Bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô
Cho Phong trào "Comunione e Liberazione"
[Hiệp Thông và Giải Phóng]
Piazza San Pietro, Vaticano
[Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican]
Thứ Bảy, ngày 07-03-2015
Anh chị em thân mến,
Chúc anh chị em một ngày tốt đẹp!
Tôi xin có lời chào thăm tất cả anh chị em và xin cám ơn anh chị em vì tâm tình quý mến nồng nhiệt của anh chị em! Tôi xin ngỏ lời chào chân thành tới các Đức Hồng Y và các Đức Giám Mục. Tôi xin chào Cha Julián Carrón, Chủ Tịch của Huynh Đoàn của anh chị em, và xin cám ơn Ngài vì những lời nói mà Ngài đã nói với Tôi nhân danh tất cả anh chị em; Tôi cũng xin cám ơn Cha, thưa Cha Julián, vì bức thư tốt đẹp mà Cha đã gửi cho tất cả, mời họ đến đây. Xin cám ơn Cha thật nhiều!
Tư tưởng thứ nhất của Tôi là để nhớ tới Vị sáng lập của Phong Trào của anh chị em, Đức Ông Luigi Giussani, khi nhớ lại kỷ niệm lần thứ X của ngày sinh nhật của Ngài trên trời. Tôi thật biết ơn Cha Giussani vì nhiều lý do khác nhau. Lý do thứ nhất, có tính cách cá nhân hơn, là điều tốt lành mà Ngài đã làm cho Tôi và cho đời sống linh mục của Tôi, qua việc đọc các sách Ngài viết và vì các bài viết khác của Ngài. Xin cám ơn Ngài, vì lý do khác, là tư tưởng của Ngài thực sự mang tính cách nhân bản và đạt tới tận chỗ thâm sâu nhất của hơi thở của con người. Như anh chị em biết, điều thật quan trọng biết bao cho Cha Giussani về kinh nghiệm của cuộc gặp gỡ: cuộc gặp gỡ không thực hiện với một ý tưởng, nhưng với một Con Người, với Chúa Giêsu Kitô. Như thế Ngài đã giáo dục cho tự do, khi hướng dẫn tới cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, bởi vì Đức Kitô ban cho chúng ta sự tự do đích thực. Khi nói về cuộc gặp gỡ, thì nảy sinh trong đầu óc của Tôi "Ơn gọi của Thánh sử Mathêô", bức tranh của nghệ sĩ Caravaggio, mà trước bức tranh đó Tôi đã dừng lại lâu giờ trong nhà thờ Thánh Luy của những người Pháp tại Roma, mỗi lần Tôi đến Roma. Không ai trong những người đứng ở đó, kể cả Mathêô người tham muốn tiền tài, có thể tin vào sứ điệp của bàn tay đó, là bàn tay chỉ vào ngài, vào sứ điệp của những con mắt đang nhìn vào ông với lòng nhân từ và đã chọn ông đi theo Ngài. Ông ta cảm nghiệm được sự ngỡ ngàng của cuộc gặp gỡ đó. Cũng như thế cũng có cuộc gặp gỡ với Đức Kitô đã được thực hiện và mời gọi chúng ta.
Tất cả, trong đời sống chúng ta, hôm nay cũng như vào thời của Chúa Giêsu, bắt đầu với một cuộc gặp gỡ. Một cuộc gặp gỡ với Con Người đó, Người Thợ Mộc thành Nazareth, một con người như tất cả mọi người, nhưng đồng thời, lại thật khác. Chúng ta nghĩ tới Phúc Âm Thánh Gioan, trong đó có kể cuộc gặp gỡ thứ nhất của các môn đệ với Chúa Giêsu (xem 1, 35-42). Ông Anrê, Gioan, Simon: họ cảm thấy được hướng dẫn tới thật sâu thẳm, được biết thật sâu xa, và điều này làm nảy sinh ra trong họ một sự ngỡ ngàng, một sự sợ hãi, mà, ngay lập tức, làm cho họ gắn bó với Ngài… Hoặc như sau khi sống lại, Chúa Giêsu hỏi ông Phêrô: "Con có mến Thầy không?" (Ga 21, 15), và Phêrô trả lời: "Có"; tiếng "Có" này không phải là kết quả của một sức mạnh của ý chí, không đến chỉ từ quyết định của con người Simon: nó đến trước cả đó, từ Ơn Thánh, đó là điều đến trước, điều đi trước của Ơn Thánh. Điều này là việc khám phá ra một cách quyết định cho Thánh Phaolô, cho Thánh Augustino, và cho bao nhiêu Thánh khác: Chúa Giêsu Kitô luôn là người thứ nhất, Ngài đến trước chúng ta, Ngài chờ đợi chúng ta, Chúa Giêsu Kitô luôn đi trước chúng ta; và khi chúng ta tới nơi, thì Ngài đã ở đó chờ ta. Ngài là như ngành hoa đào: là hoa nở ra đầu tiên, và loan báo mùa xuân.
