúa.

Xin chúc tụng Chúa!

Lạy Chúa Thánh Thần, bởi ánh sáng của Chúa

Chúa hướng dẫn thế giới này hướng về tình yêu của Chúa Cha và đồng hành với công trình tạo dựng

khi nó rên xiết trong đau khổ.

Chúa cũng ngự trị trong tâm hồn chúng con và Chúa thúc đẩy chúc con làm điều tốt.

Xin chúc tụng Chúa!

Lạy Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi, cộng đồng tuyệt diệu của tình yêu vô biên, xin dạy chúng con biết chiêm ngắm Chúa trong vẻ đẹp của vũ trụ,

vì mọi sự đều loan báo về Chúa.

Xin gia tăng tâm tình ngợi khen và cảm tạ của chúng con vì mọi hữu thể Chúa đã tạo dựng.

Xin ban cho chúng con ân sủng

để cảm thấy được kết hiệp với mọi sự như nó là. Lạy Thiên Chúa tình yêu, xin chỉ cho chúng con thấy vị trí của chúng con trong thế giới này

như là những dòng kênh của tình yêu Chúa cho tất cả mọi loài thọ tạo trên trái đất này,

vì không loại nào trong số ấy bị lãng quên trong ánh mắt Chúa. Xin soi sáng cho những ai đang nắm giữ quyền lực và tiền của để họ có thể tránh được tội thờ ơ,

để họ có thể yêu quý thiện ích chung, thăng tiến người yếu thế, và chăm sóc cho thế giới này mà họ đang sống.

Người nghèo và trái đất đang kêu khóc. Ôi lạy Thiên Chúa, xin nắm giữ chúng con bằng năng quyền và ánh sáng của Ngài,

xin giúp chúng con biết bảo vệ mọi sự sống, biết chuẩn bị cho một tương lai tốt đẹp hơn, vì sự ngự đến của Nước Chúa

là Nước của công lý, hoà bình, tình yêu và vẻ đẹp. Xin chúc tụng Chúa!

Amen.

Làm tại Rôma tại Ngai Toà Thánh Phêrô vào ngày 24 tháng 05, Lễ Hiện Xuống, năm 2015, năm thứ ba Triều Đại Giáo Hoàng của tôi.

PHANXICÔ

Joseph C. Pham chuyển ngữ (muoianhsang.com)