Kính thưa ngài tổng thống,
Tôi xin hết lòng cám ơn ngài vì những lời chào mừng nồng nhiệt mà ngài đã dành cho tôi nhân danh tất cả mọi người Hoa Kỳ nam cũng như nữ. Với tư cách là con trai của một gia đình kiều cư, tôi rất vui mừng khi được làm khách tại quốc gia này mà phần lớn nó được kiến tạo nên từ những gia đình ấy. Tôi vui mừng về những ngày gặp gỡ và đối thoại này, mà chắc chắn trong những ngày đó, tôi sẽ đón nhận và chia sẽ rất nhiều niềm hy vọng và rất nhiều những ước mơ của người Hoa Kỳ.
Trong khi viếng thăm quốc gia này, tôi sẽ có được vinh dự là đến nói chuyện trước Lưỡng Viện. Tại đó, với tư cách là một người anh em của đất nước này, tôi hy vọng là mình sẽ hướng những lời khích lệ về tất cả những người mà họ đang được kêu gọi trong việc bài trí tương lai chính trị của quốc gia trong sự trung thành với những nguyên tắc căn bản của chính quốc gia này. Tôi cũng sẽ đến Philadelphia để tham dự Đại Hội Quốc Tế lần thứ tám về Gia Đình, và để bày tỏ niềm kính trọng cũng như để hỗ trợ những định chế hôn nhân và gia đình trong thời đại này, trong một khoảnh khắc có tính quyết định trong lịch sử văn hóa chúng ta.
Kính thưa ngài tổng thống, cùng với các cư dân của ngài, người Công giáo Hoa Kỳ đã và đang tham gia một cách tích cực trong việc kiến tạo nên một cộng đồng xã hội hoàn toàn khoan dung và hoàn toàn bao hàm, hầu bảo vệ quyền lợi của từng cá nhân cũng như của toàn xã hội, và khước từ bất cứ dạng thức nào của sự kỳ thị cũng như của sự phân biệt một cách bất công. Cùng với vô vàn những người thành tâm thiện chí, người Công Giáo cũng mang theo mối quan tâm rằng, làm thế nào để những cố gắng nhằm có được một xã hội công bằng và thịnh vượng sẽ tương hợp với những mối quan tâm sâu sắc của họ cũng như với quyền tự do tôn giáo của họ. Sự tự do này sẽ duy trì một trong những kho tàng quý giá nhất của người Mỹ. Những người anh em của tôi, tức các Đức Giám Mục tại Hoa Kỳ, đã nhắc nhớ chúng ta rằng, tất cả đều được kêu gọi với tư cách là những công dân chân chính, phải luôn luôn canh chừng trong việc bảo vệ nền tự do đó, và phải chống lại tất cả những gì có thể đe dọa hay gây nguy hiểm cho sự tự do ấy.
Thưa ngài tổng thống, tôi thấy mình được khích lệ trước việc Ngài đưa ra một sáng kiến nhằm cắt giảm sự ô nhiễm bầu khí quyển. Khi tận mắt chứng kiến tính cấp bách của vấn đề này, tôi cũng xác tín rằng, sự thay đổi khí hậu là một vấn đề mà nó không được phép bị phó mặc lâu hơn nữa cho thế hệ mai sau. Điều liên quan đến việc chăm sóc cho „ngôi nhà chung“ cũng chính là điều mà chúng ta đang sống trong một khoảnh khắc có tính quyết định của lịch sử. Chúng ta vẫn còn thời gian để thực hiện những thay đổi cần thiết nhằm cố gắng thực hiện „một sự phát triển có tính bền vững và toàn diện, vì chúng ta biết rằng, mọi điều đều có thể thay đổi“ (Laudato si’, 13). Một sự thay đổi như thế đang đòi hỏi chúng ta, phải nhận ra với sự nghiêm túc và trong tinh thần trách nhiệm, những gì mà chúng ta muốn để lại cho một thế giới – không chỉ cho con cái chúng ta, nhưng còn cho hằng triệu người mà họ đang sống trong một hệ thống mà nó không trao ban cho họ sự lưu tâm. Ngôi nhà chung của chúng ta đã trở nên thành phần của những nhóm người bị loại ra ngoài đó, tiếng kêu của họ đang vọng thấu tới trời, và trong thời đại hôm nay, đã gõ một cách mạnh mẽ vào những ngôi nhà, những thành phố và những cộng đồng của chúng ta. Sử dụng một tuyên bố mang tính kiệt xuất của Mục Sư Martin Luther King, chúng ta có thể nói rằng, chúng ta đã chưa thanh toán số nợ, và bây giờ chính là lúc chúng ta phải thi hành nghĩa vụ trả nợ ấy.
Nhờ vào Đức Tin, chúng ta biết rằng, Đấng Tạo Hóa đã không bỏ rơi chúng ta. „Trong nhiệm cục Tình Yêu của Ngài, không bao giờ Ngài thực hiện một sự rút lại, cũng không bao giờ hối hận về chuyện đã sáng tạo nên chúng ta. Nhân loại vẫn còn đang sở hữu khả năng cộng tác trong việc kiến tạo nên ngôi nhà chung“ (Laudato si’, 13). Với tư cách là những người Ki-tô hữu, tức những người được chất đầy bởi niềm hiểu biết ấy, chúng ta muốn dấn thân để chăm lo cho ngôi nhà chung trong sự ý thức và trong tinh thần trách nhiệm.
Thưa ngài tổng thống, những nỗ lực mà chúng mới được thực hiện cách nay chưa lâu nhằm đưa những mối quan hệ đã bị đổ vỡ vào trong trật tự, và mở ra những cánh cửa mới cho sự cộng tác trong gia đình nhân loại chúng ta, đang thể hiện những bước đi tích cực trên con đường hòa giải, công lý và tự do. Tôi ước mong rằng, tất cả mọi người nam và mọi người nữ thành tâm thiện chí trong quốc gia vĩ đại này cũng sẽ cùng hỗ trợ cho những cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong thế giới chúng ta, cũng như thúc đẩy một mô hình phát triển mang tính toàn diện và bao hàm. Bằng phương cách này, ước gì hết mọi người anh chị em chúng ta trên khắp hành tinh này đều sẽ cảm nghiệm được ơn bình an và hạnh phúc mà Thiên Chúa đã dự kiến cho tất cả mọi người con của Ngài.
Thưa Ngài tổng thống, một lần nữa tôi xin cám ớn Ngài thật nhiều về những lời chào mừng nồng nhiệt mà Ngài đã dành cho tôi, và tôi vui mừng về những ngày được ở trên đất nước của Ngài. Xin Thiên Chúa chúc lành cho nước Mỹ!
Tòa Bạch Ốc, Washington, D.C, Hoa Kỳ ngày 23 tháng 09 năm 2015
ĐTC Phan-xi-cô
Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