Và người ta không thể hiểu được sức năng động này của cuộc gặp gỡ gợi ra sự sợ hãi và sự chấp nhận, mà không nhận ra là có lòng thương xót ở đó. Chỉ ai đã được vuốt ve bởi cái vuốt ve của lòng thương xót, mới biết Chúa thực sự. Nơi ưu tiên của cuộc gặp gỡ là cái vuốt ve của lòng thương xót của Chúa Giêsu Kitô với tội lỗi của tôi. Và vì điều này, đôi lần, anh chị em đã nghe Tôi nói rằng chỗ, nơi chốn ưu tiên của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô là tội lỗi của tôi. Và nhờ cái ôm hôn của lòng thương xót này mà có được sự ước muốn đáp trả và thay đổi, và có thể phát sinh ra một cuộc sống khác. Nền luân lý Kitô không là sự cố gắng trổi vượt, theo ý chí, của ai quyết định sống hài hòa và thành công, là một thứ thách đố đơn độc đứng trước thế gian. Không. Nền luân lý này không phải là nền luân lý Kitô, nhưng nền luân lý Kitô là một nền luân lý khác. Nền luân lý Kitô là một lời đáp trả được khởi động trước lòng thương xót làm ngạc nhiên, không nghiệm trước được, đúng là "điều gì không công bằng" theo các tiêu chuẩn của con người, lòng thương xót của Đấng Duy Nhất biết tôi, biết các phản bội của tôi và Đấng đó vẫn yêu thương tôi, quý trọng tôi, gọi tôi lần nữa, hy vọng nơi tôi, chờ đợi từ nơi tôi. Nền luân lý Kitô không bao giờ là một sự té ngã xuống, nhưng luôn đứng dậy, nhờ bàn tay của Ngài, Đấng nắm lấy tôi. Và con đường của Giáo Hội cũng là con đường này: để cho lòng thương xót lớn lao của Thiên Chúa tỏ lộ ra. Tôi đã nói, trong những ngày vừa qua, với các Vị Hồng Y mới: "Con đường của Giáo Hội là con đường không lên án ai cho tới đời đời; là làm lan tỏa ra lòng thương xót của Thiên Chúa cho tất cả mọi người là những người cầu xin lòng thương xót đó với con tim chân thành; con đường của Giáo Hội chính là con đường đi ra từ trong vành đai của mình để đi tìm các người ở xa trong các vùng "ngoại ô" của cuộc sống; đó là con đường chấp nhận một cách trọn vẹn cái lý của Thiên Chúa", là cái lý của lòng thương xót" (Bài giảng, ngày 15-02-2015). Ngay cả Giáo Hội cũng phải cảm thấy sức thúc đẩy trở nên hoa đào, nghĩa là mùa xuân như Chúa Giêsu, cho tất cả nhân loại.
Hôm nay anh chị em cũng nhớ lại 60 năm khai mạc Phong Trào của anh chị em, "được sinh ra trong Giáo Hội - như Đức Thánh Cha Bênêđíctô đã nói với anh chị em - không do một ý chí có tổ chức của Hàng Giáo Phẩm, nhưng được khai nguồn từ một cuộc gặp gỡ, được canh tân, với Đức Kitô và như thế, chúng ta có thể nói, từ một sự thúc đẩy phát xuất ra, sau cùng, từ Chúa Thánh Thần" (Bài diễn văn cho dịp Hành hương của Phong Trào Hiệp Thông và Giải Phóng [Comunione e Liberazione],ngày 24-03-2007: Insegnamenti [Các Giáo Huấn], III, 1 [2007], 557).
Sau 60 năm, đặc sủng nguyên thủy đã không mất đi vẻ tươi mát và sức sống của nó. Tuy nhiên, anh chị em hãy nhớ rằng trung tâm không phải là đặc sủng, trung tâm chỉ là một duy nhất, là Chúa Giêsu, Chúa Giêsu Kitô! Khi tôi đặt vào trung tâm phương pháp thiêng liêng của tôi, hành trình thiêng liêng của tôi, cách thức thực hiện hành trình này của tôi, tôi đã đi ra xa khỏi con đường. Tất cả đường tu đức, tất cả các đặc sủng trong Giáo Hội phải là "ra khỏi trung tâm": ở trung tâm chỉ có mình Chúa mà thôi! Vì điều này, khi Phaolô, trong thư thứ nhất gửi tín hữu tại Corintô, nói về các đặc sủng, về thực tại này, thực tại thật là đẹp của Giáo Hội, của Nhiệm thể, Phaolô kết thúc khi nói về tình yêu, nghĩa là điều đến từ Thiên Chúa, nghĩa là điều riêng của Thiên Chúa, và điều cho phép chúng ta bắt chước Ngài. Anh Chị em đừng bao giờ quên điều này, là phải ra khỏi trung tâm!
