Thực hiện: Joseph Đặng Chiến - Chiendang@gmail.com

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

SƠ LƯỢC VỀ GIÁO XỨ BẮC HÀ


· Những dấu mốc từ ngày thành lập Giáo xứ đến nay 

* Danh hiệu Giáo xứ Bắc Hà đã chính thức được ghi vào sổ sách Tổng Giáo Phận Tp.HCM ngày 04/11/1957. Các Linh Mục Chánh xứ và Phó xứ tiên khởi đã quyết định chọn tên Giáo Xứ Bắc Hà, bằng cách chọn hai chữ đầu tiên gọi của hai Địa Phận gốc Bắc Ninh và Hà Nội ghép lại thành tên gọi Bắc Hà. 

* Ngày 13/10/1954 Đức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi đề cử Linh Mục DoMiNiCo Nguyễn Khắc Thiệu đến lập trại định cư khu vực ngã bảy, Phụ Tá là Cha Benedicto Nguyễn Dũng và Cha Giuse Trần văn Thi. 

* Ngày 04/11/1954 Đức Cha Simon Nguyễn Văn Hiền ban thư công nhận Giáo xứ Bắc Hà chính thức trở thành một Giáo xứ thuộc Giáo Phận Sài Gòn do Linh Mục DoMiNiCo Nguyễn Văn Thiệu làm Chính xứ.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Tóm tắt tiểu sử Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc


11-11-1944: Sinh tại Đà Lạt

1956-1963: Học tại TCV Thánh Giuse Sài Gòn

1963-1964: Học tại ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn

1964-1970: Học tại Đại học Truyền giáo Urbaniana, Roma

17-12-1970: Thụ phong linh mục

1971-1975: Giáo sư TCV Simon Hoà, ĐCV Minh Hoà và Đại học Đà Lạt.

1975-1995: Giám đốc ĐCV Minh Hoà, Đà Lạt

1986-2008: Giáo sư thần học tín lý tại ĐCV Sài Gòn, Hà Nội và Huế

1995-1999: Tổng đại diện GP. Đà Lạt

26-03-1999: được ĐTC Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục chính toà GP. Mỹ Tho

28-09-2013: được ĐTC Phanxicô bổ nhiệm làm TGM Phó TGP TP. HCM; đồng thời làm Giám quản Tông toà GP. Mỹ Tho. 

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Ban Tư vấn mới của Đức Tổng Giám mục Sài Gòn

TOÀ TỔNG GIÁM MỤC

180 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3

Sài Gòn, Việt Nam

Thư kính gửi các thành phần Dân Chúa trong Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh

Kính thưa Quý cha,

Quý nam nữ tu sĩ, chủng sinh

và toàn thể anh chị em giáo dân,


Tôi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, chính thức công bố ngày 22 tháng 3 năm 2014, tới hôm nay đúng 2 tháng 20 ngày, nhưng đã làm Tổng Giám mục phó từ ngày 22 tháng 9 năm 2013, 6 tháng trước đó. Như vậy là thời gian đã tạm đủ để suy nghĩ, cầu nguyện, bàn hỏi và đưa ra quyết định về một ban tư vấn mới, làm chỗ dựa cho trách nhiệm nặng nề mà Chúa đã trao phó cho tôi, kế vị Đức Hồng Y đáng kính Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, tại Tổng Giáo phận thân yêu của chúng ta.

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Video – Tin vui cho Giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu

Theo thống kê mới nhất từ ​​Vatican, hiện nay có 1.229 tỷ người công giáo trên toàn thế giới, tăng 10% so với năm 2005. Điều này đồng nghĩa với tỉ lệ % về số người xin theo đạo Công Giáo tăng vượt trội so với tỉ lệ gia tăng dân số trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Giáo Hội phát triển mạnh nhất ở Châu Phi, nơi số người Công giáo tăng 29%. Trong khi đó, Châu Âu là khu vực duy nhất có sự giảm sút về việc gia tăng.
Các con số được thống kê vào tháng 12 năm 2012 và phát hành gần đây, cho thấy số lượng các linh mục gia tăng từ 406.000 (năm 2005) lên 414.000 (năm 2012). Con số Giám mục cũng tăng tương tự là 5.000 giám mục, trong khi số lượng các chủng sinh tăng trội nhất là 120.000 chủng sinh.
Tuy nhiên, số lượng tu sĩ giảm khoảng 7% trong thời gian (2005-2012) là 703.000 người.
Sự thay đổi lớn nhất là về số lượng các phó tế vĩnh viễn. Năm 2005, có khoảng 33.000 phó tế vĩnh viễn. Bảy năm sau, con số này đã tăng lên 42.000. Trong đó việc tấn phong phó tế vĩnh viễn khá phổ biến ở các nước châu Mỹ, và bây giờ gia tăng đáng kể ở châu Âu.

Để rõ hơn chi tiết chúng ta cùng xem đoạn video sau:

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

KINH CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG (Lời kinh của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII)

Lạy Cha Thánh Giuse vinh hiển,
Cha đã ẩn giấu phẩm giá cao sang
của một người bảo trợ Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria,
dưới dáng vẻ khiêm cung của một người thợ mộc.

Bằng quyền năng khiêm hạ của mình,
Cha vẫn tiếp tục gìn giữ và bảo trợ,
đoàn con cái đang chạy đến kêu cầu Cha.

Một vài thông tin về Thánh tích của hai vị Thánh Giáo hoàng


Theo cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, Thánh tích của hai vị Thánh Giáo hoàng sẽ được rước lên bàn thờ trong ngày lễ Phong thánh, 27 tháng 04 năm 2014.

Đoàn rước Thánh tích của Giáo hoàng Gioan XXIII bao gồm cháu ngài, thị trưởng của Bergamo và chủ tịch của Qũy “Giáo hoàng Gioan XXIII”. Về đoàn rước Thánh tích của Đức Gioan Phaolo II thì vẫn chưa rõ, có thể là hai người phụ nữ đã được chữa lành nhờ lời chuyển cầu của ngài.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Thánh Lễ tuyên thánh tại Vatican 27.04.2014

Thánh lễ tuyên thánh do Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự, với sự hiện diện của Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16. Thánh lễ có sự hiện diện của 150 Hồng y, 700 Giám Mục, rất nhiều quốc trưởng, thủ tướng, quan chức và đại sứ thuộc 120 phái đoàn chính thức của các nước và cơ quan quốc tế, các đại diện tôn giáo Chính Thống, Anh Giáo và cả Hồi Giáo. Phủ kín khu vực quảng trường và con đường hòa giải gần đó là đông đảo các tín hữu đến từ khắp nơi trên thế giới.


Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Tiến trình phong thánh được tiến hành như thế nào đối với ĐHY Nguyễn Văn Thuận và Cha Trương Bửu Diệp


Từ ngữ: tuyên thánh đúng hơn là phong thánh: Từ phong thánh quen dùng trong tiếng Việt, nguyên ngữ từ tiếng Hy Lạp “Kanon” có nghĩa là thước đo hay tiêu chuẩn hay được nhìn nhận là có giá trị. Ý nghĩa nầy được tìm thấy trong động từ canonizare của tiếng La tinh, rồi canoniser trong tiếng Pháp và Canonize trong tiếng Anh.

Văn phòng Cáo Thỉnh Viên vụ án phong thánh cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp chính thức lên tiếng

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Nguồn gốc giáo xứ Hoà Hưng

Vào những năm từ 1940-1943, có một số người từ miền bắc vào miền nam sinh sống, thì có một nhóm người đến định cư ở hẻm 19 đường Verdun (nay là hẻm 521 đường CMT8, Q.10). Con hẻm này nằm song song với đường Tô Hiến Thành, cách đường Tô Hiến Thành độ 150m (đường Tô Hiến Thành lúc đó là đường Milice).
Những người này hầu hết làm nghề xây dựng, họ là thợ hồ, thợ sắt, thợ cốt pha và lao động tổng quát, họ ở đây là gần nơi họ làm, vì khi ấy công trình khám Chí Hoà và công trình trường tiểu học Chí Hoà đang xây dựng.

Nghi Thức Rửa Tội Trẻ Em



Nghi Thức Rửa Tội Trẻ Em


A. Nghi Thức Ðón Tiếp

Nên hết sức liệu để cử hành nghi lễ Rửa Tội vào Chúa Nhật là ngày Hội Thánh tưởng niệm mầu nhiệm Phục Sinh. Nên làm một nghi lễ chung cho mọi trẻ mới sinh, với sự tham dự đông đảo và tích cực của các tín hữu: ít là thân nhân, bạn hữu, láng giềng.
Cha mẹ và những người đỡ đầu có bổn phận đưa trẻ đến trình diện Hội Thánh để lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội.
Chủ tế chào các người có mặt, nhất là cha mẹ và những người đỡ đầu, nói ít lời gợi lại niềm vui sướng của cha mẹ khi đón nhận con cái Chúa ban: "Ngài là nguồn mạch mọi sự sống và giờ đây lại muốn ban sự sống của Ngài cho các trẻ".
Chủ tế mặc áo và dây phép mầu trắng cùng các người giúp lễ đến cửa nhà thờ hay nơi gần giếng rửa tội. Trước hết, Chủ tế hỏi cha mẹ của mỗi em. Hoặc nếu có khá đông trẻ, chủ tế hỏi chung tất cả cha mẹ về tên con trẻ, và mỗi gia đình lần lượt trả lời. Chủ tế có thể hỏi chung tất cả bằng số nhiều.