Và rồi đặc sủng không được giữ trong một chai lo đựng nước lọc! Trung thành với đặc sủng, không có nghĩa là nói về "việc làm ra cứng như đá" - đó là hành động của quỷ dữ, điều làm cho ra "cứng như đá", anh chị em đừng quên điều này! Trung thành với đặc sủng, không có nghĩa là viết điều đó trên một tấm da lừa và đặt nó vào trong khung kính. Việc hướng về gia sản mà Cha Giussani đã để lại cho anh chị em, không được thu lại để trong bảo tàng viện để nhớ, của các quyết định đã làm ra, của các luật lệ phải sống. Chắc chắn sự trung thành bao gồm truyền thống, nhưng trung thành với truyền thống - Mahler nói - "có nghĩa là giữ cho sống động ngọn lửa và không thờ lạy đống than". Cha Giussani sẽ không bao giờ tha thứ cho anh chị em, khi làm anh chị em mất đi tự do và biến đổi thành một người hướng dẫn của bảo tàng viện hoặc người thờ lạy đống than tro. Hãy giữ cho sống động ngọn lửa của ký ức về cuộc gặp gỡ đầu tiên và hãy là người tự do!
Có như thế, được tập trung vào Đức Kitô và vào Phúc Âm, anh chị em có thể là những cánh tay, những bàn tay, những bàn chân đi, là lý trí và con tim của một Giáo Hội "đi ra". Con đường của Giáo Hội là đi ra để đi tìm những người ở xa trong các vùng ngoại ô, là phục vụ Chúa Giêsu trong mỗi người bị loại ra, bị bỏ rơi, những người không có đức tin, những người bị thất vọng về Giáo Hội, những người là tù nhân của chính tính ích kỷ của mình.
"Đi ra" cũng có nghĩa là đẩy lui việc quy hướng về chính mình, trong mọi hình thức của nó, có nghĩa là biết lắng nghe những ai không như chúng ta, học hỏi từ mọi người, với sự khiêm nhường chân thành. Khi chúng ta là nô lệ của việc tự quy hướng về chính mình, chúng ta kết thúc trong việc vun trồng một "nền tu đức mang nhãn hiệu": "Tôi là CL [Comunione e Liberazione, người thuộc Phong Trào CL]. Đó là nhãn hiệu. Và rồi chúng ta ngã xuống trong nghìn thứ bẫy bày ra đem lại cho chúng ta sự vui thích tự hướng về chính mình, việc vui thích khi nhìn chính chúng ta trên gương, là điều đem chúng ta mất hướng trong những xí nghiệp của những tổ chứa ONG (Organizzazione Non Governative), các tổ chức không quốc gia.
Các Bạn thân mến, Tôi muốn kết thúc với hai đoạn trích rất ý nghĩa của Cha Giussani, một trong những đoạn trích vào thời kỳ đầu và một đoạn trích vào thời kỳ cuối của đời sống của Ngài.
Đoạn trích thứ nhất: "Kitô Giáo không bao giờ thực hiện trong lịch sử như là điều đã đóng chặt các lập trường phải bênh vực, đem tới mối liên hệ với điều mới như là một phản đề mà thôi; Kitô Giáo là nguyên lý của việc cứu rỗi, mang lấy điều mới, để cứu chuộc nó" (Porta di speranza [Cánh cửa của niềm hy vọng]. Primi scritti, Genova 1967, 119. Điều này được viết vào khoảng năm 1967.
Câu trích thứ hai vào năm 2004: "Không chỉ vì tôi không bao giờ có ý "thiết lập" điều gì, nhưng tôi nghĩ là cái cốt lõi của Phong Trào mà tôi đã nhìn thấy phát sinh ra, trở nên, đã nghe biết sự khẩn thiết phải loan báo về sự cần thiết phải trở về với các khía cạnh sơ lược của Kitô Giáo, có nghĩa là lòng ham muốn sự kiện Kitô như là thế trong các yếu tố nguyên thủy, và như thế là đủ rồi" (Thư gửi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày 26 tháng 01 năm 2004, trong dịp kỷ niệm 50 năm của Phong Trào Comunione e Liberazione).
Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Đức Mẹ gìn giữ anh chị em. Và, xin vui lòng, đừng quên cầu nguyện cho Tôi! Xin cám ơn.
Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phổ biến ngày 07-03-2015.