Nghi thức Rửa tội Người lớn

Nghi thức Rửa tội Người lớn

I. Nghi thức Tiếp nhận
Chủ Tế : Anh chị em (ACE) xin gì cùng Hội Thánh Chúa ?
Người dự tòng : Thưa con xin đức tin.
Chủ Tế: Ðức tin sinh ơn ích gì cho ACE ?
Người dự tòng : Thưa đức tin đem lại cho con sự sống đời đời.
Chủ Tế : Sự sống đời đời là ACE nhận biết Thiên Chúa thật và Ðấng Người sai đến là Ðức Giêsu Kitô. Vì chưng Ðức Kitô đã sống lại từ cõi chết, đã được Thiên Chúa đặt làm nguồn mạch sự sống và Chúa tể mọi loài hữu hình và vô hình. Sự sống ấy ACE hôm nay đã không xin cùng với Bí tích Rửa tội, nếu ACE đã không biết Ðức Kitô và không muốn trở nên môn đệ của Người. Vậy trước đây ACE đã nghe lời Người, đã muốn tuân giữ giới răn Người, đã sống trong tình huynh đệ và cầu nguyện chưa ? Ðể trở thành người Kitô hữu, ACE đã làm tất cả những điều ấy chưa ?

Nghi thức làm phép nhà


Nghi thức làm phép nhà
Chủ sự: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Mọi người: Amen
1/- Hát Kinh Chúa Thánh Thần
Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người thương thăm viếng hồn con. Ban xuống cho con hồng ân chan chứa, trau dồi cho đáng ngôi thánh đường.
ÐK: Nguyện xin Chúa Ngôi Ba, đoái nghe lời con thiết tha. Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm, nhuần thấm xác hồn tràn lan ơn thiêng.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Lược sử giáo xứ Phú Hòa

Cách nay hơn nửa thế kỷ, vào năm 1958, có 11 gia đình công giáo gốc địa phận Bắc Ninh đến Xã Phú Thọ Hòa, Quận Tân Bình sinh sống, xin gia nhập giáo xứ Phú Bình. Một năm sau với con số hơn 20 gia đình Cha cố Tôma Phạm Ngọc Biểu - Chánh xứ Phú Bình cho lập họ đạo mới, lấy tên là Họ Phú Hòa.
Phú Hòa thật là vùng “đất lành chim đậu”, ngày càng có nhiều gia đình tựu về đây lập nghiệp. Năm 1971 giáo họ mua được lô đất diện tích hơn 300 mét vuông. Sau 4 tháng nỗ lực xây dựng. Ngày 01-5-1973 Đức Tổng Giám Mục PhaoLô Nguyễn Văn Bình và Đức Cha Phụ tá Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm dâng Thánh lễ khánh thành nguyện đường Phú Hòa.

Vài nét lược sử Giáo xứ Phú Bình

Giáo xứ Phú Bình tọa lạc tại số 423 đường Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, thuộc giáo hạt Phú Thọ, Giáo phận Sài Gòn.
Giáo xứ được hình thành từ năm 1958, với khoảng 500 giáo dân.
Trước đó, vào năm 1955, 500 giáo dân từ Bàu Nai về sống chung với 3000 đồng bào Tày Nùng làm thành trại Tiểu công nghệ Dệt.
Thánh đường đầu tiên tường đất, mái lá, làm xong năm 1958.

Lược sử Giáo xứ Tân Phước


I. Sơ lược quá trình thành lập Giáo xứ
Trước năm 1966, nhà thờ ở đây màn tên Nhà Thờ Hầm vì đó là căn hầm đạn trống trải, bùn lầy nước đọng của Pháp bỏ lại, giáo dân dọn dẹp làm nơi cầu nguyện. Sau đó Nhà Thờ Hầm nhập vào xứ Thăng Long thành giáo họ 7.
Số giáo dân tăng nhanh, căn hầm không đủ chỗ, nên một nhà nguyện tạm bằng lều vải, sau bằng tôn đươc dựng lên tại phần đất hiện nay.
Ngày 6 tháng 6 năm 1966, Đức cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình ký sắc lệnh thành lập Giáo xứ lấy tên GX Tân phước.
Vị chủ chăn đầu tiên là cố linh mục Giacôbê Maria Đỗ Thiên Bình, cựu giáo sư Chủng viện Pio XII. Năm 1968 ngài cho xây dựng ngôi thánh đường mới. Ngày 8/6/1984 ngài được Chúa gọi về trong niềm tiếc thương vô hạn của giáo xứ.
Nối tiếp công việc của ngài là cha Phaolô Nguyễn Xuân Đỉnh (1984-2002).
Vị cha xứ hiện nay là cha Giuse Vũ Minh Danh (02/07/2002 đến nay).
II. Sinh hoạt hiện nay của Giáo xứ
Giáo xứ có tám giáo họ, bốn hội đoàn: Cát Minh, Đa Minh, Hiền Mẫu và Thánh Tâm; bốn Ca đoàn: Têrêsa, Tình Thương, Hiền Mẫu và Thánh Tâm; Ban Mục vụ Giới trẻ và Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể.
Các thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ; Ban Phụng tự; Ban Khánh tiết; Ban Trật tự; Ban Thánh nhạc; Tổ Săn sóc bệnh nhân và các nhóm cầu nguyện.
Số giáo dân hiện nay trên 6.000 người.

Lược sử Giáo xứ Tống Viết Bường


Nằm trong khu vực cư xá Bắc Hải, thánh đường giáo xứ Tống Viết Bường tọa lạc trong một khuôn viên yên tĩnh, có nhiều cây xanh bóng mát, với khoảng 1.200 giáo dân. Ngày 20/5/1968, nhà thờ được đặt viên đá đầu tiên do một vị khâm sứ khởi xướng, kiểu dạng nhà nguyện nhỏ. Đến năm 1995, nhà thờ được nâng lên hàng giáo xứ và số giáo dân ngày càng đông hơn. Giáo xứ hiện nay đã phát triển được 4 giáo họ, gồm:
- Giáo Họ Kim Thông
- Giáo Họ Maria
- Giáo Họ Giuse
- Giáo Họ Phêrô
Phát triển nhiều đoàn thể và sinh hoạt tôn giáo rất sinh động.

Lược sử Giáo xứ Bình Thới



GX Bình Thới nằm trong khu vực phường Cầu Tre, quận 11 ngày xưa, nguyên là một khu giáo (khu 8) của GX Thăng Long, hạt Phú Tho. Vì ở quá xa nhà thờ Gx và nằm ở địa điểm có nhiều anh em lương dân nên anh chị em đại diện giáo dân xin tách ra để sinh hoạt riêng thuận tiện cho việc truyền giáo. Được sự ủng hộ của cha hạt trưởng hạt Phú Thọ, Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình đã chấp thuận cho thành lập giáo xứ Bình Thới năm 1972 và cha sở đầu tiên là Cha Giuse Nguyễn Hiến Thành. Các cha kế tiếp là Phêrô Nguyễn Xuân Đính, Matthêu Nguyễn Mạnh Thu và cha đương nhiệm là Vinh Sơn Trần Văn Hoà. Giáo xứ chia làm 5 khu giáo: KG Đức Mẹ TC, KG Thánh Giuse, KG Thánh Linh, KG Thánh Phêrô, KG Chúa Kitô Vua. Giáo dân khoảng 2.000 người. Số người không CG trong khu vực khoảng 30.000 người.

Lược sử Giáo xứ Thánh Phaolô 10 - Hạt Phú Thọ

Họ Thánh Phaolô được hình thành từ một giáo điểm ở khu vực bến xe Petrus Ký (nay là đường Lê Hồng Phong, Quận 10). Sau đó, vào năm 1971, giáo điểm này trở thành họ nhánh của Bắc Hà, do linh mục Ngô Kỷ phụ trách.
Năm 1973, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình cho phép xây một nhà nguyện, và năm 1978, ngài đặt Thánh Phaolô trở lại làm bổn mạng của họ nhánh này.
Họ nhánh Thánh Phaolô không ngừng phát triển, vì thế đến năm 1983, Đức Tổng Giám Mục đã nâng lên thành họ chính.
Tuy đã trở thành một Họ Đạo, nhưng đến năm 1995, họ Thánh Phaolô mới có cha sở chính thức: linh mục Gioan Baotixita Trần văn Kim.
Hiện nay : Linh mục Giuse Huỳnh Thanh Phương làm chánh xứ. Giáo Xứ đã có một ngôi nhà thờ mới, khang trang và nhắm đến phục vụ xã hội.